Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập và đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể. Trong mấy năm gần đây nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ cao. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh và góp phần to lớn cho sự phát triển của đất nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng, đặc biệt năm 2010 là năm có chỉ số xuất khẩu thật ấn tượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 và vượt 18% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Đây có thể coi là 1 tiền đề mới cho sự phát triển.
Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hội nhập với xu hướng toàn cầu hoá khu vực hoá, đã hình thành các khối mậu dịch tự do và hiện nay trên thế giới các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế thế giới. Theo xu hướng đó, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Cụ thể là Việt Nam đã từng bước trở thành thành viên của ASEAN, APEC, AFTA và WTO.
Hội nhập kinh tế mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam: các rào cản thương mại được dỡ bỏ theo hiệp định được ký kết giữa các quốc gia thành viên của các tổ chức, việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, thông tin được cung cấp đầy đủ hơn. Nhưng các doanh nghiệp cũng đứng trước nhiều thách thức: các quốc gia thay vì sử dụng thuế, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch để bảo vệ thị trường đã dựng nên một loại rào cản mới tinh vi , phức tạp và khó vượt qua hơn nhiều. Đó là rào cản kỹ thuật. Rào cản kỹ thuật thật sự là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi trình độ kỹ thuật của nước ta còn thấp, các doanh nghiệp còn chưa ý thức được tầm quan trọng của các rào cản đó.
53 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6523 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 Khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại 4
1.1 Các loại hình rào cản thương mại 4
1.1.1 Hai loại hình chính: rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan: 4
1.1.2 Các loại rào cản “cứng” và “mềm”: 4
1.1.3 Rào cản tại biên giới và rào cản bên trong lãnh thổ 5
1.1.4 Rào cản “vô hình” 5
1.2 Một số khái niệm về rào cản kỹ thuật 5
2 Phân loại rào cản kỹ thuật 6
2.1 Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations): Là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (nghĩa là các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ). 6
2.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards): 7
2.3 Quy trình đánh giá sự phù hợp của 1 loại hàng hóa với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure): 7
2.4 Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu liên quan đến hàng công nghiệp, nguyên liệu thô và đầu vào của ngành nông nghiệp. 7
2.5 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ: 8
2.6 Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường: 8
2.7 Các yêu cầu về nhãn mác: 9
2.8 Các yêu cầu về đóng gói bao bì: 9
2.9 Phí môi trường: 10
2.10 Nhãn sinh thái: 10
3 Mục tiêu Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật trong ngoại thương 11
3.1 Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại 11
3.2 Các loại hàng hoá thường là đối tượng của các biện pháp kỹ thuật 12
3.2.1 Máy móc thiết bị 12
3.2.2 Các sản phẩm tiêu dùng 12
3.2.3 Nguyên liệu và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp 12
4 Những nguyên tắc áp dụng trong Hiệp định TBT 13
4.1.1 Hiện tại, các nước thành viên WTO chưa thể thống nhất về một bộ các biện pháp kỹ thuật chung cho bất kỳ loại hàng hoá nào: 13
4.1.2 Mỗi nước thành viên WTO đều phải đảm bảo rằng việc áp dụng các quy định về rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá theo Hiệp định TBT 13
5 Vai trò và hạn chế của các rào cản kỹ thuật đối với quốc gia, doanh nghiệp 14
5.1 Vai trò 14
5.1.1 Đối với quốc gia nhập khẩu: 14
5.1.2 Đối với doanh nghiệp nội địa (tại nước nhập khẩu) 15
5.2 Hạn chế của các rào cản kỹ thuật 16
5.2.1 Hạn chế của các rào cản kỹ thuật đối với nước xuất khẩu nói chung, Việt Nam nói riêng 16
5.2.2 Hạn chế đối với người tiêu dùng tại các quốc gia áp đặt TBT (nước nhập khẩu) 17
5.2.3 Hạn chế đối với doanh nghiệp nội địa tại nước xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp 17
6 Thực trạng các rào cản kỹ thuật phổ biến mà doanh nghiệp Việt Nam thường gặp 19
6.1 Nét chính trong xuất khẩu Việt Nam 19
6.2 Các rào cản thương mại tác động mạnh đến một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 22
6.2.1 Hàng dệt, may – da giày: đạo luật CPSIA, luật TFPIA, GMP 22
6.2.2 Hàng nông sản 27
a. Hàng thuỷ sản: luật IUU, hiệp định SPS, Farm Bill 2008 27
b. Gỗ và các sản phẩm gỗ: tiêu chuẩn REACH, đạo luật LACEY, đạo luật FLEGT 31
7 Các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 32
7.1 Nâng cao nhận thức về rào cản kỹ thuật trong thương mại 34
7.2 Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế 35
7.3 Gắn nhãn sinh thái cho hàng hóa 36
7.4 Đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm 37
8 Các kiến nghị đối với Nhà nước để giúp các doanh nghiệp vượt rào cản kỹ thuật 39
8.1 Ký kết các hệp định song phương và đa phương về rào cản kỹ thuật trong thương mại 39
8.2 Tuyên truyền, giới thiệu cho các doanh nghiệp về rào cản kỹ thuật của các quốc gia 41
8.3 Tổ chức đào tạo đội ngũ quản lý chất lượng và kỹ thuật cho doanh nghiệp 43
8.4 Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm và thành lập các cơ quan kiểm tra chất lượng và kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu 44
LỜI KẾT 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập và đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể. Trong mấy năm gần đây nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ cao. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh và góp phần to lớn cho sự phát triển của đất nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng, đặc biệt năm 2010 là năm có chỉ số xuất khẩu thật ấn tượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 và vượt 18% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Đây có thể coi là 1 tiền đề mới cho sự phát triển.
Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hội nhập với xu hướng toàn cầu hoá khu vực hoá, đã hình thành các khối mậu dịch tự do và hiện nay trên thế giới các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế thế giới. Theo xu hướng đó, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Cụ thể là Việt Nam đã từng bước trở thành thành viên của ASEAN, APEC, AFTA và WTO.
Hội nhập kinh tế mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam: các rào cản thương mại được dỡ bỏ theo hiệp định được ký kết giữa các quốc gia thành viên của các tổ chức, việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, thông tin được cung cấp đầy đủ hơn. Nhưng các doanh nghiệp cũng đứng trước nhiều thách thức: các quốc gia thay vì sử dụng thuế, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch… để bảo vệ thị trường đã dựng nên một loại rào cản mới tinh vi , phức tạp và khó vượt qua hơn nhiều. Đó là rào cản kỹ thuật. Rào cản kỹ thuật thật sự là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi trình độ kỹ thuật của nước ta còn thấp, các doanh nghiệp còn chưa ý thức được tầm quan trọng của các rào cản đó. Do vậy, các doanh nghiệp nước ta gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận và xuất khẩu hàng sang các thị trường có sử dụng rào cản kỹ thuật. Vậy rào cản kỹ thuật trong thương mại là gì, có tác động thế nào tới thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu của Việt Nam nói riêng, thực tiễn áp dụng các rào cản kỹ thuật của các nước trên thế giới như thế nào, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để vượt qua các rào cản trên để thâm nhập thị trường các nước? Nhóm sinh viên chúng em sẽ trình bày cụ thể các vấn đề đặt ra.
Tuy nhiên, không thể tránh được những sai sót trong quá trình tự tìm hiều và thảo luận, nhóm sinh viên mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý thêm từ Giảng viên hướng dẫn.
Khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại
Trước hết chúng ta có thể hiểu rào cản thương mại chính là biện pháp bảo hộ mậu dịch của 1 quốc gia trong kinh doanh quốc tế bằng các biện pháp như: Biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật, thuế… để kiểm soát, điều tiết sản phẩm xuất nhập khẩu. Tùy theo các góc độ phân tích kinh tế khác nhau, và người ta đã phân ra thành các loại rào cản như sau:
Các loại hình rào cản thương mại
Hai loại hình chính: rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan:
Rào cản thuế quan (Tariff Barriers): thuế GSP (mức thuế suất và tiêu chí loại trừ), thuế tuyệt đối, thuế phụ thu, thuế VAT, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế môi trường, ...
Rào cản phi thuế quan (Non-Tariff Barriers): SPS, TBT, hạn ngạch thuế quan, quy định về xuất xứ và truy xuất nguồn gốc, quy định về nhãn mác, quy định về bao bì đóng gói, tiêu chuẩn tiếp thị và hệ thống phân phối hàng hóa, tiêu chuẩn môi trường, biến đổi khí hậu, điều kiện về lao động, trách nhiệm xã hội, bảo hộ sở hữu trí tuệ, quy định bảo vệ người tiêu dùng, thủ tục hải quan, các tiêu chí về biến đổi khí hậu, các quy định riêng của các tập đoàn, hệ thống bán lẻ, các chương trình hỗ trợ xuất khẩu, trợ giá, xúc tiến quảng cáo ...
Rào cản kỹ thuật nằm trong nhóm rào cản phi thuế quan.
Ngoài ra còn có các loại rào cản kỹ thuật cụ thể sau đây:
Các loại rào cản “cứng” và “mềm”:
Các loại rào cản “cứng” là rào cản đã được quy định tại các văn bản pháp quy của EU và phù hợp với các định chế của WTO (luật hóa) – có lúc còn được gọi là rào cản theo chiều ngang;
Các loại rào cản “mềm” là các loại rào cản được thể hiện tại các văn bản dưới Luật, các tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, tiêu chuẩn của mỗi quốc gia thành viên EU, tiêu chuẩn riêng của các hệ thống phân phối, siêu thị...còn được gọi là rào cản theo chiều dọc.
Rào cản tại biên giới và rào cản bên trong lãnh thổ
Tại biên giới: thủ tục hải quan, các hệ thống kiểm tra chất lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi làm thủ tục nhập khẩu, cấp phép, quy định đối với hàng tạm nhập, tái xuất, tiêu chuẩn kho ngoại quan, hệ thống cảnh báo...;
Bên trong lãnh thổ: các quy định về bảo hộ người tiêu dùng, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tiếp thị và hệ thống bán lẻ, về tiêu chí về phòng thí nghiệm, các nghiên cứu đánh giá rủi ro, nghiên cứu khoa học...
Rào cản “vô hình”
Là những rào cản nhằm làm tăng sức cạnh tranh hàng nội địa thông qua các gói trợ cấp, điển hình là các chương trình quảng bá chất lượng sản phẩm EU có gắn với thân thiện môi trường, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và nhất là hệ thống văn bản pháp quy của EU quy định hạn chế nhập khẩu vô cùng phức tạp và quá nhiều văn bản khác nhau...
Một số khái niệm về rào cản kỹ thuật
Có thể hiểu Rào cản kỹ thuật trong thương mại thông qua một số khái niệm như sau:
Trong thương mại quốc tế: các “Rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (Technical Barriers to Trade) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn được gọi chung là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp TBT).
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.
Trên thực tế: các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “Rào cản kỹ thuật đối với thương mại”
Nhìn chung, đây là hình thức bảo hộ mậu dịch của 1 quốc gia trong kinh doanh quốc tế thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu để được thông quan vào thị trường nội địa. Các chỉ tiêu có thể là những thông số vận hành của máy móc, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về bảo vệ môi trường sinh thái, điều kiện lao động. Nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu chuẩn trên đều không được nhập khẩu vào nội địa.
Phân loại rào cản kỹ thuật
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 3 loại biện pháp kỹ thuật sau đây:
Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations): Là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (nghĩa là các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ).
Bao gồm những quy định về đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và các phương pháp sản xuất chế biến sản phẩm có ảnh hưởng tới đặc tính của sản phẩm, bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuật ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc ghi nhãn, được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất. Các quy định kỹ thuật mang tính pháp lý và việc tuân thủ là bắt buộc.
Điển hình:
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước trên thế giới;
Chủng loại sản phẩm chịu sự chi phối của các chỉ thị có liên quan đến “cách tiếp cận mới với hệ thống hài hoà kỹ thuật” phải có nhãn CE mới được phép bán trên thị trường EU.
Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards):
Là tài liệu, các yêu cầu kỹ thuật do các tổ chức được công nhận có thẩm quyền ban hành. Đó là các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính của sản phẩm; các quy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm đó, tuy nhiên việc thực thi là không bắt buộc. Nó cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến một trong các yếu tố như: thuật ngữ chuyên môn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc ghi nhãn, được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất.
Điển hình:
Hàng thuỷ sản nhập khẩu vào EU phải đáp ứng các tiêu chuẩn về lượng nitơ dưới dạng ammoniac và độ PH trong 1 gam sản phẩm.
Một số loại rau quả và hạt muốn xuất sang Mỹ thì phải đáp ứng các quy định của Mỹ về phẩm cấp, kích thước, chất lượng và độ chin.
Quy trình đánh giá sự phù hợp của 1 loại hàng hóa với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure):
Là bất cứ thủ tục nào áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp, để xác định xem các yêu cầu có liên quan trong các qui định kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn có được thực hiện hay không. Các thủ tục này bao gồm các thủ tục về chọn mẫu, thử nghiệm và kiểm tra, đánh giá, thẩm định và đảm bảo phù hợp; Đăng ký, công nhận và chấp nhận hoặc là sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu liên quan đến hàng công nghiệp, nguyên liệu thô và đầu vào của ngành nông nghiệp.
Các nhóm nội dung phổ biến, thường được nêu trong các quy chuẩn- tiêu chuẩn kỹ thuật:
Các đặc tính của sản phẩm;
Các quy trình và phương pháp sản xuất (PPMs) tác động đến đặc tính của sản phẩm;
Các thuật ngữ, ký hiệu riêng biệt;
Các yêu cầu về đóng gói, nhãn mác áp dụng cho sản phẩm…
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất khác nhau ở các nước tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Các rào cản này có thể được chia làm các loại hình sau:
Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ:
Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những quy định và các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, … được áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường,…
Điển hình:
Các tiêu chuẩn thường dược áp dụng trong thương mại là HACCP đối với thuỷ sản và thịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học,…
Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường:
Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến môi trường hay không. Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo.
Việc áp dụng những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm tăng giá thành và do đó tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm.
Điển hình:
Luật Vệ sinh thực phẩm và Luật trách nhiệm sản phẩm hay các luật và các quy định tương tự để bảo vệ cho quyền lợi người tiêu dung được áp dụng tại EU, Mỹ, Canada.
Giấy chứng nhận ISO 14000 là 1 yêu cầu bắt buộc khi xuất hàng sang nước khác, đặc biệt là khi xuất hàng sang các nước phát triển.
Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice - Sản xuất nông nghiệp tốt)) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (SA 8000 - the Social Accountability 8000) sẽ càng trở nên quan trọng trong những năm tới.
Các yêu cầu về nhãn mác:
Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản… Quá trình xin cấp nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệu kéo dài hàng tháng và rất tốn kém, nhất là ở Mỹ. Đây là một rào cản thương mại được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.
Các yêu cầu về đóng gói bao bì:
Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng, … Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sử dụng.
Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nước, cũng như chi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế ở mỗi nước là khác nhau.
Phí môi trường:
Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi phí phải sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Các loại phí môi trường thường gặp gồm có:
Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hoá chất độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng.
Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, nước và đất, hoặc gây tiếng ồn.
Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụ của chính phủ để bảo vệ môi trường.
Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Nhãn sinh thái:
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó.
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thường được gọi là “sản phẩm xanh”, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng chủng loại nhưng không dán nhãn sinh thái do người tiêu dùng thường thích và an tâm khi sử dụng các “sản phẩm xanh” hơn. Ví dụ, trên thị trường Mỹ, các loại thuỷ sản có dán nhãn sinh thái thường có giá bán cao hơn, ít nhất 20%, có khi gấp 2-3 lần thuỷ sản thông thường cùng loại.
Mục tiêu Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật trong ngoại thương
Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại
Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT – Agreement on echnical Barriers to Trade) là một trong các hiệp định phụ trợ cho Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT, thuộc hệ thống văn kiện pháp lý của WTO.
Việc thông qua Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại trong khuôn khổ WTO nhằm mục đích khẳng định các quốc gia thành viên thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này nhằm đảm bảo các nước thành viên sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ.
Hiệp định đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hoá.
Hiệp định này mở rộng và làm rõ Hiệp định về Hàng rào Kĩ thuật trong Thương mại được kí kết tại vòng đàm phán Tokyo. Hiệp định tìm cách để đảm bảo rằng các kết quả đàm phàn và tiêu chuẩn kĩ thuật, cũng như là qui trình kiểm tra và cấp giấy phép không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thương mại.
Hiệp định công nhận rằng các nước có quyền thiết lập các mức bảo vệ hợp lý cho cuộc sống, sức khỏe của con người, động thực vật và môi trường, và không bị ngăn cản đưa ra các biện pháp cần thiết để áp dụng được các mức bảo vệ đó. Chính vì vậy Hiệp định khuyến khích các nước sử dụng tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện nước mình, nhưng nó không đòi hỏi các nước thay đổi mức độ bảo vệ do sự tiêu chuẩn hóa này.
Các loại hàng hoá thường là đối tượng của