Tiểu luận Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế. Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại. Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thương mại cũng ngày càng được mở rộng. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó. Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng trên cho thấy việc phát hiện, phòng ngừa những rủi ro trong thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là một việc làm cần thiết mà các Ngân hàng Thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm chú trọng.

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7101 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế. Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại. Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thương mại cũng ngày càng được mở rộng. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó. Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng trên cho thấy việc phát hiện, phòng ngừa những rủi ro trong thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là một việc làm cần thiết mà các Ngân hàng Thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm chú trọng. Với mong muốn góp phần vào công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng chứng từ, chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu đề tài :" Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ", qua đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các bên, giảm thiểu rủi ro trong phương thức thanh toán này. Phần I: Khái quát về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1. Thanh toán quốc tế và các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu 1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT) Dưới giác độ kinh tế, TTQT là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán quốc tế trong quan hệ thanh toán giữa các nước. Trong quan hệ đó, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được quy định lại thành những điều kiện gọi là các điều kiện thanh toán quốc tế sau: Điều kiện về tiền tệ Điều kiện về địa điểm Điều kiện về thời gian Điều kiện về phương thức thanh toán Điều kiện về đảm bảo hối đoái Những điều kiện này được thể hiện trong các điều khoản thanh toán của hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước, các hiệp định thương mại, các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. 1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang tiến hành sự nghiệp xây dựng đất nước. Thông qua hoạt động TTQT, chúng ta có thể tận dụng được vốn, công nghệ nước ngoài để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế đất nước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Hoạt động TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Hoạt động TTQT của các ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó là công cụ, là cấu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. Hoạt động TTQT giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Do vị trí địa lý của các bạn hàng thường cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng của người mua, của bên nợ. Đồng thời trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, tình trạng lừa đảo ngày càng tăng nên rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng nhiều. Tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp các nhà xuất khẩu hạn chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh quốc tế, nhờ đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Đối với ngân hàng thương mại, việc mở rộng hoạt động TTQT có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Đây không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn được coi là một nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác phát triển. Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng có nhu cầu giao dịch kinh doanh quốc tế, trên cơ sở đó ngân hàng phát triển được các nghiệp vụ như huy động vốn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác, nhờ đó quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh đối ngoại giúp cho ngân hàng nâng cao uy tín và ngày một tạo niềm tin vững chắc cho ngân hàng. Tóm lại, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tăng thu nhập, uy tín và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. 1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu: Phương thức TTQT là việc tổ chức quá trình trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giưã người xuất khẩu và người nhập khẩu Thực chất phương thức thanh toán là cách thức người bán thu tiền còn người mua trả tiền. Trong buôn bán Quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuy vậy, việc lựa chọn các phương thức đều phải xuất phát từ nhu cầu của người bán, thu tiền nhanh, đầy đủ và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng. Trong ngoại thương có 5 phương thức thanh toán sau thường được áp dụng bao gồm: Phương thức thanh toán bằng tiền mặt (Cash Payment) + CIA: cash in advance + CBD: Cash before delivery + COD: Cash on delivery + CAD: Cash against document Phương thức chuyển tiền ( Remittance ) Phương thức ghi sổ ( Open account ) Phương thức nhờ thu ( Collection of payment ) + Nhờ thu phiếu trơn ( clean collection ) + Nhờ thu kèm chứng từ ( documentary collection ) Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary credit ) Hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được áp dụng phổ biến nhất trong TTQT. 2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: 2.1. Khái niệm Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một Ngân hàng ( ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng ( Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác ( người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có: - Người yêu cầu mở thư tín dụng là Người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho một người khác - Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu - Người hưởng lợi thư tín dụng là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà Người hưởng lợi chỉ định - Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi 2.2. Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: (2) (5) (6) (7) (1) (6) (5) (3) (4) Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng Ngân hàng mở L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C sẽ lập một L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở L/C Ngân hàng thông báo L/C cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung L/C Nếu người xuất khẩu chấp nhận L/C sẽ giao hàng cho người nhập khẩu nếu không thì yêu cầu sửa đổi bổ sung cho phù hợp Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình tới ngân hàng thông báo để qua đó xin ngân hàng mở L/C thanh toán Ngân hàng mở L/C kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì sẽ trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không thấy phù hợp sẽ từ chối thanh toán và gửi lại chứng từ cho người xuất khẩu. Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển toàn bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. 2.3. Ý nghĩa của phương thức tín dụng chứng từ Trong giao dịch thương mại quốc tế hiện đại, các bên đối tác mua bán thường lựa chọn Tín dụng chứng từ làm phương thức thanh toán. Sở dĩ tín dụng chứng từ được ưa chuộng và sử dụng phổ biến như vậy là do nó có những đặc điểm nổi bật so với các phương thức thanh toán khác. Nếu như phương thức chuyển tiền, nhờ thu gây bất lợi cho một bên người mua hoặc một bên người bán, cũng có khi là cả hai bên thì phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn, nó không những mang lại một số quyền lợi nhất định cho Ngân hàng mà nó còn đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên tham gia xuất nhập khẩu: Người bán đảm bảo được thanh toán nếu xuất trình được bộ chứng từ hoàn chỉnh, hợp lệ, còn người mua cũng đảm bảo nhận được hàng đúng thời hạn, đúng như quy định trong hợp đồng. Cụ thể, sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có những ý nghĩa nhất định như sau: * Đối với nhà xuất khẩu Là người hưởng lợi của thư tín dụng, nhà xuất khẩu có được đảm bảo rằng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng (L/C) cho ngân hàng, nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền thanh toán. Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng việc ngân hàng mở thư tín dụng cam kết trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu trên cơ sở chứng từ được trao phù hợp với các điều khoản của L/C. * Đối với nhà nhập khẩu Trước hết, nhà nhập khẩu sẽ nhận được hàng hoá như thể hiện trong các chứng từ được ngân hàng mở L/C ghi rõ trong thư tín dụng. Anh ta cũng được bảo đảm rằng tài khoản của mình sẽ chỉ bị ghi nợ số tiền của thư tín dụng khi tất cả các chỉ thị của thư tín dụng được thực hiện đúng. Trong trường hợp ngân hàng áp dụng mức miễn ký quỹ 100% hoặc một tỷ lệ miễn ký quỹ nhất định nào đó, nhà nhập khẩu sẽ không bị đọng vốn vì không phải ứng trước tiền. Hơn nữa, nhờ có sự bảo đảm về thanh toán, nhà nhập khẩu có thể tiến hành thương lượng các điều kiện tốt hơn về hàng hóa như giá cả, chất lượng và trên hết là có thêm cơ hội để nhập được hàng hoá mà mình cần. * Đối với ngân hàng thương mại (NHTM) Có thể nói, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là một loại hình dịch vụ không thể thiếu của ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu nên khi hoạt động thanh toán đạt hiệu quả cao sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng với một mức rủi ro tương đối thấp. Khi tiến hành nghiệp vụ thanh toán L/C, ngân hàng có được một nguồn thu ổn định từ việc thu phí như phí mở, sửa đổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo, thanh toán, xác nhận L/C (các khoản phí trong nghiệp vụ thanh toán L/C nói chung khá cao, cao hơn so với những phương thức thanh toán khác vì nghiệp vụ này tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao). Ngoài ra khi quy định các khoản ký quỹ cho doanh nghiệp mở L/C ngân hàng còn huy động thêm được một lượng vốn đáng kể phục vụ cho hoạt động của các nghiệp vụ khác như cho vay xuất nhập khẩu, xác nhận, bảo lãnh... Hơn nữa, với việc thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán L/C sẽ góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên nhiều phương diện khác nhau không chỉ ở trong nước mà ngay cả trên trường quốc tế. Phần II: Các loại rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1. Khái niệm Theo nghĩa chung, rủi ro là khả năng một sự kiện không mong muốn, không thuận lợi có thể xảy ra dẫn đến sự mất mát hoặc hư hỏng. Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán. Rủi ro trong thanh toán bằng L/C có thể xảy ra đối với tất cả các bên: đối với người bán, đối với người mua và đối với các ngân hàng. 2. Phân loại: Trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức TDCT, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia vào quy trình này, tổng kết lại gồm 4 loại rủi ro chính: Rủi ro kỹ thuật, rủi ro chính trị, rủi ro hối đoái và rủi ro đạo đức. 2.1. Rủi ro kỹ thuật Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán XNK, như sự sai khác giữa bộ chứng từ thanh toán với hợp đồng hoặc L/C hay việc thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán. 2.1.1. Rủi ro đối với người bán Trong thanh toán xuất nhập khẩu người bán có trách nhiệm chuẩn bị hàng, giao hàng và lập bộ chứng từ nhận hàng cho người mua. Khi ngân hàng là trung gian thanh toán giữa người bán và người mua thì ngân hàng chỉ làm việc với bộ chứng từ mà người bán lập ra. ( Rủi ro trong việc lập chứng từ gửi hàng: Tại các ngân hàng, hầu hết các bộ chứng từ gửi tới thanh toán hàng xuất khẩu đều mắc phải những sai sót đơn giản (như sai chính tả, tên, địa chỉ, số lượng,..) đến những sai sót lớn hơn như không thống nhất với nhau, hối phiếu ghi sai người ký phát, bộ chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng: ví dụ : tại ngân hàng VCB, khi giao dịch L/C số 018012396 ILC 0023, công ty may Hưng Yên là người hưởng lợi đáng lẽ phải ký phát cho Keore Exchange Bank, Seoul thì lại ký phát cho người yêu cầu mở là National Sundrives Import and Export Coporation. Hoặc thậm chí, người xuất khẩu còn lập hoá đơn thương mại với số tiền vượt quá số tiền của thư tín dụng. Nếu đã vượt ra ngoài dung sai cho phép thì ngân hàng mở sẽ từ chối trả tiền. Trong trường hợp này phải lập hai bộ chứng từ thanh toán: một bộ hối phiếu đòi tiền ngân hàng mở thư tín dụng, một bộ hối phiếu đòi tiền người mua với số tiền vượt quá số tiền của thư tín dụng cùng với một uỷ thác nhờ thu ngân hàng thu hộ tiền. Trên tờ hối phiếu nhờ thu này, người bán phải ghi câu: “Số tiền vượt quá chuyển sang nhờ thu”. Như ta đã biết, nếu như bộ chứng từ không phù hợp thì việc thanh toán không thể thực hiện được. Bộ chứng từ là cơ sở để người mua giảm giá, từ chối nhận hàng, kéo dài thời gian thanh toán hay không thanh toán tiền hàng và đặc biệt khi bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì Ngân hàng sẽ từ chối thanh toán. Do vậy, thời gian thanh toán luôn bị kéo dài do chứng từ phải sửa đi sửa lại. Thậm chí những lỗi không sửa được phải đợi sự đồng ý của bên mua. Thường thì các đơn vị xuất khẩu của ta rất eo hẹp về vốn và vì vậy họ thường chọn thanh toán L/C trả ngay. Nhưng nhiều khi do bộ chứng từ có sai sót và phải chờ nhà nhập khẩu chấp nhận, đơn vị mới nhận được tiền. Và như vậy, nhà xuất khẩu sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu tăng vòng quay của vốn. Hơn nữa họ còn bị phạt vì sai sót chứng từ. Rủi ro này là một trở ngại lớn đối với người bán. ( Các sai lầm khi tiến hành giao hàng: việc thực hiện không đúng, sai sót khi giao hàng, hàng hoá giao không đúng quy định về chất lượng, chủng loại, thời hạn… giao hàng, xuất trình chứng từ muộn, chọn sai cảng bốc dỡ, sai hãng vận tải… Trong khi ký hợp đồng, người bán hàng nếu không có trình độ nghiệp vụ ngoại thương thì dễ chấp nhận các điều kiện hợp đồng thương mại bất lợi để rồi sau đó không thực hiện được làm cho đối tác có cơ sở để kéo dài thời gian thanh toán, giảm giá hoặc từ chối thanh toán, khiến cho quá trình thanh toán gặp nhiều khó khăn. Đây là rủi ro thường gặp nhất là ở các đơn vị mới tham gia vào hoạt động xuất khẩu. (Rủi ro do chưa nắm bắt được các thủ tục tố tụng, khi quá trình thanh toán có khúc mắc xảy ra thì người bán không khiếu nại kịp thời, đúng chỗ mà chỉ biết khiếu nại ngân hàng dẫn đến người bán bị kéo dài thời hạn thanh toán. Ví dụ như khiếu nại về việc chậm thanh toán của người mua khi đã nhận chứng từ và nhận đủ hàng. 2.1.2. Rủi ro đối với người mua ( Thứ nhất là rủi ro trong việc làm đơn yêu cầu mở L/C không cụ thể và đầy đủ dẫn đến việc người bán có thể lợi dụng các sơ hở trong L/C để cung cấp hàng hóa không đúng như mong muốn của người mua. ( Thứ 2 là rủi ro trong việc chấp nhận chứng từ do người bán lập ra để thanh toán: khi chứng từ xuất trình hoàn toàn không đúng với tình trạng của hàng hoá thì sau khi thanh toán người mua sẽ nhận được số hàng không đúng yêu cầu có thể là cả về chất lượng cũng như số lượng và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là làm mất uy tín trong kinh doanh của người mua. Mặt khác chứng từ còn là cơ sở pháp lý đầu tiên của hàng hoá, nếu người mua hàng không xem xét kỹ lưỡng từ lỗi câu chữ đến số lượng các loại chứng từ cũng như người cấp giấy chứng nhận…thì sẽ khó khăn trong việc khiếu kiện khi có rủi ro về hàng hoá. ( Thứ ba là rủi ro do chưa nắm bắt được các thủ tục tố tụng, khi quá trình giao hàng có khúc mắc xảy ra thì người mua không khiếu nại kịp thời, đúng chỗ dẫn đến người mua bị lỡ cơ hội kinh doanh hay bị đọng vốn. Ví dụ như người bán giao hàng không đúng quy định, khiếu nại về việc giao hàng không đúng quy định của khách hàng nước ngoài, khiếu nại việc mất mát tổn thất lớn với hãng vận tải và bảo hiểm… Ba loại rủi ro nêu trên đều là rủi ro liên quan đến kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ của các cán bộ trong đơn vị mua hàng: theo một số báo cáo thống kê, có hơn 40% cán bộ thuộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhưng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương. Do sự yếu kém trong nghiệp vụ ngoại thương của các đơn vị XNK, vì vậy họ đã sai sót trong việc lựa chọn đối tác; không tìm hiểu kỹ, không nắm vững khả năng của bên bán dẫn đến khi không nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng theo hợp đồng..vv.. thì kế hoạch kinh doanh bị phá vỡ. 2.1.3. Rủi ro đối với Ngân hàng Rủi ro kỹ thuật xuất hiện ở các khâu trong quy trình thanh toán, xảy ra khi ngân hàng tuân thủ không đúng theo quy định của luật pháp và các quy tắc được áp dụng. Ngân hàng thường gặp phải một số rủi ro về kỹ thuật sau: Do công tác quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ của ngân hàng: Nghiệp vụ TTQT là một nghiệp vụ không hề đơn giản, hơn nữa, sự xuất hiện của nhiều thủ đoạn lừa đảo mới rất tinh vi trong TTQT đã làm cho nghiệp vụ này càng trở nên phức tạp, nhiều rủi ro. Chính vì vậy, các cán bộ nghiệp vụ của ta ở một số chi nhánh do chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo sâu, chưa nắm bắt kịp thời kỹ thuật nghiệp vụ nên đã dẫn đến không ít trường hợp sơ suất trong quá trình thực hiện thanh toán, gây ra thiệt hại lớn cho khách hàng và ngân hàng. Do sai sót trong quan hệ với khách hàng trong nước: Việc thu nhập, phân tích thông tin, đánh giá tình hình hoạt động trong kinh doanh của các doanh nghiệp còn chưa được đầy đủ và chặt chẽ. Có khách hàng có hiện tượng vi phạm cam kết về tài chính với ngân hàng nhưng vẫn được bảo lãnh, hay có những khách hàng làm ăn phạm pháp song ngân hàng cũng không tìm hiểu kỹ và kết quả là khi doanh nghiệp rơi vào vòng tố tụng thì ngân hàng phải chịu hết rủi ro. Trong trường hợp này, nếu ngân hàng đứng ra trả tiền thay cho các doanh nghiệp đó thì rủi ro rất cao bởi vì khả năng thu hồi tiền là rất mong manh. Nhưng theo quy định của L/C thì ngân hàng mở phải có trách nhiệm trả tiền cho người bán khi người mua mất khả năng thanh toán. Điển hình là trường hợp của VCB khi cấp L/C trả chậm cho các hợp đồng của vụ án Minh Phụng, Tamexco... Các quy định về an toàn trong ký quỹ L/C, đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố, cam kết của ngân hàng chưa được áp dụng chặt chẽ. Thậm chí đối với các L/C thế chấp bằng chính lô hàng nhập cũng chưa có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ ngân hàng đối với hàng nhập về này nên khách hàng đã bán hàng và sử dụng tiền vào mục đích khác mà ngân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan.doc
  • doc1 - trang bia.doc
  • doc2 - muc luc.doc
Luận văn liên quan