Tiểu luận Chi phí đại diện

TCDN là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng vốn tối thiểu nhất định và quá trình hđkd nhìn từ góc độ tài chính cũng là quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm thự c hiện các mục tiêu của hoạt động kinh doanh. Trong quá trình đó có sự chuyển dịch giá trị của các quỹ tiền tệ với biểu hiện là các luồng tiền tệ đi vào và đi ra khỏi chu lỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Và các mối quan hệ tài chính tr ong các doanh nghiệp bao gồm những mối quan hệ sau đây: + Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Thể hiện qua việc cấp vốn của Nhà nước cho các DNNN, qua nghĩa vụ tài chính (th uế, phí) với NSNN. + Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ th ể kinh tế khác:Thể hiện qua việc thanh quyết toán trong vay vốn,mua hàng, đầu tư vốn, + Quan hệ nội bộ doanh nghiệp: Thể hiện qua việc thanh toán tiền lương, thưởng phạt công nhân viên,quan hệ thanh toán giữ a các bộ phận trong doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận sau thuế, phân chia lợi tức cho cổ đông, Tóm lại: TCDN liên quan đến việc hoạch định chiến lược tài chính cho DN thông qua việc ra và thực hiện 3 quyết định: đầu tư, tài trợ và phân phối nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị DN để từ đó tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu DN.

pdf59 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chi phí đại diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------    Tiểu luận: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: CHI PHÍ ĐẠI DIỆN GVHD: TS NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN NHÓM SV THỰC HIỆN: NHÓM 111 LỚP : NGÂN HÀNG ĐÊM 3 KHÓA : 19 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010 I. BẢN CHẤT C ỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (TCDN) 1.1 Khái niệm TCDN TCDN là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng vốn tối thiểu nhất định và quá trình hđkd nhìn từ góc độ tài chính cũng là quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của hoạt động kinh doanh. Trong quá trình đó có sự chuyển dịch giá trị của các quỹ tiền tệ với biểu hiện là các luồng tiền tệ đi vào và đi ra khỏi chu lỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Và các mối quan hệ tài chính trong các doanh nghiệp bao gồm những mối quan hệ sau đây: + Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Thể hiện qua việc cấp vốn của Nhà nước cho các DNNN, qua nghĩa vụ tài chính (thuế, phí) với NSNN. + Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác:Thể hiện qua việc thanh quyết toán trong vay vốn,mua hàng, đầu tư vốn,… + Quan hệ nội bộ doanh nghiệp: Thể hiện qua việc thanh toán tiền lương, thưởng phạt công nhân viên,quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận sau thuế, phân chia lợi tức cho cổ đông, … Tóm lại: TCDN liên quan đến việc hoạch định chiến lược tài chính cho DN thông qua việc ra và thực hiện 3 quyết định: đầu tư, tài trợ và phân phối nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị DN để từ đó tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu DN. 1.2 Chủ sở hữu DN - Các chỉ số phản ánh thu nhập của chủ sở hữu. 1.2.1 Khái niệm chủ sở hữu DN: Chủ sở hữu (CSH) DN là người bỏ vốn vào DN, chia sẻ rủi ro cùng DN và nắm quyền kiểm soát, điều hành DN. Trong công ty CP, CSH là các cổ đông thường. 1.2.2 Các chỉ số phản ánh thu nhập của CSH a) Thu nhập trước lãi vay và thuế (earnings before interest and taxes— EBIT) là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty, bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập. EBIT được đề cập đến như "khoản kiếm được từ hoạt động", "lợi nhuận từ hoạt động" hay "thu nhập từ hoạt động". EBIT = Thu nhập - Chi phí hoạt động Có thể xem công thức tính EBIT một cách cụ thể hơn như sau: EBIT = Tổng Doanh Thu - Tổng biến phí - Tổng định phí Nói cách khác, EBIT là tất cả các khoản lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập. Một yếu tố quan trọng đóng vai trò giúp cho EBIT được sử dụng rộng rãi là nó đã loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các công ty khác nhau. b) Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông hay Chỉ tiêu hoàn vốn cổ phần của cổ đông (Return on Equity - ROE) là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần. ROE = ( Lợi nhuận sau thuế)/Vốn chủ sở hữu ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty. c) Tỉ suất thu nhập trên cổ phần hay gọi tắt là EPS (earnings per share), là chỉ số nói lên phần lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần. Đây cũng có thể coi như phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu, nên nó được coi như là chỉ số xác định khả năng lợi nhuận của một công ty (hay một dự án đầu tư). EPS =( Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi)/( Số lượng cổ phiếu phổ thông) EPS cho biết nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần họ đang nắm giữ hàng năm là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn. d) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ROA = (Lợi nhuận sau thuế)/ (Tổng tài sản) ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty. e) Giá trên thu nhập của cổ phiếu ( P/E ) P/E = ( Giá thị trường)/(Thu nhập của mỗi cổ phiếu) Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để có được 1 đồng thu nhập. Nếu P/E cao điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến công ty đạt tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai. Thông thường cổ phiếu được đánh giá tốt khi tỷ lệ P/E nằm trong khoảng giá trị 10 lần. f) Cổ tức trên thu nhập (D/E) D/E = (Cổ tức)/(Thu nhập của mỗi cổ phiếu) Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông phổ thông dưới dạng cổ tức. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu đó càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, bởi lẽ họ sẽ được trả mức cổ tức cao cho mỗi cổ phiếu nắm giữ. g) Cổ tức trên thị giá (D/P) D/E = ( Cổ tức)/(Giá thị trường hiện thời) Hệ số này phản ánh mức lợi tức mong đợi của nhà đầu tư khi mua một loại cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Nếu tỷ lệ này càng cao thì cổ phiếu đó càng được các nhà đầu tư ưa thích vì họ kỳ vọng vào lợi nhuận cao thu về khi đầu tư vào cổ phiếu. h) Giá trị sổ sách của cổ phiếu phổ thong Giá trị sổ sách = (Tổng tài sản – Tổng số nợ - Cổ phiếu ưu đãi)/(Số cổ phiếu phổ thông) Chỉ tiêu này được dùng để xác định giá trị của một cổ phiếu theo số liệu trên sổ sách, một nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này để so sánh với giá trị thị trường của cổ phiếu, nếu chỉ tiêu này càng thấp hơn so với giá trị thực. 1.3. Các quyết định của chủ sỡ hữu: 1.3.1 Quyết định đầu tư 1.3.1.1 Khái niệm Quyết định đầu tư vốn là một trong những quyết định chủ yếu trong tài chính công ty. Trong hoạt động của công ty, các nhà quản lý, đặc biệt là giám đốc tài chính, thường gặp phải những dự án dầu tư vốn. Dựa vào mục đích, các dự án đầu tư vốn có thể được phân loại thành:;  Dự án đầu tư mới tài sản cố định;  Dự án thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắt giảm chi phí;  Dự án mở rộng sản phẩm hoặc thị trường hiện có sang sản phẩm hoặc thị trường mới;  Dự án an toàn lao động và/hoặc bảo vệ môi trường  Dự án khác. Ý tưởng về một dự án đầu tư thường xuất phát từ mục đích của dự án đó. Tuy nhiên, khi phân tích xem có nên đầu tư vào một dự án hay không người ta không chỉ xem xét đến mục đích mà còn đến hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Đôi khi nhiều dự án đều có hiệu quả tài chính được đề xuất cùng một lúc. Khi đó, việc phân loại dự án theo mục đích để phân tích và ra quyết định đầu tư không quan trọng bằng việc phân loại dựa vào mối quan hệ giữa các dự án. Dựa vào mối quan hệ, các dự án có thể phân chia thành:  Dự án độc lập, là dự án mà việc chấp nhận hay bác bỏ dự án không ảnh hưởng gì đến những dự án khác đang được xem xét;  Dự án phụ thuộc, là dự án mà việc chấp nhận hay bác bỏ dự án phụ thuộc vào việc chấp nhận hay bác bỏ một dự án khác;  Dự án loại trừ nhau, là những dự án không thể được chấp nhận đồng thời, nghĩa là chỉ được chọn một trong số những dự án đó mà thôi. 1.3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng Để ra một quyết định đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư phải dựa trên nhiều nhân tố như: lợi nhuận, rủi ro (lạm phát, sự mất giá của tiền, rủi ro về chính trị…), chính sách của nhà nước (thuế, luật pháp liên quan, sự hỗ trợ và khuyến khích từ nhà nước), tiềm lực của chính nhà đầu tư (khả năng huy động vốn, sự am hiểu của nhà đầu tư, khả năng cạnh tranh…). Ngoài ra, quyết định đầu tư cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố như:  Thông tin: Đây là sự am hiểu về các quyết định, hiệu quả của các biện pháp thay thế và những điều tương tự như vậy. Điều quan trọng là tuy các thông tin quan trọng rất được mong chờ nhưng khái niệm “càng nhiều thông tin càng tốt “ở đây là không chính xác. Việc có quá nhiều thông tin có thể làm giảm tính hiệu quả của quyết định.  Các biện pháp thay thế: Có một số biện pháp thay thế để chọn lựa. Chúng có thể được nhận dạng (có nghĩa là tìm kiếm hoặc định vị) hay thậm chí là phát triển (tạo ra chúng ở nơi mà trước đây chúng chưa từng xuất hiện). Chỉ đơn thuần tìm kiếm những khả năng thay thế đã tồn tại sẵn sẽ không đem lại hiệu quả cao trong quá trình ra quyết định.  Các phân tích: Đây là những đặc điểm và y êu cầu mà ít nhiều các khả năng thay thế phải có. Thường thì các biện pháp thay thế được đánh giá thông qua khả năng có các phân tích hiệu quả như thế nào. Ví dụ như các biện pháp thay thế của công ty Toyoa chỉ đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng trong khi đó cũng cùng các biện pháp như vậy công ty Buick lại đứng thứ 6.  Các mục tiêu: Bạn muốn hoàn thành mục tiêu nào? Một điều đáng ngạc nhiên là các nhà ra quy ết định thường hay thu nhập rất nhiều biện pháp thay thế để rồi sau đó lại tự hỏi: “Tôi phải chọn cái nào bây giờ” mà trước tiên không hề nghĩ xem mục tiêu mà mình muốn đạt được là gì. Nếu như bạn thấy bản thân mình đang đặt ra các câu hỏi như “tôi nên làm gì, tôi nên chọn biện pháp nào?” thì trước hết phải hỏi bản thân mình “Mục tiêu của tôi là gì?” đã.  Giá trị: Giá trị liên quan đến hiệu quả cụ thể được mong muốn như thế nào, giá trị của các khả năng thay thế dù có tính theo USD, cảm giác hài lòng hay các giá trị khác.  Sở thích: Điều này phản ánh thứ bậc triết lý và đạo đức của các nhà quy ết định. Chúng ta có thể gọi đây là các giá trị” của họ nhưng điều này cũng khá rắc rối với cách sử dụng khác của những từ trên. Nếu như chúng ta có thể sử dụng một trong những từ trên chúng ta có thể nói rằng các giá trị cá nhân tạo ra sở thích. M ột số người thích từ sôi nổi cho đến yên tĩnh, chắn chắn cho tới mạo hiểm, trong khi đó có người lại thích chất lượng cho tới số lượng ... Do đó tuy các cá nhân có chọn lựa khác nhau nhưng điều này là có lợi dựa trên sở thích riêng của họ.  Hiệu quả của quyết định: Đây là việc xếp loại xem một quyết định là có hiệu quả hay không. Một quyết định hiệu quả là quy ết định có logic dựa trên các thông tin sẵn có và sự phản ánh các sở thích của người ra quyết định. Điều quan trọng cần nắm ở đây là hiệu quả của quy ết định không liên quan tới tác động của nó. Một quyết định tốt đều có thể mang cả hậu quả tốt lẫn xấu. Tương tự như vậy, một quyết định tồi (quyết định do thiếu thông tin hoặc không phản ánh sở thích của người ra quyết định ) có thể mang đến một kết quả khả quan. Ví dụ như khi bạn phải đưa ra quyết định có phân tích và cẩn thận về sự đầu tư chắc chắn nào đó dựa trên những gì bạn biết về khả năng rủi ro của nó cũng như những sở thích của bạn thì quyết định của bạn sẽ có hiệu quả ngay cả khi bạn có thể mất tiền trong việc đầu tư. Tương tự như vậy nếu như bạn vội vã mua cổ phần của các công ty đang phất thì quyết định của bạn cũng là một quyết định tồi kể cả khi giá cổ phiếu của các công ty đó đang tăng vọt. Các quyết định tốt có thể mang lại kết quả tồi do đó không nên kết tội bản thân. Nếu như bạn chọn một tuyến đường dựa trên những gì mình đã biết về con đường (an toàn, không quá đông người qua lại…) và các sở thích các nhân của bạn (ít nguy hiểm, có nhiều cảnh đẹp..) thì quyết định của bạn là một quyết định đúng mặc dù trên đường đi bạn có thể gặp tai nạn hay bị thủng lốp xe…Đừng có đổ lỗi cho mình rằng: đó là một quyết định ngu ngốc. Quyết định phải đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả với các cân nhắc về phí tổn, sức lực và các hậu quả có liên quan. Liệu các biện pháp thay thế có đem tới hậu quả tiêu cực làm cho chọn lựa trở nên ít được mong chờ hơn không? Quyết định cũng phải lưu ý đến các tác dụng phụ hoặc các lợi thế gián tiếp. Một ứng cử viên cho vị trí nhân viên có thể có các khả năng trội hơn không liên quan trực tiếp tới công việc nhưng những khả năng này lại có thể sẽ có ích cho công ty. M ột lần nữa bạn hãy nhớ chú ý đến điều này.  Sự chấp thuận: Các quyết định đưa ra phải được sự chấp thuận của những người thực hiện nó và những ai chịu ảnh hưởng từ quyết định đó cả về mặt lí trí và tình cảm. Nó là một yếu tố quan trọng bởi vì đôi khi nó có thể gây ra xung đột. Trong trường hợp này hãy chọn một giải pháp tuy có hiệu quả kém hơn nhưng được chấp thuận nhiều hơn. Ví dụ như khi một loại bánh hỗn hợp mới được tung ra thị trường, nhà sản xuất đã chọn những nguyên liệu có chất lượng tốt nhất để làm bánh và chỉ cần trộn nước vào là dùng được. Tuy nhiên khi tung ra thị trường loại bánh này lại không được thị trường chấp thuận. Sau khi điều tra lí do các nhà sản xuất đã phát hiện ra rằng các bà nội trợ không thích loại bánh này bởi vì n ó tạo cho họ có cảm giác có lỗi. Họ thấy mình không phải là những người vợ tốt khi làm những chiếc bánh “ăn liền” như vậy. Giải pháp được đưa ra là nhà sản xuất sẽ rút nguy ên liệu trứng hoắc sữa ra khỏi loạI bánh mới này do đó các bà nội trợ sẽ phải thêm bánh hoặc sữa mới dùng được thay vì chỉ trộn vào nước như trước đây. Điều này khiến họ cảm thấy có ích hơn, vì cảm thấy có ích là một nhu cầu bản năng mà con người cần có. Như vậy xét về mặt lí thuyết thì giải pháp mới tuy kém hiệu quả hơn nhưng về mặt kết quả nó lại được chấp nhận nhiều hơn. Công thức bánh mới trở nên cực kì phổ biến và được các bà nội trợ rất ưa thích. Do đó các phương pháp đơn giản có thể đem lại kết quả khả quan hơn nếu như nó có sự ủng hộ rộng rãi. Một trong những yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong quá trình ra quyết định đó là nhân tố con người. Bạn nên đặt mọi quyết định trong nhu cầu của số đông. Một quyết định nếu như chỉ hoàn hảo về mặt kĩ thuật mà lại không có tính xã hộI thì sẽ không hiệu quả. Chỉ có những quyết định đựơc thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ thì mới có hiệu quả như cách chúng được mong đợi. 1.3.1.3 Mục tiêu: Mục tiêu cơ bản của một quyết định đầu tư là tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư và các bên liên quan. Phân tích và ra quyết định đầu tư là quá trình lập kế hoạch cho một khoản chi đầu tư có sinh lời kỳ vọng liên tục trong nhiều năm. Việc thực hiện các dự án trên sẽ ảnh hưởng đến ngân lưu chung của công ty ngay bây giờ và trong tương lai. Vì vậy, cơ sở để đánh giá hiệu quả của các dự án là dòng ngân lưu tăng thêm của công ty khi có dự án so với dòng ngân lưu của công ty khi không có dự án và suất chiết khấu hợp lý, dựa vào đó để qui đổi dòng ngân lưu ở những thời điểm khác nhau về cùng một mốc chung để so sánh. Quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư có thể được mô tả bằng hình dưới đây. Đề xuất đầu Đánh giá Thẩm định va tư quyết định ra quyết định đấu tư Đánh giá hiệu Một quyết đinh đầu tư cần được đánh giá và quy ết định một cách cẩn thận vì: – Kết quả quyết định đầu tư còn ảnh hưởng dài trong nhiều năm; – Quyết định đầu tư lien quan đến việc chi tiêu vốn va tạo ra giá trị lợi nhuận; – Rất khó và tốn kém nếu thay đổi quyết định đầu tư . 1.3.2. Quyết định tài trợ 1.3.2.1 Định nghĩa: Quyết định tài trợ là quy ết định huy động nguồn vốn để tài trợ cho quyết định đầu tư, bao gồm hai nguồn là nợ và vốn cổ phần. 1.3.2.2 Mục tiêu Quyết định tài trợ hướng đến cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp 1.3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến một cấu trúc vốn tối ưu a. Cấu trúc vốn Cấu trúc vốn được định nghĩa là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường được dung để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp b. Cấu trúc vốn tối ưu: Cấu trúc vốn tối ưu là một hỗn hợp nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường cho phép tối đa hóa EPS, tối thiểu hóa rủi ro và tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Với một cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân được tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp được tối đa hóa. Do đó cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn tối thiểu được gọi là cấu trúc vốn tối ưu. c. Các nhân tố ảnh hưởng đến một cấu trúc vốn tối ưu:  Yếu tố thứ nhất: Tính hai mặt của nợ thể hiện ở tính thuận lợi hoặc bất lợi của việc sử dụng nợ. Lãi ròng rA (ROA)= : tỷ suất sinh lợi tài sản Tài sản D : Nợ ; rD : tỷ suất sinh lợi của Nợ E : Vốn cổ phần; rE : tỷ suất sinh lợi của Vốn cổ phần D r = r + (r – r ) x (1) E A A D E Theo (1): Cấu trúc vốn 100 % vốn cổ phần rE = rA cấu trúc vốn có sử dụng nợ và vốn cổ phần xảy ra 2 trường hợp : DN hoạt động có lãi (EBIT> 0) r > r khi E A : DN th ừa khả năng thanh toán lãi vay rE < rA khi không thỏa 2 điều kiện trên Xem xét ví dụ : Cấu trúc vốn gồm 50% nợ và 50% vốn cổ phần, + TH1: 30 % + TH2: 10 % + TH3: - 20 % Nhận xét : Thuận lợi: Sử dụng nợ và gia tăng nợ (nợ dài hạn) thì sẽ có tác dụng khuyếch đại thu nhập cho cổ đông. Thu nhập của cổ đông đã cao thì ngày càng cao hơn nữa. Tuy nhiên để có được kết quả này thì DN phải đảm bảo điều kiện hoạt động có lãi và thừa khả năng thanh toán lãi vay. Bất lợi: Sử dụng và gia tăng nợ nếu không đảm bảo điều kiện trên (hoạt động có lãi và thừa khả năng thanh toán lãi vay) thì chính sử dụng nợ sẽ đưa thu nhập của cổ đông xuống thấp, nghiêm trọng nhất là khi DNhoạt động lỗ, khi đó chính việc sử dụng nợ sẽ khuy ếch đại thua lỗ của DNdo đó có thể đưa DN đi đến phá sản.  Yếu tố thứ hai : trong chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ thì nợ có chi phí sử dụng vốn thấp nhất bởi vì:  Nợ có tính đáo hạn, có tình trái quyền đối với lợi nhuận và tính trái quy ền đối với tài sản. Do đó chủ nợ sẽ ít rủi ro hơn so với cổ đông, theo nguyên tắc đánh đổi thì khi rủi ro thấp thì chủ nợ sẽ nhận được tiễn lãi ít hơn hay là DN khi sử dụng nợ sẽ có chi phí thấp hơn so với chi phí sử dụng vốn cổ phần.  Sử dụng nợ nhà đầu tư nhận được khoản sinh lợi từ lá chắn thuế do quy định của nhà nước cho phép khấu trừ lãi vay vào lợi tức chịu thuế. Ví dụ: Một DN có một khoản vay: 300 triệu đồng, lãi suất r = 10%, thuế suất thuế thu nhập DN là 40%, EBIT = 100 triệu đồng, ta có bảng mô tả sau: Lãi vay được khấu trừ Lãi vay không được thuế khấu trừ thuế EBIT 100 100 LÃI VA Y 30 30 LÃI TRƯỚC THUẾ 70 100 THUẾ 28 40 LÃI SAU THUẾ 42 60-30=30 Kết luận : Qua bảng tính ta thấy DN đáng lẽ trả lãi vay là 30 triệu đồng nhưng do nhận được khoản sinh lợi từ lá chắn thuế (12) nên lãi vay thực trả của DN chỉ là 18 triệu đồng tương đương với mức lãi suất r = 6%. D o đó Cấu trúc vốn sử dụng nợ dễ tối ưu hơn so với cấu trúc sử dụng 100% vốn cổ phần nhưng việc sử dụng nợ chỉ nên đến một giới hạn nào đó mà thôi bởi vì nếu vượt quá giới hạn đó thì việc gia tăng sử dụng nợ sẽ không có tốt cho DN  Yếu tố thứ ba: Thu nhập hoạt động của D N (EBIT), EPS là thu nhập trên mỗi cổ phần của cổ đông. EBIT tạo ra EPS, nhưng không có nghĩa là có EBIT là luôn có EPS vì EBIT đạt được luôn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng trước như trả lãi vay, thuế, lợi tức cho cổ đông ưu đãi, phần còn lại (nếu còn) mới tạo ra EPS. Tuy nhiên cùng một giá trị EBIT nhưng cấu trúc vốn khác nhau thì EPS sẽ khác nhau.  Yếu tố thứ tư: Các đặc điểm của nền kinh tế : (1) Mức độ hoạt động kinh doanh: Nếu DN dự kiến mức độ hoạt động kinh doanh gia tăng, điều đó có nghĩa là nhu cầu tài sản và vốn để tài trợ việc mua các tài sản này của DN cũng sẽ gia tăng, DN phải thay đổi cấu
Luận văn liên quan