Tiểu luận Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Vô sinh là mất hoặc thiếu khả năng sinh sản khi hai người chung sống và có quan hệ trong vòng 2 năm. Biểu hiện là không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng lần nào cũng sẩy. Hiện nay vô sinh khá phổ biến chiế m tỷ lệ 10-15%. Có hai loại vô sinh: Vô sinh nguyên phát : chưa có thai lần nào sau 2 năm chung sống. Vô sinh thứ phát : có thai 1 lần và không có thai lại sau 2 năm chung sống

pdf55 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2905 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG…………………….  TIỂU LUẬN Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Chương I .Các rủi ro trong sinh sản [10] 1.Vô sinh a. Khái niệm: Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 2 Vô sinh là mất hoặc thiếu khả năng sinh sản khi hai người chung sống và có quan hệ trong vòng 2 năm. Biểu hiện là không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng lần nào cũng sẩy. Hiện nay vô sinh khá phổ biến chiếm tỷ lệ 10-15%. Có hai loại vô sinh: Vô sinh nguyên phát : chưa có thai lần nào sau 2 năm chung sống. Vô sinh thứ phát : có thai 1 lần và không có thai lại sau 2 năm chung sống. b. Nguyên nhân gây vô sinh:  Rượu có tác hại đến thai nhi, nhưng khi nữ uống rượu vừa phải có lẽ không tác hại đến khả năng thụ thai. Nam uống rượu quá nhiều sẽ làm giảm khả năng sinh sản.  Nữ hút thuốc lá nhiều sẽ bị giảm khả năng thụ thai và sớm mãn kinh. Ở nam, thuốc lá cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.  Cà phê chưa có đủ chứng cứ khoa học cho rằng có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.  Phụ nữ quá béo phì thường bị chứng không rụng trứng, và nếu có rụng trứng sẽ ít khả năng thụ thai. Chứng béo phì ờ nam không có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Những yếu tố gây vô sinh ở phái nữ:  Bất thường trong chu kỳ rụng trứng  Bất thường trong ống dẫn trứng  Lạc nội mạc tử cung Ngoài ra những yếu tố sau đây có thể làm thai khó đậu hoặc dễ hư thai:  Tuổi trên 37  U tử cung  Bướu trong tử cung  Bất thường cấu trúc tử cung Những yếu tố gây vô sinh ở phái nam:  Tinh trùng chất lượng và số lượng kém, di động kém.  Tinh dịch chất lượng kém và thể tích kém. Nguyên nhân do nữ 30-40% các trường hợp Nguyên nhân do nam 30% các trường hợp Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 3 Nguyên nhân có cả nam lẫn nữ 20% các trường hợp Không tìm thấy nguyên nhân 10-15% các trường hợp c. Phương pháp điều trị: - Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (thụ tinh nhân tạo): Tinh trùng được chọn lọc và bơm vào buồng tử cung người vợ cho những trường hợp vô sinh chưa rõ nguyên nhân, cổ tử cung bất thường. - Kích thích buồng trứng. - Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTÔN): Tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm, sau đó phôi được cấy vào tử cung người vợ. Áp dụng cho các trường hợp tắc và tổn thương vòi trứng, vô sinh không rõ guyên nhân, bất thường tinh trùng nhẹ. - Xin trứng, TTTÔN: Tinh trùng của người chồng và trứng của người cho được thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó được cấy vào tử cung người vợ. Áp dụng cho những người bị suy buồng trứng sớm, bị cắt 2 buồng trứng. - Xin tinh trùng: Cho các trường hợp không có tinh trùng. - Mang thai hộ: Tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ được TTTÔN, sau đó cấy phôi vào người mang thai hộ. Áp dụng cho những trường hợp người vợ không thể mang thai do bệnh lý, tử cung bị bất thường, dị dạng. - ICSI và MESA ICSI: Áp dụng cho trường hợp người chồng không có tinh trùng trong tinh dịch do bị tắc nghẽn đường dẫn tinh. ICSI là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Còn trong MESA ICSI, người chồng sẽ được mổ để lấy tinh trùng, đồng thời người vợ được chọc hút lấy trứng, sau đó thực hiện các thủ thuật TTTÔN. - Canh ngày rụng trứng và giao hợp xung quanh thời điểm đó: Áp dụng với những cặp vợ chồng trẻ mới phát hiện bị vô sinh, nguyên nhân chưa rõ ràng. 2. Thai ngoài dạ con a. Khái niệm: Chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng không làm tổ ở buồng tử cung mà trứng làm tổ ở bất kì nơi nào trên đường đi của nó. - Vòi trứng chiếm 95% Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 4 - Chửa trên bề mặt buồng trứng chiếm 3% - Chửa trong ổ bụng chiếm 2% b. Nguyên nhân Tất cả những yếu tố làm chậm trễ hay ngừng di chuyển của trứng thụ tinh vào trong tử cung đều là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung. Thông thường, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này. Nhóm 1: Viêm nhiễm vòi trứng Viêm nhiễm vòi trứng sẽ gây tắc, hẹp vòi trứng và dễ gây ra tình trạng thai ngoài tử cung. Viêm nhiễm vòi trứng thường do bệnh lây truyền qua đường tình dục gây nên như: trực khuẩn lậu hay bệnh do chlamydia trachomatis. Trước khi bị viêm phần phụ, bệnh nhân thường bị bít vòi trứng hoàn toàn dẫn đến vô sinh. Nạo phá thai cũng là một nguyên nhân gây viêm nhiễm vòi trứng. Nhóm 2: Các bệnh phụ khoa như: Khối u phần phụ, dị dạng bẩm sinh vòi trứng… Vòi trứng có thể bị tắc hoặc hẹp bởi bệnh lạc nội mạc tử cung, khối u phần phụ chèn ép vòi trứng, những phẫu thuật lên vùng bụng gây dị dạng vòi trứng như: vòi trứng bị kéo dài, bị gập góc… hoặc những tác động trực tiếp lên vòi trứng từ trước như: triệt sản, nối vòi trứng… Vòi trứng còn có thể bị tắc, hẹp bẩm sinh. Ngoài ra, hẹp vòi trứng có thể do: - Dị dạng bẩm sinh vòi trứng. - Bệnh lạc nội mạc tử cung. - Khối u phần phụ chèn ép vòi trứng. - Những phẫu thuật ở vòi trứng trước đó như: triệt sản, nối vòi trứng. Nhóm 3: Chất nicotin Các nghiên cứu cho thấy, thuốc lá không chỉ làm chậm và khó thụ thai, sảy thai tự nhiên mà còn gây nên hiện tượng thai ngoài tử cung ở các thai phụ. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 5 Chất nicotin có trong thuốc lá làm hỏng các nhung mao phủ trên các thành ống và làm giảm cử động của các vòi trứng, gây khó khăn cho quá trình trứng thụ tinh tiến về tử cung. Từ đó dẫn đến trứng làm tổ trong vòi trứng và phát triển thành thai ngoài tử cung, gây nguy cơ vỡ vòi trứng. Những phụ nữ hút từ 10 điếu thuốc/ngày trở lên có nguy cơ mắc chứng này gấp 1,5 lần người khác. 3. Chửa trứng a. Khái niệm: Chửa trứng là bệnh của tế bào nuôi do các gai rau thái hóa phồng lên tạo thành túi ối chứa dịch dính vào nhau như chùm nho. Thường toàn bộ tử cung chứa các túi dịch (như trứng ếch). Trong trường hợp chửa trứng, nhau thai phát triển thành khối không được kiểm soát. Đa số trường hợp không có bào thai, được gọi là "chửa trứng hoàn toàn", một số trường hợp có bào thai nhưng không sống được gọi là "chửa trứng bán phần". b. Nguyên nhân: Là hiện tượng thai nghén không bình thường, trong đó tổn thương đã làm trứng hỏng, gai rau vẫn được nuôi dưỡng bằng máu mẹ nên tiếp tục hoạt động chế tiết gây tinh dịch trong lớp đệm rau và tế bào nuôi tăng sinh. c. Phương pháp điều trị: Nạo sạch "trứng" với người có nhu cầu sinh con hoặc cắt tử cung đối với người không có nhu cầu sinh đẻ nữa. Sau khi xử trí chửa trứng, người bệnh cần xét nghiệm máu, nước tiểu 2 tuần/lần cho đến khi lượng HCG trở về bình thường. Tiếp theo sẽ thử nước tiểu 4 tuần/lần. Thời gian theo dõi 6 tháng. Ngoài ra trong các lần khám, có thể siêu âm nếu thấy cần thiết. Nếu bệnh trở thành chửa trứng xâm nhập hoặc ung thư nhau thai, sẽ dùng các phương pháp chữa bệnh sau:  Chữa bằng hoá chất: dùng thuốc để diệt ung thư.  Chữa bằng phẫu thuật: ở một số trường hợp.  Chữa bằng tia xạ: dùng tia phóng xạ để diệt ung thư, chỉ trong một số trường hợp. 4. Đa thai Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 6 a. Khái niệm: Đa thai là sự phát triển đồng thời hai hay nhiều thai trong lòng tử cung người mẹ. Có 2 loại đa thai: Đa thai một trứng Đó là hiện tượng khi chỉ có một noãn thụ tinh nhưng trong quá trình phát triển chúng bị phân đôi hoặc phân ba, bốn… Đặc điểm Đa thai một trứng luôn cùng giới tính, giống y nhau về mặt di truyền và có đặc điểm sinh học rất giống nhau. Tuy vậy, trẻ đa thai cùng trứng vẫn có thể có các điểm khác biệt do môi trường ngoài gây ra, thí dụ như do mạch máu trong bánh nhau phân phối không đều cho các thai khiến một thai phát triển hơn thai kia. Đa thai cùng trứng thường xảy ra ở giai đoạn phôi nang, khoảng cuối tuần thứ nhất và chia đôi mầm phôi thành hai hoặc nhiều phôi. Hệ quả là hai hoặc nhiều mầm phôi với các túi ối riêng, nhưng chỉ có một túi đệm và một bánh rau (nhau) chung. Nếu sự phân chia diễn ra sớm khoảng một đến ba ngày sau khi thụ thai thì các bé sẽ phát triển riêng biệt và đồng đều nhau. Nếu sự phân chia diễn ra muộn hơn, từ khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 sau khi thụ thai thì hai bé vẫn phát triển riêng biệt nhưng không đồng đều nhau, một thai có thể phát triển to béo, đôi khi phù nề, tăng hồng cầu; trong khi thai còn lại thì còi cọc, thiếu máu, thậm chí có thể teo và chết đi. Thường có sự thông thương tuần hoàn giữa hai thai nhi, do đó máu đến nuôi có thể dồn hẳn về một thai nhi, trong khi thai kia thì rất ít hoặc không được nuôi dưỡng. Khi sự phân chia muộn hơn nữa, sự tách đôi không xảy ra hoàn toàn được nên còn một chỗ nào đó dính nhau: Hai bé có thể dính nhau ở một phần thân thể hoặc có chung một cơ quan, bộ phận nào đó. Các trường hợp này được gọi tên theo vị trí dính thai (thí dụ như song thai dính ở vùng ngực - thoracopagus, song thai dính nhau vùng chậu hông - ischiopagi). Trường hợp mầm phôi tách đôi muộn (trong tuần lễ thứ 2) sẽ dẫn đến đa thai cùng trứng chỉ có một túi ối và một túi đệm. Các trường hợp này thai ít khi sống được do dây rốn rối nhiều, tuần hoàn máu qua dây rốn bị nghẽn và một hay cả hai Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 7 thai sẽ chết. Tỷ lệ đa thai cùng trứng có một ối chiếm tỷ lệ 1/4 trong tổng số các trường hợp song thai cùng trứng. Đa thai khác trứng Đây là trường hợp các thai nhi được sinh ra do việc thụ tinh bởi các trứng và tinh trùng khác nhau. Trứng có thể rụng từ một buồng trứng, hoặc từ hai buồng trứng. Tinh trùng có thể từ cùng một người đàn ông hoặc từ những người đàn ông khác nhau. Các trứng được thụ tinh có thể xảy ra trong cùng một lần giao hợp, hoặc các lần giao hợp khác nhau nhưng phải trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt - do vậy còn gọi là sự bội thụ tinh đồng kỳ. Sự bội thụ tinh khác kỳ (các trứng thụ tinh ở các tháng khác nhau) chưa thấy xảy ra ở loài người. Đặc điểm Vì là các tinh trùng khác nhau thụ tinh với các trứng khác nhau, nên khi sinh ra các em bé này có thể khác nhau hoàn toàn, một trai, một gái, hoặc cũng có thể ngẫu nhiên cùng là con trai, hoặc cùng là con gái, nhưng sẽ không giống nhau như hai giọt nước mà chỉ là giống nhau như anh em một nhà thôi. Các trường hợp đa thai khác trứng có thể do yếu tố di truyền, yếu tố gia đình... và còn có thể do dùng thuốc kích thích rụng trứng trong khi điều trị vô sinh, làm cho hàng tháng không chỉ một trứng chín và rụng, mà có khi 2-3 trứng cùng chín và cùng rụng. Và nếu tất cả các trứng này đều may mắn gặp được "người hùng" của mình, thì khoảng 9 tháng sau, người mẹ sẽ cho ra đời không phải chỉ một bé mà là hai, ba bé. Trẻ đa thai khác trứng có thể cùng giới hay khác giới, và như thế không giống nhau về mặt di truyền. Điểm chung duy nhất của chúng là nằm trong tử cung trong cùng một khoảng thời điểm. Đa thai khác trứng luôn luôn có các túi ối và túi đệm riêng biệt, nhưng đĩa đệm và phần bánh rau (nhau) có thể riêng hoặc kết nhập chung lại với nhau.Trường hợp mầm phôi tách đôi sớm (giai đoạn từ 2-8 tế bào) thì hai thai có hai túi ối, 2 túi đệm và hai bánh rau riêng biệt. Hai bánh rau này có thể kết nhập hay không kết nhập lại thành một bánh. Trong trường hợp này rất khó phân biệt song thai cùng trứng với song thai khác trứng nếu chỉ dựa trên sự phân tích rau thai. Muốn xác định hai đứa trẻ sinh đôi có cùng giới tính, cùng nhóm máu có phải cùng trứng hay khác trứng chúng ta phải chờ cho chúng lớn lên khi đó dựa vào yếu tố khác nhau như màu mắt, vân tay v.v...hoặc chúng ta có thể xác định sớm hơn thông qua phân tích di truyền. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 8 Chương II. Công nghệ hỗ trợ sinh sản 1. Khái niệm công nghệ hỗ trợ sinh sản (CNHTSS) Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (tiếng Anh: Assisted Reproductive Technology A.R.T.) bao gồm tất cả các phương pháp chữa trị chứng vô sinh trong đó cả trứng lẫn tinh trùng Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 9 đều được sử dụng. Nói chung ART là công tác phẫu thuật lấy trứng từ buồng trứng của một người nữ, kết hợp với tinh trùng của một người nam, sao đó đem trở vào người nữ đó hay một người nữ khác. Những phương pháp giúp có thai đơn thuần hơn như bơm tinh trùng vào tử cung (không trực tiếp động đến trứng) và kích thích tạo trứng (không trực tiếp lấy tinh trùng) không được xếp vào lãnh vực của ART. 2. Sơ lược lịch sử phát triển CNHTSS [7] Trên thế giới Lần đầu tiên vào năm 1959, Chang thành công khi thực hiện tụ tinh nhân tạo giữa trứng và tinh trùng thỏ trong môi trường ống nghiệm; từ đó tới nay, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu tìm kiếm những phương pháp mới cho việc điều trị vô sinh ở người. IVF và ICSI là những kỹ thuật nhằm làm tăng tỷ lệ thụ tinh trong điều trị hiếm muộn đã được báo cáo thành công trên thế giới từ những năm 1978 và 1992, cho tới nay đã có hơn một triệu em bé ra đời từ những kỹ thuật trên. 1978, em bé đầu tiên từ TTTON, Louis Brown, ra đời đánh dấu bước đầu cho sự phát triển của TTTON trên người. Sau đó, 2 trường hợp sanh khác từ TTTON cũng đã được báo cáo tại Anh. Sau đó, chương trình này tại Anh bị gián đoạn trong 2 năm. 1980, em bé TTTON thứ tư trên thế giới được sinh ra tại Úc. Trung tâm Monash ở Úc được ghi nhận là nơi thứ hai trên thế giới thực hiện thành công TTTON. Trung tâm này sau đó liên tục báo cáo các trường hợp sanh sau TTTON. Do trung tâm TTTON đầu tiên ở Anh tạm ngưng hoạt động sau 3 trường hợp sanh đầu tiên, người ta ghi nhận rằng 12 trong số 15 em bé TTTON đầu tiên trên thế giới được ra đời từ trung tâm Monash ở Úc. 1981, em bé TTTON đầu tiên ở Mỹ ra đời. Đây cũng là trường hợp TTTON đầu tiên sử dụng gonadotropin để kích thích buồng trứng. Sau đó, trong những năm 80, kỹ thuật TTTON đã phát triển rất mạnh và lần lượt được báo cáo thành công tại nhiều nước trên thế giới, kể cả ở Châu Á. Trong đó, Singapore được ghi nhận là nơi thực hiện thành công TTTON đầu tiên ở Châu Á vào năm 1983 bởi nhóm nghiên cứu của SC Ng và cộng sự. 1984, kỹ thuật chuyển giao tử vào vòi trứng (GIFT) được báo cáo thành công tại Mỹ. 1984, em bé đầu tiên ra đời từ trường hợp một phụ nữ không còn buồng trứng, thực hiện xin trứng TTTON tại Úc. 1984, em bé đầu tiên sinh ra từ phôi người đông lạnh được báo cáo ở Úc bởi Trounson và Mohr. 1986, Chen báo cáo trường hợp có thai từ trứng người sau động lạnh và rã đông tại Úc. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công được báo cáo rất thấp. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 10 1988, trường hợp tiêm tinh trùng vào dưới màng trong suốt (SUZI) được báo cáo thành công lần đầu tiên tại Singapore bởi SC Ng và cộng sự. 1989, kỹ thuật đục thủng màng trong suốt (PZD) để hỗ trợ thụ tinh được giới thiệu ở Mỹ bởi Cohen. 1992, kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng được báo cáo thành công lần đầu tiên tại Bỉ bởi Palermo và cộng sự. 1994, trường hợp có thai đầu tiên từ trứng non trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) được báo cáo tại Úc. 1994, các trường hợp MESA-ICSI (hút tinh trùng từ mào tinh qua vi phẫu và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) đầu tiên được báo cáo. 1995, kỹ thuật PESA-ICSI (chọc hút tinh trung từ mào tinh xuyên da và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) được giới thiệu. 1995, kỹ thuật TESE-ICSI (phân lập tinh trùng từ tinh hoàn ở những trường hợp giảm sinh tinh tại tinh hoàn và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) được báo cáo thành công. 1997, trường hợp có thai ở phụ nữ 63 tuổi với kỹ thuật xin trứng TTTON được báo cáo. 1997, trường hợp có thai đầu tiên từ trứng trữ lạnh và rã đông của Mỹ được báo cáo. 11 năm sau trường hợp đầu tiên trên thế giới được báo cáo. 2001, phác đồ mới trong kỹ thuật trữ trứng được báo cáo, cải thiện đáng kể tỷ lệ thành công. Đồng thời, những trường hợp sanh đầu tiên từ cả trứng và tinh trùng đông lạnh được báo cáo tại Ý. Tại Việt Nam Bắt đầu thực hiện TTTON từ năm 1997, đến năm 1998 có 3 em bé TTTON đầu tiên tại Việt Nam ra đời và năm 1999 em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật ICSI, và cho tới nay đã có 3438 em bé chào đời từ các kỹ thuật tại bệnh viện Từ Dũ, trong đó hầu hết cá chu kỳ thực hiện đều có hỗ trợ cuả ICSI. Sự phát triển các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại tại Việt Nam Sự kiện Năm Nơi thực hiện Thế giới Thực hiện thành công trữ lạnh tinh trùng người 1995 BV. Từ Dũ 1964 Thực hiện thành công kỹ thuật IUI với tinh trùng lọc rửa 1995 BV. Từ Dũ cuối 1970 Thực hiện thành công kỹ thuật TTTON đầu tiên 1997 BV. Từ Dũ 1971 Các trường hợp TTTON đầu tiên ra đời 1998 BV. Từ Dũ 1978 Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật ICSI 1999 BV. Từ Dũ 1993 Em bé đầu tiên ra đời từ chu kỳ TTTON sử dụng 2000 BV. Từ Dũ 1995 Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 11 rec. FSH Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật cho trứng – TTTON 2000 BV. Từ Dũ 1984 Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật TTTON – mang thai hộ 2001 BV. Từ Dũ 1984 Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật giảm thai sau TTTON 2001 BV. Từ Dũ 1999 (*) Thực hiện thành công trữ lạnh phôi người 2002 BV. Từ Dũ 1983 Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật MESA – ICSI 2003 BV. Từ Dũ 1995 Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật PESA – ICSI 2003 BV. Từ Dũ 1995 Em bé đầu tiên từ chu kỳ TTTON sử dụng GnRH antagonist 2003 BV. Từ Dũ 1995 Em bé đầu tiên ra đời từ phôi đông lạnh 2003 BV. Từ Dũ 1984 Em bé TTTON thứ 1000 tại BV. Từ Dũ 2003 BV. Từ Dũ 1984 Em bé đầu tiên ra đời từ chu kỳ TTTON sử dụng rec LH 2003 BV. Từ Dũ 1984 Thai lâm sàng đầu tiên từ cả trứng và TT người đông lạnh 2003 BV. Từ Dũ 2001 Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật TESE – ICSI 2004 BV. Từ Dũ 1995 3. Kỹ thuật chuẩn bị giao tử [1,2] 3.1. Chuẩn bị trứng: Năm 1978, trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới thành công sau khi chuyển 1 phôi từ 1 trứng duy nhất chọc hút được từ chu kỳ tự nhiên không kích thích. Tuy nhiên, những lần thụ tinh trong ống nghiệm sau được lặp lại với chu kỳ tự nhiên cho kết quả thành công rất thấp, bởi lẽ với 1 trứng duy nhất, nếu thụ tinh không xảy ra hoặc xảy ra thụ tinh nhưng phôi ngưng phát triển do chất lượng trứng kém, bệnh nhân sẽ không có phôi để chuyển. Còn trong trường hợp có 1 phôi để chuyển, tỉ lệ có thai của bệnh nhân cũng chỉ dao động quanh con số từ 10 đến 15% - một tỉ lệ rất thấp cùng với chi phí cao và tốn nhiều thời gian. Vì lẽ đó, để nâng khả năng thành công trong thụ tinh trong ống nghiệm, cần kích thích buồng trứng để tạo ra nhiều nang trứng hơn, từ đó tăng số trứng chọc hút được trong một chu kỳ điều trị, tăng số trứng có chất lượng tốt, tăng số phôi tạo thành và số phôi tốt để chuyển, dẫn đến tăng tỉ lệ có thai. Số trứng mong đợi thu được từ kích thích buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm là từ 10-12 trứng. Đối với những trường hợp xin – cho trứng, việc kích thích buồng trứng càng trở nên quan trọng hơn nhằm tăng tỉ lệ thành công và hạn chế việc người cho trứng bị gây mê và chọc hút trứng nhiều lần. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 12 a. Thu nhận trứng Các tác nhân được sử dụng để tối đa hóa sản xuất trứng bao gồm:  GnRH - Được sử dụng để ngăn chặn việc sản xuất tự nhiên của hormone kích thích nang (FSH) và hormone luteinizing (LH) kích thích tố để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và cải thiện số lượng trứng được lấy ra.  Gonadotropin (FSH) - tổng hợp các hình thức của các hormon tuyến yên được sử dụng để kích thích sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng, nuôi dưỡng trứng. Tăng trưởng nang lông là cần thiết trong quá trình kích thích để sản xuất trứng khỏe mạnh.  Nhân Gonadoropin màng đệm (hCG) - Được sử dụng ở phần cuối của một chu kỳ kích thích để kích thích sự trưởng thành cuối cùng của trứng. Trong khi các loại thuốc này đôi khi được sử dụng để gây rụng trứng, khi được đưa ra trong quá trình này, việc thu hồi trứng được hẹn giờ để cho phép những quả trứng được thu thập trước khi rụng trứng xảy ra. Trong quá trình sử dụng gonadotropins, nồng độ estrogen và progesterone lưu thông trong máu đạt đến mức độ cao hơn bình thường. Trong một chu kỳ kích thích điển hình, khoảng năm xét nghiệm máu sẽ được thu thập trong quá trình dùng thuốc để theo dõi mứ