Những cuộc khủng hoảng tài chính luôn là vấn đề chung trong lịch sử hầu hết các quốc gia. Các nhà phân tích cho rằng đa phần các cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra trong hệ thống các ngân hàng đều có thể tránh được nếu có sự minh bạch và tính công khai. Giá như hoạt động của các tổ chức được minh bạch hơn, giá như họ công khai nhiều tin tức hơn nghĩa là có sự cân xứng về thông tin giữa các bên trong cuộc giao dịch thì mức độ rủi ro của các khoản nợ xấu gây tai họa cho hệ thống ngân hàng đã được xử lý kịp thời.
Sự phân tích kinh tế về các tác dụng của vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn những cuộc khủng hoảng tài chính – một sự đổ vỡ trầm trọng trong thị trường tài chính.
Vậy vấn đề đặt ra là thiếu sự minh bạch và thiếu tính công khai về thông tin. Đó chính là vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Riêng đối với Việt Nam là một nước đang phát triển, hàng loạt những vụ thất thoát hàng nghìn tỷ và những hành vi lừa đảo, chiếm dụng tài sản của các ngân hàng thông qua hoạt động đầu tư và cho vay cho thấy sự bất cân xứng thông tin trong hệ thống tài chính nước ta đang gây những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy việc khắc phục hiện tượng thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính còn non kém là một vấn đề rất đáng được quan tâm. Đây là nền tảng để chúng ta hoàn thiện thị trường tài chính ở Việt Nam.
30 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6473 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các giải pháp đối với vấn đề thông tin bất cân xứng nâng cao hoạt động tín dụng ngân hàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu.....................................................................2
Phần I: Lý luận chung………………………………………..4
I. Thông tin bất cân xứng…………………………….4
1. Lựa chọn đối nghịch………………………………..6
2. Rủi ro đạo đức………………………………………6
II. Thông tin không cân xứng ảnh hưởng đến các thị trường……………………………………………….7
Phần II: Thực trạng và giải pháp………………….10
I. Thực trạng………………………………………….10
1. Hoạt động tín dụng quốc tế……………………...10
2. Thực trạng ở Việt Nam…………………………...11
2.1. Thực trạng chung………………………………..11
2.2 Thực trạng về phía khách hàng………………..13
2.3. Thực trạng về phía các ngân hàng TM………13
II. Giải pháp………………………………………….15
Hoàn thiện, nâng cao hệ thống TT tín dụng…..15
Kiểm tra, giám sát vốn vay………………………25
Trích lập các quỹ dự phòng rủi ro……………..26
Kết luận……………………………………………….28
Tài liệu tham khảo…………………………………..30
LỜI MỞ ĐẦU
Những cuộc khủng hoảng tài chính luôn là vấn đề chung trong lịch sử hầu hết các quốc gia. Các nhà phân tích cho rằng đa phần các cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra trong hệ thống các ngân hàng đều có thể tránh được nếu có sự minh bạch và tính công khai. Giá như hoạt động của các tổ chức được minh bạch hơn, giá như họ công khai nhiều tin tức hơn nghĩa là có sự cân xứng về thông tin giữa các bên trong cuộc giao dịch thì mức độ rủi ro của các khoản nợ xấu gây tai họa cho hệ thống ngân hàng đã được xử lý kịp thời.
Sự phân tích kinh tế về các tác dụng của vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn những cuộc khủng hoảng tài chính – một sự đổ vỡ trầm trọng trong thị trường tài chính.
Vậy vấn đề đặt ra là thiếu sự minh bạch và thiếu tính công khai về thông tin. Đó chính là vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Riêng đối với Việt Nam là một nước đang phát triển, hàng loạt những vụ thất thoát hàng nghìn tỷ và những hành vi lừa đảo, chiếm dụng tài sản của các ngân hàng thông qua hoạt động đầu tư và cho vay cho thấy sự bất cân xứng thông tin trong hệ thống tài chính nước ta đang gây những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy việc khắc phục hiện tượng thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính còn non kém là một vấn đề rất đáng được quan tâm. Đây là nền tảng để chúng ta hoàn thiện thị trường tài chính ở Việt Nam.
Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi nhiều sai lầm. Em rất mong có sự giúp đỡ và chỉ bảo của thầy cùng sự đóng góp của các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Chí Thọ đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Việt Nam cũng giống như nhiều nước châu Á khác, các ngân hàng chiếm tỉ trọng cao trong thị trường tài chính. Hầu hết các giao dịch chủ yếu thực hiện qua hệ thống ngân hàng mà hoạt động chính là cấp tín dụng.
Một vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là phải làm thế nào để tăng lợi nhuận mà vẫn có sự an toàn cần thiết. Trong thực tế, nhiều ngân hàng không nắm được khả năng sinh lời cũng như những rủi ro trong các dự án của những người đi vay. Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ thiếu thông tin.
Việc các ngân hàng thiếu những thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định sáng suốt dường như đang làm kinh ngạc những nhà đầu tư. Đây chính là vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính cũng như trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng.
I. Thông tin bất cân xứng:
Một đặc điểm quan trọng của các thị trường tài chính là ở chỗ chúng có các chi phí giao dịch và chi phí thông tin đáng kể. Một phân tích kinh tế để xem các chi phí này tác động thế nào lên thị trường tài chính sẽ mang lại cho chúng ta một sự hiểu biết sâu hơn xem hệ thống tài chính hoạt động như thế nào.
Trong những giao dịch diễn ra trên các thị trường tài chính, một bên thường không đầy đủ các thông tin cần thiết về đối tác của mình để có những quyết định đúng đắn. Sự không công bằng về thông tin mà mỗi bên có được gọi là thông tin không cân xứng. Một người vay một món tiền thường có thông tin tốt hơn về lợi tức tiềm ẩn và rủi ro kèm theo với dự án đầu tư mà người đó tiến hành so với người cho vay. Thông tin về đối tác bao gồm các thông tin về tiềm lực tài chính của khách hàng cũng như khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng chống đỡ rủi ro.
Sự không cân xứng về thông tin là một nguồn gây ra rủi ro trong thị trường tài chính. Các doanh nghiệp có nguồn thông tin “nội bộ” về các dự án của họ với mức độ đáng tin cậy, người cho vay có thể giảm rủi ro bằng cách tăng khả năng chọn lựa người vay hay dựa vào thông tin từ các tổ chức khác. Các biện pháp làm tăng lượng thông tin cần cho người cho vay sẽ nâng cao khả năng của bên cho vay trong việc xác định những người vay có cơ hội đầu tư tốt nhất cũng như việc giám sát tránh những rủi ro đạo đức. Khi lượng thông tin nghèo nàn, thì người cho vay chỉ có thể phân biệt đối tượng vay theo những điều kiện rất chung và khả năng xảy ra các rủi ro là hoàn toàn có thể.
Việc thiếu thông tin tạo ra những vấn đề trong hệ thống tài chính ở hai mặt: trước khi cuộc giao dịch diễn ra và sau khi cuộc giao dịch diễn ra.
Lựa chọn đối nghịch
Rủi ro do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra cuộc giao dịch đựoc gọi là vấn đề chọn lựa đối nghịch. Chọn lựa đối nghịch xảy ra trên các thị trường tài chính khi những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn (đối nghịch) - tức là rủi ro không trả được nợ - là những người tích cực tìm vay nhất và do vậy có nhiều khả năng được lựa chọn nhất.
Việc các nhà đầu tư đã chọn sai đối tượng cho vay của mình vì không nắm được đầy đủ thông tin về đối tượng khiến dễ có thể là các món cho vay được thực hiện cho nhưng trường hợp rủi ro không trả được nợ, những người cho vay có thể quyết định không cho vay mặc dù có những trường hợp có thể trả được nợ.
Nếu người cho vay biết rõ về những người đi vay, tức là thông tin không phải là không cân xứng thì người cho vay sẽ không khó khăn gì trong việc cho người này hay người kia vay. Do sự lựa chọn đối nghịch, người cho vay có thể rút lại quyết định cho vay tuy rằng đó có thể là một khoản đầu tư có giá trị. Hoặc để bù đắp rủi ro, người cho vay có thể tăng lãi suất vay. Nhưng việc này phần nào tự gây tác hại vì nhiều người đi vay đáng tin cậy có thể quyết định không vay nữa và chỉ còn lại những người kém tin cậy hơn.
Rủi ro đạo đức
Khi người đi vay phải vay với lãi suất cao, để bù đắp chi phí, khách hàng sẽ chấp nhận những dự án rủi ro hơn. Đây là vấn đề rủi ro đạo đức.
Rủi ro đạo đức là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính xảy ra khi người cho vay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt (hành vi thiếu đạo đức) xét theo quan điểm của người cho vay, bởi vì những hoạt động này khiến ít có khả năng món vay này sẽ được hoàn trả.
Do rủi ro đạo đức giảm bớt xác suất hoàn trả được vốn nên người cho vay có thể quyết định thôi không cho vay. Những hành vi thiếu đạo đức này có thể là người đi vay tạo ra những chứng cứ giả để có thể vay đưóc tiền từ người cho vay. Những người đi vay tự tạo ra các công ty “ma” thực hiện các cuộc giao dịch để thanh tiêu các khoản vay. Đây là hành vi cố ý lừa đảo. Hoặc người đi vay cố tình chiếm đoạt một khoản vốn của người cho vay. Khi người đi vay có thể hoạt động kinh doanh có lợi nhuận song không muốn trả lại tiền cho các nhà đầu tư hay ngân hàng... Có khi người đi vay có thể sử dụng vốn vay vào các mục đích sai mục đích khi vay vốn. Trường hợp này xảy ra khi chủ đầu tư không có sự giám sát chặt chẽ đối với hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp.
II. Thông tin không cân xứng ảnh hưởng đến các thị trường
Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, chúng ta có thể đi vào một thị trường đặc trưng.
Mô tả đặc điểm riêng của vấn đề lựa chọn đối nghịch và việc lựa chọn đối nghịch gây trở ngại như thế nào cho sự hoạt động hữu hiệu của một thị trường, hãy xem xét thị trường xe máy cũ. Giả sử một người muốn mua một xe máy đã qua sử dụng thì không thể tự đánh giá chất lượng của cái xe này. Do đó cái giá mà người mua phải trả phản ánh chất lượng trung bình của những chiếc xe trong thị trường đó. Người sở hữu xe là người biết rõ nhất về chất lượng chiếc xe này. Nếu chiếc xe này quá tồi thì người chủ sẽ vô cùng sung sướng bán với giá mà người mua định trả. Tuy nhiên, nếu đó là một cái xe đang tốt, người chủ của nó biết chắc chiếc xe của ông ta bị đánh giá thấp, nên ông ta không muốn bán nó. Hậu quả của việc lựa chọn đối nghịch này là có rất ít xe đã qua sử dụng nhưng chất lượng còn tốt xuất hiện ở thị trường này. Thị trường xe máy cũ do đó sẽ hoạt động và trên thực tế là không hoạt động.
Như vậy hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở việc giao dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Trở lại với thị trường tài chính, mà cụ thể là hoạt động tín dụng của ngân hàng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin hơn về dự án, về mục đích sử dụng về khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Điều này dẫn đến trường hợp ngân hàng cho các doanh nghiệp sắp phá sản vay và phải đối mặt với những khoản nợ khó đòi.
Vấn đề rủi ro đạo đức nảy sinh khi có sự tách biệt giữa người sở hữu vốn và người sử dụng vốn, mà trong trường hợp này, các ngân hàng thương mại đóng vai trò là người sở hữu vốn còn các doanh nghiệp là người sử dụng vốn. Do hợp đồng nợ chỉ đòi hỏi người vay phải trả một số tiền nhất định và cho phép họ hưởng bất cứ lợi nhuận nào còn lại, những người vay này có ý muốn nhận những dự án đầu tư có nhiều rủi ro hơn so với những người cho vay muốn, và ở đây, những ngân hàng thương mại sẽ là người phải chịu những rủi ro đạo đức này.
PHẦN II
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
Thực trạng của vấn đề thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng ngân hàng
Thị trường tài chính quốc tế và vấn đề thông tin không cân xứng trong hoạt động tín dụng
Sau nhiều cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế nổ ra trên thế giới mà gần đây nhất là cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008, người ta mới thực sự đánh giá được những hậu quả nghiêm trọng do vấn đề thông tin không cân xứng gây ra.
Với sự ra đời của các doanh nghiệp có sự tham gia vốn của công chúng và tính hữu hạn về trách nhiệm, việc chuẩn hóa thông tin đã trở nên tối quan trọng – vấn đề này được mọi người nhận thức trong suốt những năm 1930 khi những nhà đầu tư nhỏ bị mất những khoản tiết kiệm của mình do đã quá tin tưởng vào những báo cáo tài chính không chính xác. Đây chỉ là một trong vô số những hậu quả do vấn đề thông tin không cân xứng gây ra.
Cuộc khủng hoảng gần đây nhất là cuộc khủng hoảng 2008, mở đầu bằng việc các ngân hàng lớn ở Mỹ bị phá sản. Rất nhiều nguyên nhân và đánh giá được đưa ra dựa trên những bài học từ cuộc đại khủng hoảng 1930 nhưng nguyên nhân sâu xa chính là sự bất cân xứng trong thông tin. Do những nghĩa vụ về tài chính không được đảm bảo một cách đầy đủ, việc giám sát và thông tin là những yếu tố tối quan trọng. Đây là thời điểm mà nhiều ngân hàng đang lên tiếng đấu tranh cho sự cấp thiết phải có những thông tin tổng quát về tổ chức của chính họ. Vấn đề thông tin không cân xứng vẫn đang cần những giải pháp thiết thực khác.
Thực trạng hoạt động tín dụng tại Việt Nam và vấn đề thông tin bất cân xứng
Thực trạng chung
2.1.1. Đặc điểm thị trường tài chính Việt Nam
Hoạt động tín dụng là một loại hoạt động kinh tế gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế. Vì vậy khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp rủi ro tất yếu sẽ dẫn đến rủi ro đối với các tổ chức tín dụng cấp vốn cho các doanh nghiệp.
Đối với một thị trường tài chính còn khá non nớt và chưa hình thành đầy đủ, Việt Nam một mặt cho phép phát triển một thị trường tự do, một mặt vấn cần sự định hướng, hỗ trợ từ nhà nước. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện thị trường tài chính bằng việc tăng cường phát triển thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần. Bên cạnh đó, chúng ta còn đang hoàn thiện và tăng cường phát triển thị trường chứng khoán.
Đến nay một trong các hoạt động chủ yếu trong thị trường tài chính vẫn là lĩnh vực cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp.
2.1.2. Vấn đề thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam
Trong thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng làm ăn có lãi hay nói cách khác là doanh nghiệp gặp rủi ro và điều này dẫn đến rủi ro tín dụng. Thông tin bất cân xứng xảy ra tức là khi các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng không nắm được tình hình phát triển và làm ăn của doanh nghiệp và đó là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong thị trường tài chính.
Có thể nói, việc thu nhận các thông tin về khách hàng hiện nay ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng còn rất ít được quan tâm, nhất là thông tin của khách hàng sau khi đã được vay vốn. Đây chính là một trong những rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam. Vì thế cho đến khi ngân hàng phát hiện ra tình trạng tài chính của khách hàng có vấn đề thì tình huống trở nên rất khó khăn. Sự hiểu biết lẫn nhau giữa khách hàng và ngân hàng không được coi là yếu tố đảm bảo cho việc vay an toàn đang phổ biến hiện nay.
Vấn đề thứ hai là các ngân hàng, tổ chức tín dụng ít am hiểu các thị trường sản phẩm, dịch vụ khi cho vay để sản xuất hoặc cung cấp một dịch vụ thì trước hết cán bộ hoặc người có thẩm quyết định cho vay phải xác định liệu sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất ra có được thị trường chấp nhận không và nếu có thì ở mức giá nào. Việc cho vay không đánh giá được khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tạo ra từ vốn vay là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các rủi ro hiện nay. Khi xác định được sản phẩm dịch vụ sản xuất ra được thị trường chấp nhận thì lúc đó quyết định cho vay mới được đưa ra còn ngược lại thì không có quyết định nào cả.
Về lựa chọn đối nghịch – vấn đề lựa chọn sai đối tượng cho vay thường xuyên xảy ra đối với các ngân hàng và các trung gian tài chính mà đặc biệt là các tổ chức tín dụng. Khi các doanh nghiệp cố ý lừa đảo chiếm dụng vốn, các ngân hàng không nắm được đầy đủ thông tin về khách hàng và đã bị qua mặt trong việc kiểm tra giám sát cũng như thẩm định giá trị tài sản.
Thực trạng về phía khách hàng
Trong thời gian qua ở nước ta đã và đang tồn tại một thực tế là các doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn song lại tách rời khả năng vốn tự có của chính bản thân mình. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thua lỗ. Từ thực trạng tài chính của các doanh nghiệp đã nảy sinh tình trạng tỷ lệ vay vốn của các doanh nghiệp cao hơn gấp nhiều lần so với vốn tự có. Điều này sẽ gây rủi ro cho các ngân hàng thương mại. Công tác quản lý của nhà nước còn nhiều sơ hở tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp, cá nhân hình thành công ty ma chuyên đi lừa đảo.
Thực trạng về phía các ngân hàng thương mại
Trên các thị trường tài chính không chính thức, thông tin được thu thập như một sản phẩm phụ thông qua hoạt động của người cho vay - ví dụ thông qua việc kinh doanh của người cho vay với khách hàng vay. Đối với các tố chức có quy mô lớn đòi hỏi phải có các công cụ giám sát chính thống để vừa phục vụ cho công tác kiểm soát hoạt động của các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp và để báo cáo cho các đối tượng bên ngoài, những người có mối quan tâm hợp pháp đến hoạt động của doanh nghiệp. Các công cụ này chính là kế toán quản lý và kế toán tài chính.
Các ngân hàng thương mại thường cho rằng những doanh nghiệp quen thuộc không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay dựa vào những thông tin do các doanh nghiệp đó cung cấp thay cho những số liệu tài chính đáng tin cậy.
Các ngân hàng thương mại đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh do hoạt động tín dụng còn mang yếu tố bao cấp nên chưa có cơ chế thích hợp trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay, cũng như xử lí rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tính khả thi của dự án cũng như hiệu quả của khoản vay chưa trở thành mục tiêu tôn chỉ trong hoạt động tín dụng của nhiều ngân hàng.
Hệ thống kiểm soát chưa phát huy được tác dụng của nó. Do đó, thường sau khi cho vay, các ngân hàng yên tâm với tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh mà thiếu sự giám sát chặt chẽ đối với các khoản đã cho vay, trong khi tài sản thế chấp, bảo lãnh, cần cố có thể bị sai lệch về mặt giá trị.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức và thực tế có một số cán bộ tín dụng của ngân hàng thương mại hiện nay thiếu năng lực về phân tích và xử lý thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát các khoản vay, thậm chí còn có trường hợp cán bộ tín dụng làm sai quy trình tín dụng.
Sự hợp tác giữa ngân hàng thương mại và trung tâm thông tin tín dụng (CIC) không đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao. Thậm chí một số ngân hàng thương mại vì sợ cạnh tranh nên đã không thông tin cho trung tâm CIC và dẫn đến việc tìm hiểu khách hàng có quan hệ vay nợ tại nhiều tổ chức tín dụng là rất khó khăn. Chính vì vậy ngân hàng khó giám sát khách hàng về việc họ sử dụng khoản vay có đúng mục đích hay không. Đó cũng là vấn đề rủi ro đạo đức và cũng là lựa chọn đối nghịch đối với các ngân hàng.
Những giải pháp cho vấn đề thông tin bất cân xứng nâng cao hoạt động tín dụng ngân hàng tại Việt Nam
Hoàn thiện nâng cao hệ thống thông tin tín dụng
1.1. Thực trạng, nhược điểm của hệ thống thông tin tín dụng CIC
Nhằm mục đích giúp các tổ chức tín dụng phòng ngừa và hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho ra đời hệ thống thông tin tín dụng CIC để phục vụ việc thu thập và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng. Trải qua nhiều giai đoạn tìm tòi, thử nghiệm và phát triển, đến nay hệ thống thông tin tín dụng CIC của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được hình thành và thể hiện được vai trò cần thiết của mình đối với các tổ chức tín dụng. Sau nhiều năm hoạt động, hệ thống CIC đã làm được nhiều việc, nhưng phải thừa nhận chất lượng thông tin chưa cao, chưa thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy cho các ngân hàng thương mại.
Thứ nhất, hệ thống CIC tuy được tổ chức rộng khắp trong cả nước nhưng nó không phải là một tổ chức riêng biệt. Do có nhiều cấp chỉ đạo và lãnh đạo khác nhau dẫn đến hiệu lực chỉ đạo điều hành sẽ không thống nhất, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả không phát huy được tính chủ động trong công việc. Kết quả cuối cùng số liệu bị phân tán, không đầy đủ, đặc biệt khi có sự mất đồng bộ trong hệ thống thông tin.
Thứ hai, số liệu của trung tâm hoặc bộ phận CIC các tỉnh, thành phố, khi truyền đến CIC trung ương thì lại được truyền qua trung gian là trung tâm tin học ngân hàng, không có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra dữ liệu. Vì vậy cũng làm cho số liệu không đầy đủ, kịp thời và mất an toàn.
Con người làm ở công tác này cũng mang tính tạm thời, kiêm nhiệm dẫn đến tình trạng chán nản, thụ động, không quan tâm đến công việc.
1.2. Hoàn thiện nhược điểm, nâng cao hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng
1.1.2. Trung tâm CIC - chỗ dựa đáng tin cậy
Với các thực trạng như trên, để trung tâm CIC thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy cho các ngân hàng và doanh nghiệp, cần phải thống nhất những tư tưởng chung về công tác này như sau:
Công tác thông tin tín dụng là một công việc dịch vụ về thông tin cho các ngân hàng và doanh nghiệp. Vì vậy công tác thông tin tín dụng phải có chức năng kinh doanh về tin, mọi việc thu thập cung ứng thông tin phải được dựa trên quan hệ mua bán.
Công tác thông tin tín dụng phải có bộ máy lao động riêng, hoạt động của nó không nhằm mục tiêu sinh lời, chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ngân hàng Nhà nước trung ương.
Từ những suy nghĩ như trên, qua tham khảo kinh nghiệm của một số nước. gắn với đặc thù riêng có của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam, để khắc phục những thiếu sót và tồn tại hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, chúng ta có thể thay đổi mô hình hoạt động c