Xét dưới một góc độ nhất định, các định nghĩa về cán cân thanh toán trong
những sách kinh tế vĩ mô, tài chính quốc tế về cơ bản là giống nhau. Tuy vậy, quan
điểm của quỹ tiền tệ (IMF) được trình bày trong "Sổ tay cán cân thanh toán" (1993)
được coi là chính thức mà các thành viên khi lập cán cân thanh toán phải tuân theo.
Theo đó, cán cân thanh toán Quốc tế được định nghĩa như s au: "Cán cân thanh
toán là một bản thống k ê được thành lập một cách có hệ thống các giao dịch kinh
tế của một nước với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất
định. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm.
Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư
trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các
luồng trao đổi về hàng hoá, dịch vụ và thu nhập; các giao dịch về tài sản và các
khoản nợ tài chính của một nước với phần còn lại của thế giới. Bản thân một giao
dịch được nhìn nhận như một luồng kinh tế phản ánh sự phát sinh, sự biến đổi, sự
trao đổi, sự chuyển giao, hay sự thanh toán các giá trị kinh tế và dẫn đến sự thay
đổi về quyền sở hữu hàng hoá và hay các tài sản tài chính, cung cấp các dịch vụ,
hay cung cấp lao động và vốn. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía
người cư trú tr ong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ.
Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người
cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.”
38 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2911 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cán cân thanh toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG
Tiểu luận
Cán cân thanh toán
Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 1
ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN
THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Định nghĩa về Cán cân thanh toán quốc tế
Xét dưới một góc độ nhất định, các định nghĩa về cán cân thanh toán trong
những sách kinh tế vĩ mô, tài chính quốc tế về cơ bản là giống nhau. Tuy vậy, quan
điểm của quỹ tiền tệ (IMF) được trình bày trong "Sổ tay cán cân thanh toán" (1993)
được coi là chính thức mà các thành viên khi lập cán cân thanh toán phải tuân theo.
Theo đó, cán cân thanh toán Quốc tế được định nghĩa như sau: "Cán cân thanh
toán là một bản thống kê được thành lập một cách có hệ thống các giao dịch kinh
tế của một nước với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất
định. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm.
Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư
trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các
luồng trao đổi về hàng hoá, dịch vụ và thu nhập; các giao dịch về tài sản và các
khoản nợ tài chính của một nước với phần còn lại của thế giới. Bản thân một giao
dịch được nhìn nhận như một luồng kinh tế phản ánh sự phát sinh, sự biến đổi, sự
trao đổi, sự chuyển giao, hay sự thanh toán các giá trị kinh tế và dẫn đến sự thay
đổi về quyền sở hữu hàng hoá và hay các tài sản tài chính, cung cấp các dịch vụ,
hay cung cấp lao động và vốn. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía
người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ.
Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người
cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.”
Phân loại
Có 2 loại cán cân thanh toán quốc tế:
Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 2
ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG
Cán cân thanh toán quốc tế thời kỳ: Là cán cân thanh toán phản ánh
tất cả các khoản ngoại tệ đã thu và đã chi của một nước với nước khác.
Cán cân thanh toán quốc tế thời điểm: Là cán cân thanh toán phản
ánh những khoản ngoại tệ sẽ thu và sẽ chi vào một thời điểm nào đó.
1.2. Vai trò
Cán cân thanh toán quốc t ế phản ánh kết quả của hoạt động trao đổi đối
ngoại của nước đó với các nước khác. Cho biết một cách trực quan tình trạng công
nợ của một quốc gia t ại một thời điểm nhất định. Cán cân bội thu hay bội chi cho
biết nước đó là chủ nợ hay đang mắc nợ nước ngoài.
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh địa vị kinh t ế của một quốc gia trên
trường quốc tế. Địa vị này là kết quả tổng hợp của các hoạt động thương mại, dịch
vụ và các chính sách rút vốn ra khỏi nước khác.
Như vậy cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu quan trọng nhất đối với
các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Một hệ thống số liệu tốt hay xấu trên
cán cân có thể ảnh hưởng đến tỷ giá từ đó sẽ tạo ra những biến động trong phát
triển kinh tế - xã hội. Thực trạng của cán cân làm cho nhà hoạch định chính sách
thay đổi nội dung chính sách kinh tế. Chẳng hạn, thâm hụt cán cân thanh toán có
thể làm chính phủ nâng lãi suất lên hoặc giảm bớt chi tiêu công cộng để giảm chi
về nhập khẩu. Do đó chính phủ dựa vào cán cân để thiết kế chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội và có những đối sách thích hợp cho từng thời kỳ.
1.3. Các thành phần trong cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm 5 hạng mục sau: Cán cân vãng lai, cán
cân vốn và tài chính, lỗi và sai sót, cán cân tổng thể và tài trợ chính thức.
1.3.1. Cán cân vãng lai
Ghi lại các dòng hàng hóa, dịch vụ và các khoản chuyển tiền qua lại. Khoản
mục cán cân vãng lai được chia thành 4 nhóm nhỏ: thương mại hàng hoá, dịch vụ,
yếu tố thu nhập, chuyển tiền thuần.
Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 3
ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG
a. Cán cân thương mại: (Cán cân hữu hình)
Hạch toán tất cả các khoản thu từ xuất khẩu hàng hoá và các khoản
chi để nhập khẩu hàng hoá. Bảng cân đối thu chi của phần này được gọi là cán cân
thương mại. Thông thường đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài khoản
vãng lai . Tất cả các số liệu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá được ghi chép trong
cán cân thanh toán được tính theo giá FOB hoặc FAS.
Khi cán cân thương mại thặng dư điều này có nghĩa là nước đó đã
thu được từ xuất khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu. Ngược lại, cán cân bội
chi phản ánh nước đó nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
Khi xuất khẩu, trị giá hàng xuất khẩu được phản ánh vào bên Có.
Khi nhập khẩu, trị giá hàng nhập khẩu được phản ánh vào bên Nợ.
Vì xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối.
Nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ.
b. Cán cân dịch vụ (Cán cân vô hình)
Hạch toán các khoản thu từ xuất khẩu và chi để nhập khẩu các loại hình
dịch vụ. Bảng cân đối thu và chi của phần này được gọi là cán cân dịch vụ. Theo
tiêu chuẩn của IMF, hạng mục này có thể phân chia thành:
Dịch vụ vận chuyển: cước phí, hành khách, các khoản khác.
Dịch vụ du lịch: bao gồm các chi phí khách sạn và nhà trọ, các chi
phí du lịch khác (nhà hàng, các chuyến thăm quan...).
Các dịch vụ khác. Bao gồm:
Dịch vụ chính phủ: Các giao dịch của các Đại sứ quán, các nhà tư
vấn, các cơ quan quân sự quốc phòng; Các giao dịch với các cơ quan khác như:
Phái đoàn viện trợ, các phái đoàn du lịch Chính phủ, thông tin và các văn phòng
thúc đẩy thương mại.
Dịch vụ tư nhân: Các dịch vụ thông tin và tin học; Các dịch vụ xây
dựng; Các dịch vụ bảo hiểm; Các chi phí bản quyền và giấy phép; Các dịch vụ tài
chính; Các dịch vụ kinh doanh khác; Các dịch vụ phục vụ cá nhân.
Ghi chép: Xuất khẩu dịch vụ (phản ánh bên Có).
Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 4
ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG
Nhập khẩu dịch vụ (phản ánh bên Nợ).
c. Cán cân thu nhập (Yếu tố thu nhập)
Hạch toán tất cả các khoản thu nhập từ hai yếu tố sản xuất: Lao động và vốn.
Thu nhập từ lao động gọi là thu nhập của người lao động. Thu nhập từ vốn gọi là
thu nhập đầu tư.
Thu nhập của người lao động bao gồm lương, thưởng và các khoản
thu nhập khác bằng tiền hoặc bằng hàng do người không cư trú trả cho người cư
trú và ngược lại.
Thu nhập đầu tư bao gồm:
Thu nhập đầu tư trực tiếp (các khoản thu nhập đầu tư và tái đầu tư)
Thu nhập đầu tư vào giấy tờ có giá (thu nhập do nắm giữ cổ phiếu,
trái phiếu,các giấy tờ có giá và các công cụ tài chính khác).
Thu nhập đầu tư khác: các khoản thu về tài sản của người cư trú
Phản ánh: Thu nhập chảy vào phản ánh bên Có (làm tăng cung ngoại tệ).
Khi chuyển thu nhập ra được phản ánh bên Nợ (làm giảm cung ngoại tệ).
d. Chuyển tiền đơn phương:
Ghi chép các khoản chuyển giao dưới dạng không hoàn lại như quà tặng,
viện trợ và các khoản chuyển giao khác bằng tiền mặt hoặc hiện vật giữa người cư
trú và người không cư trú cho mục đích tiêu dùng này bao gồm:
Chuyển giao khu vực chính phủ: Các khoản viện trợ không hoàn lại
(các khoản chuyển giao bằng tiền hoặc bằng hàng hóa; quà tặng về thực phẩm,
quần áo, thuốc m en và hàng tiêu dùng khác với mục đích cứu trợ); Các khoản
chuyển giao khác.
Chuyển giao khu vực phi chính phủ: Chuyển tiền của người lao động
bao gồm những khoản chuyển tiền của công nhân lao động ở nước ngoài hơn một
năm chuyển về nước. Tiền lương của lao động ở nước ngoài dưới một năm cần
hạch toán trong mục thu nhập của người lao động. Các khoản viện trợ của tổ chức
Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 5
ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG
phi chính phủ (như tổ chức chữ thập đỏ quốc tế...) bằng tiền hoặc bằng hàng hoặc
trợ giúp dưới hình thức kỹ thuật.
Ghi chép:
Các khoản thu đơn phương được xem như tăng thu nhập nội địa do
thu được từ nước ngoài, làm tăng cung ngoại tệ (Phản ánh vào bên Có).
Các khoản phải trả đơn phương do phải thanh toán cho người nước
ngoài phát sinh cầu ngoại tệ (Phản ánh vào bên Nợ).
1.3.2. Cán cân vốn và tài chính
Phản ánh sự chuyển dịch tư bản của một nước với các nước khác (luồng
vốn được đầu tư vào hay đầu tư ra của một quốc gia). Các luồng vốn gồm hai loại:
luồng vốn ngắn hạn và luồng vốn dài hạn.
a. Luồng vốn ngắn hạn: bao gồm các khoản vốn ngắn hạn chảy vào (Có)
và chảy ra (Nợ).
Tín dụng thương mại, tín dụng ngắn hạn ngân hàng.
Các khoản tiền gửi ngắn hạn.
b. Cán cân vốn dài hạn: phản ánh các khoản vốn dài hạn bao gồm:
FDI:
Khi FDI chảy vào phản ánh Có.
Khi FDI chảy ra phản ánh Nợ.
Các khoản tín dụng quốc tế dài hạn:
Tín dụng thương mại dài hạn: khoản vay hoặc cho vay của các tổ
chức tín dụng nước ngoài theo điều kiện thực tế. Khi đi vay phản ánh bên Có. Khi
cho vay hoặc trả nợ thì phản ánh bên Nợ.
Tín dụng ưu đãi dài hạn: Các khoản vay ODA.
o Khi đi vay phản ánh bên Có.
o Khi cho vay phản ánh bên Nợ.
Các khoản đầu tư gián tiếp khác bao gồm các khoản mua, bán cổ
phiếu, trái phiếu quốc tế nhưng chưa đạt đến số lượng kiểm soát công ty. Nếu bán
Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 6
ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG
cổ phiếu,trái phiếu tức là vốn vào thì phản ánh bên Có. Còn nếu mua thì vốn ra tức
là phản ánh bên Nợ.
Các khoản vốn chuyển giao một chiều (không hoàn lại)
Khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư.
Các khoản nợ được xoá, tài sản của người di cư: Vào =>Có, Ra=>
Nợ. Cán cân vốn thặng dư khi Số phát sinh Có > Số phát sinh Nợ có nghĩa là:
Tổng tiền vốn đầu tư vào > Tổng số vốn đầu tư ra và trả nợ.
1.3.3. Lỗi và sai sót
Khoản mục này nếu có là do sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót
hoặc không thu thập được số liệu. Nguyên nhân: Những ghi chép của những khoản
thanh toán hoặc hoá đơn quốc tế được thực hiện vào những thời gian khác nhau,
địa điểm khác nhau và có thể bằng những phương pháp khác nhau. Do vậy, những
ghi chép này – cơ sở để xây dựng những thống kê của cán cân thanh toán quốc tế -
chắc chắn không hoàn hảo. Từ đó, dẫn đến những sai số thống kê.
1.3.4. Cán cân tổng thể
Nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tức lỗi và sai sót bằng không thì
cán cân tổng thể là tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn.
Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Lỗi và sai sót.
Kết quả của khoản mục này thể hiện thình trạng kinh tế đối ngoại của một
quốc gia trong một thời kỳ hoặc tại một thời điểm. Nếu:
Kết quả của cán cân thanh toán mang dấu “+” : thu ngoại tệ của quốc
gia đã (sẽ) tăng thêm.
Kết quả của cán cân thanh toán mang dấu “-“ : thu ngoại tệ của quốc
gia giảm hoặc sẽ giảm thấp.
1.3.5. Tài trợ chính thức (Cán cân bù đắp chính thức)
Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các khoản mục sau:
Dự trữ ngoại hối quốc gia.
Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác.
Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 7
ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG
Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền
của quốc gia có lập cán cân thanh toán...
Trong đó dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vai trò quyết định do đó để đơn
giản trong phân tích, ta coi khoản mục dự trữ ngoại hối chính là cán cân bù đắp
chính thức.
1.4. Các trạng thái của cán cân thanh toán.
Phân tích cán cân thanh toán là một trong những cơ sở quan trọng để các
nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách thích hợp cho từng thời kỳ.
Cán cân thanh toán Quốc tế cần phải được phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau,
trong mối quan hệ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác và trong các mối quan hệ
giữa các hạng mục của cán cân thanh toán.
1.4.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán
Theo hệ thống kế toán hạch toán kép, tổng các khoản ghi nợ bằng tổng các
khoản ghi có cán cân thanh toán luôn cân bằng. Về nguyên tắc, các giao dịch được
ghi trong cán cân thanh toán được chia làm hai loại chính: giao dịch tự định và
giao dịch điều chỉnh. Giao dịch tự định là những giao dịch được thực hiện vì lợi
ích của bản thân chúng. Điểm đặc trưng của giao dịch tự định là chúng được thực
hiện độc lập không phụ thuộc vào trạng thái của cán cân thanh toán của nước lập
báo cáo. Tất cả các giao dịch khác được gọi là giao dịch điều chỉnh. Các giao dịch
điều chỉnh không được thực hiện vì lợi ích của chính nó. Đúng hơn, khi các giao
dịch tự định để lại một lỗ hổng cần phải được bù đắp thì giao dịch điều chỉnh phải
được thực hiện để bù đắp lỗ hổng đó (vì thế mà giao dịch tự điều chỉnh còn được
gọi là giao dịch bù đắp). Hãy tưởng tượng một đường nằm ngang được vẽ xuyên
qua một bảng cán cân thanh toán. Phía trên đường tưởng tượng đó, đặt tất cả các
giao dịch tự định; phía dưới, đặt các giao dịch điều chỉnh. Khi số dư các giao dịch
tự định bằng không (có nghĩa là các khoản thu tự định bằng các khoản chi tự định),
cán cân thanh toán là cân bằng. Khi tổng các khoản thu tự định (những khoản có)
lớn hơn tổng các khoản chi tự định (những khoản nợ), thì có một thặng dư; và khi
tổng số các khoản thu tự định nhỏ hơn tổng số các khoản chi tự định, thì có một
Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 8
ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG
thâm hụt. Trong mỗi trường hợp, sự đo lượng mất cân bằng kế toán (thặng dư hay
thiếu hụt) được xác định bằng chênh lệch giữa tổng số những khoản thu tự định và
tổng số những khoản chi tự định. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa giao dịch tự định và
giao dịch điều chỉnh trong thực tế là không rõ ràng do đó không có cách đo lường
kế toán duy nhất về sự mất cân bằng cán cân thanh toán. Nói chung, để phản ánh
trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế của một nước người ta thường dùng cán
cân tổng thể (tổng hợp cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính). Tuy nhiên,
cán cân tổng thể đôi khi không được đánh giá chính xác bằng cán cân vãng lai bởi
vì nó không p hản ánh đúng năng lực sản xuất hay khả năng cạnh tranh kinh tế của
một nước. Chẳng hạn, khi một nước thặng dư cán cân thanh toán, điều này nghe có
vẻ lành mạnh nhưng nếu đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu lại thấy cán cân vãng
lai bị thiếu hụt lớn và được t ài trợ hoàn toàn bằng vay nợ, đầu tư nước ngoài. Do
đó, sự phân tích thoả đáng về cơ cấu tài trợ liên quan đến sự ổn định các cân vãng
lai trong tương lai là rất cần thiết.
1.4.2. Phân tích tài khoản vãng lai
Như ta đã biết, trong cán cân thanh toán, cán cân vãng lai giữ vai trò quan
đặc biệt quan trọng. Vì vậy, khi phân tích cán cân thanh toán cần phải chú trọng
phân tích cán cân vãng lai và số dư tài khoản vãng lai. Các nhà kinh tế học cho
rằng những định nghĩa khác nhau thể hiện những mặt khác nhau của cán cân vãng
lai. Trên thực t ế, có bốn định nghĩa về cán cân vãng lai và sự lựa chọn định nghĩa
nào phụ thuộc vào mục đích phân tích.
Thứ nhất: cán cân vãng lai đo lường các giao dịch kinh tế của một nước với
phần còn lại của thế giới về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao một chiều
(định nghĩa trong Rivera-Batiz, 1989, trang 119). Hay nói cách khác, cán cân vãng
lai là tổng của chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (X-M)
cộng với thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NF) và chuy ển khoản ròng từ nước
ngoài (NTR). Theo định nghĩa này, tài khoản vãng lai (CA) sẽ bằng:
CA= X-M+NF+NTR
Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 9
ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG
Theo định nghĩa này, khi thâm hụt ngân sách vượt quá 5% đến 6% GDP có
thể có vấn đề và cần chú ý yếu tố nào đã gây ra thâm hụt. Liệu có phải do người
dân đã nhập quá nhiều hàng hoá và dịch vụ? Phần thâm hụt do tiêu dùng bùng nổ
có thể được tài trợ bởi phần rót ra từ các tài khoản dự trữ hoặc tăng các khoản nợ.
Trong cả hai trường hợp đều có thể gây ra nhiều vấn đề song tăng các khoản nợ,
đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn có thể cho thấy dấu hiệu của một nền kinh tế
suy yếu và các chính sách gia cần có những hành động khẩn trương. N gười đảm
nhiệm công tác phân tích cán cân thanh toán cần được cung cấp đầy đủ các thông
tin chi tiết để cố vấn cho các nhà hoạch định chính sách giúp họ đưa ra các quyết
định đúng đắn và kịp thời.
Thứ hai: cán cân vãng lai được định nghĩa như chênh lệch giữa thu nhập và
chi tiêu của nền kinh tế . Vì vậy: CA= Y- A A= C + I + G
Y: thu nhập
A: chi tiêu
C: tiêu dùng tư nhân
I : Đầu tư tư nhân
G: Chi tiêu và đầu tư của chính phủ
Định nghĩa này được Alexander đưa ra vào năm 1950. Từ định nghĩa trên ta
thấy, cán cân vãng lai của một nước chỉ có thể được cải thiện bằng sự tăng tương
đối của thu nhập quốc dân so với chi tiêu hay sự giảm tương đối chi tiêu so với thu
nhập quốc dân.
Thứ ba: cán cân vãng lai là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của toàn bộ
nền kinh tế.
CA = S - I
S : Tiết kiệm trong nước
I : Đầu tư trong nước
CA: Là cán cân vãng lai
Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 10
ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG
Nếu chia tổng tiết kiệm (S) và đầu tư (I) của toàn bộ nền kinh tế thành các
phần về khu vực chính phủ và tư nhân.
Ta có: CA = (Sp + Sg) - (IP + Ig)
Hay CA = (Sp – Ip ) + (Sg - Ig)
hay CA = (Sp - Ip) + (Sg - Ig)
Công thức trên cho thấy cán cân vãng lai bằng chênh lệch của khu vực tư
nhân cộng khu vực chính phủ. Vì vậy, khi đề ra các biện pháp, chính sách nhằm
cải thiện cán cân vãng lai phải nghiên cứu tác động của chúng tới hành vi tiết kiệm
và đầu tư. Nếu thâm hụt tài khoản vãng lai xuất hiện do các hoạt động đầu tư mạnh
thì phần thâm hụt này cần được tài trợ bởi đầu tư trực tiếp tại nước báo cáo hoặc
phần tăng trong các khoản vay bên ngoài hay bởi đầu tư chứng khoán. Tỷ lệ thâm
hụt tài khoản vãng lai tương đối lớn (6% hoặc 7%) có thể là bền vững nếu nó liên
quan đến các hoạt động đầu tư trực tiếp mạnh ở nước báo cáo.
Thứ tư: Khi công dân một nước cho vay hay mượn một lượng tiền của nước
ngoài, họ đã tạo ra mét quan hệ tài sản với phần còn lại của thế giới. Vì vậy, khi
phân tích tiết kiệm và đầu tư, phải tính đến nguồn tài chính nước ngoài. Từ đó, có
thể định nghĩa tài khoản vãng lai như những thay đổi trong tài sản nước ngoài ròng
của quốc gia lập báo cáo với phần còn lại của thế giới.
CA = B* t - B t - 1 * B* t : Tài sản nước ngoài ròng giai đoạn hiện tại
d t-1 *: Tài sản nước ngoài ròng giai đoạn trước.
Định nghĩa này được Sarch và Larrain mở rộng từ định nghĩa trên. Theo đó,
các thay đổi tài sản nước ngoài ròng có thể bù đắp được tình trạng thâm hụt của tài
khoản vãng lai. Thặng dư tài khoản vãng lai có nghĩa là nước này đang tích luỹ tài
sản quốc tế ròng. Ngược lại, thâm hụt tài khoản vãng lai nghĩa là nước này đang
giảm dần tài sản quốc tế ròng hoặc tăng thêm nghĩa vụ nợ nước ngoài.
Như vậy: có thể định nghĩa tài khoản vãng lai là sự thay đổi vị thế đầu tư
quốc tế ròng của một nước. Như vậy, để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt
tài khoản vãng lai cũng như đưa ra những biện pháp điều chỉnh có hiệu quả để cải
Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 11
ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG
thiện tình trạng, cần phải có sự phân tích cụ thể từng khoản mục trong cán cân
vãng lai, đặc biệt là cán cân thương mại.
Thâm hụt cán cân vãng lai không phải bao giờ cũng xấu, điều đó còn phụ
thuộc vào khả năng thanh toán của một nước. Khả năng thanh toán được đánh giá
thông qua các chỉ số vĩ mô như: tỷ lệ xuất khẩu/GDP, tỷ giá hối đoái thực t ế, tiết
kiệm với đầu tư nội địa. Nếu một quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu/GDP lớn, tỷ giá hối
đoái ổn định và sát với thực tế, mức tiết kiệm và đầu tư cao thì thâm hụt cán cân
thương mại nếu có cũng ít khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế. Một tiêu chí quan
trọng khác để đánh giá tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của một nước là khả
năng chịu đựng của cán cân thanh toán vì nó chú ý đến những yếu tố nói trên. Đối
với một nước có nợ nước ngoài ròng dương và thâm hụt cán cân vãng lai, một
"điểm uốn" giữa thâm hụt và thặng dư là cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán
và khả năn