Trong một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, quy mô và mức độ phức
tạp của các doanh nghiệp khiến cho việc điều hành trực tiếp của các chủ doanh
nghiệp trở nên không khả thi và thiếu hiệu quả. Việc điều hành những doanh
nghiệp quy mô lớn và phức tạp đòi hỏi những kỹ năng và phẩm chất mà không
phải nhà đầu tư nào cũng có được. Thực tế đó dẫn tới sự tách biệt giữa quyền quản
lý và quyền kiểm soát (ownership – control). Những người có vốn nhưng không
có khả năng quản lý đầu tư vào các doanh nghiệp và trở thành ông chủ (owner,
hay còn gọi là nhà đầu tư - investor). Các ông chủ này sẽ thuê những chuyên gia
có đủ năng lực điều hành doanh nghiệp của mình, thường gọi là giám đốc - CEO
(Chief Executive Officer).
Sự tách biệt quyền sở hữu và quản lý một mặt giải quyết mâu thuẫn giữa
vốn và năng lực điều hành; mặt khác, nó cũng làm nảy sinh những nguy cơ khiến
cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đạt mức tối ưu, gây thiệt hại cho
các nhà đầu tư. Trên thực tế làm thế nào để bảo đảm cân đối giữa lợi ích của giám
đốc (người làm thuê) và chủ doanh nghiệp (người đi thuê) luôn là một câu hỏi hóc
búa đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bài viết này dựa trên Lý thuyết về uỷ quyền
(Agency Theory), nhằm trao đổi một số vấn đề về chi phí đại diện, một yêu cầu
quan trọng cần có làm tiền đề quan trọng cho sự thành công của mỗi doanh nghiệp.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chi phí đại diện - AGENCY COSTS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Tiểu luận
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS
Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:1
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Mở đầu
Trong một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, quy mô và mức độ phức
tạp của các doanh nghiệp khiến cho việc điều hành trực tiếp của các chủ doanh
nghiệp trở nên không khả thi và thiếu hiệu quả. Việc điều hành những doanh
nghiệp quy mô lớn và phức tạp đòi hỏi những kỹ năng và phẩm chất mà không
phải nhà đầu tư nào cũng có được. Thực tế đó dẫn tới sự tách biệt giữa quyền quản
lý và quyền kiểm soát (ownership – control). Những người có vốn nhưng không
có khả năng quản lý đầu tư vào các doanh nghiệp và trở thành ông chủ (owner,
hay còn gọi là nhà đầu tư - investor). Các ông chủ này sẽ thuê những chuyên gia
có đủ năng lực điều hành doanh nghiệp của mình, thường gọi là giám đốc - CEO
(Chief Executive Officer).
Sự tách biệt quyền sở hữu và quản lý một mặt giải quyết mâu thuẫn giữa
vốn và năng lực điều hành; mặt khác, nó cũng làm nảy sinh những nguy cơ khiến
cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đạt mức tối ưu, gây thiệt hại cho
các nhà đầu tư. Trên thực tế làm thế nào để bảo đảm cân đối giữa lợi ích của giám
đốc (người làm thuê) và chủ doanh nghiệp (người đi thuê) luôn là một câu hỏi hóc
búa đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bài viết này dựa trên Lý thuyết về uỷ quyền
(Agency Theory), nhằm trao đổi một số vấn đề về chi phí đại diện, một yêu cầu
quan trọng cần có làm tiền đề quan trọng cho sự thành công của mỗi doanh nghiệp.
Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:2
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
1. Nguồn gốc chi phí đại diện:
a. Sự phân định quyền sở hữu và quyền quản lý:
Trong các công ty lớn, sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý là
điều hết sức cần thiết. Những công ty này có thể có hàng trăm ngàn cổ đông, do
vậy không có cách nào thỏa mãn việc tất cả các cổ đông cùng tham gia quản lý.
Việc phân định quyền sở hữu và quyền quản lý có một thuận lợi rõ ràng. Nó cho
phép chia nhỏ quyền sở hữu theo những phần góp vốn bằng nhau và từ đó sự thay
đổi quyền sở hữu sẽ không gây phiền hà đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, việc phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý bản thân
nó cũng mang lại nhiều vấn đề phức tạp như:
• Mục tiêu của chủ sở hữu và mục tiêu của nhà quản lý khác nhau: Trong
mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà quản lý, cả hai bên đều mong muốn tối đa hoá
lợi ích của mình, tuy nhiên điều kiện để tối đa hoá lợi ích của hai bên không giống
nhau. Nhà đầu tư mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình thông qua việc tăng giá
trị của doanh nghiệp, còn lợi ích của nhà quản lý thường gắn trực tiếp với thu nhập
nhận được.
• Các nhà quản lý và các chủ sở hữu có những thông tin rất khác nhau về
giá trị của các tài sản của công ty: Nhà quản lý có những thông tin mà nhà đầu tư
không thể có hoặc không muốn có do chi phí để thu thập các thông tin đó là quá
cao. Ví dụ, nhà quản lý có thể biết được mức độ nỗ lực của mình trong khi nhà đầu
tư không biết được; nhà quản lý nhờ trực tiếp điều hành nên có được những thông
tin nội bộ mà nhà đầu tư hoặc không biết được hoặc biết nhưng không hiểu được
đầy đủ.
Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu và sự bất cân xứng thông tin giữa cổ đông và
nhà quản lý đã tạo nên những vấn đề về người chủ với người đại diện trong đó các
cổ đông là người chủ còn các nhà quản lý chuyên nghiệp là người đại diện cho họ,
đồng thời nảy sinh các chi phí đại diện (agency costs).
Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:3
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
b. Những tổn thất do phân quyền:
Do nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp
nên họ có thể thực hiện những hành vi hay quyết định nhằm tối đa hoá lơi ích cho
cá nhân mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư. Những tổn thất gây
ra trong trường hợp này được gọi là tổn thất do phân quyền (agency costs) (Jensen
& Meckling, 1976). Ví dụ, nhà quản lý có thể không nỗ lực với khả năng cao nhất
của mình, do đó làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (giám đốc, như
bất kỳ một người bình thường nào khác, có xu hướng thích nghỉ ngơi hơn là làm
việc); nhà quản lý có thể quyết định không đầu tư nguồn lực vào một dự án có khả
năng sinh lời cao trong tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trong
ngắn hạn (nếu thu nhập của nhà quản lý được xác định dựa trên kết quả hoạt động
của doanh nghiệp trong ngắn hạn); thậm chí nhà quản lý có thể báo cáo không
trung thực về tình hình hoạt động của doanh nghiệp (earnings management) nhằm
đạt mức lợi nhuận kế hoạch (kèm theo đó là tiền thưởng). Những hành vi như vậy
của nhà quản lý sẽ làm tổn hại tới lợi ích dài hạn của nhà đầu tư (dysfunctional
behaviors).
Mặt khác, do tình trạng thông tin không cân xứng mà nhà quản lý có cơ hội
để thực hiện các dysfunctional behaviors như nêu trên mà không sợ bị trừng phạt.
Nhà quản lý thì biết nhiều thông tin về tiềm năng, rủi ro và các giá trị của công ty
hơn các cổ đông. Chẳng hạn, bằng cách quan sát các thay đổi giá cổ phần do các
công bố của các giám đốc cho thấy khi một công ty công bố một sự gia tăng cổ tức
thường xuyên, giá cổ phiếu thường tăng, vì các nhà đầu tư diễn dịch việc gia tăng
này như một dấu hiệu về sự tin tưởng của ban giám đốc công ty về thu nhập tương
lai.
2. Khái niệm chi phí đại diện:
Theo Jensen – Meckling, vấn đề nhà quản lý trốn tránh nhiệm vụ của mình
sẽ được xem như một loại chi phí hoặc các nhà quản lý không thể hiện năng lực
lãnh đạo của họ cũng được xem là một loại chi phí.
Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:4
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Jensen – Meckling định nghĩa chi phí đại diện như là sự tổng hợp các chi
phí của một hợp đồng có tổ chức. Hợp đồng này gồm, một người (người chủ) thuê
một người khác (người đại diện) làm nhiệm vụ thay thế cho mình (người chủ).
Người chủ đưa ra quyết định - ủy quyền cho người đại diện.
Khi đó, chi phí đại diện sẽ là : (M) + (B) + (R)
(M) : chi phí theo dõi bởi người chủ.
(B) : chi phí ràng buộc bởi người đại diện.
(R) : sự mất mát.
Như vậy: Tổng chi phí theo dõi, ràng buộc, và mất mát phụ trội được gọi là
chi phí đại diện vì chúng xuất phát từ các mối quan hệ giữa người chủ và người
quản lý.
Những chi phí để giám sát người đại diện để đảm bảo rằng người đại diện
gắn với lợi ích của người chủ.
Người đại diện gánh chịu chi phí để cam kết rằng bản thân họ không xâm
hại đến lợi ích của người chủ (the “bonding cost”).
Những chi phí được kết hợp với một kết quả mà kết quả đó không hoàn
toàn phục vụ lợi ích của người chủ.
Tóm lại, chi phí đại diện (agency cost) xuất hiện khi:
(1) Các nhà quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hóa
giá trị công ty.
(2) Các cổ đông sẽ gánh chịu phí tổn để kiểm soát ban quản lý và
do đó ảnh hưởng đến công việc của họ.
3. Mức độ ảnh hưởng của chi phí đại diện:
Sự khác biệt trong mục tiêu và thông tin làm cho việc đưa ra các quyết định
tài chính trở nên phức tạp, ảnh hưởng của chi phí đại diện có thể liệt kê trong bảng
sau:
Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:5
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Khác biệt trong thông tin Khác biệt trong mục tiêu
Giá cổ phần và thu nhập Giữa các nhà quản lý với các cổ đông
Phát hành các cổ phần và các chứng Giữa các nhà quản trị cấp cao với các
khoán khác nhà quản lý các cấp
Thông tin về cổ tức Giữa cổ đông với các ngân hàng và
các nhà cho vay khác
Thông tin tài trợ
Chi phí đại diện - Vốn:
Xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và các nhà quản lý, khi cổ
đông bị giới hạn hoặc mất kiểm soát đối với người quản lý thì phía quản lý sẽ có
động cơ tiến hành những hoạt động có lợi cho bản thân và có thể làm nguy hại đến
quyền lợi của cổ đông.
Bên cạnh đó, chi phí đại diện còn xuất hiện trong tính huống các nhà quản
lý thường xuyên thực hiện những chiến lược đầu tư khiến công ty phát triển vượt
mức tối ưu hoặc tham gia vào những lĩnh vực kinh doanh mà công ty không có lợi
thế cạnh tranh.
Jensen (1986) gợi ý rằng: vấn đề chi phí đại diện nghiêm trọng hơn trong
các doanh nghiệp có dòng tiền vượt quá mức cần thiết để thực hiện tất cả các dự
án có hiện giá ròng NPV dương. Ông gọi dòng tiền dôi dư này là dòng tiền tự do,
và hậu quả của chi phí đại diện do dòng tiền này là chi phí đại diện của dòng tiền
tự do.
Chi phí đại diện - Nợ:
Cổ đông có thể chiếm hữu tài sản của chủ nợ bằng cách gia tăng rủi ro đầu
tư. Khi doanh nghiệp mang một khoản nợ, sẽ có xung đột lợi ích phát sinh giữa cổ
đông (người nắm giữ cổ phiếu) và trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) của doanh
nghiệp (nếu doanh nghiệp có phát hành trái phiếu). Xung đột phát sinh ở chỗ
người sở hữu (cổ đông) thường muốn theo đuổi những chiến lược hoạt động có
tính "ích kỷ", điều này làm phát sinh chi phí đại diện. Những chiến lược "ích kỷ"
Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:6
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
này thường tốn kém do chúng làm giảm giá trị thị trường của toàn doanh nghiệp,
chẳng hạn một chiến lược kinh doanh với mức độ rủi ro cao; hoặc một chiến lược
nhắm vào đầu tư những tài sản có độ rủi ro thấp hơn kỳ vọng của trái chủ (trái chủ
với mức đầu tư của mình vào doanh nghiệp, ở dạng cho vay, có những kỳ vọng
riêng về mức độ rủi ro trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp để đảm bảo lợi
ích tối đa cho mình); hoặc cũng có thể là chiến lược nhằm vắt kiệt lợi ích mà tài
sản hiện tại của công ty có thể sinh ra phục vụ cho mục đích của cổ đông.
Myers(1977) gợi ý xa hơn là sự hiện diện của nợ có thể khiến những dự án
có NPV dương bị từ chối. Do nếu chấp nhận dự án này thì rủi ro tài chính sẽ tăng
(rủi ro phá sản) và giá trị sẽ chuyển từ cổ đông sang trái chủ.
Chi phí đại diện – Bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và nhà quản
lý:
Đó là sự thao túng giá cổ phiếu của một số cổ đông. Bằng cách này, họ sẽ
làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng cao. Các nhà đầu tư họ sẽ không có đầy đủ
thông tin để nhận biết điều này. Sự tăng giá này chỉ do một số cổ đông liên kết với
nhà đầu cơ tạo ra. Khi mà các nhà đầu tư nhận biết, thì lúc đó giá cổ phiếu đã giảm
mạnh.
4. Bài học thực tế:
4.1.Sự kiện Công ty Enron + Công ty kiểm toán Arthur Andersen:
Ngoài những lời tự đánh bóng về khả năng quản lý, Enron còn được quảng
cáo rất hiệu quả qua công ty kiểm toán Arthur Andersen và các nhà phân tích phố
Wall, nhờ vậy số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục, nhưng thực chất thì
giá trị cổ phiếu đã đựơc nâng lên “Ảo” để qua mặt các cổ đông.
Nhiều nhà phân tích chứng khoán vào tháng 11/2001 còn tư vấn cho khách
hàng mua cổ phiếu Enron. Nhiều người thừa nhận không hiểu sâu về công việc
làm ăn của Enron nhưng tin rằng đây là công ty có triển vọng bởi cổ phiếu của họ
liên tục tăng giá trong thời gian dài. Trong khi các chuyên gia phân tích phải đánh
Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:7
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
giá tình hình tài chính của Enron một cách độc lập thì họ lại phụ thuộc chủ yếu
vào báo cáo tài chính do Arthur Andersen cung cấp.
Nhiều đối tác lớn của Enron đã giấu nhẹm các khoản nợ và thổi phồng lợi
nhuận. Giật dây cho những hành động này là chủ tịch Jeffrey Skilling và Andrew
Fastow, phụ trách đối ngoại. Hai nhân vật này đã cấu kết với hơn chục thành viên
hội đồng quản trị và hãng kiểm toán Arthur Andersen để bưng bít sự việc và tung
hỏa mù đối với chính quyền trước những vụ làm ăn phi pháp ở Enron. Các bằng
chứng đưa ra cho thấy Fastow còn làm xiếc số liệu, tạo lợi nhuận ảo để đút túi
hàng triệu đô la cho bản thân, gia đình và chiến hữu và Bộ tư pháp Mỹ đã buộc tội
Fastow với 178 tội danh khác nhau, từ biển thủ công quỹ, gian lận sổ sách tới lừa
dối pháp luật.
Các công ty con cũng được Michael Kopper (Hội đồng quản trị- cựu lãnh
đạo tập đoàn Enron) sử dụng để che giấu nợ và thổi phồng lợi nhuận của Enron lên
hơn 1 tỷ USD, khiến nhìn bề ngoài nó có vẻ ổn định về tài chính, dễ đánh lừa cổ
đông. Cuộc điều tra nội bộ của ban giám đốc Enron trước đây còn khẳng định
Kopper lợi dụng khe hở của Enron để biến 125.000 USD tiền đầu tư cá nhân thành
10,5 triệu USD trong chưa đầy 3 năm.
Đến khi công ty tuyên bố phá sản với số nợ 31,2 tỷ USD, không ít người
mới kêu trời.
4.2. Công ty PROCOMP INFORMATION LTD và người đẹp CEO Diệp
Tố Phi:
Cũng vào năm 2002, khi phương tiện truyền thông Đài Loan đưa tin 6,3 tỷ
Đài tệ ( tương đương 21 triệu USD) của công ty Procomp Information Ltd đã
không cánh mà bay, thì một kịch bản tương tự như kịch bản của Enron cũng dần
được phơi bày ra ánh sáng, đó là kịch bản về công ty Procomp Information Ltd mà
người đạo diễn chính là người phụ nữ mang tên Diệp Tố Phi.
Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:8
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Có một thời gian, Diệp Tố Phi đã từng được phong là “ nữ doanh nhân có
giá nhất”, “nữ anh hùng lập nghiệp” hay “CEO đẹp nhất ngành khoa học kỹ
thuật”.Năm 33 tuổi, bà đã vay của khách hàng 5 triệu Đài tệ ( khoảng 200.000
USD) và thành lập Công ty khoa học kỹ thuật Procomp Information Ltd, khởi
nghiệp ban đầu chỉ có 4 nhân viên và 2 chiếc máy tính, chưa đầy 10 năm sau, công
ty của bà đã phát triển và thành lập thêm 6 công ty chế tạo, 4 công ty đầu tư… bà
trở thành nữ chủ tịch hội đồng quản trị số 1 trong số các công ty niêm yết về khoa
học kỹ thuật tại Đài Loan. Giá trị thị trường của Procomp Information Ltd cao
nhất lên tới 1,4 tỷ USD. Thật đáng tiếc, nữ CEO tài ba này lại sử dụng tài năng của
mình để qua mặt các cổ đông, đạo diễn những kịch bản vận hành công ty để tư lợi
cá nhân và để lại một bài học nhớ đời cho các nhà đầu tư vào cổ phiếu của
Procomp Information Ltd. Chúng ta hãy xem Diệp Tố Phi đã dùng những thủ đoạn
nào:
Năm 1999, Procomp Information Ltd chính thức niêm yết trên thị trường
chứng khoán, Diệp Tố Phi với danh hiệu “ Nhà tiếp thị giỏi nhất” một mặt không
ngừng truyền bá hình ảnh, tận dụng cơ hội để có thể đẩy cao giá trị cổ phiếu của
mình, một mặt sử dụng các thủ pháp giao dịch giả và quyền đòi nợ giả để vận
hành công ty Procomp Information Ltd.
Sau khi Procomp Information Ltd niêm yết chính thức Diệp Tố Phi đã
thành lập thêm gần 30 công ty con và công ty có liên quan, và tiếp đó thành lập
thêm khoảng 10 các công ty con có liên quan khác ở hải ngoại như ở Hồng Kông,
Singapore và Mỹ.
Theo các chuyên gia trong ngành phân tích thì cùng với sự hỗ trợ từ các
công ty con có liên quan này có thể giải quyết số lượng hàng tồn kho bán không
hết, các công ty ở hải ngoại thì có thể trên cơ sở tăng doanh thu và lợi nhuận ảo,
che dấu được lỗ, thông qua những thủ pháp này có thể tạo ra những kỷ lục giả về
“ tiêu thụ, nhập hàng”, có thể làm cho công ty đã niêm yết chính thức ban đầu luôn
Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:9
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
duy trì được thành tích tăng trưởng và phát triển cao, từ đó làm tăng giá trị sổ sách
của công ty Procomp Information Ltd và các công ty con.
Với những thủ pháp này trong vòng 5 năm kể từ ngày Procomp Information
Ltd niêm yết chính thức, Diệp Tố Phi đã “tạo” ra nguồn doanh thu trên giấy tờ sổ
sách cho Procomp Information Ltd khoảng 470 triệu USD, lợi nhuận trong quá
trình chuyển tiếp khoản vay với các công ty có liên quan, thụt két hợp thức hoá 2
tỷ Đài tệ ( gần 70 triệu USD) , trong đó có tới 0,5 tỷ ( khoảng 17 triệu USD) trực
tiếp rơi vào túi Diệp Tố Phi.
Nhưng “các giao dịch giả” cũng chỉ là những bước đi tiếp theo, “quyền đòi
nợ giả” mới là điểm mấu chốt. Thủ pháp này được Diệp Tố Phi sử dụng bằng cách
trước tiên đưa các công ty có liên quan vay các ngân hàng trong nước 1 khoản tiền,
rồi dùng tiền của công ty Procomp Information Ltd mua lại quyền đòi nợ hoặc liên
kết tín dụng từ chính các ngân hàng này, coi như lấy tiền của Procomp
Information Ltd mua lại quyền đòi nợ của các công ty liên quan. Cuối cùng là các
công ty có liên quan không trả được nợ thì các chứng từ quyền đòi nợ sẽ biến
thành giấy tờ thế chấp.
Theo số liệu điều tra của Đài Loan, Diệp Tố Phi đã sử dụng thủ pháp này
để lần lượt rút từ Ngân hàng Kiến Hoa và Ngân hàng Philipin City tại Đài Loan 1
khoản 10 triệu USD và 85 triệu USD.
Với thủ đoạn “ Tay trái qua tay phải”, từ năm 2002-2003, bà đã tư lợi thêm
khoảng 24 triệu USD nữa, tổng cộng rút lõi của công ty khoảng 40 triệu USD.
Giá cổ phiếu Procomp Information Ltd lúc cao nhất là 368 Đài tệ (khoảng
13 USD) và từng được coi là blue chip trên sàn chứng khoán.Tuyên bố cải tổ xong,
giá cổ phiếu giảm rất nhanh xuống còn khoảng 0,2 USD. Công ty hiện đã đóng
cửa hoạt động.
Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:10
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
5. Giải pháp cho vấn đề chi phí đại diện:
Hệ thống giải pháp
Người chủ sở hữu
Giải pháp
Giám sát Động viên
Vấn đề người chủ - người đại diện có thể dễ dàng giải quyết nếu mọi người
cùng nhận được những thông tin ngang bằng nhau. Tuy nhiên, đây là điều hiếm có
trong lĩnh vực tài chính. Các nhà quản lý, các cổ đông và các chủ nợ có thể có
những thông tin rất khác nhau về giá trị của các tài sản thực hoặc các tài sản tài
chính của công ty và điều này có thể tồn tại trong nhiều năm trước khi được phát
hiện ra.
Giám sát: Nhà đầu tư có thể quan sát được kết quả công việc của nhà quản
lý thông qua một số chỉ tiêu như lợi nhuận, dòng tiền, giá trị thị trường của doanh
nghiệp, mức tăng giá cổ phiếu,…nhằm đồng nhất hóa mục tiêu của nhà quản lý và
nhà đầu tư, do đó hạn chế agency cost.
Chi trả cổ tức có thể làm giảm chi phí đại diện giữa các cổ đông và ban
điều hành. Việc này làm giảm số lượng lợi nhuận giữ lại có sẵn để tái đầu tư và
đòi hỏi sử dụng nhiều vốn cổ phần bên ngoài hơn để tài trợ, đây được coi như một
chức năng giám sát thành quả của ban điều hành.
Những công ty như công ty Enron, Procomp Information Ltd, kết cấu công
ty được ví như là một mê cung, người ngoài nhìn vào rất khó hiểu, và những người
như Jeffrey Skilling, Andrew Fastow, Diệp Tố Phi như là những con chuột tạo ra
Nhóm SVTH: Nhóm 7 CH Ngân hàng Đêm 2K16 Trang:11
Chi phí đại diện - AGENCY COSTS GVHD:TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
và dạo chơi trong mê cung đó, biết rõ từng ngóc ngách và một khi nảy lòng tham
có thể lấy đi tài sản của công ty khi có cơ hội, những cổ đông bình thường vốn dĩ
không thể nào hiểu được hoạt động trong nội bộ công ty.
Từ bài học thực tế có thể rút ra những bài học cá nhân, những cổ đông
ngoài việc theo dõi tình hình kinh tế, triển vọng ngành nghề, thành tựu của công ty,
đối với những công ty đã lên sàn, cổ đông nên chú ý giám sát một số vấn đề như:
Công ty đó có thay đổi công ty kiểm toán hay không? Công ty đó có thay đổi kế
toán trưởng hay không? Trong báo cáo tài chính công bố, các khoản phải thu có
quá nhiều các giao dịch không rõ ràng hay không? Công ty có thành lập quá nhiều
các công ty con để đầu tư hay không?...
Động viên: Các cổ đông khuyến khích các nhà quản lý nỗ lực làm việc vì
quyền lợi của cổ đông và của chính họ.
Cơ chế thù lao hợp lý cho giám đốc kết hợp các yếu tố: có tính khuyến
khích cao; kết hợp lợi ích ngắn và dài hạn; bảo đảm mức rủi ro hợp lý cho nhà đầu
tư.
Cơ chế thù lao thế nào là hợp lý?
Thứ nhất, cơ chế thù lao đó phải có tác dụng khuyến khích nhà quản lý làm
việc với nỗ lực cao nhất. Muốn vậy mức thù lao phải tỷ lệ thuận với mức độ nỗ lực
của nhà quản lý.
Thứ hai, cơ chế thù lao phải khuyến khích nhà quản lý đồng thời quan tâm
tới lợi ích ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.
Thứ ba,