Tiểu luận Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu. Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân.

doc18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang 1. Phụ lục:………………………………………………………………… 1 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn:……………………………………….. 3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:…………………….. 3 Công ty trách nhiệm hữu hai thanh viên trở lên:………………….. 6 3. Doanh nghiệp tư nhân:………………………………………………. 8 4. Công ty hợp danh:……………………………………………………. 10 5. Công ty cổ phần:……………………………………………………… 13 6. Nhóm công ty:………………………………………………………… 15 Tập đoàn kinh tế:………………………………………………… 15 Công ty mẹ-công ty con:…………………………………………. 17 Nguồn: Luật doanh nghiêp 2005 và văn bản sửa đổi bổ xung năm 2010 Webside tham khảo: Mở đầu 1. Đặt vấn đề. Việt Nam hiện tại là một nền kinh tế đa thành phần với sự định hướng phát triển của nền kinh tế quốc doanh. Nhưng các thành phần kinh tế khác cũng có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Chúng ta phải có những hiểu biết nhất định về các loại hình doanh nghiệp 2. Mục đích. Tìm hiểu về những loại hình doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam. 3. Yêu cầu. Hiểu biết về khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam và các bất cập về cơ chế của các loại hình doanh nghiệp tại VN được quy định trong luật doanh nghiệp VN năm 2005. 4. Phương pháp nghiên cứu-Phạm vi nghiên cứu. Phương pháp: Phân tích bộ luật doanh nghiệp 2005 và tìm kiếm thông tin trên các diễn đàn luật (các webside ở trên). Phạm vi nghiên cứu: các loại hình doanh nghiệp được quy định ở bộ luật doanh nghiệp VN năm 2005. 5. Kết quả nghiên cứu. Tìm ra được khái niệm, ưu điểm, khuyết điểm, một số bất cập về cơ chế của các loại hình doanh nghiệp mà luật doanh nghiệp 2005 qui định. I. Công ty trách nhiệm hữu hạn I.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu. Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này  phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân. I.2. Ưu điểm, nhược điểm I.2.1. Ưu điểm Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. I.2.2. Nhược điểm: Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng; Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh; Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. I.3. Nội dung tranh luận Công ty một người, tại sao không? -  Khái niệm truyền thống coi công ty là sự canh ty của nhiều người, nên các quy định của luật công ty ở các nước thường quy định số thành viên tối thiểu phải có trong một công ty. Luật Công ty của Thái Lan quy định công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) phải có ít nhất 5 thành viên. Luật DN 1999 của Việt Nam quy định số thành viên tối thiểu đối với công ty TNHH là 2, công ty cổ phần phải là 3 thành viên. Nếu công ty TNHH một thành viên thì thành viên chủ sở hữu phải là pháp nhân. Không có sự giải thích tại sao công ty cổ phần phải có ít nhất 3 cổ đông? Đã đến lúc chúng ta phải nghiên cứu bản chất của công ty để thoát khỏi sự đồng nghĩa giữa công ty với canh ty. Trước hết, cần nhận rõ rằng, bản chất của công ty TNHH là chủ công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn điều lệ đã đăng ký. Thuật ngữ “TNHH” đã là một sự nhắc nhở với các đối tác khi làm ăn với loại hình DN này. Với đặc điểm như vậy, một công ty dù đơn sở hữu vẫn có thể được thành lập dưới dạng TNHH. Sau đó, còn những lý do sau: Thứ nhất, công ty là một thực thể pháp lý do pháp luật tạo nên, là công cụ để phân định trách nhiệm tài sản, phân tán rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư. Nó không phụ thuộc vào số người, vì công ty có 1.000 chủ sở hữu cũng có địa vị pháp lý như công ty có 2 chủ sở hữu. Luật DN 1999 có quy định, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tối thiểu 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên. Thực ra, hai con số này không có ý nghĩa, chỉ do sự ước đoán. Tại sao lại hạn chế tối đa không quá 50 người? Có lẽ chỉ có thể giải thích được do quy định tại Điều 32 về nguyên tắc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cho người ngoài công ty phải được sự chấp thuận của tất cả các thành viên còn lại. Nếu 1 người muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài công ty mà phải hỏi ý kiến của 49 người còn lại thì quá vất vả, nếu không hỏi thì bị coi là phạm luật và sự chuyển nhượng sẽ bị coi là vô hiệu nếu như có người khởi kiện do họ chưa được hỏi ý kiến. Thực tế cho thấy, quy định số người tối thiểu và tối đa trong Luật DN là không thiết thực. Thứ hai, thực tế đã tồn tại các công ty TNHH một thành viên là cá nhân. Ở Việt Nam có đến 70% số công ty TNHH là vốn của 1 người trong gia đình và một vài người khác chỉ đứng tên cho đủ số. Ở Thái Lan, quy định công ty TNHH có 5 thành viên thì 1 người bỏ vốn thuê thêm các luật sư đứng tên để đủ 5 thành viên. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định, DN 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, nhưng không quy định số thành viên tối thiểu, nên 1 cá nhân nước ngoài, 1 Việt kiều đều có quyền thành lập DN 100% vốn nước ngoài do mình làm chủ. Luật Đầu tư nước ngoài không quy định về cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản trị công ty, nên đương nhiên DN 100% vốn nước ngoài có quyền áp dụng mô hình công ty TNHH theo Luật DN. Trong khi đó, Luật DN lại không quy định loại công ty TNHH một thành viên là cá nhân. Đó chẳng phải là sự khập khiễng của hệ thống pháp luật Việt Nam? Tại sao một Việt kiều, một công dân nước ngoài có quyền lập một DN 100% vốn là pháp nhân Việt Nam, còn một công dân Việt Nam lại không được thành lập công ty là pháp nhân do mình sở hữu vốn? Khi thảo luận Luật DN 1999 đã có nhiều ý kiến đề nghị phải coi DN tư nhân là pháp nhân, tức là thừa nhận công ty TNHH một thành viên là cá nhân, nhưng ý kiến đó không được chấp thuận, có lẽ lý do đưa ra là sở hữu tài sản cá nhân với tài sản DN tư nhân không phân biệt nên dễ có nguy cơ làm phương hại lợi ích của chủ nợ. Có thể lý do này sẽ không còn đứng vững, nếu như một ông chủ hoàn toàn phân biệt được một cách minh bạch giữa tài sản kinh doanh của công ty với tài sản riêng của cá nhân. Thứ ba, kinh doanh ngày càng có nhiều cơ hội, nhưng cũng có nhiều rủi ro, nên nhu cầu lập các công ty TNHH một chủ để phân tán rủi ro ngày càng trở nên cấp bách. Ngay các công ty lớn ở các nước khi đầu tư vào những thị trường mới hoặc thị trường có nhiều yếu tố rủi ro, họ đều lập ra các công ty con một thành viên với số vốn điều lệ chỉ tượng trưng vài đô-la. Vốn hoạt động của công ty con sẽ do công ty mẹ cho vay bằng hợp đồng vay vốn. Khi ký kết các hợp đồng vay, công ty mẹ và công ty con là 2 pháp nhân độc lập. Nếu có rủi ro và công ty con phá sản thì công ty mẹ trở thành chủ nợ không đảm bảo và được ưu tiên đòi nợ theo Luật Phá sản. Như vậy, công ty mẹ cùng lắm chỉ mất vài đô-la đã đăng ký và rủi ro được phân bổ cho các chủ nợ khác. Công ty TNHH một thành viên ngày nay là công cụ hữu hiệu cho các nhà đầu tư phân tán rủi ro, vì vậy một số nước đã chấp nhận cho cá nhân thành lập công ty TNHH một thành viên, thay vì họ chỉ được thành lập DN tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước đây. Vấn đề cốt lõi là phải phân biệt minh bạch tài sản riêng của cá nhân và tài sản kinh doanh mang tên công ty. Thứ tư, việc quy định số thành viên tối thiểu trong công ty sẽ buộc các nhà đầu tư phải đối phó, vì họ phải nhờ người khác đứng tên đăng ký hộ. Người đứng tên này hoàn toàn vô trách nhiệm với công ty, thậm chí còn lợi dụng công ty để thu lợi riêng, làm phương hại đến lợi ích của ông chủ thật. Việc quy định công ty TNHH một thành viên là cá nhân sẽ tạo nên bức tranh minh bạch về sở hữu trong công ty hiện nay, tránh được tình trạng đứng tên hộ, số phần vốn góp mà ông chủ ghi cho người đứng tên sẽ thuộc sở hữu của người đứng tên, khi người đứng tên lật lọng thì ông chủ thực hoàn toàn chịu rủi ro trước pháp luật. Thực tế ở Việt Nam đã xảy ra những sự kiện này, việc ghi 5%, 10% khi lập công ty chỉ vài trăm ngàn hay vài triệu đồng, nhưng khi công ty kinh doanh bất động sản thì vài triệu đồng lúc đầu sẽ có giá trị vài tỷ đồng, và thế là tranh chấp xảy ra! Thứ năm, về mặt thực tế và tâm lý, người Việt Nam chưa có kinh nghiệm quản lý chung với nhiều người, trong khi vốn ít, thích kinh doanh một mình nhưng ngại chịu trách nhiệm vô hạn. Nếu có mô hình công ty TNHH một chủ là cá nhân thì sẽ rất phù hợp với nhà đầu tư, đáp ứng được nhu cầu phân tán rủi ro trong đầu tư của người Việt Nam. Đối với công ty cổ phần cũng sẽ xuất hiện câu hỏi tương tự. Tại sao số cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là 3? Không có lý lẽ nào thuyết phục. Nếu quy định công ty cổ phần trong một giai đoạn nhất định, khi vừa thành lập hoặc chuyển đổi thành, được phép chỉ có một cổ đông thì tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc cổ phần hoá các DN nhà nước chuyển ngay công ty nhà nước thành công ty cổ phần và bán dần phần vốn cho xã hội. Khi đó, vấn đề quản lý quá trình cổ phần hóa sẽ chỉ còn là xem số vốn nhà nước hiện còn là bao nhiêu, chứ không phải quản lý theo kiểu có bao nhiêu DN nhà nước chuyển thành công ty cổ phần. Từ thực tế trên, đã đến lúc Luật DN chung phải quan tâm đến loại hình công ty một chủ là cá nhân, theo đó một cá nhân có thể thành lập công ty TNHH một chủ. Ngay cả công ty cổ phần khi thành lập ban đầu cũng nên cho phép được sở hữu bởi một chủ với quy định sau một thời gian, công ty phải gọi thêm người đồng sở hữu vốn theo luật định. Các công ty này là những pháp nhân độc lập với nhau, miễn là quyền sở hữu tài sản giữa các pháp nhân này phải minh bạch để nhà nước và xã hội kiểm soát được một cách công khai. I.2 Khái niệm công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên II.2.1 Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của luật doanh nghiệp   I.2.1.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật doanh nghiệp 2005. I.2.1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. II.2.1.3 Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần. Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc và nếu có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên ba mươi ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty. I.2.2. Điều kiện thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Theo quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp các chủ thể tham gia thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trơ lên có thể là một tổ chức hoặc là một cá nhâ, số lượng tối thiểu là hai và số lượng thành viên không vượt quá năm mươi (50). Ngoài ra các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập Công ty TNHH một thành viên phải đáp ứng được các điều kiện sau đây (Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005): I.2.2.1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. I.2.2.2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác. e) Người chưa thành niên người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. f) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh. g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. I.2.2.3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều này. I.2.2.4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.   I.2.3. Ưu và nhược điểm I.2.3.1. Ưu điểm Công ty có thể thay đổi địa chỉ trụ sở giao dịch, đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các địa phương khác chứ không bó hẹp tại địa phương đặt trụ sở - địa phương cấp giấy Đăng ký kinh doanh. Có tư cách pháp nhân. Chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn và tối đa không vượt quá phần vốn góp.Phân chia rủi ro trong kinh doanh. Có nhiều thành viên góp vốn nên khả năng huy động vốn tốt hơn và quy mô kinh doanh cũng mở rộng hơn. Có nhiều thành viên nên trình độ quản lý tốt hơn I.2.3.2. Hạn chế Số lượng thành viên tối đa không vượt quá 50 người. Không được quyền phát hành cổ phần. Việc chuyển nhượng phần vốn góp phải tuân thủ một trình tự chặt chẽ theo quy định tại Điều 43, 44, 45 của Luật doanh nghiệp 2005. I.2.4. Quy định bất cập của pháp luật về cty TNHH: Theo quy định tại Điều 13 của NĐ 139/CP, muốn trở thành GĐ (TGĐ) của cty TNHH 2 TV trở lên thì cổ đông phải là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông, hoặc người khác thì phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong QTKD hoặc trong ngành nghề KD chính của cty. Hơn nữa, Nghị định 139/CP lại cho phép trường hợp Điều lệ cty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện trên thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ cty quy định. Thứ nhất, việc quy định chức danh GĐ (TGĐ) trong mô hình cty TNHH 2 TV trở lên là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông là mâu thuẫn với quy định tại Điều 57 Luật DN, quy định GĐ (TGĐ) của cty TNHH phải sở hữu từ 10% vốn điều lệ của cty trở lên. Theo luật DN 2005, Điều 60, khoản 2 quy định: “trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên”. I.2.5. NHẬN XÉT CHUNG: Tuy còn bất cập nhưng nhìn chung pháp luật về công ty TNHH 2 TV trở lên như hiện nay là khá đầy đủ và đảm bảo việc thực thi pháp luật trong việc thành lập, quản lý. Nhiều phần trong luật DN 2005 và các nghị định hướng dẫn đều có giao quyền cho công ty bằng câu: “Ngoại trừ điều lệ có quy định khác” hoặc ”và các quy định khác trong điều lệ công ty”. Điều này giao quyền khá rộng cho các công ty nhưng trong một số trường hợp lại tự vô hiệu haó toàn bộ các quy định trong luật như đã phân tích ở trên. II. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN II.1. Khái niệm Theo Điều 141 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp cũng được quy định rõ ràng trong Điều 142 : Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.  Loại hình doanh nghiệp này không được coi là một pháp nhân độc lập.  Nói cách khác, doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp được xem là một. Với quy mô nhỏ và tính chất kinh doanh sản xuất theo vụ việc, các Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có một số ưu điểm và nhược điểm sau : II.2. Ưu và nhược điểm II.2.1. Ưu điểm: - Hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề lien quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. - Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ Doanh nghiệp tư nhận tạo sự tin tưởng cho các đối tác, khách hang và giúp cho Doanh nghiệp ít chịu ràng buộc chặt chẽ như các loại hình doanh nghiệp khác. II.2.2. Nhược điểm : Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cũng như của mình chứ không giới hạn bằng số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp tư n
Luận văn liên quan