1. Mục đích nghiên cứu
Bài làm cung cấp những kiến thức về quản trị rủi ro chính trị, thông qua một số ví dụ thực tế của công ty Ford Việt Nam giúp người đọc có được một số hiểu biết nhất định về việc quản trị và xử lý rủi ro, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp tham khảo. Từ đó, nhóm hy vọng phần nào giúp các nhà quản trị có thể có những cách xử lý hiệu quả, đưa ra những quyết định tốt nhất để có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
2. Phạm vi nghiên cứu
Như tên đề tài đã quá rõ ràng, nhóm chỉ nghiên cứu đến vấn đề rủi ro chính trị, cụ thể là một số rủi ro chính trị ở Việt Nam mà công ty Ford Việt Nam đã gặp và xử lý. Các số liệu được lấy từ năm 2007.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, nhóm sử dụng dữ liệu thứ cấp là chủ yếu. các dữ liệu này được lấy từ nhiều nguồn như: tài liệu, giáo trình liên quan đến quản trị rủi ro, trang web của công ty Ford Việt Nam, website của Hiệp hội ô tô Việt Nam VAMA, trang web của Chính phủ, tạp chí ô tô và một số sách báo khác.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với các dữ liệu thu được, nhóm áp dụng chủ yếu là các phương pháp định tính sau:
Phương pháp mô tả.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê đơn giản.
Phương pháp chuyên gia
4. Bố cục
Đề tài được chia thành các phần chính sau:
Mở đầu:
Trình bày các vấn đề: ý nghĩa đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.
Phần 1 Cơ sở lý thuyết của rủi ro về chính trị
Trong phần này nhóm xin đưa ra những kiến thức chung nhất về rủi ro chính trị, các loại rủi ro chính trị và cách xác định.
Phần 2 Thực trạng tình hình hoạt động của công ty Ford Việt Nam và một số rủi ro về chính trị mà công ty gặp phải ở Việt Nam
Phần này bao gồm những vài nét tổng quát về công ty Ford Việt Nam, tình hình hoạt động tính đến năm 2009. đồng thời nêu lên một số rủi ro chính trị ở Việt Nam.
Phần 3 Một số giải pháp quản trị rủi ro chính trị nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam nói chung và công ty Ford Việt Nam nói riêng.
Trong đây là một số giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế rủi ro mà nhóm cho là hợp lý và cần thiết.
Kết luận
Trình bày những quan điểm và đánh giá của nhóm.
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4760 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các giải pháp nhằm quản trị rủi ro về chính trị cho công ty Ford Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: Quản trị rủi ro
ĐỀ TÀI
GV: ThS Nguyễn Thị Hồng Thu
Lớp: Ngoại thương 2,3,4 – K33
TP Hồ Chí Minh – năm 2010
Nhận xét của Giáo viên:
Lời mở đầu
Nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi từng ngày từng giờ, mỗi một doanh nghiệp như là một tế bào của cơ thể sống ấy cũng đang vận động không ngừng, cố gắng bắt kịp nhịp sống mới để có thể đón nhận cơ hội, chủ động vượt qua thách thức giành vị trí tiên phong. Bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải có những quyết định hợp lý và đúng lúc thì mới có thể đạt được những điều trên. Và trong môi trường có nhiều những thay đổi bất ngờ như vậy thì những rủi ro kèm theo mỗi quyết định cũng vì đó mà thêm phần phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh lợi của công ty. Hơn nữa, doanh nghiệp phải đối đầu với không chỉ một mà là rất nhiều loại rủi ro như rủi ro hối đoái, rủi ro đầu tư, rủi ro thanh toán… Như vậy, quản trị rủi ro là công tác mang tính quyết định đối với từng sự vận động của doanh nghiệp. đối với Việt Nam, là một nước đang trên đà hội nhập, hòa mình vào nền kinh tế thế giới, là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn với tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, chế độ chính trị ổn định, thế nhưng các nhà đầu tư nước ngoài không hề xem nhẹ yếu tố rủi ro chính trị ở nước ta. Do nền kinh tế nước nhà đang thay đổi theo hướng cổ phần hóa, doanh nghiệp trong nước chủ yếu là những công ty vừa và nhỏ nên vẫn cần sự bảo hộ của nhà nước. tuy nhiên, cũng chính vì điều này đã làm phát sinh không ít rủi ro về chính trị, khiến các nhà đầu tư e ngại, làm hạn chế việc mở rộng quy mô và phát triển của doanh nghiệp. Như các tập đoàn lớn khác, tập đoàn Ford với khi xâm nhập vào nước ta với cái tên Ford Việt Nam cũng đã gặp phải một số rủi ro chính trị.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, nguồn tài liệu hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong cô và bạn đọc thông cảm. Nhóm rất mong nhận được những đóng góp ý kiến, nhận xét đánh giá để bài làm hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
MỞ ĐẦU
( (
1. Mục đích nghiên cứu
Bài làm cung cấp những kiến thức về quản trị rủi ro chính trị, thông qua một số ví dụ thực tế của công ty Ford Việt Nam giúp người đọc có được một số hiểu biết nhất định về việc quản trị và xử lý rủi ro, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp tham khảo. Từ đó, nhóm hy vọng phần nào giúp các nhà quản trị có thể có những cách xử lý hiệu quả, đưa ra những quyết định tốt nhất để có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
2. Phạm vi nghiên cứu
Như tên đề tài đã quá rõ ràng, nhóm chỉ nghiên cứu đến vấn đề rủi ro chính trị, cụ thể là một số rủi ro chính trị ở Việt Nam mà công ty Ford Việt Nam đã gặp và xử lý. Các số liệu được lấy từ năm 2007.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, nhóm sử dụng dữ liệu thứ cấp là chủ yếu. các dữ liệu này được lấy từ nhiều nguồn như: tài liệu, giáo trình liên quan đến quản trị rủi ro, trang web của công ty Ford Việt Nam, website của Hiệp hội ô tô Việt Nam VAMA, trang web của Chính phủ, tạp chí ô tô và một số sách báo khác.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với các dữ liệu thu được, nhóm áp dụng chủ yếu là các phương pháp định tính sau:
Phương pháp mô tả.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê đơn giản.
Phương pháp chuyên gia
4. Bố cục
Đề tài được chia thành các phần chính sau:
Mở đầu:
Trình bày các vấn đề: ý nghĩa đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.
Phần 1 Cơ sở lý thuyết của rủi ro về chính trị
Trong phần này nhóm xin đưa ra những kiến thức chung nhất về rủi ro chính trị, các loại rủi ro chính trị và cách xác định.
Phần 2 Thực trạng tình hình hoạt động của công ty Ford Việt Nam và một số rủi ro về chính trị mà công ty gặp phải ở Việt Nam
Phần này bao gồm những vài nét tổng quát về công ty Ford Việt Nam, tình hình hoạt động tính đến năm 2009. đồng thời nêu lên một số rủi ro chính trị ở Việt Nam.
Phần 3 Một số giải pháp quản trị rủi ro chính trị nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam nói chung và công ty Ford Việt Nam nói riêng.
Trong đây là một số giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế rủi ro mà nhóm cho là hợp lý và cần thiết.
Kết luận
Trình bày những quan điểm và đánh giá của nhóm.
Mục lục
Phần 1 Cơ sở lý thuyết của rủi ro về chính trị 1
Phần 2 Thực trạng tình hình hoạt động của công ty Ford Việt Nam và một số rủi ro về chính trị mà công ty gặp phải ở Việt Nam 6
1. Giới thiệu tổng quát về công ty 6
2. Định hướng phát triển của doanh nghiệp 9
3. Nhận định chung 9
4. Một số rủi ro về chính trị công ty Ford gặp phải tại Việt Nam 10
Phần 3 Một số giải pháp quản trị rủi ro chính trị nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam nói chung và công ty Ford Việt Nam nói riêng 17
Các giải pháp và phương án lí thuyết để quản trị rủi ro 17
Các giải pháp kiến nghị 20
Phần 1 Cơ sở lý thuyết của rủi ro về chính trị
Định nghĩa
Rủi ro chính trị là những chính sách của Chính Phủ áp dụng mà giới hạn cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư, là những khả năng mà các cơ quan Chính Phủ có thể tạo nên sự thay đổi trong môi trường kinh doanh của quốc gia mà tác động đến lợi nhuận và những mục tiêu khác của công ty kinh doanh. Mặt khác những rủi ro về chính trị như vậy cũng làm ảnh hưởng đến những nhà marketing quốc tế, những nhà đầu tư quốc tế
Phân loại rủi ro chính trị
_Rủi ro về quốc hữu hóa và sung công
_Rủi ro về môi trường, an toàn, sức khỏe: những qui định liên quan đến kiểm soát chất thải, qui trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng
_Rủi ro về giấy phép và độc quyền: sự tài trợ hoặc bảo trợ cho một ngành nào đó quyền phát triển hoặc khai thác nguồn tài nguyên hoặc cơ hội kinh doanh
_Rủi ro về lãi suất: Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp sử dụng lãi suất để quản lý và kiểm soát lạm phát và những vấn đề liên quan đến tiền tệ của quốc gia
_Rủi ro về kiểm soát ngoại hối và tiền tệ không có khả năng chuyển đổi
_Rủi ro về chính sách tuyển dụng lao động: là những quy định về quản lý và tuyển dụng lao động như các vấn đề về mức lương tối thiểu, lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài…
_Rủi ro về hạn ngạch, thuế quan, và các giới hạn thương mạo quốc tế khác…
_Rủi ro về thuế: là sự thay đổi chính sách thuế làm thay đổi khoản thu nhập cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
Cách xác định rủi ro chính trị
Theo một số mô hình dự báo rủi ro chính trị và thương mạo hiện nay đưa ra những chỉ số rủi ro quốc gia để lượng hóa mức độ rủi ro chính trị của mỗi quốc gia và những chỉ số này phụ thuộc vào sự đo lường mức độ ổn định chính trị quốc gia
Có một số phương pháp dự đoán rủi ro chính trị, những phương pháp này cung cấp các dấu hiệu nhằm xác định mức độ rủi ro trong mỗi quốc gia, bao gồm:
_ Tính ổn định chính trị: chỉ số ỏn định chính trị có thể bao gồm tần số thay đổi nhà nước, mức bạo động của quốc gia, xung đột vũ trang với những nước khác. Các chỉ số này cho thấy thể chế hiện tại duy trì quyền lực trong bao lâu và sự ủng hộ của thể chế với đầu tư, tính ổn định chính trị càng cao thì mức an toàn trong đầu tư càng lớn
_ Các yếu tố kinh tế như lạm phát, thâm hụt ngân sách, tỷ lê tăng GNP bình quân đầu người. Mục tiêu của những chỉ tiêu này nhằm xác định nền kinh tế ở trong tình trạng tốt hay không hoặc cần có một sự thay đổi để cải thiện tình trạng quốc gia, ở mức hướng ngoại càng cao thì rủi ro càng thấp
_ Các yếu tố chủ quan của rủi ro chính trị được xác định trên nhận thức chung về quan điểm quốc gia đối với doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài
_ Quyền sở hữu không chắc chắn, rủi ro cũng có thể tồn tại nếu chủ tài sản bị trói buộc về cách sử dụng tài sản của mình
_ Thất thoát vốn: dấu hiệu tốt để đo lường mức độ rủi ro chính trị là sự thất thoát vốn trầm trọng là vốn chuyển ra nước ngoài của các công dân trong một quốc gia về nổi lo tính an toàn của vốn của họ
Một số tiêu thức đánh giá rủi ro chính trị
_Các tiêu thức đánh giá rủi ro chính trị của E.Ditch và H.G.Koeglmayr
_Các tiêu chí đánh giá rủi ro theo chỉ số BERI
Phân tích rủi ro quốc gia
Rủi ro về chính trị có thể xuất hiện ở mỗi quốc gia nhưng mức độ rủi ro ở mỗi nơi lại khác nhau. Những quốc gia có chế độ chính trị ổn định thì mức độ rủi ro chính trị thấp, và ngược lại ở những quốc gia thường xảy ra bạo động, đảo chính hoặc chính sách thường xuyên thay đổi thì rủi ro chính trị sẽ ở mức độ cao. Do đó khi phân tích rủi ro quốc gia, ta có thể xem xét một số yếu tố cấu thành rủi ro chính trị của một quốc gia như sau:
Vô trách nhiệm về tài chính công
Kiểm soát tỷ giá hối đoái
Tổng chi tiêu phi sản xuất của nền kinh tế
Cơ chế khuyến khích phát triển có hiệu quả tài nguyên của quốc gia (bao gồm tài nguyên nguyên thiên nhiên và con người)
Quản trị rủi ro chính trị:
Quản trị rủi ro chính trị được đề cập ở ba giai đoạn: giai đoạn tiền đầu tư, giai đoạn đầu tư và hậu sung công.
Giai đoạn tiền đầu tư:
Trước khi quyết định đầu tư vào một dự án ở một quốc gia, mọi công ty đều phải tìm hiểu thật kỹ những thông tin có liên quan để để đánh giá rủi ro chính trị của đầu tư. Từ đó công ty phải thiết lập tối thiễu là 4 chính sách riêng rẻ (chính sách đề phòng, chính sách bào hiểm, chính sách hội đàm về môi trường và chính sách cơ cấu đầu tư) để có thể quản trị những rủi ro chính trị có thể xảy ra ở quốc gia dự định đầu tư.
Chính sách đề phòng:
Đây là cách dễ nhất để quản trị rủi ro chính trị, tức là các công ty chỉ cần tránh né những rủi ro này bằng cách xem xét đầu tư ở những quốc gia có nền chính trị không ổn định. Những rủi ro về chính trị là ngoài tầm kiểm soát của mình do đó mỗi công ty sẽ chấp nhận một mức độ rủi ro chính trị nhất định mà tại đó vẫn đảm bảo mức thu hồi vốn cao và có thể khống chế được các rủi ro này
Chính sách bảo hiểm:
Bằng cách bảo hiểm tài sản trong các khu vực có rủi ro chính trị, các công ty có thể tập trung vào việc quản lý kinh doanh của mình và bỏ qua rủi ro chính trị nếu nó có xảy ra.
Thông thường các quốc gia phát triển sẽ bán bảo hiểm rủi ro chính trị để chi trả cho tài sản nước ngoài của các công ty nội địa.
Chính sách hội đàm về môi trường:
Với chính sách này, các công ty sẽ cố gắng tiếp cận với quốc gia chủ nhà trước khi cam kết đầu tư, xác định quyền hạn và cam kết của hai bên. Nó được xem như là sự hiểu biết cụ thể về các quy tắc của địa phương nơi công ty họat động.
Những thảo thuận này thường thông dụng đối với các công ty đầu tư trong các quốc gia kém phát triển, đặc biệt là thuộc địa của nước sở tại.
Chính sách cơ cấu đầu tư:
Khi một công ty đã quyết định đầu tư vào một quốc gia thì họ sẽ cố giảm đến mức thấp nhất những nguy cơ về rủi ro chính trị bằng cách tăng chi phí của chính phủ nước sở tại trong việc gây trở ngại cho hoạt động của công ty. Các cách thức đó là:
Giữ công ty con địa phương phụ thuộc vào công ty mẹ về thị trường hoặc về cung ứng.
Tập trung các điều kiện nghiên cứu - phát triển và các công nghệ độc quyền ở nước sở tại
Phát triển những cổ động tài chính bên ngoài để đem lại thành công cho liên doanh
Được bảo lãnh không điều kiện của nước sở tại đối với các dự án khai thác
Giai đoạn đầu tư
Ở giai đoạn này, có tối thiểu là 5 chính sách mà công ty có thể áp dụng để đem lại cơ hội kinh doanh thành công cho mình. Đó là kế hoạch phân tán, tối đa lợi nhuận ngắn hạn, thay đổi tỷ số lợi nhuận/chi phí của sung công, phát triển cổ đông địa phương và thích ứng.
Kế hoạch phân tán:
Với chính sách này, các công ty sẽ thực hiện bán tất cả hoặc một phần lớn lợi nhuận cổ phần của họ cho các nhà đầu tư địa phương để phân tán quyền sở hữu về đầu tư nước ngoài trong một giai đọan cố định.
Tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn:
Công ty thực hiện chính sách này bằng cách thay đổi chi phí bảo trì, cắt giảm tối đa chi phí đầu tư cần thiết để duy trì sản lượng mong muốn, định giá cao hơn, xóa bỏ chi phí đào tạo… để thu hồi tối đa lượng tiền mặt từ các họat động ở địa phương trong thời gian ngắn
Thay đổi tỷ số lợi nhuận/chi phí:
Việc thay đổi tỷ số lợi nhuận/chi phí có thể thực hiện bằng cách kiểm soát thị trường xuất khẩu, vận tải, công nghệ, thương hiệu, nhãn hiệu và các phụ tùng được sản xuất tại các quốc gia khác.
Phát triển cổ động địa phương:
Việc bồi dưỡng những cá nhân đại phương và nhóm những người chung mục đích trong một chi nhánh là một trong những chiến lược tích cực, góp phần củng cố địa vị và hoạt động kinh doanh của công ty trước những rủi ro chính trị của nước sở tại mà đặc biệt là việc sung công của chính phủ.
Thích ứng:
Đây là chính sách mà các công ty hiện nay đang áp dụng, tức là họ thích ứng với sung công tiềm ẩn và cố kiếm lợi nhuận trên các nguồn lực của công ty bằng cách tham gia vào các hợp đồng chuyển nhượng và quản lý.
Giai đoạn hậu sung công
Theo William Hoskins, hậu sung công có 4 giai đoạn cơ bản mà chính phủ và công ty phải đối mặt. Đó là thương lượng, áp dụng quyền lực, sử dụng pháp luật và từ bỏ quản lý
Thương lượng:
Các công ty sẽ cố duy trì sự liên lạc với chính phủ nước sở tại và nổ lực thuyết phục ngăn sung công xảy ra bằng việc chỉ ra các lợi ích kinh tế trong tương lai của nó hoặc những hậu quả tai hại của việc thu hồi các tài sản của công ty.
Áp dụng quyền lực:
Nếu nhượng bộ của công ty không khôi phục lại được các tài sản của mình thì công ty sẽ gây áp lực kinh tế của mình với chính phủ nước sở tại như cắt bỏ những phụ tùng quan trọng, thị trường xuất khẩu, công nghệ và kỹ năng quản lý…
Sử dụng pháp luật:
Sau hai giai đọan trên, công ty sẽ tìm đến sự đền bù về mặt pháp luật dù cho chính phủ nước sở tại có thực hiện các xử lý pháp luật thích đáng hay không.
Từ bỏ quản lý:
Cuối cùng là công ty sẽ từ bỏ quản lý theo một trong ba cách sau: quản lý xuất khẩu như trước nhưng theo một thỏa thuận ủy quyền; trang bị kỹ năng kỹ thuật và quản lý theo một hợp đồng quản lý; và bán nguyên liệu, phụ tùng cho chính phủ nước ngoài.
Chiến lược tài chính giảm thiểu rủi ro chính trị:
Để giảm thiểu rủi ro chính trị, các công ty cần theo dõi, nghiên cứu và dự báo những thay đổi trong chính sách của cả chính phủ nước mình và nước sở tại có liên quan đến hoạt động kinh doanh; trên cơ sở đó sẽ hoạch định những chiến lược sao cho có thể đón đầu được cơ hội, né tránh được những nguy cơ.
Một số các chiến lược tài chính chủ yếu mà công ty có thể áp dụng để quản trị rủi ro chính trị là:
Sắp xếp hợp lý nguồn tài chính của tập đoàn
Tìm sự tài trợ đầu tư nước ngoài từ chính phủ nước họ hay các nước khác và từ những tổ chức quốc tế hơn là từ nguồn tài chính của bản thân công ty
Thuê quốc tế
Đa dạng hóa các nguồn tài trợ để giảm sự lệ thuộc vào bất kỳ một thị trường tài chính nào
Thiết lập thỏa thuận cung cấp sản phẩm dài hạn
Phần 2 Thực trạng tình hình hoạt động của công ty Ford Việt Nam và một số rủi ro về chính trị mà công ty gặp phải ở Việt Nam
1. Giới thiệu tổng quát về công ty:
a. Vài nét sơ lược về công ty:
Công ty Ford Việt Nam thuộc tập đoàn ô tô Ford được thành lập năm 1995, là một trong những công ty sản xuất ô tô và phân phối sản phẩm này trên thị trường ô tô Việt Nam. Tổng vốn đầu tư của Ford Việt Nam là 102 triệu USD. Đây là liên doanh giữa Ford Motor Company (Hoa Kỳ 75%) và Công ty Diesel Sông Công (Việt Nam 25%) với tổng số vốn đầu tư 72 triệu USD. Đây là liên doanh ô tô có vốn đầu tư lớn nhất và cũng là một trong những dự án đầu tư lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam. Tổng số nhân viên tại Ford Việt Nam là hơn 580 nhân viên.
Hai năm sau, tháng 9/1997 Ford khai trương 3 đại lý ủy quyền đầu tiên tại 3 miền của Việt Nam. Tháng 11/1997 Ford đã khai trương nhà máy lắp ráp ở tỉnh Hải Dương, xã Lai Cách, huyện Cẩm Giàng - cách Hà Nội 55 km về phía Đông- với tổng diện tích là 30 ha. Nhà máy có ba phân xưởng chính là: Xưởng Hàn (Body Shop), Xưởng Sơn (Paint Shop) và Xưởng Lắp ráp Hoàn thiện (Trim and Final Lines). Loại hình lắp ráp chủ yếu là CKD2 (nhập khẩu cụm linh kiện) với công suất là 14.000 xe một năm / 2 ca sản xuất.
Đến năm 2005, Ford Việt Nam vẫn là Công ty có vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Ngoài ra, Ford Việt Nam luôn coi những hoạt động đóng góp xã hội là một phần trách nhiệm của công ty đối với cộng đồng. Ford Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều chương trình trong các lĩnh vực an toàn giao thông, bảo vệ môi trường- gìn giữ di sản văn hoá dân tộc và nhiều chương trình từ thiện khác. Về các hoạt động môi trường và bảo tồn văn hoá, “Chương trình Bảo vệ môi trường và gìn giữ di sản văn hoá” do quỹ Ford tài trợ được bắt đầu từ 2000 đã đóng góp tổng cộng 240.000 đô la cho trên 60 dự án, từ bảo vệ rùa biển, dùng năng lượng biogas bảo vệ các điệu múa và văn học truyền thống của Việt nam.
Đối thủ cạnh tranh của công ty: Toyota, General Motor, Mercedes, Volkswagon và Kia Morning…
b. Sản phẩm của công ty Ford:
Tháng 11/2004 Ford VN giới thiệu xe Mondeo phiên bản mới.
Tháng 3/2005 Ford VN giới thiệu xe đa dụng 7 chỗ Everest hoàn toàn mới.
Tháng 8/2005 Ford VN giới thiệu xe Focus hoàn toàn mới.
Tháng 5/2006, Ford VN giới thiệu xe Focus 5 cửa hoàn toàn mới.
Năm 2007, Ford Việt Nam ra mắt phiên bản Ford Everest mới và Ford Transit 9 chỗ ngồi. Các phiên bản này được giới thiệu tại triển lãm ô tô Việt Nam 2007 (Autotech) tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội
Như vậy, cho tới nay sáu dòng sản phẩm hiện tại của công ty là Transit, Ranger, Escape, Mondeo, Everest, Focus.
c. Nhân sự:
Lao động tại Công ty Ford Việt Nam chủ yếu là người Việt Nam, có khoảng 2 đến 5 nhân sự nước ngoài chiếm giữ vị trí chủ chốt (Tổng Giám đốc, Giám đốc Tài chính, Giám đốc Sản xuất, Giám đốc Nhân sự, Giám đốc Bán hàng và Tiếp Thị). Với chính sách đào tạo tốt, phát triển nhân lực địa phương, đến năm 2009, chỉ còn Tổng Giám đốc là người nước ngoài. Công nhân tại nhà máy chủ yếu là người địa phương, dao động từ 200 đến 300 người. Các Tổng Giám đốc qua các thời kỳ (đến tháng 4 năm 2010): Murray Gilbert (Úc), Deborah Aronson (Mỹ), Jason Liu (Đài Loan), Timothy Tucker (Mỹ), Michael Peace (Úc).
d. Tình hình phát triển của công ty:
Ford Việt Nam thông báo về doanh số của năm 2009. Năm 2009 được xem là năm có doanh số tốt nhất của hãng từ trước đến nay: tăng 28% so với 2008 với doanh số bán hàng đạt 8.286 xe. Các dòng sản phẩm của Ford đều đạt doanh số lớn. Đây chính là lí do giúp cho Ford đạt được doanh số kỉ lục này, trong đó Ford Focus, Ford Ranger và Ford Everest SUV đã đạt được doanh số kỉ lục. Những kết quả ấn tượng mà Ford Việt Nam đạt được trong năm 2009 đã góp phần nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng lớn của các chiến lược phát triển của Ford đối với khu vực châu Á.
Nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng kinh doanh của hãng và nhu cầu ngày càng cao đối với các dòng xe Ford, Ford Việt Nam tiếp tục phát triển kế hoạch mở rộng sản xuất trong năm 2009 bằng việc hoàn thiện dây chuyền lắp ráp mới với công nghệ tiên tiến nhất tại nhà máy Ford Hải Dương với năng suất tăng 25%. Ford cũng tiếp tục mở rộng mạng lưới đại lý trên toàn quốc trong năm 2009 với tổng số 21 đại lý và 2 phòng trưng bày. Năm 2009, Ford Việt Nam “ đạt doanh số kỷ lục cao nhất” từ trước tới nay.
Ford sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới đại lý ủy quyền của mình vào năm 2010 bằng việc bổ sung một số cơ sở mới và tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ mang đẳng cấp quốc tế và mang lại những trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng. Năm 2010, Ford Việt Nam sẽ tập trung vào việc mang lại sự hài lòng cho khách hàng, trong đó có việc đưa vào hoạt động dây chuyền lắp ráp mới với những công nghệ tiên tiến nhất, tăng cuờng năng lực sản xuất, ra mắt các mẫu xe mới và cung cấp đầy đủ các hoạt động hỗ trợ cho các đại lý, trong đó bao gồm chương trình Chất lượng Dịch vụ Chăm sóc mang đẳng cấp quốc tế, các quy trình bán hàng và giao hàng mới của đại lý.
e. Thành tựu công ty đạt được:
Với hơn 100 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế của công ty Ford Motor, và 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Ford Việt Nam (FVL) đã đạt được nhiều thành công tại thị trường đang phát