Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nông nghiệp rất được coi trọng và đối với Trung Quốc nông nghiệp cũng chiếm vị trí hàng đầu vì đây là một quốc gia “ khổng lồ” với 9,6 triệu km2 và có tới hơn 1,3 tỉ người ( 2011), gần một nửa lao động hoạt động nông nghiệp. Mặc dù, lãnh thổ rộng lớn nhưng do đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên nên chỉ có khoảng 100 triệu ha đất canh tác mà phải nuôi sống 20% dân số thế giới.
Sau khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập được một thời gian, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương lấy sản xuất nông nghiệp làm cơ sở cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, coi vấn đề phát triển nông nghiệp là nhân tố ràng buộc cơ bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.
Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đến nay, thời gian tuy chưa dài nhưng nhờ giải phóng tư tưởng cùng với tinh thần “thực dân cầu thị”, mạnh dạn tìm tòi cải cách tất cả xuất phát từ thực tế, đất nước “khổng lồ” chiếm ¼ dân số từ chỗ nghèo nàn, lạc hậu về nông nghiệp đã vươn lên trở thành một nước có tốc độ phát triển cao, liên tục.
21 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các vùng nông nghiệp chính của Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÀNH ĐỊA LÍ
**********************
TIỂU LUẬN
CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA TRUNG QUỐC
Sinh viên thực hiện:
LÊ NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015
LỜI NÓI ĐẦU
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nông nghiệp rất được coi trọng và đối với Trung Quốc nông nghiệp cũng chiếm vị trí hàng đầu vì đây là một quốc gia “ khổng lồ” với 9,6 triệu km2 và có tới hơn 1,3 tỉ người ( 2011), gần một nửa lao động hoạt động nông nghiệp. Mặc dù, lãnh thổ rộng lớn nhưng do đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên nên chỉ có khoảng 100 triệu ha đất canh tác mà phải nuôi sống 20% dân số thế giới.
Sau khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập được một thời gian, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương lấy sản xuất nông nghiệp làm cơ sở cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, coi vấn đề phát triển nông nghiệp là nhân tố ràng buộc cơ bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.
Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đến nay, thời gian tuy chưa dài nhưng nhờ giải phóng tư tưởng cùng với tinh thần “thực dân cầu thị”, mạnh dạn tìm tòi cải cách tất cả xuất phát từ thực tế, đất nước “khổng lồ” chiếm ¼ dân số từ chỗ nghèo nàn, lạc hậu về nông nghiệp đã vươn lên trở thành một nước có tốc độ phát triển cao, liên tục.
Sự phát triển thần kì của kinh tế Trung Quốc đã đưa nước này từ một nước thiếu đói quanh năm trở thành một nước có nền kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới. Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên có bước phát triển kinh tế vượt bậc. Những thành tựu về kinh tế của Trung quốc nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng đã làm cho các nước trên thế giới phải kinh ngạc.
Để đạt được những thành tựu về nông nghiệp như hiện nay, Trung Quốc đã vượt qua nhiều trở ngại, đặc biệt là ảnh hưởng của địa hình, vị trí địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sựa phân bố và phát triển nông nghiệp. Vậy, nông nghiệp Trung Quốc được chia ra làm mấy vùng nông nghiệp chính và các vùng đó có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Trung Quốc. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Các vùng nông nghiệp chính của Trung Quốc”.
NỘI DUNG
I.SƠ LƯỢC VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
1.Điều kiện phát triển nông nghiệp Trung Quốc
a. Điều kiện tự nhiên
b. Điều kiện kinh tế xã hội
2. Tình hình phát triển nông nghiệp Trung Quốc
a. Các ngành sản xuất nông nghiệp Trung Quốc
b. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
II. CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA TRUNG QUỐC
1.Tổng quan về vùng nông nghiệp chính của Trung Quốc
2.Tìm hiểu về các vùng nông nghiệp chính
a.Vùng trồng lúa gạo
b.Vùng trồng lúa mì
c.Vùng đồng cỏ
d.Vùng rừng
e.Vùng núi cao, hoang mạc
I.SƠ LƯỢC VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
1.Điều kiện phát triển nông nghiệp Trung Quốc
a. Điều kiện tự nhiên
Miền Tây
Miền Đông
Thuận lợi
Có các cao nguyên cao, vùng núi cao
Đồng cỏ rộng lớn
Phát triển chăn nuôi gia súc lớn
Khí hậu gió mùa, mưa nhiều
Đồng bằng rộng lớn, đất đai phù sa màu mỡ
Cơ sở hạ tấng phát triển
Phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi lợn
Khó khăn
Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt
Đất đai kém màu mỡ, chủ yếu là đất hoang mạc, núi cao
Thiên tai thường xuyên xảy ra: lũ lụt, hạn hán, bão bụi
Cây trồng, vật nuôi chủ yếu
Chủ yếu là chăn nuôi cừu, ngựa
Cây lương thực: lúa gạo, lúa mì, ngô
Cây công nghiệp ngắn ngày: mía, bong, đổ tương, thuốc lá
Chăn nuôi: lợn, cừu, trâu, bò
b. Điều kiện kinh tế-xã hội
Thuận lợi:
Có lịch sử phát triển nông nghiệp lâu đời
Nguồn lao động dồi dào, hơn 40% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Có nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp.
Có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật ( công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào) áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp góp phần tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
Khó khăn:
Năng suất lao động vẫn còn thấp
Dân số đông, bình quân lương thực đầu người thấp
Dư thừa lao động nông thôn.
2. Tình hình phát triển nông nghiệp Trung Quốc
a. Các ngành sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp:
CƠ CẤU
CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT ( chiếm ưu thế)
Gia súc lớn ( bò)
Gia súc nhỏ ( lợn, dê, ngực, cừu)
Gia cầm
Nuôi trồng thủy sản
Cây lương thực . thực phẩm chiếm vị trí quan trọng nhất ( đang có xu hướng giảm)
Cây công nghiệp đang có xu hướng tăng
Cây ăn quả
Thu hoạch lúa
Nông trường chè
Chăn nuôi cừu
Chăn nuôi lợn
Sản lượng:
- Nông nghiệp năm 2004 chiếm 14,6 % giá trị GDP , ngành trồng trọt chiếm ¾ giá trị tổng sản lượng nông nghiệp và có nhiều chuyển biến tích cực.
- Trong 5 năm (1979-1984), sản lượng ngũ cốc tăng từ 300 triệu tấn lên 400 triệu tấn và năm 2004 đạt 470 triệu tấn.
- Ngoài sản xuất lương thực, còn sản xuất nhiều loại cây công nghiệp, cây thực phẩm những năm gần đây cũng đạt sản lượng cao.
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI SẢN PHẨM CỦA TRUNG QUỐC
NĂM 2004 (triệu tấn)
Tên sản phẩm
Ngũ cốc
Bông
Lạc
Nguyên liệu đường
Cải dầu
Chè
Hoa quả
Sản lượng
470
6,32
14,31
9,528
13,04
0,84
15,243
Mức tăng so với năm trước
9
30,1
6,6
1,2
14,2
8,7
5,5
Ngành chăn nuôi tuy chưa đạt giá trị sản lượng cao như ngành trồng trọt nhưng cũng được quan tâm phát triển.
Trung Quốc có đàn lợn hơn 400 triệu con, chiếm 3/5 đàn lợn thế giới, cung cấp 82-84% số thịt gia súc.
Đàn cừu trên 100 triệu con, đứng thứ hai thế giới (sau Ôxtrâylia).
b. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
- Có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ đa dạng, phong phú, đem lại nhiều hiệu quả trong ngành sản xuất nông nghiệp.
TRANG TRẠI
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU
TỔNG THỂ NÔNG NGHIỆP
VÙNG NÔNG NGHIỆP
II. CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA TRUNG QUỐC
Tổng quan về vùng nông nghiệp chính của Trung Quốc
Trung Quốc chỉ có khoảng 100 triệu ha đất canh tác, chiếm 7% đất canh tác của thế giới . Từ năm 1978, Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp, tạo điều kiện khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Trung Quốc đã sản xuất được nhiều loại nông phẩm với năng suất cao, một số loại có sản lượng hàng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt lợn. Ngành trồng trọt chiếm ưu thế hơn chăn nuôi. Trong số các cây trồng, cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích, sản lượng.
Sư phân bố nông nghiệp ở Trung quốc có sự khác biệt giữa miền đông và miền tây.
+ Miền đông tập trung nhiều đồng bằng với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ và nằm trong hai đới khí hậu nhiệt đới và ôn đới, chịu ảnh hưởng của biển nên thuận lợi đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp.( vừa có sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới vừa có sản phẩm nông nghiệp ôn đới).
Khu vực đông bắc có các sản phẩm nông nghiệp chính:
Cây lương thực - thực phẩm: lúa mì, ngô, khoai, đỗ tương
Cây công nghiệp: thuốc lá, chè, củ cải đường, bông
Chăn nuôi: vùng có đầy đủ các vật nuôi như lợn, bò, cừu
Khu vực đông nam có các sản phẩm nông nghiệp chính:
Cây lương thực - thực phẩm: lúa gạo, ngô, đỗ tương
Cây công nghiệp: thuốc lá, chè, bông, mia
Chăn nuôi: vùng có đầy đủ các vật nuôi như lợn, bò, cừu Ngoài ra, khu vực này còn phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
+ Miền tây địa hình chủ yếu là cao nguyên rộng lớn, đất đai bạc màu, khí hậu lục địa khắc nghiệt nên sản phẩm nông nghiệp nghèo nàn chủ yếu là chăn nuôi cừu.
Tìm hiểu về các vùng nông nghiệp chính
a.Vùng trồng lúa gạo
BẢN ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ CÂY LÚA GẠO Ở TRUNG QUỐC
Sản xuất lúa gạo ở Trung Quốc là một phần quan trọng của nền kinh tế quốc gia .
Lúa gạo được trồng rộng rãi, tập trung nhiều ở đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam, các tỉnh chạy dọc theo sông Dương Tử, các tỉnh phía nam.
Hiện nay, mỗi năm Trung Quốc sản xuất gần 200 triệu tấn lúa gạo và có sản lượng đứng đầu thế giới, chiếm 26% tổng sản lượng gạo thế giới. Và không ngừng tăng, sản lượng gạo năm 2010 là 197,2 triệu tấn, năm 2011 đạt 210,5 triệu tấn.
Trung Quốc là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Xuất khẩu gạo chủ yếu để đi châu Âu, châu Á, CuBa.
Sân thượng gạo Quế Lâm vào mùa hè, Quảng Tây.
Trồng lúa ở ruộng bậc thang, Quý Châu
Ngoài lúa gạo, vùng này còn thích hợp cho trồng nhiều loại cây trồng khác đem lại năng suất cao như:
+ Bông là cây công nghiệp được trồng phổ biến ở Hoa Trung, Hoa Nam và Khu tự trị Tân Cương. Sản lượng bông nguyên liệu của Trung Quốc hiện nay khoảng từ 6 đến 7 triệu tấn/năm: năm 1997 đạt 7,56 triệu tấn, năm 2004 đạt 6,32 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra dự báo về nhập khẩu bông của Trung Quốc trong năm 2015-2016 vào khoảng 1,25 triệu tấn, giảm 31% so với niên vụ 2014-2015 và thấp nhất kể từ năm 2002.( Theo các chuyên gia thì nhập khẩu bông giảm là do Trung Quốc có lượng bông dự trữ lớn và chính phủ đang xả hàng, số khác lại cho rằng do kinh tế Trung Quốc đang bước vào giai đoạn khó khăn).
+ Chè được trồng nhiều ở vùng Hoa Nam và vùng đồi phía nam, nơi có khí hậu mang tính cận nhiệt đới. Trung Quốc là nước trồng chè thứ hai thế giới ( sau Ấn Độ). Một trong những khu vực trồng chè nổi tiếng nhất Trung Quốc là vùng Giếng Rồng, thuộc thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang.
+ Cây ngô ở Trung Quốc được trồng để cung cấp thức ăn cho người và gia súc. Sản lượng ngô chiếm khoảng 20% sản lượng trên toàn thế giới. Cây ngô được trồng ở nhiều nơi, nhất là các vùng thuộc lưu vực sông Trường Giang.
Vùng trồng lúa gạo có điều kiện tự nhiên phù hợp, có nguồn thức ăn phong phú từ phụ phẩm nông nghiệp để chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm
+ Trung Quốc cò đàn lợn gần 400 triệu con, chiếm 3/5 đàn lợn thế giới, cung cấp 82-84% số thịt gia súc. Năm 2004, Trung Quốc có sản lượng thịt lợn là 42,4 triệu tấn.
+ Trâu , bò được chăn nuôi để lấy thịt, sữa và sức kéo. Trung quốc có đàn bò trên 80 triệu con.
b.Vùng trồng lúa mì:
Lúa mì là cây lương thực có sản lượng đứng thứ hai (sau lúa gạo), sản lượng hàng năm khoảng 100 triệu tấn. Hiện nay, lúa mì được trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc sông Trường Giang. Trung Quốc cũng là nước có sản lượng lúa mì đứng đầu thế giới.
Trung Quốc sản xuất khoảng 120 triệu tấn lúa mì mỗi năm trên 24 triệu ha đất. Lúa mì chiếm 40% tiêu thụ ngũ cốc ở Trung Quốc. Nó là thức ăn chủ yếu của phần phía bắc Trung Quốc.
Diện tích trồng tăng 1,5 triệu ha giai đoạn 2005/06 và 2009/10 nhưng đã ổn định kể từ đó. Năng suất lúa mì đã tăng lên đều đặn trong những thập kỷ gần đây mặc dù hạn hán định kỳ. Năng suất cao đã đạt được với sự giúp đỡ của thủy lợi rộng rãi, sự phát triển của các giống có năng suất cao, cung cấp đầy đủ các yếu tố đầu vào, và hỗ trợ tài chính của chính phủ mạnh mẽ. Sản xuất cho năm 2014/15 được ước tính ở mức kỷ lục 126,0 triệu tấn và chất lượng của cây trồng đã được cho là cao hơn so với các cây trồng năm 2013/14, mà đã bị hư hại bởi hạn hán và bệnh tật.
DIỆN TÍCH LÚA MÌ TRUNG QUỐC ( TRIỆU HA)
Diện tích trồng khoai tây cũng được mở rộng và có sản lượng cao ở Trung quốc.
Đậu tương thường trồng xen với lúa mì và ngô. Loại cây này được trồng nhiều ở vùng Đông Bắc, sản lượng hàng năm đạt trên 13 triệu tấn.
Cây ăn quả được trồng ở nhiều nơi, có sản lượng cao và là mặt hàng xuất khẩu. Các loại hoa quả được trồng nhiều như: cam, quýt, lê, táo, mận, đào, nho, dưa.
Trung Quốc còn dành diện tích đáng kể ( chủ yếu ở miền Nam) để trồng các loại cây công nghiệp khác như: mía, lạc, cao su, hồ tiêu, thuốc lá
Ngành chăn nuôi tuy chưa đạt giá trị cao như ngành trồng trọt nhưng cũng được quan tâm phát triển.
Cừu, dê được chăn thả chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và khu tự trị phíaTây.
Ngành trồng dâu nuôi tằm được phát triển ở nhiều tỉnh phía nam, nhiều nhất là tỉnh Triết Giang. Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng và chất lượng kén tằm.
Là một nước đông dân nên sản lượng nông phẩm Trung Quốc không đáp ứng được nhu cầu Trung Quốc. Hàng năm Trung Quốc phải nhập từ 12 đến 15 triệu tấn lương thực, 30% nhu cầu tiêu dùng thịt bò, dê, cừu.
c.Các vùng đồng cỏ:
Trung Quốc có đồng cỏ chăn nuôi 266 triệu 60 nghìn héc-ta, có loại hình đồng cỏ đa dạng, rất có lợi cho chăn nuôi nhiều loại súc vật vào mùa khác nhau. Trung Quốc có diện tích đồng cỏ chiếm ¼ tổng diện tích cả nước, là một trong những nước có diện tích đồng cỏ lớn nhất trên thế giới.
Đồng cỏ thiên nhiên Trung Quốc chủ yếu rải rác ở khu vực rộng lớn ở phía tây và phía bắc dải núi Đại Hưng An-núi Âm Sơn-chân núi phía đông cao nguyên Thanh Tạng; đồng cỏ nhân tạo chủ yếu rải rác ở khu vực miền đông nam, xen kẽ với ruộng đất và vùng rừng.
Khu chăn nuôi Trung Quốc chủ yếu có:
+ Khu chăn nuôi Nội Mông là khu chăn nuôi lớn nhất Trung Quốc, có súc vật ngựa Tam Hà và bò Tam Hà giống tốt.
+ Khu chăn nuôi Tân Cương có súc vật cừu lông mịn Tân Cương, cừu đuôi lớn A-lơ-thai và ngựa Y Lợi giống tốt.
+Khu chăn nuôi Thanh Hải có giống súc vật chủ yếu là bò y-ắc, và ngựa Hà Khúc nổi tiếng trong và ngoài nước.
+Khu chăn nuôi Tây Tạng là khu sản xuất bò y-ắc chủ yếu.
Nội Mông
Tây Tạng
d. Vùng rừng:
Trung Quốc hiện nay có diện tích vùng rừng 158 triệu 940 nghìn héc-ta, tỷ lệ che phủ vùng rừng là 16,55%, là đất nước ít rừng, có khoảng cách rất lớn so với tỷ lệ che phủ vùng rừng trung bình thế giới 30%.
Vùng rừng thiên nhiên Trung Quốc phần lớn tập trung rải rác ở khu vực miền đông bắc và tây nam, ở vùng đồng bằng miền đông với dân số đông, kinh tế phát triển và ở khu vực miền tây bắc rộng mênh mông, vùng rừng rất ít ỏi.
Trung Quốc có giống cây phong phú, chỉ riêng cây cao đã có hơn 2800 loại. Cây bạch quả và cây thủy sam là giống cây quý báu chỉ có ở Trung Quốc. Nhằm thích ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, Trung Quốc đã liên tiếp triển khai hoạt động trồng cây gây rừng với quy mô lớn.
Hiện nay, Trung Quốc có vùng rừng nhân tạo 33 triệu 790 nghìn héc-ta, là nước có diện tích rừng nhân tạo lớn nhất trên thế giới.
Vùng rừng chủ yếu của Trung Quốc là:
+ Vùng rừng miền đông bắc, gồm Núi Đại Hưng An, Núi Tiểu Hưng An và vùng rừng Trường Bạch Sơn, là vùng rừng thiên nhiên lớn nhất Trung Quốc.
+ Vùng rừng ở miền tây nam, gồm vùng núi Hoành Đoạn, chân núi Hy-ma-lay-a, vùng rừng ở chỗ ngoặt sông Ya-lu-chang-pu, là vùng rừng thiên nhiên lớn thứ hai Trung Quốc.
+ Vùng rừng ở miền đông nam, gồm vùng đồi núi ở phía nam dải núi Tần Lĩnh-sông Hoài Hà và phía đông vùng cao nguyên Vân Quý, là vùng rừng nhân tạo chủ yếu nhất Trung Quốc.
+ Ngoài ra, Trung Quốc còn có hệ thống rừng che chở rộng lớn.
Ví dụ, dải rừng che chở che phủ miền Đông Bắc, Hoa Bắc và Tây Bắc có tổng chiều dài hơn 7000 cây số, diện tích khoảng 260 triệu héc-ta, chiếm ¼ tổng diện tích đất đai Trung Quốc, được gọi là “Công trình sinh thái lớn nhất trên thế giới”.
Theo khí hậu, từ miền bắc sang miền nam, vùng rừng Trung Quốc có vùng rừng cây lá nhọn ở Hàn Đới và Ôn Đới, vùng rừng cả cây lá nhọn lẫn cây lá bản ở Ôn Đới, vùng rừng cây rụng lá ở Ôn Đới, vùng rừng cây lá nhọn ở Ôn Đới, vùng rừng cây lá bản và vùng rừng cây lá nhọn xanh quanh năm ở Á Nhiệt Đới, vùng rừng mưa ở Nhiệt Đới. Trong đó, chẳng có khu vực nào trong dải có độ vĩ bắc giống nhau trên thế giới có thể so sánh với vùng rừng Á Nhiệt Đới về tính đa dạng và tính quan trọng của loài giống động thực vật.
Núi Hy-ma-lay-a
Núi Đại Hưng An
e.Vùng núi cao, hoang mạc
Nhiều dãy núi hùng vĩ với chiều hướng khác nhau của chúng đã hình thành bộ khung địa hình Trung Quốc và hình thành nhiều hệ thống núi. Dãy núi lớn nổi tiếng Trung Quốc có: Núi Hy-ma-lay-a, Núi Côn Luân, Núi Thiên Sơn, Núi Tan-cô-la, Núi Tần Lĩnh, Núi Đại Hưng An, Núi Thái Hành, Núi Kỳ Liên Sơn, Núi Hoành Đoạn v,v.
Sa mạc Taklamakan là một sa mạc tại Trung Á, trong khu vực thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó có ranh giới là dãy núi Côn Lôn ở phía nam, dãy núi Pamir và Thiên Sơn ở phía tây và phía bắc.
Sa mạc Gobi là sa mạc lớn nhất châu Á. Sa mạc Gobi nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và phía nam Mông Cổ. Khu vực sa mạc này giáp dãy núi Altay và các thảo nguyên Mông Cổ về phía bắc, cao nguyên Tây Tạng về phía tây nam, đồng bằng Bắc Trung Quốc về phía đông nam. Đây là sa mạc lớn thứ 4 thế giới về diện tích. Sa mạc này từng là một phần của đế quốc Mông Cổ và cũng là nơi có nhiều thành phố quan trọng dọc theo con đường tơ lụa. Khu vực sa mạc này là mộtbóng mưa do dãy Hymalaya ngăn các đám mây mang mưa đến Gobi.
Ngoài ra còn có các sa mạc như: Sa mạc Gurbantunggut cũng ở Tân Cương, Sa mạc Singing hay còn gọi là đụn cát hát ở Cam Túc, Sa mạc Shapotou ở Ningxia.
Vùng núi cao và hoang mạc nằm chủ yếu ở miền tây, do đặc điểm địa hình và khí hậu khắc nghiệt nên không phát triển nông nghiệp, chủ yếu là chăn nuôi gia súc như ngựa, dê, cừutheo hình thức du mục.
Sa mạc Taklamakan
Sa mạc Gobi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa lớp 11
Địa lí kinh tế xã hội châu Á- Bùi Thị Hải Yến- NXB GD VN
Địa lí kinh tế xã hội thế giới – Bùi Thị Hải Yến – NXB GD VN
Bài giảng môn Địa lí các khu vực và các nước châu Âu và châu Á
https://en.wikipedia.org/wiki/Rice_production_in_China
https://chinabystander.wordpress.com/2012/05/07/fao-sees-another-record-rice-harvest-in-china/
..