Tiểu luận Các tổ chức đánh giá rủi ro quốc gia trên thế giới

Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý n goại hối – ngoại thư ơng của một quốc gia khiến cho con nợ không thể hoặc k hông sẵn s àng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho chủ nợ ở nước n goài. Chẳn hạn như: nhà xuất khẩu không nhận được tiền thanh toán, nhà đầu tư hoặc người cho vay không thu hồi được vốn Rủi ro quốc gia là rủi ro mà các điều kiện và các sự kiện kinh tế, xă hội, chính trị ở một quốc gia sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của một quá trình đầu tư. Rủi ro quốc gia cũng bao gồm các khả năng quốc hữu hóa hay sung công tài sản, sự từ chối trả nợ nước ngoài của chính phủ, việc kiểm soát ngoại hối, sự đánh giá thấp tiền tệ hay mất giá, phá giá tiền tệ

pdf42 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2240 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các tổ chức đánh giá rủi ro quốc gia trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---oOo--- TIỂU LUẬN MÔN NGÂN HÀNG QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Thực hiện : NHÓM 09 GVHD : PGS TS TRƯƠNG THỊ HỒNG Lớp : K21-NGÂN HÀNG ĐÊM 4 PHẠM THỊ KIỀU NGÂN PHAN THÀNH NHÂN TRẦN THỤY HOÀI MY TRẦN NHƯ PHƯƠNG TP.HCM, THÁNG 02/2013 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong nền kinh tế rủi ro có thể xuất hiện trong bất kỳ lĩnh vực nào. Rủi ro có thể phát sinh từ những quốc gia giàu có nhất cho đến những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Rủi ro xuất hiện có thể ngoài những dự báo của con người và gây nên những hậu quả to lớn về lâu dài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì rủi ro không chỉ đơn thuần được xem xét trong phạm vi một lĩnh vực bên trong một quốc gia mà nó được mở rộng ra phạm vi một quốc gia và lớn hơn đó là phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy cần phải xem xét rủi ro ở tầm quốc gia, tức là rủi ro quốc gia, khi tiến hành hoạt động đầu tư . Chính vì vậy, rủi ro quốc gia được đánh giá như thế nào chúng tôi lựa chọn đề tài” CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI”. 2 I. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO QUỐC GIA 1. Khái niệm về rủi ro quốc gia Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối – ngoại thương của một quốc gia khiến cho con nợ không thể hoặc không sẵn sàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho chủ nợ ở nước ngoài. Chẳn hạn như: nhà xuất khẩu không nhận được t iền thanh toán, nhà đầu tư hoặc người cho vay không thu hồi được vốn… Rủi ro quốc gia là rủi ro mà các điều kiện và các sự kiện kinh tế, xă hội, chính trị ở một quốc gia sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của một quá trình đầu tư. Rủi ro quốc gia cũng bao gồm các khả năng quốc hữu hóa hay sung công tài sản, sự từ chối trả nợ nước ngoài của chính phủ, việc kiểm soát ngoại hối, sự đánh giá t hấp tiền tệ hay mất giá, phá giá t iền tệ 2. Phân loại Có nhiều quan niệm trong việc phân loại rủi ro quốc gia, trong đó có những quan niệm cơ bản như sau 2.1. Rủi ro Quốc gia đứng trên góc độ lãnh thổ Rủi ro Quốc Gia của nước nhập khẩu và Rủi Ro Quốc Gia của nước xuất khẩu. Rủi ro Quốc Gia của nước nhập khẩu : Xảy ra khi người mua hoàn toàn có khả năng và sẵn sàng thanh toán cho người bán, song do những gbiến động hoặc biến cố bất thường trong quốc gia nhập khẩu ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế… khiến cho Chính Phủ nước đó cấm các công ty của mình thanh toán ngoại tệ cho nước ngoài, hoặc nhập khẩu hàng hóa về thuộc diện cấm không làm thủ tục thông quan nên không thể t hanh toán. Rủi ro Quốc Gia của nước xuất khẩu: Xảy ra khi có sự thay đổi về chính sách ngoại thương, thuế quan của quốc gia đó. Nhà xuất khẩu đã chuẩn bị giao hàng, song do biểu thuế xuất khẩu tăng, hoặc hàng hóa đó bị cấm xuất khẩu nên gặp rủi ro không thể chuyển hàng đi. Đôi khi do quan hệ giữa hệ hai quốc gia có biến cố không bình thường, nên khó khăn trong việc nhận tiền hàng của người xuất khẩu 3 2.2. Đứng trên góc độ đầu tư: rủi ro quốc gia gồm rủi ro kinh tế, rủi ro thương mại và rủi ro chính trị. Rủi ro kinh tế: là rủi ro liên quan tới việc phát triển kinh tế vĩ mô của một quốc gia, như sự phát triển lăi suất và tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng tới khả năng lợi nhuận của đầu tư. Rủi ro thương mại : là rủi ro liên quan đến một đầu tư xác định, chẳng hạn như rủi ro liên quan đến việc hoàn thành đầy đủ các hợp đồng với các công ty tư nhân hay đối tác địa phương. Rủi ro chính trị: thể hiện tính ổn định về mặt chính trị của một quốc gia mà có thể ảnh hưởng đến khả năng và thiện chí trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình. Rủi ro chính trị tăng lên từ các sự kiện như chiến tranh, xung đột nội bộ hay xung đột bên ngoài, khủng bố… dẫn đến những thay đổi trong chính phủ 2.3. Một quan điểm thứ ba trong phân tích rủi ro quốc gia là phân loại rủi ro quốc gia thành rủi ro chính trị, và rủi ro tài chính. Cách phân loại này là cách phân loại phổ biến nhất và thường được các tổ chức xếp hạng sử dụng. Rủi ro chính trị. Rủi ro tài chính thể hiện khả năng của một quốc gia để đáp ứng cho việc thanh toán các khoản tín dụng chính thức, thương mại… nước ngoài. Rủi ro kinh tế và rủi ro t ài chính phản ánh năng lực chi trả của một quốc gia đối với các khoản nợ của mình, trong khi đó rủi ro chính trị lại phản ánh thiện chí trả nợ đó. II. PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA 1. RỦI RO CHÍNH TRỊ 1.1. Nh ững hàn h đ ộn g củ a ch í nh ph ủ: Đối với nhiều quốc gia đây là loại rủi ro quan trọng nhất. Một quốc gia là một thực thể chính trị với những luật lệ và quy định áp dụng đối với đầu tư. Thêm vào đó những điều luật bảo vệ quyền đối với tài sản cá nhân, sự 4 sẵn sàng và khả năng của một chính phủ thay đổi những luật lệ và quy định này sẽ tạo thành một nguồn rủi ro đối với đầu tư. Chính phủ có quy ền lực đặc biệt tác động tới nền kinh tế; chính phủ có thể đưa ra một đạo luật tác động tới một số ngành công nghiệp hoặc một số công ty mà nhà đầu tư đang đầu tư vào, hoặc chính phủ có thể ban hành luật mới điều chỉnh trần lãi suất ngân hàng, xoá nợ cho một số nhóm ngành cụ thể của xã hội. Khi quốc gia có một vị thủ tướng hay tổng thống mới, họ có những hệ tư tưởng kinh tế và chính trị khác nhau. Trong quá trình này, vận mệnh của nhiều ngành và nhiều công ty có thể trải qua một sự thay đổi lớn lao. Thay đổi các chính sách chính phủ mới cũng là một nguyên nhân của rủi ro chính trị. Hệ thống pháp luật phát triển chưa đầy đủ rõ ràng sẽ gây t âm lý bất an cho nhà đầu tư, những thủ tục và giấy tờ rườm rà làm bước cản cho nguồn vốn đầu tư đổ vào trong nước. Mức độ tham nhũng cao, lạm dụng quyền lực công, các quyền lực quan chức chính phủ cho lợi ích cá nhân, ví dụ như đòi hỏi, yêu cầu đưa hối lộ, đây là một trong những nhân tố chính của rủi ro chính trị ở nước đang phát triển 1. 2.C hu yển vốn ra nư ớc ng oài hay là Đồ n g t iền kh ông c ó k hả n ăn g c huyể n đ ổi: Chính trị mang không ít rủi ro cho người đầu tư và nguy cơ phát sinh khi bên cho vay hoặc các nhà đầu tư khi nhận tiền trả nợ hoặc khoản thu hồi từ hoạt động đầu tư bị hạn chế bởi các quyết định của Nhà nước, Chính phủ làm trở ngoại hoặc ngăn cản hoạt động kinh doanh, như: tịch thu, quốc hữu hóa, thoái thác… Cụ thể khi đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài thường chú ý khi đánh giá rủi ro của một quốc gia là tắc nghẽn chuy ển giao tiền tệ. Thông thường, các nhà đầu tư muốn đầu tư vào một quốc gia khác, có được lợi nhuận và chuyển nó trở lại nước nhà. Vì vậy, tắc nghẽn chuyển tiền hay là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thành nội tệ của nhà đầu tư gây trở ngại đến 5 việc chuyển lợi nhuận về nước. Như vậy, các chính sách của nước chủ nhà liên quan đến chuyển nhượng vốn và sức mạnh của đồng tiền trong nước sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyết định của nhà đầu tư trong việc đầu tư vào đất nước này hay không. 1. 3.C hiế n tr an h , b ạ o l o ạn: Để đánh giá rủi ro quốc gia, không thể bỏ qua yếu tố chiến tranh, bạo loạn, ổn định chính trị. Chiến tranh có thể mang lại thiệt hại cho hầu như tất cả các bên, và nó có thể mang lại rất nhiều rủi ro trong việc kinh doanh không chỉ tại quốc gia có chiến tranh mà ở cả các nước khác có liên quan. Sự tàn phá của chiến tranh khủng khiếp đến nỗi hầu hết các nước có chiến tranh đang xảy ra sẽ gặp nhiều vấn đề với tình hình tài chính cũng như khả năng thu hút vốn. Bạo loạn làm cho tình hình chính trị trong nước không ổn định, những đất nước nhiều đảng, nhiều tư tưởng sẽ luôn diễn ra tình hình tranh quyền lực, mâu thuẫn nội bộ làm nổi lên trào lưu đấu tranh ngầm, bạo lạo diễn ra, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh cũng như lòng tin về chính sách đối với nhà đầu tư. 2. RỦI RO KINH TẾ Rủi ro kinh tế là những rủi ro gây ra do sự thay đổi lãi suất và tỷ giá hối đoái của một quốc gia: 2. 1.Rủi ro tỷ giá Hoái đối: Khi đầu tư vốn vào một Quốc gia hoặc vay mượn bằng ngoại tệ của các công ty trong nước đều phải chịu rủi ro về tỷ giá Hoái đối. Sự thay đổi của tỷ giá hoái đối làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngoại tệ của công ty trong nước cũng như vốn đầu tư, lợi nhuận chuyển về của Quốc Gia đi đầu tư. Tỉ giá ngoại hối của các đồng t iền giao động nhiều, không nằm trong dự đoán, Rủi ro này giờ đây gặp nhiều ( từ sau kh i hệ thống Bretton Woods t an vỡ ), ảnh hưởng nhiều đến các hợp đồng kinh t ế cũng như việc q uản lí bản 6 thân nó. Rủi ro này cũng được các Quốc Gia cho vay quan tâm vì ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các con nợ khi đến thời hạn. 2. 2.Rủi ro lãi suất Lãi suất ảnh hưởng đến lợi nhuận các doanh nghiệp trong nước cũng như khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khi lãi suất trong nước cao sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư nhưng với một mức lãi suất quá cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, nợ công của chính phủ gia tăng. Qua đó có thể làm giảm khả năng trả nợ của chính phủ cũng như uy tín Quốc Gia và t ác động đến dòng tiền đổ vào. Lãi suất tăng cao cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước, khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn do suất s inh lợi nhỏ hơn lãi suất. Sự biến động của tình hình chính trị quốc tế cũng gây ảnh hưởng t ới bối cảnh kinh tế trong nước, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa. Điều này đã được m inh chứng cụ thể sau sự kiện ngày 11/9 tại Hoa Kỳ và sau khi cuộc chiến tranh Iraq nổ ra vào đầu năm 2003, khi đó nền kinh tế của rất nhiều quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng, từ quốc gia kém phát triển tới những quốc gia phát triển nhất. 3. RỦI RO TÀI CHÍNH Có thể hiểu là những rủi ro trong hoạt động tài chính, tức là những vấn đề về lạm phát, GDP. 3. 1.Tỷ lệ lạm phát hàng năm. Tỷ lệ lạm phát là sự tăng giá chung được đo lường dựa trên mức chuẩn của khả năng mua hàng. Một ảnh hưởng lạm phát là khi giá cả chung trên thị trường tăng lên, giá các mặt hàng kéo nhau lên trời, làm cho Nhà nước, ngân hàng trung ương phải có các chính sách kiềm chế, ảnh hưởng đến các mặt đời sống, trong khi những chính sách này có độ trễ thời gian nên ko thể có tác động ngay đến thị trường thì nó đã kip ảnh hưởng đến người dân rồi. 7 Lạm phát cũng ảnh hưởng gián tiếp đến vị trí t ài chình của quốc gia vì nó ảnh hưởng đến lãi suất và giá trị tiền tệ của quốc gia đó. Một tỷ lệ lạm phát cao cũng dẫn đến sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế. 3. 2.Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực. Tốc độ tăng trưởng GDP là chỉ số quan trọng nhất trong việc đo lường sự phát triển của nền kinh tế. Chỉ số này đề cập đến phần trăm tăng giảm của GPP của năm này so với năm trước (có điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát). Nếu GDP đang t ăng trưởng, số lượng công việc và thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng. Nếu GDP đang giảm, các doanh nghiệp sẽ t ạm dừng đầu tư vào mua hàng hóa và thuê mướn nhân công để chờ đợi nền kinh tế được cải thiện. Chính điều này lại làm cho GDP giảm thêm nữa và người tiêu dùng chi tiêu ít hơn. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP thực âm, nền kinh tế đang có nguy cơ đối mặt với một cuộc suy thoái. III. CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm rủi ro quốc gia mang tính thương mại như Moody's, Standard and Poor's, Fitch, Euromoney, Institut ional Investor, Economist Intelligence Unit, Internat ional Country Risk Guide, và Political Risk Services đă cung cấp những hạng mức rủi ro quốc gia mang tính định tính và định lượng bằng việc kết hợp các thông t in đo lường về rủi ro kinh tế, rủi ro tài chính và rủi ro chính trị để đạt được một hạng mức tín nhiệm rủi ro quốc gia tổng hợp. Sau đây là một số các tổ chức xếp hạng rủi ro quốc gia:  Institutional Investor thực hiện việc nghiên cứu xếp hạng rủi ro quốc gia theo nửa năm, dựa trên ý kiến của các ngân hàng quốc tế hàng đầu. Khoảng 75 đến 100 ngân hàng xếp hạng cho hơn 135 quốc gia với phạm vi từ 0 đến 100 điểm, 100 điểm đại diện cho mức rủi ro thấp nhất. Các hạng mức đơn lẻ được tính toán với quyền số bằng cách sử dụng một công thức của Institut ional Investor, quyền số lớn hơn đượcấn định dựa trên quy mô hoạt động trên thế giới và mức độ phức tạp của mô hình rủi ro quốc gia của ngân hàng. Tên tuổi của các ngân hàng tham gia được giữ bí mật hoàn toàn. Các nghiên cứu rủi ro quốc gia của Institutional Investor được phát hành vào tháng 3 và tháng 9. Trong tài liệu rủi ro quốc gia, 8 đánh giá rủi ro quốc gia của Institutional Investor được xem như là đánh giá, nhận định của các ngân hàng.  Euromoney cung cấp những đánh giá và xếp hạng rủi ro quốc gia cho 185 quốc gia và vùng lănh thổ cứ 6 tháng một lần. Các quốc gia được cho điểm tương ứng dựa trên 9 thành phần, và sau đó được xếp hạng theo điểm số này. Để có điểm rủi ro quốc gia tổng hợp thì mỗi loại trong 9 thành phần sẽ có một quyền số (rủi ro chính trị 25%, mức thể hiện kinh tế 25%, các chỉ số nợ 10%, nợ không thanh toán hay giăn nợ 10%, xếp hạng t ín dụng 10%, khả năng tiếp cận đối với tài trợ ngân hàng 10%, khả năng tiếp cận tài trợ ngắn hạn 5%, khả năng t iếp cận thị trường vốn 5%, và chiết khấu trượt giá 5%). Giá trị cơ sở tốt nhất cho mỗi loại rủi ro đạt được quyền số đầy đủ, trong khi giá trị tệ nhất là 0. Tất cả giá trị được tính toán tương xứng với điểm số tốt nhất và tệ nhất. Các nghiên cứu được phát hành vào tháng 3 và tháng 9 trong các tạp chí tháng.  St andard & Poor’s (S&P) cung cấp các hạng mức tín dụng được cập nhật hàng tuần của các chính phủ phát hành và vùng lănh thổ. Hạng mức tín dụng quốc gia (rủi ro thể chế) không phải là hạng mức quốc gia v́ nó chỉ thể hiện rủi ro tín dụng của chính phủ quốc gia, không phải là rủi ro tín dụng của các nhà phát hành khác trong nước. Tuy nhiên, xếp hạng tín dụng quốc gia thiết lập điểm chuẩn cho các hạng mức tín dụng cho các nhà phát hành khác trong nước. S&P cung cấp xếp hạng ngắn hạn và dài hạn, cũng như một cái nhìn định tính cho 7 phạm vi chính là nợ dài hạn, thương phiếu, cổ phiếu ưu đăi, chứng chỉ tiền gửi, quỹ thị trường tiền tệ, quỹ tương hỗ trái phiếu, và trái quyền của các công ty bảo hiểm. Việc xác định rủi ro tín dụng gắn liền với rủi ro chính trị (sự sẵn sàng trả nợ của chính phủ) và rủi ro kinh tế (khả năng của chính phủ đối với nghĩa vụ nợ). Xếp hạng các nhà phát hành ngoại tệ cũng được phân biệt với xếp hạng các nhà phát hành nội tệ để xác định các trường hợp mà rủi ro thể chế làm cho chính phủ khác biệt với các nhà phát hành khác. Các chữ cái được dùng để xếp hạng từ C (mức thấp nhất) đến AAA (mức cao nhất).  Moody’s cung cấp phân tích rủi ro tín dụng quốc gia cho hơn 100 nước, hầu như là các nước này đều tham gia vào thị trường vốn thế giới. Đối với mỗi quốc gia, Moody’s có một số loại xếp hạng khác để nắm bắt các rủi ro khác, bao gồm xếp 9 hạng quốc gia cho cả chứng khoán ngoại tệ ngắn hạn và dài hạn. Khi thiết lập rủi ro quốc gia, các nhà phân tích của M oody’s đánh giá cả các biến số chính trị và kinh tế để rút ra hạng mức rủi ro quốc gia, hạng mức này hành động như là một mức trần rủi ro tín dụng đối với chứng khoán ngoại tệ của bất cứ thực thể nào nằm trong sự kiểm soát của một chính phủ. Xếp hạng rủi ro quốc gia bao gồm rủi ro chuyển giao ngoại tệ và rủi ro hệ thống trong quốc gia. Bằng cách sử dụng hạng mức từ Aaa đến C của Moody’s, các trái phiếu ngoại tệ dài hạn của chính phủ và trái phiếu nội tệ dài hạn của chính phủ được xếp hạng.  Political Risk Service (PRS) cung cấp các báo cáo cho 100 quốc gia. Mỗi báo cáo đánh giá rủi ro chính trị, tài chính, kinh tế đối với đầu tư kinh doanh và mậu dịch. Báo cáo quốc gia chỉ là nguồn dữ liệu cho các phân tích và dự báo rủi ro dựa trên hệ thống xếp hạng PRS mà đánh giá các kịch bản chính trị khác nhau. PRS cung cấp một mô hình rủi ro chính trị với dự báo cho 3 ngành công nghiệp là tài chính (ngân hàng và cho vay), đầu tư trực tiếp (bán lẻ, sản xuất,và khai thác mỏ) và xuất khẩu đối với thị trường các nước. Các báo cáo được thực hiện định kỳ hàng quý.  Economist Intelligence Unit (EIU) xuất bản các báo cáo rủi ro quốc gia từng quý với dữ liệu cập nhật từng tháng. Những báo cáo này tóm tắt hạng mức rủi ro cho 100 quốc gia đang phát triển và mắc nợ cao được quan sát bởi Country Risk Service (CRS). Phương pháp xếp hạng rủi ro của CRS xem xét 2 loại rủi ro: (1) rủi ro quốc gia, được xác định bởi nhân tố chính trị (22%), chính sách kinh tế (28%), cơ cấu kinh tế (27%), và thanh khoản (23%); thứ hai là (2) rủi ro đầu tư xác định. Có 3 loại rủi ro đầu tư xác định là rủi ro tiền tệ (gắn liền với việc chấp nhận mức nhạy cảm đối với U SD), rủi ro vỡ nợ quốc gia (gắn liền với các khoản đi vay của quốc gia), và rủi ro khu vực ngân hàng (gắn liền với các khoản cho vay ngoại tệ đối với ngân hàng). Hạng mức rủi ro đầu tư xác định cũng được xác định bởi 4 nhân tố như trên nhưng với quyền số khác. Đối với rủi ro tiền tệ, chính sách kinh tế có quyền số cao nhất là 65%, các nhân tố cơ cấu kinh tế, chính trị, thanh khoản lần lượt có quyền số là 17%, 14%, và 4%. T rong trường hợp của rủi ro vỡ nợ quốc gia, thanh khoản có quyền số cao nhất là 31%, chính sách kinh tế và cơ cấu kinh tế có quyền số là 27%, và nhân tố chính trị là 15%. Cuối cùng, 10 đối với rủi ro khu vực ngân hàng, cơ cấu kinh tế là nhân tố có quyền số cao nhất 44%, các nhân tố chính sách kinh t ế, t hanh khoản và chính trị có quyền số lần lượt là 35%, 15%, và 6%. 1. Standard & Poor’s (S&P) 1.1 Lịch sử hình thành Standard & Poor's (S&P) được Daryl Lethbridge thành lập từ năm 1860 tại thành phố New York, M ỹ. Tuy nhiên, mãi tới năm 1941, cái tên S&P mới chính thức được ra đời và cho đến năm 1966, S&P bị tập đoàn The McGraw - Hill thâu tóm. S&P hiện là một trong 3 cơ quan xếp hạng t ín dụng lớn và uy tín nhất thế giới, cùng với Fitch và Moodys. Tính đến hết năm 2009, doanh thu của S&P vào khoảng 2,61 tỷ USD cùng đội ngũ nhân viên lên tới 10.000 người. Tháng 2/1936, cơ quan kiểm soát các ngân hàng địa phương của Mỹ đã yêu cầu tất cả các ngân hàng ở nước này chỉ được phép nhận trái phiếu hay cổ phần hoặc phiếu ghi nợ của những công ty và đối tác đã được đánh giá và xếp hạng là “xứng đáng được đầu tư”. Quy định này mở đường cho S&P trở thành gần như độc quyền trong lĩnh vực xếp hạng. Tháng 7/1975, Cơ quan Kiểm soát chứng khoán Mỹ (SEC) yêu cầu tất cả các công ty muốn tham gia thị trường tài chính Mỹ đều phải được ít nhất 2 công ty xếp hạng tín nhiệm được Chính phủ công nhận đánh giá và khi đó Chính phủ Mỹ chỉ công nhận có 3 công ty Standard and Poor’s, Fitch và Moody's. Giới chuyên môn cho biết, khi đưa ra các đánh giá tín dụng dài hạn và ngắn hạn đối với các tổ chức công và tư về lĩnh vực quốc gia, S&P được xếp đứng trên 2 hãng Fitch và Moody's. Phương pháp xếp hạng tín dụng của S&P được chính thức công bố từ năm 1916 với mục đích cung cấp cho các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường trên thế giới các phân tích, nhận định, đánh giá độc lập về rủi ro tín dụng. Theo đó, chỉ số xếp hạng tín dụng (credit ratings) thể hiện quan điểm của S&P về khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các điều kiện t ài chính một 11 cách đầy đủ và đúng lúc của một doanh nghiệp hay một quốc gia. Những xếp hạng (từ AAA tới D - từ tích cực đến tiêu cực) được đưa ra đều dựa trên những phân tích của các chuyên gia có kinh nghiệm, dựa trên thông tin thu thập từ các tổ chức phát hành và từ các nguồn khác. Với gần 100 năm đưa ra những công bố xếp hạng tín dụng nên các thông t in của S&P đều được coi là chỉ báo quan trọng, có độ tin cậy cao và được nhiều chính phủ, tổ chức phát hành và giới đầu tư sử dụng. S&P hạ xếp hạng t ín nhiệm tuyệt đối của Mỹ - thông báo chấn động t hế giới Năm 2011, lần đầu tiên trong lịch sử, S&P hạ bậc tín nhiệm đối với Mỹ từ AAA xuống AA+ trong khi 2 hãng Fitch và Moody's giữ nguyên mức xếp hạng AAA. Việc Chủ tị
Luận văn liên quan