Tiểu luận Các nội dung pháp lý cơ bản của Luật tố tụng Hình sự EU

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo việc các vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng vì những mục đích cá nhân nhằm đạt được những lợi ích nhất định. Vi phạm trên nhiều phương diện và lĩnh vực như dân sự, hình sự Tuy nhiên, vi phạm pháp luật hình sự là một trong những lĩnh vực đáng lo ngại, nhất là khi nó diễn ra ở một khu vực có nền kinh tế phát triển tương đối mạnh và đồng đều như châu Âu . Một yêu cầu đặt ra đối với các nhà lãnh đạo EU, làm thế nào để có thể đưa ra những phán xét công bằng đối với các tội phạm hình sự khi mà họ có thể đến từ những quốc gia có pháp luật khác nhau. Cần phải có một sự thống nhất sao cho thật phù hợp, từ đó đẩy mạnh, nâng cao sự phát triển của cả khu vực. Các biện pháp, cách thức để có thể xét xử các tội phạm hình sự được quy định trong Luật TTHS EU. EU đã xây dựng luật này với nội dung như thế nào, thực tế áp dụng ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua đề tài: “Các nội dung pháp lý cơ bản của Luật tố tụng Hình sự EU”

pdf18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2143 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các nội dung pháp lý cơ bản của Luật tố tụng Hình sự EU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm D2-2 Lớp QT33D – Bài tập nhóm tháng 2 1 Pháp luật Liên minh Châu Âu Tiểu luận Các nội dung pháp lý cơ bản của Luật tố tụng Hình sự EU Nhóm D2-2 Lớp QT33D – Bài tập nhóm tháng 2 2 Pháp luật Liên minh Châu Âu LỜI NÓI ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển kéo theo việc các vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng vì những mục đích cá nhân nhằm đạt được những lợi ích nhất định. Vi phạm trên nhiều phương diện và lĩnh vực như dân sự, hình sự … Tuy nhiên, vi phạm pháp luật hình sự là một trong những lĩnh vực đáng lo ngại, nhất là khi nó diễn ra ở một khu vực có nền kinh tế phát triển tương đối mạnh và đồng đều như châu Âu . Một yêu cầu đặt ra đối với các nhà lãnh đạo EU, làm thế nào để có thể đưa ra những phán xét công bằng đối với các tội phạm hình sự khi mà họ có thể đến từ những quốc gia có pháp luật khác nhau. Cần phải có một sự thống nhất sao cho thật phù hợp, từ đó đẩy mạnh, nâng cao sự phát triển của cả khu vực. Các biện pháp, cách thức để có thể xét xử các tội phạm hình sự được quy định trong Luật TTHS EU. EU đã xây dựng luật này với nội dung như thế nào, thực tế áp dụng ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua đề tài: “Các nội dung pháp lý cơ bản của Luật tố tụng Hình sự EU” Nhóm D2-2 Lớp QT33D – Bài tập nhóm tháng 2 3 Pháp luật Liên minh Châu Âu NỘI DUNG I. Khái quát chung về Luật tố tụng hình sự Liên minh Châu Âu 1. Khái niệm Luật tố tụng hình sự là hệ thống quy trình thủ tục để giải quyết một vụ việc hình sự. Qua đó,nhà nước của một quốc gia sẽ quy định nhằm đảm bảo xét xử đúng người đúng tội và áp dụng đúng pháp luật hình sự. Nói cách khác, các quy định của Luật tố tụng hình sự được thông qua để thực thi các quyền được hiến pháp công nhận của bị cán, bị cáo thông qua việc bắt giữ, điều tra, xét xử , kết án và kháng cáo. Liên minh Châu Âu chưa có cho mình một bản hiến pháp riêng, tuy nhiên bằng rất nhiều hiệp ước những quyền cơ bản của người dân Châu Âu cũng được quy định và đảm bảo thực hiện bằng pháp luật của các quốc gia thành viên cũng như pháp luật của Liên minh. Xuất phát từ quy định tại Điều 6 của Công ước châu Âu về Nhân quyền là một điều khoản của Công ước châu Âu để bảo vệ các quyền được xét xử công bằng: “Trong trường hợp pháp luật hình sự và các trường hợp để xác định các quyền dân sự nó bảo vệ quyền có một điều trần công khai trước một tòa án độc lập và vô tư trong thời gian hợp lý, suy đoán vô tội, và các quyền lợi tối thiểu cho những người khác bị cáo buộc trong vụ án hình sự (thời gian đủ cơ sở để chuẩn bị cho họ tiếp cận với đại diện pháp lý, quyền kiểm tra các nhân chứng chống lại họ hoặc có họ kiểm tra, phải để sự hỗ trợ miễn phí của một thông dịch viên) phải được đảm bảo”, Liên minh Châu Âu đã có những quy định về Tố tụng hình sự nhằm đảm bảo thực hiện quyền trên của mỗi người dân Châu Âu. Mặc dù trong lĩnh vực Tố tụng hình sự Liên minh Châu Âu đã đạt được tới mức độ nhất thể hóa trong nhiều lĩnh vực nhưng vẫn chưa có một đạo luật thống nhất về Tố Tụng hình sự được ban hành tại đây. Các nguyên tắc cũng như trình tự tố tụng đối với các vụ án hình sự tại Liên minh Châu Âu được quy định rải rác trong các chỉ thị và quyết định là chủ yếu. 2. Đặc điểm của Luật tố tụng hình sự Liên minh Châu Âu a. Phạm vi Luật tố tụng hình sự là một lĩnh vực rộng lớn quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân. Liên minh Châu Âu với các quốc gia thành viên, mỗi quốc gia đều có pháp luật về tố tụng hình sự riêng của mình và điều chỉnh tất cả các vấn đề được liệt kê ở trên. Nhiệm vụ của Luật tố tụng hình sự Liên minh Châu Âu chỉ là quy định để tạo ra sự nhất thể hóa pháp luật của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực này đồng thời tăng cường hợp Nhóm D2-2 Lớp QT33D – Bài tập nhóm tháng 2 4 Pháp luật Liên minh Châu Âu tác trong các lĩnh vực của tố tụng hình sự chứ không hề quy định rõ ràng từng vấn đề như pháp luật quốc gia. Để làm việc đó, Liên minh Châu Âu ban hành các quyết định, chỉ thị nhằm đảm bảo từng vấn đề cụ thể trong luật tố tụng hình sự sẽ được đề cập. Do vậy, phạm vi điều chỉnh của pháp Luật tố tụng hình sự Châu Âu không trùng khít như phạm vi điều chỉnh của các nước thành viên, nó không bao quát toàn bộ những quy định như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành phán quyết, ....mà chỉ điều chỉnh những vấn đề nhất định nhằm nhất thể hóa dần dần các quy định như: hợp tác về cảnh sát và hợp tác tư pháp trong các vấn đề hình sự, các quy định nhằm đảm bảo bằng chứng, đảm bảo bắt giữ, bồi thường thiệt hại cho nạn nhân của tội phạm, thủ tục tố tụng hình sự, bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân của tội phạm ... b. Phương thức Do các quy định về Tố tụng hình sự của Liên minh Châu Âu được quy định trong các văn bản luật phái sinh của EU nên các quy định do các thiết chế của EU ban hành này có hiệu lực thấp hơn luật gốc (Các hiệp ước) và phù hợp với Luật gốc. Các quyết định đề cập tới những vấn đề của tố tụng hình sự như: Quyết định của Hội đồng 2002/630/JHA của ngày 22 Tháng Bảy năm 2002 thành lập một chương trình khung về hợp tác cảnh sát và tư pháp trong các vấn đề hình sự, Quyết định 2000/597/EC của Hội đồng Châu Âu tại Euratom của ngày 29 tháng 9 năm 2000, Quyết định khung của Hội đồng 2008/978/JHA của Ngày 18 tháng 12 năm 2008 về việc bảo đảm bằng chứng ở châu Âu với mục đích đạt được các đối tượng, tài liệu, dữ liệu để sử dụng trong thủ tục tố tụng trong các vấn đề hình sự....chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các cá nhân, thể nhân, quốc gia thành viên được chỉ định trong văn bản. Những quyết định này có hiệu lực trực tiếp đối với tất cả các đối tượng được chỉ định trong văn bản. Do đó có thể coi phương thức được Liên minh Châu Âu sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến tố tụng hình sự là sử dụng các quyết định có hiệu lực trực tiếp. Thời điểm có hiệu lực được xác định trong các quyết định, trường hợp không được xác định trong văn bản thì nó sẽ có hiệu lực 20 ngày sau khi được đăng trên công báo của EU (Official Journal of The EC). Các quyết định này được đảm bảo thi hành bằng các cơ quan của Liên minh cũng như các cơ quan cưỡng chế của các nước thành viên. c. Tính chất Nhận định chung thì luật tố tụng hình sự của Liên minh Châu Âu đã đạt tới mức độ nhất thể hóa. Tuy nhiên, không phải tất cả các vấn đề được đề cập trong các quyết định đều đã được nhất thể hóa mà trong đó tồn tại các vẫn đề mới chỉ đạt ở mức hài hòa hóa. Các vấn đề tạo được thành khung chung là những vấn đề có thể nói đã đạt tới mức độ nhất thể hóa, cụ thể như: Trao đổi thông tin trong hồ sơ hình sự; Hợp tác trong các vấn đề hình sự: bảo vệ dữ liệu cá nhân; Tư pháp châu Âu; Ủy ban Thường vụ về hoạt động hợp tác về an ninh nội bộ; Hiệp định với Nhật Bản về tương trợ tư pháp; Eurojust; Đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và khủng bố: vai trò của Eurojust và mạng lưới tư pháp châu Âu; Châu Nhóm D2-2 Lớp QT33D – Bài tập nhóm tháng 2 5 Pháp luật Liên minh Châu Âu Âu mạng lưới các điểm tiếp xúc; Mạng lưới tư pháp châu Âu; Tư pháp đào tạo trong Liên minh châu Âu; Hợp tác trong các vấn đề tư pháp hình sự: đào tạo mạng lưới tư pháp châu Âu; Khuôn khổ cho việc trao đổi các quan tòa liên lạc; Châu Âu liên hệ với mạng lưới các điểm phục hồi công lý; Chương trình hành động: Chương trình cụ thể: "Tư pháp hình sự '’ và chương trình cụ thể: ngăn ngừa và chống tội phạm (2007-2013); Khung chung cảnh sát liên quan đến chương trình và hợp tác tư pháp trong các vấn đề hình sự (AGIS). Các vấn đề mà các quốc gia thành viên mới chỉ dừng lại ở mức độ công nhận lẫn nhau thì mới chỉ đạt được ở mức độ hài hóa hóa: Châu Âu bảo đảm bằng chứng (EEW); Giám sát của người bị kết án, người có ngày phát hành có điều kiện; Thừa nhận lẫn nhau của câu giam giữ và các biện pháp tước quyền tự do; Tính đến án tại các nước thành viên trong quá trình tố tụng hình sự mới; Công nhận và thực hiện lệnh tịch thu; Thừa nhận lẫn nhau về các hình phạt tài chính; Thi hành lệnh đóng băng tài sản hoặc chứng cứ; Hiệp định về các thủ tục đầu hàng giữa các thành viên EU, Iceland và Na Uy; Công nhận quyết định trong vấn đề hình sự: tăng cường tin cậy lẫn nhau; Giấy màu xanh lá cây trên giả định vô tội; Thủ tục tố tụng hình sự: xung đột về thẩm quyền và nguyên tắc ne bis lũy đẳng (Green Paper)... II. Nội dung cụ thể của luật tố tụng hình sự Liên minh Châu Âu Đấu tranh chống tội phạm là vấn đề liên quan đến việc tăng cường đối thoại và hành động giữa các cơ quan tư pháp hình sự của các nước thành viên liên minh. Do đó, Liên minh châu Âu (EU) đã thành lập các cơ quan cụ thể để tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau trong vấn đề này. Đặc biệt, Eurojus t và mạng lưới hỗ trợ tư pháp châu Âu là mấu chốt trong hợp tác giữa cơ quan tư pháp. Hợp tác trong các vấn đề tư pháp hình sự được dựa trên nguyên tắc công nhận lẫn nhau của các bản án, quyết định tư pháp quốc gia thành viên. Nó liên quan đến tỷ lệ xấp xỉ của pháp luật của quốc gia có liên quan và áp dụng các quy tắc tối thiểu chung. Các quy tắc tối thiểu, chủ yếu liên quan đến các sự chấp nhận chứng cứ và các quyền của nạn nhân tội phạm cũng như của cá nhân trong tố tụng hình sự. Những quy tắc này được đưa ra lần đầu tiên bởi Hiệp ước Maas tricht năm 1993 trong phần hợp tác tư pháp trong các vấn đề hình sự đi kèm theo mục V của Hiệp định về các chức năng của Liên minh châu Âu. Do đó, việc hợp tác trong các vấn đề tư pháp hình sự được các nhà chức trách của liên minh đặc biệt quan tâm, bằng chứng là hàng loạt các văn bản về vấn đề này đã được ban hành và thực thi tại hầu hết các quốc gia thành viên của liên minh. Như đã phân tích, Luật tố tụng hình sự là một vấn đề rộng lớn, trong khuôn khổ một bài tập nhóm chúng tôi không thể đi phân tích tất cả các chế định có liên quan, do vậy, nhóm chúng tôi sẽ chia thành 2 nhóm cơ bản, và trong 2 nhóm này, nhóm sẽ tiến hành phân tích các chế định tiêu biểu. 1. Khung pháp luật chung Việc thiết lập một khung pháp luật chung cho toàn Liên minh về các vấn đề tố tụng hình sự nói riêng và các vấn đề hình sự nói chung là cần thiết. Tuy nhiên, dưới góc độ là một tổ chức liên minh, không phải tất cả các vấn đề có liên quan sẽ dễ dàng trong việc tạo ra khung Nhóm D2-2 Lớp QT33D – Bài tập nhóm tháng 2 6 Pháp luật Liên minh Châu Âu chung này do liên quan đến vấn đề chủ quyền của các quốc gia thành viên. Hầu hết các lĩnh vực được đề cập đến trong khung pháp luật chung là những vấn đề đã được nhất thể hóa. Liên quan đến vấn đề khung pháp luật chung, bao gồm các chế định và văn kiện pháp lý có liên quan được liệt kê dưới đây:  Chương trình Stockholm;  Kế hoạch hành động về Chương trình Stockholm;  Chương trình The Hague: 10 ưu tiên cho năm năm tiếp theo;  Thẩm quyền trong các vấn đề hình sự: đầu tiên và thứ ba trụ cột;  Các kích thước bên ngoài của khu vực an ninh, tự do và công lý;  Hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự giữa các nước thành viên;  Hợp tác của các cá nhân để chống lại tội phạm có tổ chức;  Giấy Green về các vụ án hình sự: Thường trực của các nạn nhân trong tố tụng hình sự;  Các quyền của nạn nhân tội phạm;  Bồi thường cho nạn nhân tội phạm;  Đơn giản hóa thủ tục dẫn độ giữa các nước thành viên;  Công ước về dẫn độ giữa các nước thành viên;  Trao đổi thông tin trong hồ sơ hình sự;  Hợp tác trong các vấn đề hình sự: bảo vệ dữ liệu cá nhân;  Phát triển một chiến lược toàn diện để đo lường EU tội phạm và công lý hình sự;  Diễn đàn Tư pháp;  Mạng lưới Tư pháp châu Âu;  Ủy ban Thường vụ về hoạt động hợp tác về an ninh nội bộ;  Hiệp định với Nhật Bản về tương trợ tư pháp;  Eurojus t- Quyết định thành lập Eurojust;  Đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và khủng bố: vai trò của Eurojust và mạng lưới tư pháp châu Âu;  Châu Âu mạng lưới các điểm tiếp xúc;  Mạng lưới tư pháp châu Âu;  Tư pháp đào tạo trong Liên minh châu Âu;  Hợp tác trong các vấn đề tư pháp hình sự: đào tạo mạng lưới tư pháp châu Âu;  Khuôn khổ cho việc trao đổi các quan tòa liên lạc;  Châu Âu liên hệ với mạng lưới các điểm phục hồi công lý;  Chương trình hành động: Chương trình cụ thể: “Tư pháp hình sự” và chương trình cụ thể: ngăn ngừa và chống tội phạm (2007-2013);  Khung chung cảnh sát liên quan đến chương trình và hợp tác tư pháp trong các vấn đề hình sự (AGIS). a. Bồi thường cho nạn nhân của tội phạm Nhóm D2-2 Lớp QT33D – Bài tập nhóm tháng 2 7 Pháp luật Liên minh Châu Âu Năm 1999, Ủy ban trình bày một thông báo nhằm tăng cường địa vị pháp lý của nạn nhân tội phạm trong EU. Ngoài ra, tại cuộc họp Hội đồng châu Âu ở Tampere, các thành viên công nhận sự cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn tối thiểu về bảo vệ nạn nhân của tội phạm trong Liên minh. Ngày 15 tháng 3 năm 2001, Hội đồng đã thông qua một quyết định khung về địa vị pháp lý của các nạn nhân trong tố tụng hình sự. Quyết định khung có quy định về bồi thường của người phạm tội, nhưng không giải quyết các vấn đề khác về bồi thường nạn nhân tội phạm. Sau đó, vào ngày 28 tháng 9 năm 2001, Ủy ban trình bày sách xanh về việc bồi thường các nạn nhân của tội phạm, mà mục tiêu là hai lĩnh vực chính có tiềm năng triển khai hoạt động: • Áp dụng các tiêu chuẩn tối thiểu có liên quan đến bồi thường ở cấp châu Âu bằng cách yêu cầu các nước thành viên đảm bảo mức bồi thường hợp lý cho nạn nhân từ phía nhà nước; • Áp dụng các biện pháp làm cho việc bồi thường trên thực tế trở nên dễ dàng, không phân biệt tội phạm đã xảy ra ở đâu trong EU. Chỉ thị của Hội đồng 2004/80/EC ngày 29 tháng 4 năm 2004 liên quan đến bồi thường cho nạn nhân của tội phạm. Mục đích của chỉ thị này là để thiết lập một hệ thống hợp tác tạo điều kiện tiếp cận với bồi thường cho các nạn nhân của tội phạm trong tình huống qua biên giới. Hệ thống này hoạt động trên cơ sở phương án bồi thường của các nước thành viên cho các nạn nhân của tội phạm cố ý gây thương tích trong lãnh thổ của mình. a.1. Sơ lược Nạn nhân của tội phạm được quyền đòi bồi thường công bằng và thích hợp cho các thương tích mà họ đã chịu, bất kể ở đâu trong Liên minh châu Âu (EU) nơi tội phạm xảy ra. Chỉ thị này đóng góp cho vấn đề này thông qua việc: - Yêu cầu các nước thành viên quy định trong pháp luật quốc gia của họ một kế hoạch bồi thường cho các nạn nhân của tội phạm cố ý gây thương tích đã xảy ra trong lãnh thổ của họ. - Thiết lập một hệ thống tạo điều kiện bồi thường cho các nạn nhân của tội phạm trong tình huống qua biên giới (khả năng tạo ra một ứng dụng trong các nước thành viên cư trú, chỉ định các điểm liên hệ với trung tâm ở các nước thành viên,…) a.2. Đảm bảo đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân của tội phạm trên toàn EU Việc bồi thường cho nạn nhân thường gặp khó khăn vì hoặc người phạm tội không có các nguồn lực tài chính cần thiết hoặc vì không được thể xác định hoặc truy tố những Nhóm D2-2 Lớp QT33D – Bài tập nhóm tháng 2 8 Pháp luật Liên minh Châu Âu người phạm tội (khả năng thu được bồi thường từ người phạm tội đã được quy định trong quyết định khung về địa vị pháp lý của các nạn nhân trong tố tụng hình sự). Hầu hết các nước thành viên đều nhận thức được thực tế này và đã đưa ra phương án bồi thường từ nhà nước. Tuy nhiên, những đề xuất khác nhau rất nhiều, và những khác biệt này gây ra sự bất bình đẳng đáng kể trong việc bao quát được tất cả các công dân EU và số tiền bồi thường. Theo hiệu lực của chỉ thị, có thể các nạn nhân của tội phạm được bồi thường trong các tình huống qua biên giới và các quốc gia không được phân biệt quốc gia của nạn nhân cư trú hoặc các quốc gia thành viên, nơi tội phạm đã xảy ra. Số tiền bồi thường phải trả cho nạn nhân, cá nhân tuỳ thuộc quyết định của các nước thành viên nơi tội phạm xảy ra nhưng phải được công bằng và thích hợp. a.3. Tạo điều kiện yêu cầu đòi bồi thường của các nạn nhân trong các tình huống qua biên giới. Chỉ thị này đặt ra một hệ thống hợp tác để tạo điều kiện bồi thường cho các nạn nhân của tội phạm trong tình huống qua biên giới. Hệ thống này hoạt động trên cơ sở phương án bồi thường của các nước thành viên cho các nạn nhân của tội phạm cố ý gây thương tích đã xảy ra trong lãnh thổ của nước mình. Tất cả các nước thành viên vì thế phải thiết lập một cơ chế đền bù và giới thiệu luật pháp quốc gia và đưa ra một phương án bồi thường cho các nạn nhân vào ngày 01 tháng 7 năm 2005. a.4. Chuẩn bị việc thành lập một phương án bồi thường và tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên Tất cả các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng luật pháp quốc gia của họ quy định một chương trình bồi thường cho các nạn nhân của tội phạm cố ý gây thương tích đã xảy ra trong lãnh thổ của mình được đền bù công bằng và thích hợp. Chỉ thị này đặt ra một hệ thống hợp tác giữa chính quyền các quốc gia để tạo điều kiện bồi thường cho các nạn nhân trong những trường hợp qua biên giới. Các nạn nhân của tội phạm bên ngoài nước thành viên cư trú thường xuyên có thể yêu cầu một cơ quan trong nước thành viên, nơi họ đang cư trú để cung cấp thông tin về cách áp dụng để bồi thường. Các cơ quan trong nước thành viên nơi thường trú chuyển các ứng dụng trực tiếp cho cơ quan trong nước thành viên nơi tội phạm đã xảy ra (quyết định thẩm quyền), trong đó có trách nhiệm đánh giá việc ứng dụng và thanh toán hiện việc bồi thường. Ủy ban đã thành lập các hình thức tiêu chuẩn cho việc truyền tải các ứng dụng và các quyết định liên quan đến bồi thường cho nạn nhân. Nhằm thực hiện một cách đầy đủ, chỉ thị dự liệu việc lập và xuất bản các hướng dẫn cho các cơ quan giúp việc trên internet. Chỉ thị này cũng đưa ra việc thiết lập một hệ thống các điểm liên hệ với trung tâm trong mỗi nước thành viên để tạo điều kiện hợp tác trong các tình huống xuyên biên giới. Bổ sung thông tin có sẵn trên trang web của bản đồ tư pháp Nhóm D2-2 Lớp QT33D – Bài tập nhóm tháng 2 9 Pháp luật Liên minh Châu Âu châu Âu trong vấn đề dân sự. Các nước thành viên phải thực hiện các luật, quy tắc và các quy định hành chính cần thiết để thực hiện theo chỉ thị này muộn nhất là tới 1/1/2006. b. Khung chung cảnh sát liên quan đến chương trình và hợp tác tư pháp trong các vấn đề hình sự (AGIS) Ngày 22 Tháng Bảy năm 2002 Hội đồng ban hành Quyết định số 2002/630/JHA về thành lập một chương trình khung về hợp tác cảnh sát và tư pháp trong các vấn đề hình sự (AGIS) Các nước thành viên tiến hành để tạo ra một khu vực an ninh, tự do và công bằng trong Liên minh châu Âu và đẩy mạnh hợp tác trong phòng, chống tội phạm có tổ chức. Ủy ban đề xuất một chương trình khung mới từ 1 tháng Giêng 2003 đến 31 tháng 12 năm 2007. Các mục tiêu chính của chương trình bao gồm:  Phát triển, thực hiện và đánh giá các chính sách châu Âu kết hợp với việc tạo ra các khu vực an ninh, tự do và công bằng và với đấu tranh phòng chống tội phạm;  Đẩy mạnh mạng lưới, hợp tác lẫn nhau và trao đổi thông tin và thực hành tốt nhất giữa các dịch vụ có thẩm quyền;  Khuyến khích hợp tác với các nước nộp đơn và các nước khác ngoài EU. Các dự án phải bao gồm các lĩnh vực cụ thể như hợp tác tư pháp và các vấn đề hình sự nói chung, hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật và các tổ chức khác tham gia phòng, chống tội phạm, và hỗ trợ cho các nạn nhân của tội phạm. Ủy ban có trách nhiệm quản lý và thực hiện chương trình, trong hợp tác với các nước thành viên và được hỗ trợ bởi một ủy ban gồm các đại diện của các nước thành viên. Ủy ban này được chủ trì bởi đại diện của Ủy ban, có thể mời đại diện từ các quốc gia nộp đơn đến các cuộc họp Uỷ ban thông tin sau khi các cuộc họp của các. 2. Công nhận lẫn nhau Bên cạnh khung pháp luật chung, Liên minh còn hợp tác trong vấn đề Luật tố tụng hìn
Luận văn liên quan