Tiểu luận Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt. Từ xã hội cũ sang xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Thời kì đó bắt đầu từ khi giai cấp vô sản lên nắm chính quyền. Cách mạng vô sản thành công vang dội và kết thúc khi đã xây dựng xong cơ sở kinh tế chính trị tư tưởng của xã hội mới. Song sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975 Đảng và Nhà Nước ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hoá theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng; chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ từ các nứơc xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hoá là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, việc phân bổ nguồn lực chủ yếu dựa vào cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong một nền kinh tế phi thị trường. Nhưng do chúng ta tiến hành công nghiệp hoá từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư đã làm cho nền kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển và rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhưng với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thất, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1986) đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hoá và đã quyết định đổi mới phá triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa bằng con đường phát triển kinh tế nhiều thành phần.Theo đó nước ta sẽ có nhiều thành phần kinh tế và được tự do buôn bán , cơ cấu kinh tế có thể tự do linh hoạt hoạt động mà không phải chịu sự chi phối của nhà nước nhưng vẫn phải tuân theo pháp luật. Từ đó mà nhà nước ta đã hình thành nhiều loại hình quản lý nhà nước , giúp nước ta cải thiện được phần nào tình hình kinh tế - xã hội lúc bấy giờ.

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
((((((( KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM GV hướng dẫn: TSHoàng Trọng Sao Niên khóa:2009-2010 Lớp học phần: 210704003 Nhóm :1 Thành phố Hồ Chí Minh,tháng 2 năm 2010 DANH SÁCH NHÓM Họ và tên Mã số sinh viên Lê Trần Thuỷ Tiên 09085701 Nguyễn Thị Huỳnh Như 09124081 Nguyễn Thị Nhan 09083621 Đỗ Hùng Hoàng 09113901 Nguyễn Tuấn Cường 09170651 Ung Nguyên Huy 09073651 Lê Chí Trung 09191841 Đinh Đăng Khôi 09070961 Tạ Vũ Linh 09211421 MỤC LỤC Lời Mở Đầu 4 Nội Dung 6 I/Khái niệm 6 II/Các Loại Hình Doanh Nghiệp 6 1Tiêu chí phân loại hình doanh nghiệp 6 1.1.Tiêu chí về sở hữu 6 1.2.Tiêu chí về sự tách bạch 9 1.3.Tiêu chí về kinh tế 14 2.Các loại hình doanh nghiệp tại nước ta 16 Sau 1975 Doanh nghiệp quốc doanh 16 Hợp tác xã 17 Sau 1986 Doanh nghiệp quốc doanh 18 Doanh nghiệp tập thể 20 Doanh nghiệp tư nhân 27 Kết Bài 31 Lời Mở Đầu Thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt. Từ xã hội cũ sang xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Thời kì đó bắt đầu từ khi giai cấp vô sản lên nắm chính quyền. Cách mạng vô sản thành công vang dội và kết thúc khi đã xây dựng xong cơ sở kinh tế chính trị tư tưởng của xã hội mới. Song sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975 Đảng và Nhà Nước ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hoá theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng; chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ từ các nứơc xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hoá là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, việc phân bổ nguồn lực chủ yếu dựa vào cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong một nền kinh tế phi thị trường. Nhưng do chúng ta tiến hành công nghiệp hoá từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư đã làm cho nền kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển và rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhưng với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thất, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1986) đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hoá và đã quyết định đổi mới phá triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa bằng con đường phát triển kinh tế nhiều thành phần.Theo đó nước ta sẽ có nhiều thành phần kinh tế và được tự do buôn bán , cơ cấu kinh tế có thể tự do linh hoạt hoạt động mà không phải chịu sự chi phối của nhà nước nhưng vẫn phải tuân theo pháp luật. Từ đó mà nhà nước ta đã hình thành nhiều loại hình quản lý nhà nước , giúp nước ta cải thiện được phần nào tình hình kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Vậy để hiều rõ hơn về nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu qua bài tiểu luận của nhóm với đề tài: “các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam NỘI DUNG I/ KHÁI NIỆM: Doanh nghiệp là những tổ chức được thành lập một cách hợp pháp để hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Kinh doanh là việc thực hiện một hoặc một số hay tất cả toàn bộ các công đoạn của quá trình đầu tư, từ nghiên cứu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Khái niệm kinh doanh theo định nghĩa trên tương đồng với định nghĩa hành vi thương mại ở các nước khác. II/ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP: 1. Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp: Mỗi cách phân loại gắn kết với một mục tiêu cụ thể, phục vụ mục đích quản lý hoặc thể hiện một quan niệm nào đó. Có ba câu hỏi được nhấn mạnh khi bàn về các tiêu chí được xây dựng để xác định các loại hình doanh nghiệp: (1) Quan tâm đến doanh nghiệp của ai? (nghiêng về sở hữu); (2) Quan tâm đến hình thức tổ chức doanh nghiệp như thế nào?; (3) Quan tâm đến quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào để có hiệu quả nhất? 1.1. Tiêu chí về sở hữu Một khi đặt nặng vấn đề sở hữu, khung pháp luật sẽ thể hiện mức phân vùng theo các thành phần kinh tế. Các loại hình doanh nghiệp tương ứng với một thành phần kinh tế sẽ có những điều chỉnh đặc thù. Theo đó, khung pháp luật thường có khuynh hướng phân tán, khó tìm được tiếng nói chung giữa các loại hình doanh nghiệp. Đối với những nước thuộc khối kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày trước, khung pháp luật hướng tới bảo vệ sở hữu toàn dân, thể hiện qua vai trò độc tôn của doanh nghiệp nhà nước và sự kỳ thị kinh tế tư nhân. Tiêu chí sở hữu được xây dựng để phân loại doanh nghiệp bắt nguồn từ việc nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp nhà nước. Thật vậy, đối với nền tảng tư hữu đã có gốc rễ từ lâu đời, các loại hình doanh nghiệp chỉ tập trung tìm kiếm những mô thức quản trị hiệu quả. Tuy nhiên, sau thế chiến thứ hai, bên cạnh sự phát triển của hệ thống kinh tế mệnh lệnh, nhu cầu cần có sự tập trung lớn các nguồn tài nguyên để tái kiến thiết đất nước đã mở rộng vai trò của các công ty nhà nước tại những nước Tây Âu. Trong hệ thống kinh tế xã hội  chủ nghĩa, sự can thiệp toàn diện của nhà nước đòi hỏi những thể hiện tương ứng trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp, trong đó phải có sự phân chia theo tính chất sở hữu để phục vụ cho vai trò “quản lý xí nghiệp” và sự vận hành độc tôn của kinh tế quốc doanh. Như vậy, phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí sở hữu không tuân theo sự vận động, phát triển của các loại hình doanh nghiệp mà hướng tới các đặc thù có tính lịch sử của các hình thức sở hữu, một dạng “phát triển theo sự thuận tiện”. Một khi quan tâm đến tính chất sở hữu, khuynh hướng chung của khung pháp luật về doanh nghiệp là sự phân vùng thành  các  tiểu hệ thống biệt lập. Vấn đề sở hữu, tự bản thân nó, hàm chứa khả năng tự cô lập trong sự khẳng định vai trò của các chủ thể. Việc tuyên bố nhận diện về cái chúng ta có thường ngầm ẩn ý chống đối với cái người khác đang có. Sự vận động, phát triển của các tiểu hệ thống thường “lệch pha”, làm việc vận hành chung của khung pháp luật không đồng bộ và kém hiệu quả. Định hình doanh nghiệp theo sở hữu, vì vậy, khó có sự kết nối chung giữa các tiểu hệ thống nhằm tạo lập tính đồng bộ của khung pháp luật. Các yếu tố khác như mô thức quản trị hiệu quả, sự tách bạch tài sản, kiểm soát nội bộ, các thể thức điều hành… phải “biến dạng” theo các tiểu hệ thống trước khi đóng vai trò thúc đẩy hiệu quả và tính đồng bộ của khung pháp luật. Sự biến dạng đó tất yếu dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đi theo tiêu thức sở hữu sẽ gặp nhiều khó khăn trong du nhập và đón nhận các loại hình doanh nghiệp mới vì nếu không tuân theo những xác lập định sẵn về sở hữu, cái mới sẽ trở thành “dị biệt”, toàn bộ hệ thống sẽ khập khiễng. Ngay cả khi định vị được các loại hình mới, chi phí tạo các mối liên kết, san lấp các cách biệt sẽ rất lớn, chưa kể đến việc “cộng dồn” những biệt lệ hay này theo thời gian sẽ khiến khung pháp luật về doanh nghiệp càng thêm rối rắm. Khi việc phân loại doanh nghiệp dựa trên tính chất sở hữu, tiêu chí sở hữu sẽ xác lập các loại hình doanh nghiệp phổ biến. Ở nước ta, khung pháp luật về doanh nghiệp phân hóa theo tính chất sở hữu, tạo thành bốn vùng chính sau: doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các hợp tác xã đại diện cho kinh tế tập thể. Nguồn gốc sự phân loại này bắt nguồn từ vai trò độc tôn của các xí nghiệp quốc doanh. Khi chuyển sang cơ chế mới, sự thừa nhận ban đầu các hình thức tổ chức doanh nghiệp bắt buộc phải dựa trên những quan niệm mới về sở hữu. Điều này đã tạo nên “lối mòn” trong phân loại các doanh nghiệp nước ta theo tính chất về sở hữu. Không chấp nhận liệu pháp “sốc”, khung pháp luật về doanh nghiệp biến đổi bằng cách “lai ghép” từ từ để tạo sự đột biến, không đào bới gốc rễ. Với điều kiện, đặc điểm nước ta, hướng đi thận trọng tỏ ra hợp lý và có thể biện giải được. Tuy nhiên, đã đến lúc phải xem xét tính đồng bộ của khung pháp luật về doanh nghiệp, chuẩn bị cho những thay đổi căn bản hơn. 1.2. Tiêu chí về sự tách bạch: Tiêu chí về sự tách bạch, được đúc kết từ lịch sử lâu dài của các sáng kiến về thương mại cũng như về pháp lý, là nền tảng của luật về tổ chức doanh nghiệp. Về cơ bản, tiêu chí này hướng tới phân loại doanh nghiệp dựa trên mức độ tách bạch giữa doanh nghiệp và các chủ sở hữu doanh nghiệp. Trong lịch sử hình thành tiêu chí về sự tách bạch, các sáng kiến bắt đầu từ thời La mã cổ. Tiêu chí về sự tách bạch xuyên suốt lịch sử phát triển các loại hình doanh nghiệp. Sự tách bạch phát triển cùng nền kinh tế thị trường, với sự ra đời của các loại hình doanh nghiệp có khả năng mở rộng về quy mô thu hút vốn đầu tư. Chế độ trách nhiệm hữu hạn, được đặt ra nhằm nhằm giải quyết yêu cầu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, phải đặt nền tảng trên sự tách bạch. Dạng trách nhiệm theo phần đã bắt đầu từ rất sớm. Nhưng chỉ khi việc tách bạch trở nên vững chắc, chế độ trách nhiệm hữu hạn mới trở thành sáng kiến trong tổ chức doanh nghiệp. Cũng cần thấy rằng, “đặc tính trách nhiệm vô hạn hay trách nhiệm hữu hạn chỉ xuất hiện và chỉ được đề cập tới khi một chủ thể của luật dân sự :Kinh tế bị vỡ nợ mà đối với các doanh nghiệp được gọi là phá sản”. Các loại hình doanh nghiệp tiến hóa xoay quanh tiêu chí về sự tách bạch, vấn đề pháp nhân hay thể nhân, trách nhiệm hữu hạn hay trách nhiệm vô hạn đóng vai trò như những hệ quả phát sinh. Vì vậy, đề cập đến tiêu chí tách bạch không có nghĩa đồng nhất với vấn đề trách nhiệm hữu hạn hay ngược lại. Việc xem sự tách bạch là sản phẩm riêng có của những loại hình doanh nghiệp theo chế độ trách nhiệm hữu hạn thường là một nhầm lẫn thường thấy. Sự tách bạch có hai chiều chủ yếu sau: - Thứ nhất, tách bạch tài sản giữa các chủ sở hữu doanh nghiệp với bản thân doanh nghiệp, gọi là nguyên tắc tự vệ. Tài sản các chủ sở hữu độc lập và được bảo vệ trước các khoản nợ của doanh nghiệp. - Thứ hai, tách bạch tài sản giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu doanh nghiệp đó, gọi là nguyên tắc khẳng định. Tài sản của doanh nghiệp độc lập và được bảo vệ trước những khoản nợ của các chủ sở hữu.Các trường phái cổ điển đều cho rằng, sự tách bạch doanh nghiệp với người sáng lập ra nó nhằm bảo vệ nhà đầu tư trước những rủi ro, bất trắc trong kinh doanh. Sự tách bạch tập trung ở một số nội dung chính sau: - Tách bạch trừu tượng. Một doanh nghiệp khi khởi lập, đã có sự tách bạch tương đối với những người sáng lập ra nó. Như vậy, đã có một ranh giới mờ nhạt giữa nhà đầu tư với thực thể kinh doanh, tuy có liên hệ mật thiết, không phải là chính anh ta. Doanh nghiệp tư nhân ABC, công ty hợp danh XYZ…, tuy không có chế độ trách nhiệm hữu hạn, vẫn có sự tách bạch tương đối (ít nhất về tên gọi) với các chủ sở hữu. Ở các nước có quy định về phá sản cá nhân, vấn đề này sẽ được đặt ra khi có sự tranh chấp giữa các chủ nợ: chủ nợ của doanh nghiệp và chủ nợ riêng của các cá nhân. - Tách bạch về tài sản. Tài sản luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi thiết lập việc tách bạch. Từ hình thái sơ khai của các peculium, các commenda đến các loại hình công ty cổ phần hiện đại, tất cả đều xuất phát từ nhu cầu bảo vệ khối tài sản của doanh nghiệp và khối tài sản riêng của các nhà đầu tư. Có nhiều cách thể hiện tách bạch về tài sản như: tuyên bố về khối tài sản tách bạch; chuyển quyền sở hữu sang một thực thể pháp lý độc lập, tách rời với các chủ thể sáng lập; chế độ trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp; quyền ưu tiên của các chủ nợ… Vì chế định hợp đồng không thể điều chỉnh nổi vấn đề này nên xuất hiện vai trò của các luật về tổ chức doanh nghiệp. Theo Hansmann, nguyên tắc khẳng định trong tách bạch tài sản đòi hỏi xác lập khung pháp lý và khả năng phân định ranh giới thực tiễn giữa tài sản doanh nghiệp với tài sản của các thành viên doanh nghiệp. Nếu việc tách bạch tài sản ở mức thấp, ý chí đơn lẻ của một thành viên có thể phá hỏng cấu trúc doanh nghiệp. - Tách bạch về việc đại diện. Một khi có sự tách bạch tương đối giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư, vấn đề được đặt ra là: ai sẽ là người được doanh nghiệp ủy quyền đại diện cho ý chí của doanh nghiệp trong các quan hệ đối nội và đối ngoại.Ở mức tách bạch thấp, các chủ sỡ hữu cùng nhau  đại diện, chi phối và quản lý doanh nghiệp theo một cơ chế khép kín. Ơ mức cao hơn, việc điều hành, đại diện, quản lý doanh nghiệp được tách biệt khỏi đa số các thành viên hay cổ đông của doanh nghiệp. Như một thực thể độc lập, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc làm tăng giá trị, bỏ qua việc chia lời lãi cho các thành viên. Bản thân các thành viên không có chuyên môn và hứng thú đối với việc kinh doanh cũng sẵn sàng đánh đổi các khoản chia cố định hàng năm lấy phần giá trị tăng thêm trên thị trường chuyển nhượng. Tuy nhiên, việc tách bạch sẽ bị phá hỏng nếu những nhân vật đại diện cho doanh nghiệp có quyền lực quá lớn và không có cơ chế hữu hiệu để tách biệt ý chí của doanh nghiệp (như một thực thể độc lập) với ý chí của họ. Một số yếu tố có thể kể ra như: số lượng thành viên quá ít, vốn tập trung vào một số ít các cổ đông, kiểu quản trị dựa trên gia tộc và các mối quan hệ thân hữu, sự can thiệp quá đáng của các cơ quan hành chính nhà nước… - Tách bạch về quyền kiểm soát. Khi doanh nghiệp trở thành một thực thể pháp lý tách biệt, người bỏ vốn sáng lập ra nó trở thành người “thay mặt”, đảm nhận công việc được doanh nghiệp ủy thác. Cơ chế kiểm soát  được thiết lập để doanh nghiệp thực hiện sự kiểm soát đối với hoạt động của những người nhân danh mình. Các thành viên cũng không thể thực hiện quyền kiểm soát trực tiếp đối với đồng vốn mình đã bỏ ra. Quyền kiểm soát của doanh nghiệp được thực hiện thông qua thiết lập các cơ chế, phương thức quản lý nội bộ. Trong khi đó, quyền kiểm soát của các thành viên chủ yếu thông qua các kênh thông tin và việc bầu bán trong các cuộc họp thường niên.Sự kết hợp các nội dung trên của việc tách bạch sẽ ấn định đặc trưng của loại hình tổ chức doanh nghiệp. Trong mỗi nội dung của sự tách bạch sẽ có nhiều mức độ khác nhau từ cao, thấp đến các cấp trung gian, tương ứng với nhiều phương thức, biện pháp thể hiện khác nhau. Đây cũng là cơ sở cho sự phát triển và hình thành các loại hình doanh nghiệp mới. Một khuynh hướng chung là, sự tách bạch ở mức cao thường gắn với mẫu hình doanh nghiệp hiện đại, đặc trưng cho nền kinh tế thị trường. Theo tiêu chí về sự tách bạch, doanh nghiệp được phân loại như sau: - Loại hình doanh nghiệp có sự tách bạch yếu :Các nội dung tách bạch được kết hợp ở mức yếu nhất, đặc biệt về khối tài sản của doanh nghiệp với khối tài sản của các thành viên. Một khi không có sự tách bạch về tài sản, các yếu tố khác sẽ ở mức rất thấp. - Loại hình doanh nghiệp có sự tách bạch ở mức trung bình :Tuy đã có sự tách bạch tương đối, các yếu tố vẫn ở mức trung bình. Các phương thức thể hiện sự tách bạch còn nặng về hình thức, xoay quanh các thành viên, không hẳn xoay quanh doanh nghiệp như một thực thể độc lập. Khả năng “đánh đồng” thường xảy ra ở loại hình này. - Loại hình doanh nghiệp có sự tách bạch ở mức cao: Đây là loại hình tách bạch rõ ràng nhất đối với các chủ thể góp vốn tạo dựng doanh nghiệp. Các nội dung tách bạch được thể hiện bằng những phương thức, cơ chế hiệu quả và thực tiễn.Tiêu chí về sự tách bạch phụ thuộc vào điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như mức độ hoàn thiện của các khuôn khổ pháp lý. Sự phân chia trên chỉ có tính tương đối và không phụ thuộc vào tên gọi của các loại hình tổ chức doanh nghiệp. Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có thể vẫn có sự tách bạch ở mức cao, và ngược lại đối với loại hình công ty cổ phần. Vai trò của các luật tổ chức doanh nghiệp, vì vậy, hết sức quan trọng. Dưới đây là bảng mô tả sự tách bạch theo các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, với ba mức độ tách bạch: thấp, trung bình và cao. Qua đó có thể thấy việc phân chia theo hình thức sở hữu rất gượng ép khi ứng dụng tiêu chí về sự tách bạch để xây dựng mô hình doanh nghiệp hiệu quả. Tách bạch Loại hình  Trừu tượng  Tài sản  Đại diện  Kiểm soát    Thấp  TB  Cao  Thấp  TB  Cao  Thấp  TB  Cao  Thấp  TB  Cao   Doanh nghiệp nhà nước     x     x        x        x         Doanh nghiệp tư nhân  X        x        x        x         Công ty hợp danh     x     x           x     x         Công ty trách nhiệm hữu hạn        x     x        x        x      Công ty cổ phần        x        x        x        x   Doanh nghiệp FDI        x        x     x        x      1.3. Tiêu chí về các yếu tố kinh tế: Cùng sự phát triển của các trường phái kinh tế, doanh nghiệp được xem là nơi kết hợp các nguồn lực đầu vào. Mọi hình thức tổ chức doanh nghiệp, do vậy, được quy về bài toán tối ưu với các chiến lược về hiệu quả. Các nhà kinh tế đã quy đổi các yếu tố vốn thuộc lĩnh vực pháp lý như: trách nhiệm hữu hạn, quyền và nghĩa vụ… thành các biến số kinh tế và giải thích chúng bằng các khái niệm kinh tế. Ví dụ: trách nhiệm hữu hạn ra đời vì giảm được chi phí quản trị và kiểm soát, phân tán rủi ro; quyền sở hữu và quyền kiểm soát nên tách bạch vì đưa đến chi phí tối ưu… Các lý thuyết này ngày càng trở nên thịnh hành ở các nước phương Tây, tuy vẫn khá xa lạ ở nước ta. Theo cách tiếp cận này, các yếu tố kinh tế tạo quyết định thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư  gồm: - Chi phí thành lập doanh nghiệp - Tính liên tục của doanh nghiệp - Chế độ trách nhiệm - Sự kiểm soát - Các tính toán về lợi ích Các yếu tố trên chính là những câu hỏi cần trả lời trước khi đưa ra quyết định thành lập doanh nghiệp. Ngoại trừ các tính toán về lợi ích, các yếu tố khác đều được xây dựng bởi pháp luật. Tiêu chí được xây dựng để phân loại doanh nghiệp phải dựa trên sự kết hợp của các yếu tố này. Do cầu bị phân hóa bởi các nhà đầu tư không giống nhau nên nguồn cung cũng phải có các mô hình thích ứng. Giao giữa cung và cầu chính là khi nhà đầu tư được luật pháp cung cấp một mô hình phù hợp nhất với các tính toán của anh ta. Các yếu tố được xem là các biến số trong bài toán cân bằng giữa cung và cầu. Sự kết hợp các yếu tố trên đã đưa đến nhiều loại hình doanh nghiệp, tương ứng với nhiều tên gọi khác nhau. Mỗi yếu tố lại có một cơ chế pháp lý thể hiện riêng, lại phân hóa về mặt pháp lý và tiếp tục kết hợp để có những loại hình doanh nghiệp mới, đa dạng hơn. Ví du: yếu tố về tính liên tục, ngoài phân định hợp danh và các công ty, có thể phân hóa theo các quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp hoạt động theo dự án, tạo thành đặc điểm riêng có của doanh nghiệp FDI nước ta. 2. Các loại hình doanh nghiệp hoạt động ở nước ta: _Sau 1975,nước ta phát triển theo hướng quan liêu bao cấp theo hướng kế hoạch hóa tập trung gồm 2 loại hình chính: Doanh nhiệp quốc doanh(doanh nghiệp nhà nước) :Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà Nước. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước. +Công ty nhà nước được thành lập chủ yếu ở những ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn; ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao; hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. +Người có thẩm quyền ra quyết định thành lập mới công ty nhà nước là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng đối với việc quyết định thành lập mới công ty nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp
Luận văn liên quan