Nhiều học giả cho rằng các nguyên tắc pháp luật chung thực chất chỉ là sự khẳng định lại
các nguyên tắc pháp luật tự nhiên. Một số khác lại coi các nguyên tắc pháp luật chungchỉ là tiểu
đề của luật điều ước và luật tập quán quốc tế trừ khi nó phản ánh sự đồng thuận của các quốc gia.
Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế
Dù thế nào thì các học giả nhìn chung đều chấp nhận rằng cácnguyêntắc pháp luật chunglà
nguồn riêng biệt và độc lập của luật nhưng có phạm vi khá giới hạn.
Cụm từ “các nguyên tắc pháp luật chung” (general principles) cũng là vấn đề tranh cãi
trong đó tồn tại hai quan điểm chính. Quan điểm thứ nhất cho rằng đó là các nguyên tắc chung
của luật quốc tế; quan điểm thứ hai cho rằng đó là các nguyên t ắc chung của luật quốc gia. Tuy
nhiên, cũng không có lí do nàođể nói rằngnó không thể là cả hai.
Theo cách định nghĩa thứ nhất, các nguyên tắc pháp luật chung chính là cá c nguyên tắc của
luật quốc tế. Cách định nghĩa này có vẻ đã hạn chế phạm vi các nguyên tắc có thể được áp dụng.
Theo cách định nghĩa thứ hai, những thiếu sóttrong luật quốc tế có thể được bù đắpbằng cách
dựa theo các nguyên tắc phổ biến với tất cả hoặc hầu hết cáchệ thống luật phápquốc giabởi lu ật
củacác quốc gia là khác nhau nhưng các nguyên tắc cơ bản thì thường tương tựnhau.Cách định
nghĩa này lại không đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà được tất cả các quốc
gia thừa nhận. Do đó, “các nguyên tắc pháp luật chung” nên được hiều đầy đủ bảo gồm các
nguyên tắc chungcủa luật quốc tế và các nguyên tắc chung phổ biến của luật quốc gia.
Không có gì phải bàn cãi về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nhưng với các nguyên
tắc chung của luật quốc gia thì việc xem xét xem các nguyên tắc đó có th ể được coi là các
nguyên tắc pháp luật chung hay không lại gặp một số khó khăn.
Trên thực tế, không phải tất cả các nguyên tắcpháp luật chung được áp dụng trong thực
tiễn quốc tế đều xuất phát từ hệ thống pháp luật quốc gia và được chuyển hóa thành luật quốc tế
bằng cách công nhận. Một vài nguyên tắc dựa vào “công lýtự nhiên”(natural justice)phổ biến
với tất cả các hệ thống pháp luật (như nguyên tắc good faith, estoppels và proportionality), một
vài nguyên tắc lại chỉ được áp dụng theo logic mà các luật sư cảm thấy hợp lý (ví dụ như luật lex
specialis derogate legi generali - luật cụ thể chiếm ưu thế hơn luật chung chung , lex posterior
delogat legi priori –luật ra đời sau bãi bỏ hiệu lực của luật trước đó) , và một vài nguyên tắc
khác lại liên quan đến “tình trạng đặc trưng của cộng đồng quốc tế” (the specific nature of
international community) nhưcác nguyên tắcJus cogens. Bởi vậy, Các nguyên tắc của luật quốc
gia có thể được coi lànguyên tắc chung của luật quốc tế chỉ giới hạn trong một số các nguyên tắc
mang tính thủ tục như: quyền tranh tụng công bằng, từ chối thẩm quyền, hay sự cạn kiệt các biện
pháp nội địa (exhaustion of local remedies) và một vài các nguyên tắc quan trọng, mang tính
chất căn bản như phong tục tập quán lâu đời (prescription) và trá ch nhiệm đối với vi phạm.
Chính thẩm phán và các trọng tài viên là người quyêt định xem một nguyên tắc pháp luật quốc
gia có thể được áp dụng như một nguyên tắc pháp luật chung của luật quốc tế hay không. Việc
này được biết đến như vai trò sáng tạo (creative role) của quan tòa và thường không phổ biến
trong hệ thống pháp luật quốc tế.
13 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các nguyên tác chung của luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế
1
Tiểu luận
Các nguyên tác chung của luật quốc tế
Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế
2
MỤC LỤC
A. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA LUẬT QUỐC TẾ - GENERAL
PRINCIPLES OF INTERNATIONAL LAW: ................................................... 3
B. VỤ NHÀ MÁY CHORZOW........................................................................... 6
I. Tóm tắt vụ việc. .............................................................................................. 6
II. Submission của các bên ............................................................................... 6
1. Nguyên đơn Đức ..................................................................................... 6
2. Bị đơn Ba Lan ......................................................................................... 8
III. Lập luận của Toà ........................................................................................ 9
1. Vấn đề đối tượng tranh chấp ................................................................... 9
2. Vấn đề về sự tồn tại của nghĩa vụ bồi thường ....................................... 10
3. Vấn đề lượng và phương pháp đền bù .................................................. 10
4. Về submission 4(d) của Đức ................................................................... 11
Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế
3
A. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA LUẬT QUỐC TẾ - GENERAL PRINCIPLES OF
INTERNATIONAL LAW:
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp mà một Tòa án xem xét một vụ việc trước khi biết
rằng không có quy định hay tập quán nào có thể được áp dụng trong vụ việc đó. Khi ấy, các
nguyên tắc pháp luật chung sẽ được viện dẫn đến.
Các nguyên tắc pháp luật chung là nguồn thứ 3 được liệt kê tại điều 38 Quy chế TAQT:
ARTICLE 38
1. The Court, whose function is to decide in accordance with international law such
disputes as are submitted to it, shall apply:
a. International conventions, whether general or particular, establishing rules
expressly recognized by the contesting States;
b. International custom, as evidence of a general practice accepted as Law;
c. The general principles of law recognized by civilized nations;
d. Subject to the provisions of Article 59, judicial decisions and the teachings of the
most highly qualified publicists of the various nations, as subsidiary means for the
determination of rules of law.
2. This provision shall not prejudice the power of the Court to decide a case en aequo
et bono, if the parties agree thereto.
ĐIỀU 38:
1. Tòa án mà trọng trách là giải quyết phù hợp với Luật quốc tế các tranh chấp đưa ra
trước Tòa, áp dụng:
a. Những điều ước quốc tế chung hoặc riêng, thiết lập các quy tắc được các quốc
gia tranh chấp thừa nhận rõ ràng;
b. Tập quán quốc tế như một chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như là luật;
c. Các nguyên tắc pháp luật chung được các quốc gia văn minh thừa nhận;
d. Phù hợp với điều 59, những quyết định của các tòa án quốc tế và các học thuyết
của các luật gia có trình độ cao của các nước khác nhau, như nguồn bổ sung xác
định các quy tắc của luật.
2. Quy định này không cản trở quyền năng của Tòa án trong việc đưa ra một quyết
định công bằng không dựa trên luật (en aequo et bono) khi giải quyết một vụ tranh
chấp nếu các bên đồng ý.
Nhiều học giả cho rằng các nguyên tắc pháp luật chung thực chất chỉ là sự khẳng định lại
các nguyên tắc pháp luật tự nhiên. Một số khác lại coi các nguyên tắc pháp luật chung chỉ là tiểu
đề của luật điều ước và luật tập quán quốc tế trừ khi nó phản ánh sự đồng thuận của các quốc gia.
Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế
4
Dù thế nào thì các học giả nhìn chung đều chấp nhận rằng các nguyên tắc pháp luật chung là
nguồn riêng biệt và độc lập của luật nhưng có phạm vi khá giới hạn.
Cụm từ “các nguyên tắc pháp luật chung” (general principles) cũng là vấn đề tranh cãi
trong đó tồn tại hai quan điểm chính. Quan điểm thứ nhất cho rằng đó là các nguyên tắc chung
của luật quốc tế; quan điểm thứ hai cho rằng đó là các nguyên tắc chung của luật quốc gia. Tuy
nhiên, cũng không có lí do nào để nói rằng nó không thể là cả hai.
Theo cách định nghĩa thứ nhất, các nguyên tắc pháp luật chung chính là các nguyên tắc của
luật quốc tế. Cách định nghĩa này có vẻ đã hạn chế phạm vi các nguyên tắc có thể được áp dụng.
Theo cách định nghĩa thứ hai, những thiếu sót trong luật quốc tế có thể được bù đắp bằng cách
dựa theo các nguyên tắc phổ biến với tất cả hoặc hầu hết các hệ thống luật pháp quốc gia bởi luật
của các quốc gia là khác nhau nhưng các nguyên tắc cơ bản thì thường tương tự nhau. Cách định
nghĩa này lại không đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà được tất cả các quốc
gia thừa nhận. Do đó, “các nguyên tắc pháp luật chung” nên được hiều đầy đủ bảo gồm các
nguyên tắc chung của luật quốc tế và các nguyên tắc chung phổ biến của luật quốc gia.
Không có gì phải bàn cãi về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nhưng với các nguyên
tắc chung của luật quốc gia thì việc xem xét xem các nguyên tắc đó có thể được coi là các
nguyên tắc pháp luật chung hay không lại gặp một số khó khăn.
Trên thực tế, không phải tất cả các nguyên tắc pháp luật chung được áp dụng trong thực
tiễn quốc tế đều xuất phát từ hệ thống pháp luật quốc gia và được chuyển hóa thành luật quốc tế
bằng cách công nhận. Một vài nguyên tắc dựa vào “công lý tự nhiên” (natural justice) phổ biến
với tất cả các hệ thống pháp luật (như nguyên tắc good faith, estoppels và proportionality), một
vài nguyên tắc lại chỉ được áp dụng theo logic mà các luật sư cảm thấy hợp lý (ví dụ như luật lex
specialis derogate legi generali - luật cụ thể chiếm ưu thế hơn luật chung chung, lex posterior
delogat legi priori – luật ra đời sau bãi bỏ hiệu lực của luật trước đó) , và một vài nguyên tắc
khác lại liên quan đến “tình trạng đặc trưng của cộng đồng quốc tế” (the specific nature of
international community) như các nguyên tắc Jus cogens. Bởi vậy, Các nguyên tắc của luật quốc
gia có thể được coi là nguyên tắc chung của luật quốc tế chỉ giới hạn trong một số các nguyên tắc
mang tính thủ tục như: quyền tranh tụng công bằng, từ chối thẩm quyền, hay sự cạn kiệt các biện
pháp nội địa (exhaustion of local remedies) và một vài các nguyên tắc quan trọng, mang tính
chất căn bản như phong tục tập quán lâu đời (prescription) và trách nhiệm đối với vi phạm.
Chính thẩm phán và các trọng tài viên là người quyêt định xem một nguyên tắc pháp luật quốc
gia có thể được áp dụng như một nguyên tắc pháp luật chung của luật quốc tế hay không. Việc
này được biết đến như vai trò sáng tạo (creative role) của quan tòa và thường không phổ biến
trong hệ thống pháp luật quốc tế.
Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế
5
Khó khăn gặp phải khi chứng minh một nguyên tắc là phổ biến ở hầu hết hoặc tất cả các hệ
thống pháp luật thực tế không quá nghiêm trọng. Các hệ thống pháp luật được phân chia thành
các nhóm luật mà luật của các quốc gia trong cùng một nhóm về cơ bản là giống nhau (ví dụ
thông luật và dân luật). Vấn đề là ở chỗ một nguyên tắc là phổ biến với nhóm luật này nhưng
liệu nó có tương tự ở các nhóm luật khác. Trong quá trình giải quyết các vụ việc, đôi khi các
thẩm phán hay trọng tài viên quốc tế dựa vào các nguyên tắc rút ra từ luật của quốc gia mình mà
không kiểm tra xem các nguyên tắc đó có được thừa nhận ở các quốc gia khác hay không. Thực
tế này hiển nhiên là không được mong đợi nhưng nó quá phổ biến để có thể quy là trái với luật.
Trong việc lựa chọn các thẩm phán cho ICJ, người được lựa chọn phải luôn luôn tâm niệm trong
đầu rằng “trong một cơ quan tổng thế, sự đại diện của các hình thái văn minh chính và các hệ
thống nguyên tắc pháp lý quốc tế phải được đảm bảo” (in the body as a whole the representation
of the main forms of civilization and of the principle legal systems of the world should be
assured”
Vào thế kỷ XIX, khi biện pháp trọng tài quốc tế trở nên phổ biến (được áp dụng rộng rãi),
nhu cầu tìm kiếm các luật liên quan đến thủ tục xét xử được đáp ứng bằng việc sử dụng luật quốc
gia (ví dụ như nguyên tắc chính tòa án có thẩm quyền quyết định liệu tòa có thẩm quyền giải
quyết vụ việc hay không hay nguyên tắc các yêu cầu khởi kiện (claims) được đưa ra Tòa sau
khoảng thời gian trì hoãn không hợp lý sẽ không được xem xét).
Hiện nay, các hợp đồng giữa các cá nhân hay các công ty với các quốc gia hay các tổ chức
quốc tế ngày càng gia tăng. Các điều ước quốc tế hay luật tập quán quốc tế có rất ít các quy tắc
có thể áp dụng được trong các lĩnh vực đó, và những thiếu sót đó được bù đắp bằng việc áp dụng
các nguyên tắc pháp luật chung của luật thương mại và luật hành chính. Các nguyên tắc đó được
dựa theo các nguyên tắc của các hệ thống pháp luật quốc gia. Ví dụ như các tòa hành chính quốc
tế giải quyết các tranh chấp giữa các tổ chức quốc tế với các nhân viên của họ đã áp dụng các
nguyên tắc được vay mượn từ các nguyên tắc pháp luật quốc gia (công chức phải được thông báo
về những ý kiến chống lại họ và có cơ hội phản biện lại những ý kiến đó).
Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, môi trường mà luật quốc tế vận hành rất khác so với môi
trường của luật quốc gia, và các nguyên tắc của luật quốc gia có thể được sử dụng để lấp các chỗ
trống trong luật quốc tế chỉ khi chúng phù hợp với môi trường quốc tế.
Kết luận: vấn đề liệu một tòa án quốc tế có nghĩ vụ hoàn thiện các thiếu sót trong luật quốc
tế chính quy hay mang đến sự hoàn thiện cho hệ thống pháp luật, để đưa ra một phán quyết cứng
rắn và từ đó tránh được việc phải tuyên bố một vụ việc là non liquet (vấn đề không rõ ràng) vẫn
đang là vấn đề gây tranh cãi.
Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế
6
Luật quốc tế không thể luôn chứa đựng được hết các quy định rõ ràng và cụ thể và có thể
áp dụng bất cứ lúc nào trong tất cả các tình huống mang tính chất quốc tế. Tuy nhiên, mỗi tình
huống quốc tế lại luôn được để ngỏ để xem xét với tư cách một vấn đề của luật [every
international situation is capable of being determined as a matter of law].
B. VỤ NHÀ MÁY CHORZOW
I. Tóm tắt vụ việc.
Vụ nhà máy Chorzow bắt nguồn từ Hiệp ước Versailles 1919. Hiệp ước này quy định
rằng một số đất đai phải được Đức chuyển cho Ba Lan và một số vùng đất còn lại thì được xác
định thông qua trưng cầu dân ý (plesbiscite). Công ước Viên đã thừa nhận tính hiệu lực của Hiệp
ước Versailles, và thông qua trưng cầu dân ý, vùng Chorzow sẽ thuộc về Ba Lan. Theo Công
ước Viên, những quốc gia sở hữu đất đai của Đức có quyền trưng thu những đất đai đó như
chính phủ Đức và chính phủ Đức có nghĩa vụ bồi thường nếu có tranh chấp xảy ra đối với vùng
Chorzow đó. Bất kì tranh chấp nào liên quan đến Công ước đều được ra giải quyết ở tòa PCIJ.
Không lâu sau khi vùng Chorzow thuộc về Ba Lan, một tòa án Ba Lan đã ra quyết định
rằng đất đai thuộc về công ty Đức, Oberschlesische Stickstoffwerrke A.G (sau đây gọi là Obers),
phải được trao trả cho Ba Lan. Rắc rối nảy sinh từ vấn đề này đó là những đất đai đó có phải là
“tài sản” của chính phủ Đức hay không hay đó là tài sản riêng của công ty. Khi vụ việc được đưa
ra PCIJ, tòa đã kết luận rằng những đất đai đó là tài sản riêng của công ty Obers và Ba Lan đã
trưng thu tài sản riêng và rõ ràng là việc trưng thu đó là đi ngược lại những quy tắc chung về đối
xử và quyền lợi của người nước ngoài. Do đó, tòa cho rằng không được phép thực hiện những
trưng thu này theo luật quốc tế vào thời điểm đó và nếu việc trưng thu đã xảy ra thì Ba Lan phải
hoàn lại toàn bộ số tiền đã trưng thu. Nguyên tắc chung của luật quốc tế quy định rằng một quốc
gia phải có nghĩa vụ “sửa sai” những vi phạm mà quốc gia đó đã mắc phải.
II. Submission của các bên
1. Nguyên đơn Đức
Đức yêu cầu Toà tuyên bố:
(1) Với lý do là cách xử sự của chính phủ Ba Lan đối với hai công ty Oberschelesische
Stickstoffwerke và Bayerische Stickstoffwerke của Đức là không phù hợp với điều 6 và
các điều khoản sau của công ước Geneva, Ba Lan có nghĩa vụ bồi thường các tổn hại mà
hai công ty nói trên phải gánh chịu từ ngày 3/7/1922 đến ngày đưa ra phán quyết.
Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế
7
(2) (a) Khoản tiền bồi thường cho chính phủ Đức là 58.400.000 phen-ních, cộng thêm
1.650.000 Phen-ních, cộng thêm 6% lợi nhuận từ tổng các khoản tiền đó từ 3/7/1922 đến
ngày phán quyết được đưa ra.
(b) Lượng tiền bồi thường phải trả cho chính phủ Đức đối với những tổn hại gây ra cho
Bayerische Stickstoffwerke A.-G là 20.179.000 Phen-ních.
(3) Đến ngày 30/6/1931, không có một mặt hàng nào liên quan đến chanh được bảo quản
bằng Nito và phân đạm có chứa amoniac được phép xuất khẩu sang Đức, Mỹ, Pháp và
Italia.
Trong trường hợp thay thế, chính phủ Ba Lan phải có nghĩa vụ ngừng việc khai thác nhà
máy hoặc các trang thiết bị hóa học đế sản xuất amoni nitrate
(4) (a) Trong vòng 1 tháng kể từ ngày có phán quyết, Chính phủ Ba Lan phải trả khoản bồi
thường cho Oberschelesische Stickstoffwerke A-G vì chính phủ nước này đã tước mất
nguồn vốn của công ty cộng thêm khoảng thời gian khai thác từ 3/7/1922 đến ngày đưa ra
phán quyết.
(b) Chính phủ Ba Lan phải trả các khoản tiền còn lại trong vòng ít nhất 15 ngày sau khi
năm tài chính bắt đầu theo như phán quyết; trong trường hợp thay thế, tức là khi các khoản
tiền bị ảnh hưởng bởi việc trả góp, chính phủ Ba Lan phải đưa ra hóa đơn trao đổi cho các
khoản trả góp trong vòng 1 tháng kể từ ngày phán quyết được đưa ra, bao gồm cả lãi, kỳ hạn
thanh toán cho Oberschelesische Stickstoffwerke A-G và Bayerische Stickstoffwerke A-G.
(c) Chính phủ Ba Lan phải trả khoản lãi suất 6% mỗi năm kể từ ngày phán quyết được
đưa ra,.
(d) chính phủ Ba Lan không có quyền phản đối yêu cầu của chính nó về các khoản bảo
hiểm xã hội tại Upper Silesia để chống lại những yêu cầu đòi bồi thường của Đức ở trên;
và Ba Lan sẽ không được lợi dụng bất cứ một phản đối nào khác để chống lại yêu cầu bồi
thường; và rằng các khoản tiền được nêu ở khoản (a) và (c) phải được hoàn thành mà
không gặp phải sự khấu trừ vào tài khoản của hai công ty tại ngân hàng Deutsche ở
Beclin;
Trong trường hợp thay thế, sự phản đối đó chỉ có thể được chấp nhận nêu chính phủ Ba
Lan đề xuất một yêu cầu về khoản nợ được công nhận bởi chính phủ Đức hoặc được thiết
lập bởi phán quyết mà hai chính phủ đưa ra.
Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế
8
2 other submissions:
o Chính phủ Ba Lan không có quyền từ chối trả khoản tiền bồi thường cho chính
phủ Đức căn cứ vào các tranh cãi dựa trên điều 256 và nguyên tắc chung là tôn
trọng quyền của Hội đồng Bồi thường và các bên thứ ba
o Nghĩa vụ phải trả tiền bồi thường của chính phủ Ba Lan được Tòa án phán quyết
không thể bị bỏ qua bởi một phán quyết được đưa ra bởi tòa án Ba Lan trong tình
huống liên quan đến câu hỏi về quyền sở hữu cua nhà máy tại Chorzow.
2. Bị đơn Ba Lan
Về submission thứ nhất của Đức: Ba Lan phản đối submission này, trừ vấn đề liên quan
đến bồi thường những tổn thất cho Bayrische
Về submission 2(a) của Đức: Ba Lan yêu cầu bác bỏ submission này; hoặc trong trường
hợp thay thế, việc bồi thường phải tạm thời dừng lại;
Về submission 2(b) của Đức: Ba Lan yêu cầu bác bỏ yêu cầu bồi thường của Đức trừ
trường hợp khoản bồi thường đó không vượt quá 1,000,000 reischmarks và khoản thuê hàng năm
là 250,000 reischmarks,có thể trả từ ngày 1 tháng 1 năm 1928 cho đến ngày 31 tháng 3 năm
1941.
Về submission thứ ba của Đức: Ba Lan yêu cầu bác bỏ submission chính của Đức nhưng
không đưa ra một submission cụ thể nào để chống lại trường hợp thay thế mà Đức đưa ra
Về submission 4(a-c) của Đức: Ba Lan không đưa ra ý kiến cụ thể về submission này.
Tuy nhiên, Ba Lan có đưa lên một submission liên quan đến việc trì hoãn bồi thường:
“Trong trường hợp Toà quyết định Ba Lan phải bồi thường thì việc bồi thường chỉ có thể
thực hiện sau khi Oberchlesische rút lại hành động của mình và đưa vấn đề liên quan đến nhà
máy Chorzow ra trước Toà Trọng tài hỗn hợp Đức-Ba Lan và sau khi bên nguyên chính thức từ
bỏ những yêu cầu chống lại Ba Lan về vấn đề chiếm và khai thác nhà máy Chorzow”
Về submission 4(d) của Đức: Ba Lan đề nghị bác bỏ submission chính, còn về trường
hợp thay thế mà Đức đã đưa lên thì Ba Lan không đưa ra một submission nào chống lại.
Ngoài ra, Ba Lan có đưa lên một submission nằm ngoài phạm vi của các submission của
Đức. Submission này của Ba Lan đã làm phát sinh sự phản đối của Ba Lan đối với các lý lẽ của
Đức trong quá trình tranh tụng miệng:
“Trong bất kỳ trường hợp nào, Chính phủ Đức, trước hết, cần giao lại toàn bộ cổ phần
của công ty Oberschlesische Stickstoffwerke cho chính phủ Ba Lan với giá trị trên danh nghĩa là
Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế
9
110,000,000 mác Đức. Số cổ phần này hiện do bên Đức nắm giữ theo như hợp đồng ngày 24
tháng 12 năm 1919.”
III. Lập luận của Toà
1. Vấn đề đối tượng tranh chấp
Ở phần tranh tụng miệng, đại diện của Đức cho rằng một chính phủ có thể chấp nhận bồi
thường dưới bất kỳ hình thức nào mà nó cho là hợp lý và việc bồi thường cho quốc gia không
nhất thiết phải bao gồm trong bồi thường cho các cá nhân liên quan
Đại diện cho chính phủ Ba Lan lập luận rằng cách nhìn nhận vấn đề như vậy sẽ làm thay
đổi đối tượng của tranh chấp.Theo Ba Lan, đối tượng của tranh chấp ở đây là nghĩa vụ phải bồi
thường cho hai công ty. Tuy nhiên, Đức lại cho rằng việc bồi thường không còn là bồi thường
cho các công ty mà là bồi thường cho quốc gia vì những tổn hại mà quốc gia đó phải chịu. Đại
diện cho chính phủ Ba Lan cho rằng Đức không có quyền thay đổi đối tượng tranh chấp.
Về vấn đề này, Toà lập luận
Có một nguyên tắc của LQT là sự bồi thường cho một hành động sai trái có thể được bao
gồm trong một khoản đền bù tương ứng với những thiệt hại do những hành động trái với LQT
gây ra mà công dân của nước bị ảnh hưởng đã phải gánh chịu. Đây là hình thức bồi thường phổ
biến nhất. Đức trong vụ này đã chọn hình thức bồi thường này và khả năng áp dụng của nó
không hề gây tranh cãi. Bồi thường của một quốc gia cho một quốc gia khác sẽ không thay đổi
tính chất trong trường hợp người ta tính toán những gì phải bồi thường cho một cá nhân và dùng
những tính toán đó để xác định lượng bồi thường cho quốc gia. Các quy tắc luật điều chỉnh việc
bồi thường là các quy tắc của luật quốc tế có hiệu lực giữa hai quốc gia liên quan, không phải là
luật điều chỉnh quan hệ của quốc gia thực hiện hành vi sai trái và cá nhân bị thiệt hại. Các quyền
của cá nhân mà sự vi phạm quyền đó gây ra tổn hại khác với các quyền của quốc gia, mặc dù
quyền này của quốc gia cũng có thể bị vi phạm bởi các hành động tương tự. Do đó, những thiệt
hại mà cá nhân phải gánh chịu không bao giờ giống với những thiệt hại quốc gia phải gánh chịu,
nó chỉ có thể là một công cụ để tính toán những thiệt hại gây ra cho quốc gia mà thôi.
Hơn nữa, trong submission thứ nhất, nguyên đơn yêu cầu thiết lập một nghĩa vụ bồi
thường từ phía bị đơn. Khoản tiền bồi thường phải trả cho chính phủ Đức, theo khoản 2 của
submission cuối cùng, cấu thành một khoản nợ. Việc Đức yêu cầu khoản nợ này được trả vào tài
khoản của 2 công ty được Đức giải thích là đó chỉ đơn giản là áp dụng theo nguyên tắc locus
solutionis (áp dụng luật nơi hợp đồng được thực hiện).
Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế
10
Do đó, Toà kết luận rằng nguyên đơn đã không thay đổi đối tượng tranh chấp trong quá
trình xét xử.
2. Vấn đề về sự tồn tại của nghĩa vụ bồi thường
Đơn của Đức được trình lên đòi bồi thường cho những thiệt hại mà hai công ty phải gánh
chịu. Vấn đề đầu tiên được đặt ra là vấn đề về sự tồn tại của nghĩa vụ bồi thường. Về vấn đề
này, Toà nhận thấy rằng có một nguyên tắc của LQT, thậm chí một khái niệm chung của luật là
bất kỳ một vi phạm luật quốc tế nào cũng bao gồm nghĩa vụ bồi thường. Trong phán quyết số 8,
Toà đã nói rằng bồi thường là một nhân tố không thể thiếu