Là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư
vào chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị
trường tiền tệ, thường phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại
chứng khoán tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục
đầu tư đa dạng và có một sự quản lý chuyên môn. Mỗi cổ đông đều có cơ hội được
hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải chịu lỗ nếu như đầu
tư không thành công. Quỹ tương hỗ là một trong những hình thức đầu tư tốt nhất bởi
vì:
Chi phí giao dịch thấp hơn so với đầu tư cá nhân;
Không phải tính toán mua trái phiếu hay cổ phiếu nào;
Đa dạng hóa đầu tư
Các quỹ tương hỗ thường do các công ty đầu tư (gọi là các công ty quỹ tương hỗ),
các công ty môi giới và ngân hàng tạo dựng nên. Số lượng quỹ mà các nhà bảo trợ này
cung cấp rất đa dạng, từ rất ít như 2, 3 quỹ đến số lượng lớn hơn 150 quỹ. Mỗi quỹ mới
đều có một nhà quản lý có trình độ chuyên môn tốt, một mục tiêu đầu tư, một kế hoạch
hoặc chương trình đầu tư mà nó sẽ theo đuổi để có thể xây dựng portfolio riêng của
quỹ. Các quỹ sẽ tiến hành tiếp thị hoạt động với các nhà đầu tư tiềm năng bằng cách
đặt quảng cáo trên các báo tài chính, gửi thư quảng cáo trực tiếp, các thông cáo báo chí
và thường là qua sự trợ giúp của các đại diện có đăng ký-những người sẽ thu được phí
hoa hồng từ việc môi giới bán cổ phiếu quỹ trong tương lai.
Các quỹ tương hỗ không bao giờ đầu tư tuỳ tiện. Mỗi quỹ đều tìm kiếm các sản
phẩm phù hợp với chiến lược đầu tư của họ.
Có ba loại quỹ tương hỗ:
Quỹ cổ phiếu, còn được gọi là quỹ cổ phiếu, đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu.
Quỹ trái phiếu đầu tư chủ yếu vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu chính
phủ.
Quỹ thị trường tiền tệ thực hiện các khoản đầu tư ngắn hạn.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các loại quỹ tương hỗ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Các loại quỹ tương hỗ
I- Giới thiệu chung về quỹ tương hỗ:
1. Định nghĩa về quỹ tương hỗ:
Là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư
vào chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị
trường tiền tệ, thường phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại
chứng khoán tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục
đầu tư đa dạng và có một sự quản lý chuyên môn. Mỗi cổ đông đều có cơ hội được
hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải chịu lỗ nếu như đầu
tư không thành công. Quỹ tương hỗ là một trong những hình thức đầu tư tốt nhất bởi
vì:
Chi phí giao dịch thấp hơn so với đầu tư cá nhân;
Không phải tính toán mua trái phiếu hay cổ phiếu nào;
Đa dạng hóa đầu tư
Các quỹ tương hỗ thường do các công ty đầu tư (gọi là các công ty quỹ tương hỗ),
các công ty môi giới và ngân hàng tạo dựng nên. Số lượng quỹ mà các nhà bảo trợ này
cung cấp rất đa dạng, từ rất ít như 2, 3 quỹ đến số lượng lớn hơn 150 quỹ. Mỗi quỹ mới
đều có một nhà quản lý có trình độ chuyên môn tốt, một mục tiêu đầu tư, một kế hoạch
hoặc chương trình đầu tư mà nó sẽ theo đuổi để có thể xây dựng portfolio riêng của
quỹ. Các quỹ sẽ tiến hành tiếp thị hoạt động với các nhà đầu tư tiềm năng bằng cách
đặt quảng cáo trên các báo tài chính, gửi thư quảng cáo trực tiếp, các thông cáo báo chí
và thường là qua sự trợ giúp của các đại diện có đăng ký-những người sẽ thu được phí
hoa hồng từ việc môi giới bán cổ phiếu quỹ trong tương lai.
Các quỹ tương hỗ không bao giờ đầu tư tuỳ tiện. Mỗi quỹ đều tìm kiếm các sản
phẩm phù hợp với chiến lược đầu tư của họ.
Có ba loại quỹ tương hỗ:
Quỹ cổ phiếu, còn được gọi là quỹ cổ phiếu, đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu.
Quỹ trái phiếu đầu tư chủ yếu vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu chính
phủ.
Quỹ thị trường tiền tệ thực hiện các khoản đầu tư ngắn hạn.
2. Hoạt động của các quỹ tương hỗ:
Một quỹ tương hỗ kiếm tiền theo hai cách:
Một là từ các khoản cổ tức hoặc lãi từ các khoản đầu tư của quỹ,
Hai là bằng cách bán các khoản đầu tư với giá cao hơn giá gốc. Quỹ này sẽ phân
phối hoặc trả các khoản lợi nhuận này (trừ đi các loại phí và chi phí) cho các
nhà đầu tư của mình.
Các khoản phân phối thu nhập được trích từ thu nhập mà quỹ thu về trên các khoản
đầu tư của quỹ còn các khoản phân phối lợi vốn (do tăng thị giá chứng khoán) thì lại
được trích từ lợi nhuận bán các khoản đầu tư. Các quỹ khác nhau sẽ trả các mức lãi
khác nhau và theo một lịch phân chia khác nhau- có thể là từ một ngày đến một năm.
Rất nhiều quỹ còn cung cấp cho các nhà đầu tư của họ những cơ hội chọn lựa tái đầu tư
vào quỹ các khoản lợi tức được phân chia này bằng cách mua thêm cổ phiếu của quỹ.
Nhà đầu tư phải trả thuế trên những khoản lợi tức phân phối được các quỹ trả cho,
bất kể khoản tiền đó có được tái đầu tư vào quỹ hay được hoàn trả hoàn toàn bằng tiền
mặt cho nhà đầu tư. Nhưng nếu một quỹ bị thua lỗ nhiều hơn số lợi nhuận kiếm được
trong bất kỳ một năm nào, quỹ đó có thể trừ khoản lỗ đó từ những khoản lợi tức trong
tương lai. Khi nào phần lợi nhuận thu về bằng với những khoản lỗ dồn lại thì lúc đó
các khoản chia lãi đó mới bị tính thuế, mặc dù giá cổ phiếu có thể tăng lên biểu thị khả
năng sinh lợi cải thiện. Tổng tài sản ròng của quỹ (net asset value) được tính toán theo
từng ngày.
Phần lớn các quỹ tương hỗ là các quỹ mô hình mở (quỹ mở). Điều này có nghĩa là
nhà đầu tư muốn mua bao nhiêu cổ phiếu thì quỹ sẽ bán bấy nhiêu. Khi tiền đã đầu tư
vào quỹ, quỹ sẽ phát triển hơn. Nếu nhà đầu tư muốn bán, quỹ đó sẽ mua lại cổ phiếu
(chứng chỉ quỹ) của họ. Đôi khi, một quỹ tương hỗ mô hình mở này sẽ "đóng cửa" đối
với các nhà đầu tư mới, khi quỹ đó đã phát triển quá lớn để có thể quản lý một cách
hiệu quả - trong khi đó lại không đóng cửa đối với các nhà đầu tư hiện tại - họ vẫn có
thể tiếp tục đầu tư thêm tiền vào quỹ. Khi một quỹ đóng cửa theo kiểu này, công ty
đầu tư thường tạo ra một quỹ tương tự để tận dụng nguồn vốn của các nhà đầu tư.
Quỹ tương hỗ mô hình đóng (quỹ đóng) thì rất giống với các cổ phiếu về cách cổ
phiếu của quỹ được giao dịch. Bởi vì các quỹ này đầu tư tiền vào vô số chứng khoán,
nên họ chỉ có thể nâng số tiền đầu tư trong một lần duy nhất và họ cũng chỉ chào bán
một số lượng cố định nào đó các cổ phiếu của mình - những cổ phiếu sẽ được giao dịch
trên một thị trường (vì thế loại quỹ này còn có tên là quỹ giao dịch trên thị trường quỹ)
hoặc qua quầy (OTC). Giá thị trường của cổ phiếu một quỹ tương hỗ thường thay đổi
theo nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như theo giá trị mà quỹ hiện đang nắm giữ.
3. Ưu điểm Quỹ tương hỗ đem lại cho các nhà đầu tư:
Có thể tham gia đầu tư chứng khoán cả khi có nguồn vốn lớn hay nhỏ. Vì vậy
có thể huy động được mọi nguồn vốn trong trong xã hội
Cơ hội đầu tư vào một danh mục đa dạng các loại chứng khoán, san sẻ được các
rủi ro và kiếm lời được một cách tối đa
Cơ hội đầu tư vào một sản phẩm được quản lý chuyên nghiệp
Cơ hội đầu tư vào hàng chục loại quỹ khác nhau, từ những quỹ tăng trưởng cho
tới những quỹ tăng trưởng mạnh, quỹ trái phiếu hay quỹ tương hỗ khác.
Cơ hội đầu tư vào chứng khoán có tính thanh khoản (liquid security)
4. Những khiếm khuyết của quỹ tương hỗ:
a. Không được bảo hiểm:
Quỹ tương hỗ, mặc dù được điều tiết bởi Chính phủ, nhưng lại không được bảo hiểm
để chống lại sự mất mát. Như tại Mỹ, Hội đồng bảo hiểm tiền gửi liêng ban (FDIC) chỉ
bảo hiểm chống lại sự mất mát trong hoạt động tại các ngân hàng, quỹ tín dụng, bảo
hiểm tiền gửi và cho vay, nhưng không bảo hiểm cho quỹ tương hỗ. Điều đó có nghĩa
là, mặc dù những quỹ tương hỗ sẽ giảm được rủi ro nhất định do sự đa dạng hóa trong
danh mục nhưng sự mất mát có thể xuất hiện, và trường hợp có khả năng mất đi phần
lớn giá trị đầu tư (trường hợp hy hữu).
b. Sự pha loãng:
Mặc dù sự đa dạng hóa danh mục sẽ giảm được rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư
của quỹ hỗ tương, nhưng quỹ tương hỗ cũng có sự bất lợi nhất định về sự pha loãng
giá.
Ví dụ như, một chứng khoán riêng lẻ được nắm giữ bởi quỹ tương hỗ tăng gấp đôi giá
trị, nhưng quỹ tương hỗ này sẽ không tăng lên tương ứng gấp đôi bởi vì chứng khoán
đó chỉ là một phần nhỏ trong danh mục nắm giữ của quỹ. Bằng việc nắm giữ nhiều
khoản đầu tư khác nhau, quỹ tương hỗ có xu hướng là cũng không quá tốt hoặc không
quá xấu.
c. Phí:
Hầu hết các quỹ tương hỗ đều có phí quản lý quỹ và phí điều hành, mức phí này
thường từ 1,0 – 1,5%/năm. Thêm vào đó, một số quỹ tương hỗ còn có mức phí hoa
hồng 12b-1 fees, phí này được tính như là phần chi phí phải trả cho việc quảng cáo,
phân bổ, chi phí dịch vụ, phí phải trả cho các môi giới. Một trong những quỹ tương hỗ
còn thu phí trong hoạt động hằng ngày, không giống như khi đầu tư chứng khoán, chỉ
phải trả phí khi nhà đầu tư giao dịch mua hoặc bán chứng khoán.
d. Mutual Funds and Poor trade Execution:
Nếu như bạn mua hoặc bán một chứng chỉ quỹ tương hỗ, giao dịch sẽ thực hiện vào lúc
thị trường giao dịch sắp đóng cửa, bạn sẽ tham gia lệnh mua hoặc bán chứng chỉ quỹ.
e. Hầu hết các quỹ tương hỗ đều có mức phân phối giá vốn tăng lên cao:
Nếu như quỹ tương hỗ bán đi lượng đầu tư đang nắm giữ và có được khoảng lợi nhuận
đạt được do tăng giá, và không phải tất cả các quỹ hỗ tương đều phân phối phần lợi
nhuận tăng lên này, nguyên tắc là khi đạt được lợi nhuận này thì phải phân bổ cho cổ
đông. Trái lại, hầu hết vòng quay vốn của các quỹ ở mức thấp và không phân bố giá
vốn tăng lên theo nguyên tắc hoạt động bình thường của quỹ.
f. Tiền mặt cho thanh khoản:
Quỹ tương hỗ là tập hợp rất nhiêu nhà đầu tư, vì thế mỗi ngày có rất nhiều nhà đầu tư
tiền vào quỹ. Và để duy trì được tính thanh khoản, quỹ cần giữ một phần lớn danh mục
đầu tư của họ như là tiền mặt. Điều này giúp đảm bảo tình thanh khoản nhưng vốn đầu
tư không được đem đi đầu tư để tạo giá trị cho bạn thì điều này là một bất lợi của quỹ.
II- Các loại hình quỹ tương hỗ:
1. Money market Fund (quỹ thị trường tiền tệ ).
a. Khái niệm
Một quỹ thị trường tiền tệ là một quỹ tương hỗ mở đầu tư vào khoản chứng
chỉ nợ ngắn hạn.
Quỹ thị trường tiền đầu tư vào tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ
thương mại của các công ty như thương phiếu, hối phiếu, hoặc khoản khác có tính
thanh khoản cao và rủi ro thấp (như hợp đồng mua bán kỳ hạn,..)
b. Mục tiêu của quỹ.
Quỹ thị trường tiền tệ đầu tư với mục tiêu duy trì một mức giá trị riêng của họ, sao cho
hình ảnh của quỹ sẽ được mô tả như những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao bằng tiền
mặt. Bạn có thể thu được lợi tức từ những khoản đầu tư mà quỹ kiếm được.
c. Đặc điểm:
Rủi ro thấp và thanh khoản cao, có nghĩa là bạn có thể đổi cổ phiếu
quỹ thành tiền mặt bất cứ lúc nào. Mỗi đêm, lúc đóng cửa, giá trị thực của danh sách
cổ phiếu được xác định. Việc tăng giá trị quỹ là ngay lập tức phản ánh trong một sự
gia tăng giá trị cổ phiếu của bạn. Bạn có bán lại cổ phần quỹ bất kỳ lúc nào.Để Quỹ thị
trường tiền tệ hạn chế tổn thất do tín dụng , thị trường , và rủi ro thanh khoản, theo
quy định của SEC và luật Mỹ, một quỹ tiền chủ yếu là mua khoản nợ với lãi suất cao ,
mà đáo hạn trong vòng dưới 13 tháng., các danh mục đầu tư phải duy trì một kỳ hạn
thanh toán bình quân (WAM) của 90 ngày hoặc ít hơn và không được đầu tư hơn 5%
trong bất kỳ một công ty phát hành, ngoại trừ chứng khoán chính phủ và các thỏa thuận
mua lại . Các quỹ này được coi là an toàn, vì vậy một số nhà đầu tư ưa thích các quỹ
này hơn là các quỹ cổ phiếu hay quỹ trái phiếu
Rằng một quỹ tiền không phải là một khoản tiền gửi ngân hàng, không
được bảo hiểm và có thể mất đi giá trị. Không giống như một tài khoản tiền tiền gửi tại
ngân hàng, quỹ thị trường tiền không được bảo hiểm bởi Chính phủ (chính quyền liên
bang).
Các quỹ thị trường tiền tệ có vai trò quan trọng cung cấp tính thanh khoản cho
các trung gian tài chính.
Lợi tức được dựa trên các mức lãi suất có hiệu lực trên thị trường tiền tệ
:Các quỹ này có những rủi ro tương đối thấp so với các quỹ khác nhau và trả cổ tức mà
thường phản ánh lãi suất ngắn hạn.
Nguy cơ lớn nhất liên quan đến đầu tư trong các quỹ thị trường tiền tệ đó
là nguy cơ lạm phát sẽ vượt qua tỉ lệ chi trả cổ tức của quỹ , do đó làm giảm sức mua
của tiền nhà đầu tư – tiền quỹ.
Đây là loại đầu tư đặc biệt phù hợp với những người không muốn chấp nhận rủi
ro và những ai muốn để có thể thu hồi bất kỳ lúc nào trong trường hợp cần.
2. Bond fund:
A. Khái niệm:
Quỹ trái phiếu là một qũy đầu tư vào trái phiếu và chứng khoán nợ khác.
Quỹ trái phiếu đầu tư vào : Trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu
đô thị,…với các kỳ hạn : ngắn, trung, dài hạn
b. Mục tiêu:
Mục tiêu của quỹ này là đem đến cho nhà đầu tư một khoản thu nhập ổn định và
thường xuyên. Quỹ này sẽ ưu tiên đầu tư vào các công cụ nợ chính phủ và công ty. Trong khi
danh mục chứng khoán mà quỹ nắm giữ có thể gia tăng giá trị, thì mục tiêu chính của các quỹ
này vẫn là mang lại cho Nhà đầu tư một chuỗi thu nhập cố định.
C, Đặc điểm:
Rủi ro :Mặc dù quỹ đầu tư vào trái phiếu song quỹ này không phải không có rủi
ro. Vì có rất nhiều loại trái phiếu khác nhau nên quỹ đầu tư trái phiếu cũng rất khác biệt tùy
thuộc quỹ đó đầu tư vào loại trái phiếu nào. Chẳng hạn, một quỹ chuyên đầu tư vào trái phiếu
có độ rủi ro và thu nhập cao thì rủi ro sẽ cao hơn nhiều so với quỹ đầu tư vào trái phiếu chính
phủ. Hơn nữa, hầu như tất cả các quỹ đầu tư trái phiếu đều có thể gặp rủi ro về lãi suất, nghĩa
là nếu lãi suất tăng giá chứng chỉ quỹ này sẽ giảm.
Chi trả cổ tức: Quỹ trái phiếu thường trả cổ tức định kỳ bao gồm các khoản
thanh toán lãi suất cơ bản của chứng khoán quỹ cộng với lãi vốn thực hiện đánh giá định kỳ.
Hầu hết các quỹ trái phiếu trả cổ tức thường xuyên hơn so với trái phiếu riêng lẻ. Tương tự
như trái phiếu, các quỹ trái phiếu cũng tạo ra thu nhập. Nhưng các quỹ này lại không giống
trái phiếu ở chỗ cổ phiếu của quỹ lại không có ngày đáo hạn và không có những khoản lợi tức
đảm bảo từ số tiền mà bạn đầu tư, một phần vì cổ phiếu của quỹ có những thời hạn khác nhau
Quản lý: các cung cấp nhà quản lý quản lý tập trung các nhà đầu tư cá nhân,
tìm kiếm các khoản tín dụng công ty phát hành, kỳ hạn thanh toán, giá cả, giá trị danh nghĩa,
lợi nhuận và vô số các yếu tố khác ảnh hưởng đến đầu tư trái phiếu.
Đa dạng hóa: các quỹ trái phiếu đầu tư vào nhiều loại trái phiếu, vì vậy mà
danh mục đầu tư tương đối đa dạng, và khi một trái phiếu hoạt động kém hiệu chỉ là một trong
nhiều trái phiếu quỹ, ảnh hưởng tiêu cực của nó vào danh mục đầu tư của nhà đầu tư tổng thể
là giảm đi.
Tự động tái đầu tư thu nhập: Trong một quỹ, thu nhập từ tất cả các trái phiếu
có thể được tái đầu tư tự động bạn có thể tái đầu tư cổ tức của mình để mua thêm cổ phiếu một
cách tự động và bổ sung giá trị đầu tư vào giá trị của quỹ.
Tính thanh khoản: Bạn có thể bán cổ phần trong một quỹ trái phiếu bất kỳ lúc
nào mà không liên quan đến thời gian đến hạn của trái phiếu. .
Quỹ trái phiếu xuất hiện vô cùng đa dạng, với những mục tiêu và chiến lược đầu tư
khác nhau. Có những quỹ trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao về đầu tư và cũng có cả
những trái phiếu vô giá trị với đầy rủi ro được bán dưới nhãn mác hứa hẹn lợi suất cao. Bạn có
thể chọn quỹ trái phiếu Kho bạc Mỹ dài hạn và trung hạn, - đây là một quỹ kết hợp các loại
trái phiếu có thời hạn khác nhau và rất nhiều các trái phiếu đô thị.
3) Quỹ cân bằng - Balanced Funds:
Đây là một dạng Quỹ đầu tư tương hỗ (Mutual Funds) mà mục tiêu của nó là là mang
lại cho nhà đầu tư một khoản thu nhập đảm bảo cân bằng giữa các khoản lợi tức cố
định và sự gia tăng giá trị (chứng chỉ) quỹ. Chiến lược đầu tư của quỹ cần bằng là đầu
tư vào danh mục bao gồm cả trái phiếu và cổ phiếu. Một quỹ cân bằng điển hình có tỷ
lệ phân bổ danh mục đầu tư như sau: 60% vào cổ phiếu và 40% vào trái phiếu và các
công cụ nợ khác. Ngoài ra, mỗi Quỹ đầu tư cân bằng thường có các quy định về mức
tối thiểu và tối đa cho các tỷ lệ phân bổ đầu tư vào các tài sản nêu trên.
Một quỹ có tính chất tương tự là quỹ phân bổ tài sản đầu tư. Loại quỹ này có cùng mục
tiêu đầu tư tuy nhiên không bắt buộc phải duy trì một mức cụ thể tỷ lệ đầu tư vào một
loại tài sản nào đó mà được tự do quyết định điều chỉnh tỷ lệ phân bổ tài sản đầu tư tùy
vào từng giai đoạn thay đổi của chu kỳ kinh tế và kinh doanh.
4) Quỹ đầu tư vào cổ phiếu - Equity funds (stocks)
Quỹ đầu tư vào cổ phiếu chiếm ưu thế trong các phân loại Quỹ tương hỗ. Mục tiêu đầu
tư của loại quỹ này là tăng trưởng vốn trong dài hạn với một khoản thu nhập cố định
nhỏ. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại cổ phiếu nên cũng có nhiều loại quỹ
đầu tư cổ phiếu khác nhau. Vì vậy có thể xác định các dạng khác nhau của một quỹ này
bằng cách sử dụng hộp Style box bên dưới.
Ở đây sẽ phân biệt các dạng quỹ đầu tư vào cổ phiếu dựa trên hai yếu tố: quy mô của
các công ty mà quỹ đầu tư vào và phong cách đầu tư của công ty quản lý quỹ. Thuật
ngữ “value – giá trị” muốn nói đến một phong cách theo đó tìm kiếm cơ hội đầu tư vào
các công ty có chất lượng cao nhưng không còn được ưa chuộng trên thị trường. Các
công ty này thường có hệ số P/E và hệ số giá trên giá trị sổ sách thấp và tỷ lệ trả cổ tức
cao. Ngược lại với loại quỹ “giá trị” là quỹ “growth – tăng trưởng”, áp dụng chiến lực
đầu tư vào các công ty có (và kỳ vọng là sẽ tiếp tục duy trì được) tốc độ tăng trưởng
cao về lợi nhuận, doanh thu và dòng tiền. Một loại quỹ kết hợp giữa hai loại “giá trị”
và “tăng trưởng” nêu trên là loại quỹ hỗn hợp (blend), chuyên đầu tư vào cổ phiếu của
các công ty không được phân loại vào 02 nhóm trên.
Có thể đưa ra một ví dụ như sau: một quỹ đầu tư vào các công ty có mức vốn hóa thị
trường lớn và khả năng tài chính mạnh nhưng gần đây giá cổ phiếu của họ giảm có thể
được xếp vào nhóm “large và value”. Ngược lại, là quỹ đầu tư vào các công ty công
nghệ mới thành lập với triển vọng tăng trưởng rất lớn. Quỹ như vậy có thể được phân
loại là “small and growth”.
5. Global funds (hay còn gọi là world funds) là một loại quỹ tương hỗ, đầu tư khắp
nơi trên thế giới, kể cả quốc gia của chủ đầu tư. Global funds được lựa chọn chủ yếu
bởi các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa chống lại rủi ro tại một quốc gia cụ thể nào đó,
mà không loại trừ đất nước của họ. Ví dụ, nếu chính phủ của một quốc gia công bố
mức thâm hụt ngân sách lớn hơn bình thường, hoặc ngân hàng trung ương tăng lãi suất,
điều này có thể ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán trong tại quốc gia đó nhưng điều đó
không nhất thiết ảnh hưởng đến các quốc gia khác...
International Funds (foreign funds) là một loại quỹ tương hỗ chỉ đầu tư ra
nước ngoài, thông thường nhất là mua cổ phiếu và trái phiếu của các công ty nước
ngoài ngay tại thị trường chứng khoán của khu vực nước ngoài đó. Các quỹ này giúp
đa dạng hóa danh mục đầu tư ở nước ngoài của chủ đầu tư. Nếu nhà đầu tư hiện đang
nắm giữ một danh mục đầu tư bao gồm chủ yếu là các khoản đầu tư trong nước, người
đó có thể chọn để đa dạng hoá bằng cách đầu tư vào international funds. Hay một nhà
đầu cơ cũng có thể đầu tư vào international funds nếu dự đoán giá chứng khoán sẽ tăng
ở một nước nào đó. Hiện nay có một số khu vực có nền kinh tế đang phát triển mạnh
nên có nhiều cơ hội tăng trưởng như Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á…
6. Specialty Funds:
6.1/ Sector Fund
a/ Định nghĩa
Một quỹ khu vực là một quỹ hỗ tương, quỹ giao dịch mua bán trao đổi-đó tập
trung đầu tư vào một ngành duy nhất của thị trường. khu vực A là một phần của thị
trường đó là tập trung vào cùng một đường kinh doanh. Ví dụ, Bank of America là
trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, trong khi Wal-Mart là trong lĩnh vực dịch vụ tiêu
dùng.
b/ Ba đặc trưng chung của các quỹ khu vực:
Tập trung vào các cổ phiếu trong một doanh nghiệp nhất định hoặc công nghiệp.
Tập trung số lượng cổ phần.
Dễ bay hơi hơn so với thị trường chứng khoán tổng thể.
c/Các khu vực của Quỹ Khu Vực:
Wal-Mart là trong lĩnh vực dịch vụ tiêu dùng, nhưng nó có thể được tiếp tục
phân loại như là một cửa hàng giảm giá.
Ngân hàng Mỹ trong khu vực công việc ngân hàng.
Allstate là trong lĩnh vực bảo hiểm
d/Mục Tiêu:
Quỹ Khu Vực được nhắm mục tiêu vào các ngành cụ thể của nền kinh tế như tài
chính, công nghệ, y tế, ..v..v.. ngành quỹ cực kỳ dễ bay hơi. Có một khả năng lớn hơn
lợi ích lớn, nhưng bạn phải chấp nhận rằng khu vực của bạn có thể tăng.
6.2/ Regional Funds
a/ Định nghĩa:
Là quỹ hỗ tương có những giới hạn trong đầu tư và chứng khoán từ một vùng
địa lý xác định, chẳng hạn như Mỹ Latinh, châu Âu hay châu Á.
Một khu vực của quỹ hỗ tương thường sẽ xem xét để sở hữu một danh mục đầu
tư đa dạng của các công ty có trụ sở và hoạt động ra khỏi khu vực địa lý của mình quy
định. Tuy nhiên, một số quỹ khu vực cũng có thể được thiết lập để đầu tư vào một
phân đoạn cụ thể của nền kinh tế của khu vực, chẳng hạn như năng lượng.
b/ Mục tiêu
Đối với chủ đầu tư, lợi ích chính của một quỹ khu vực là tăng, đa dạng hóa của
mình bằng cách tiếp xúc với một khu vực địa lý cụ thể nước ngoài. Các quỹ này là thực
tế cho các nhà đầu tư trung bình, vì hầu hết mọi người sẽ không có đủ vốn để đa dạng
hoá đầy đủ tự qua nhiều khoản đầu tư trong khu vực.
Khu vực quỹ chọn chứng khoán thông qua các tiêu chí địa lý. Họ không nhầm
lẫn với các quỹ khác nhau như quỹ quốc tế, mà cố gắng để cung cấp cho các nhà đầu tư
với một danh mục đầu tư đa dạng bao trùm toàn thế giới các quỹ quốc gia, hoặc, trong
đó cung cấp cho các nhà đầu tư có tiếp xúc đa dạng cho các công ty trong một quốc gia
cụ thể.
7. Sẽ bổ sung từ bài Dũng gửi
8. Funds of funds (FOF) – Quản lý đầu tư đa
FoF là loại quỹ đầu tư v