Chuỗi cung ứng là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dẫn đầu
như Wal-Mart và Dell đều hiểu rằng chuỗi cung ứng là sự khác biệt mang tính sống
còn. Họ liên tục tìm ra những cách thứ c để tạo thêm giá trị, mở rộng ranh giới hiệu
quả hoạt động, và luôn phải hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình để có thể đi trước
một bước trong cạnh tranh. Họ biết rằng lợi thế cạnh tr anh ngày hôm nay sẽ là hàng
rào cản bước đối thủ vào ngày mai.
Vậy, chuỗi ung ứng là gì?
Theo M ichael Porter (1990), chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ
nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân
phối tới tay khách hàng cuối cùng.
Theo Lee & Billington (1992), chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển
hoá nguyên liệu thô, bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng
thông qua hệ thống phân phối.
Theo Ganeshan & Harrison (1995), chuỗi cung ứng là một tiến trình bắt đầu từ
nguyên liệu thô đến khi sản phẩm được hoàn thành hay dịch vụ tới tay người tiêu
dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một m ạng lưới các lựa chọn về phân phối và các
phương tiện để thự c hiện thu mu a nguyên liệu, biến đổi các n guyên liệu này qua các
khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu
dùng.
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6736 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu của DELL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG
TOÀN CẦU CỦA DELL
2
1. Khái niệm
1.1. Chuỗi cung ứng toàn cầu
Chuỗi cung ứng là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dẫn đầu
như Wal-Mart và Dell đều hiểu rằng chuỗi cung ứng là sự khác biệt mang t ính sống
còn. Họ liên tục tìm ra những cách thức để tạo thêm giá trị, mở rộng ranh giới hiệu
quả hoạt động, và luôn phải hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình để có thể đi trước
một bước trong cạnh tranh. Họ biết rằng lợi t hế cạnh tranh ngày hôm nay sẽ là hàng
rào cản bước đối t hủ vào ngày mai.
Vậy, chuỗi ung ứng là gì?
Theo M ichael Porter (1990), chuỗi cung ứng là một quá trình chuy ển đổi từ
nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân
phối tới tay khách hàng cuối cùng.
Theo Lee & Billington (1992), chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển
hoá nguyên liệu thô, bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển t ới người tiêu dùng
thông qua hệ t hống phân phối.
Theo Ganeshan & Harrison (1995), chuỗi cung ứng là một tiến trình bắt đầu từ
nguyên liệu thô đến khi sản phẩm được hoàn thành hay dịch vụ t ới t ay người tiêu
dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các
phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua các
khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu
dùng.
Theo Chopra Sunil & Peter Meindl (2009), chuỗi cung ứng bao gồm mọi công
đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi
cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho,
nhà bán lẻ và khách hàng.
Như vậy, một cách khái quát, “Chuỗi cung ứng là hệ thống các doanh nghiệp tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong v iệc đáp ứng nhu cầu khách hàng, bao gồm không
chỉ nhà cung cấp, nhà sản xuất mà còn nhà vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách
hàng của nó. Đó là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản
phẩm hoàn chỉnh và được phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng.”.
3
Ví dụ một chuỗi cung ứng, bắt đầu với các doanh nghiệp khai thác nguyên vật liệu
từ đất - chẳng hạn như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và lương thực - và bán chúng cho các
doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp này, đóng vai trò như người
đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ các nhà sản xuất linh kiện,
sẽ dịch chuyển nguyên vật liệu này thành các nguyên liệu dùng được cho các khách
hàng này (nguyên liệu như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm đã kiểm
tra). Các nhà sản xuất linh kiện, đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng của họ
(nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng) t iến hành sản xuất và bán linh kiện, chi t iết trung
gian (dây điện, vải, các chi tiết hàn, những chi tiết cần thiết,...). Nhà sản xuất sản
phẩm cuối cùng (các công ty như IBM, General Motors, Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm
hoàn thành và bán chúng cho người bán s ỉ hoặc nhà phân phối và sau đó họ sẽ bán
chúng lại cho nhà bán lẻ và nhà bán lẻ bán sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.
Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng, t ính sẵn sàng, sự bảo quản và danh
tiếng và hy vọng rằng chúng t hỏa mãn yêu cầu mà mong đợi của chúng ta. Sau đó
chúng t a cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết cần sửa chữa hoặc tái chế chúng. Các hoạt
động hậu cần ngược này cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng.
Hình 1. Chuỗi cung ứng điển hình
Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các
chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng
4
này bao hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản
xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.
Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều thông qua một vài hình thức
chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiều. Với ý
tưởng chuỗi cung ứng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn t ạo ra
lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi, đó là khách hàng cuối cùng. Cho nên, khi các
doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không
quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn đến giá bán cho
khách hàng cuối cùng là rất cao, mức độ phục vụ thấp và làm cho nhu cầu khách hàng
tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp.
Thử khám phá một chuỗi cung ứng trong thực tiễn, xem xét khi một khách hàng đi
vào cửa hàng bán lẻ G7 của Trung Nguyên để mua bột giặt. Chuỗi cung ứng bắt đầu
với khách hàng và nhu cầu về bột giặt. Giai đoạn kế tiếp của chuỗi cung ứng này là
cửa hàng bán lẻ G7 mà khách hàng ghé đến. G7 lưu trữ tồn kho để phục vụ nhu cầu
khách hàng cho những sản phẩm G7 tự quản lý hoặc được cung cấp từ một nhà phân
phối. Nhà phân phối nhận hàng từ các công ty sản xuất, chẳng hạn như P&G. Nhà
máy sản xuất của P&G nhận nguyên vật liệu từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau mà
chính những nhà cung cấp này lại nhận hàng từ các nhà cung cấp khác nữa. Ví dụ,
nguyên liệu đóng gói bao bì đến từ công ty bao bì Thanh Tâm trong khi chính công ty
này nhận nguyên vật liệu để sản xuất bao bì cho từ các nhà cung cấp khác. Chuỗi cung
cấp này được minh họa ở hình dưới đây:
Hình 2. Các giai đoạn của chuỗi cung ứng bột giặt của G7
Chuỗi cung ứng có tính năng động và liên quan đến dòng thông tin nhất định về
sản phẩm và t ài chính giữa các giai đoạn khác nhau. Trong chuỗi cung ứng trên, G7
cung cấp sản phẩm cũng như giá cả và sự sẵn sàng về thông tin cho khách hàng.
5
Khách hàng trả tiền cho G7. G7 sẽ truyền tải dữ liệu bán hàng cũng như đơn đặt hàng
đến nhà kho hoặc nhà phân phối, và họ sẽ chuyển hàng đến cửa hàng. Đổi lại, G7 sẽ
chuyển tiền cho nhà phân phối sau khi nhận được hàng. Nhà phân phối cũng cung cấp
thông tin về giá cả và gởi lịch trình giao hàng cho G7. Dòng thông tin, nguyên vật liệu
và tài chính sẽ luân chuyển trong toàn chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng toàn cầu, về cấu trúc, cũng giống như chuỗi cung ứng nội địa
nhưng m ở rộng phạm vi địa lý, nghĩa là các thành tố của chuỗi cung ứng phân bố trên
phạm vi toàn cầu. Do được bao phủ bởi môi trường rộng lớn hơn nên chuỗi cung ứng
toàn cầu mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới cũng như phải đương đầu với
những thách thức mới.
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, với sự bùng nổ công nghệ thông tin, Internet
và các ứng dụng của nó trong quản lý sản xuất - kinh doanh, việc sản xuất, kinh doanh
trên quy mô toàn cầu đã đem lại lợi nhuận hơn hẳn. Quy trình, công đoạn sản xuất,
kinh doanh của mọi sản phẩm, dịch vụ trở nên rất linh hoạt; chúng ta có thể tháo ra,
lắp vào, ghép phần nọ với phần kia ở vài ba lục địa khác nhau một cách dễ dàng như
những miếng ghép trong trò chơi xếp hình Lego. Các công ty đa quốc gia (MNC) ồ ạt
tái cấu trúc tổ chức, hoạt động của mình trên bình diện toàn cầu để tối ưu hóa quá
trình sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Một quá trình toàn
cầu hóa kinh tế sâu rộng diễn ra và lôi kéo hầu hết các nước vào vòng xoáy của nó.
Các chuỗi cung ứng của tất cả sản phẩm trên thế giới được tái thiết kế với sự mở cửa
của các đường biên giới quốc gia (về địa lý và kinh tế), với công nghệ và với những
cơ chế, định chế mới cho kinh doanh toàn cầu. Các chuỗi cung ứng trải rộng trên thế
giới, không phân biệt quốc gia, châu lục, như những lát cắt xẻ dọc các đường biên
giới. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các nước dần được thay thế bằng sự cạnh tranh
giữa các chuỗi, và nhiều chuỗi cung ứng có tầm ảnh hưởng lớn hơn một số quốc gia
phát triển.
1.2. Chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu
Michael Porter cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có hai hình thức cơ
bản là chi phí t hấp và khác biệt hóa. Theo chiến lược dẫn dắt chi phí (cost leadership),
mục t iêu của doanh nghiệp là trở thành là nhà sản xuất có chi phí thấp nhất trong
ngành. Nguồn gốc của lợi thế chi phí thường bao gồm lợi suất kinh tế theo quy mô
(economics of scale), độc quyền về công nghệ và được ưu đãi trong việc tiếp cận
6
nguồn nguyên vật liệu. Theo chiến lược khác biệt hóa (differentiation), doanh nghiệp
phát triển sản phẩm, dịch vụ được nhận thức là độc nhất trong ngành. Điều này nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của việc tập trung vào thuộc tính mà khách hàng cho là
quan trọng. Tuy nhiên, nó thường đẩy chi phí lên cao, nhưng bù lại là khách hàng sẵn
sàng trả cao hơn..
Cả về lý thuyết và thực hành, có hai kiểu chuỗi cung ứng cơ bản hỗ trợ chiến lược
cạnh tranh trong việc thực hiện hai chiến lược trên. Đó là chuỗi cung ứng tinh gọn -
chi phí thấp (Lean, cost, efficiency-driven supply chain) và chuỗi cung ứng hướng vào
dịch vụ - đáp ứng nhanh (fast, service driven supply chain). Chuỗi cung ứng tinh gọn
phù hợp với chiến lược dẫn dắt chi phí, sẽ mang đến sự thành công một khi chi phí
logist ics chiếm tỷ trọng cao và nhà quản trị có khả năng tiết giảm chi phí này. Trong
khi đó, chuỗi cung ứng hướng vào dịch vụ - đáp ứng nhanh phù hợp với chiến lược
khác biệt hóa, ở đây chuỗi cung ứng cần phải được phân khúc, đa dạng hóa.
Tuy vậy, các doanh nghiệp không nên tập trung vào chỉ một kiểu chuỗi cung ứng
mà là chuỗi cung ứng hỗn hợp, cần khác biệt hóa các chuỗi cung ứng tùy vào nhóm
khách hàng, quốc gia và sản phẩm khác nhau. Bước đi từ chiến lược cấp công ty và
chiến lược cạnh tranh đến các kiểu chuỗi cung ứng là Chiến lược chuỗi cung ứng.
Vậy, Chiến lược chuỗi cung ứng là gì?
Một cách ngắn gọn nhưng bao trùm, chiến lược chuỗi cung ứng nói chung và
chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu nói r iêng là việc thiết k ế, hoạch định chuỗi cung
ứng nhằm nâng cao v ị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc thiết kế chuỗi cung ứng
liên quan đến các mắc xích (partners), cấu trúc (structures), quy trình (processes) và
hệ thống (systems) chuỗi cung ứng.
Liên quan đến các mắc xích trong chuỗi cung ứng, nó bao gồm việc tuyển chọn
đối tác, hoạch định thuê ngoài (outsourcing) và mô hình phân phối lợi ích - chi phí
giữa các thành tố trong chuỗi.
Liên quan đến cấu trúc chuỗi cung ứng, nó bao gồm việc thiết kế mạng lưới sản
xuất và phân phối.
Liên quan đến quy trình chuỗi cung ứng, nó bao gồm quy trình thu mua, sản
xuất và phân phối gắn với chi phí, độ tin cậy, tốc độ và tính linh hoạt.
Liên quan đến hệ thống chuỗi cung ứng, nó bao gồm việc xác định sự lãnh đạo,
thông tin, báo cáo, điều khiển và động viên.
7
M ột chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu cần bắt đầu từ mục tiêu dài hạn, đó là
phải đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu và khả năng cung ứng một cách tối ưu nhất trên
phạm vi toàn cầu. Một chuỗi cung ứng hiệu quả phải mang trong nó một tầm nhìn dài
hạn, đó chính là nâng cao t ính cạnh tranh của toàn hệ thống bằng cách t ạo ra sự liên
kết tốt giữa các thành tố trong chuỗi để có thể cạnh tranh với các chuỗi cung ứng toàn
cầu khác. Tất nhiên, việc xây dựng một chuỗi cung tứng toàn cầu không phải chỉ là
việc của các bộ phận chức năng, mà là việc của cả doanh nghiệp, và cần đặt chiến
lược chuỗi cung ứng bên cạnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nhận diện chuỗi cung ứng toàn cầu
Chuỗi cung ứng toàn cầu có các hình thức:
Nhà cung cấp toàn cầu: Trong hệ thống này, nguyên vật liệu và các linh kiện
được cung cấp bởi các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng việc lắp ráp cuối cùng được
thực hiện trong nước. Trong một số trường hợp, sản phẩm cuối cùng sau đó được
chuyển ra thị trường nước ngoài.
Phân phối toàn cầu: Trong hệ thống này, việc sản xuất diễn ra ở trong nước,
nhưng việc phân phối và đặc biệt một số hoạt động marketing diễn ra ở nước ngoài.
Sản xuất ở nước ngoài: Trong hệ thống này, sản phẩm được sản xuất ở nước
ngoài, sau đó chuyển về trong nước để tiêu thụ.
Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: Trong hệ thống này, sản phẩm được
cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp thế giới.
3. Quy trình hoạch định chuỗi cung ứng toàn cầu
Hoạch định chuỗi cung ứng là công việc t ất yếu trong quá trình hoạch định chiến
lược và vận hành doanh nghiệp. Phạm vi của hoạch định chuỗi cung ứng bắt đầu ngay
từ quá trình định hình chiến lược cho đến thực thi và triển khai hoạt động kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng hoạch định chuỗi cung ứng chẳng liên quan gì đến quá
trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Đây là một nhận định sai lầm. Thực t ế, nếu
doanh nghiệp theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng giá thì chuỗi cung ứng đóng vai
trò rất quan trọng trong việc tối thiểu hóa chi phí; hoặc nếu doanh nghiệp theo đuổi
chiến lược mở rộng thị phần, chuỗi cung ứng cũng là yếu tố quyết định trong việc
cung ứng hàng hóa và dịch vụ đi kèm đến thị trường;…
Sứ mạng quan trọng nhất của việc hoạch định chuỗi cung ứng là cân bằng giữa
nhu cầu và khả năng cung ứng một cách tối ưu nhất. Hoạch định chuỗi cung ứng là
8
một quá trình đầu vào và đầu ra. Đầu vào là thông tin về chiến lược, nhu cầu và nguồn
lực. Còn đầu ra là một bản hoạch định chuỗi cung ứng khả thi đáp ứng yêu cầu cạnh
tranh và phát triển của doanh nghiệp.
Định hình chiến lược
kinh doanh Hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng
Phạm vi ra
quyết định
Mô hình chiến lược
kinh doanh t ổng thể
của doanh nghiệp
Mô hình chiến lược chuỗi cung ứng bao gồm:
+ Hoạch định chiến lược nguồn cung.
+ Hoạch định chiến lược sản xuất.
+ Hoạch định chiến lược logistics.
Trả lời các câu hỏi:
+ Có cần phát triển thêm nguồn cung mới?
+ Có nên mở hay đóng nhà máy hay trung
tâm phân phối?
+ Có nên thay đổi công suất vận hành?
+ Có nên thay đổi danh mục sản phẩm?
+ Tự sản xuất hay thuê ngoài?
+ Có nên thuê ngoài hoạt động logistics?
Công cụ hỗ
trợ
Ma trận SWOT;
Mô hình hoạch định
theo kịch bản;…
SCOR (Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi
cung ứng - Supply Chain Operation Reference);
Mô hình hoạch định theo kịch bản và tối ưu hóa
chuỗi cung ứng.
Bảng 1. Vị trí của hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng trong
hoạt động của doanh nghiệp
Hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng có liên quan trực tiếp đến quá trình xây
dựng năng lực nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh doanh. Chẳng hạn, một doanh nghiệp
có chiến lược mở rộng sang thị trường Campuchia, điều này đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu đó, bao
gồm việc xem xét khả năng xây nhà máy mới tại Campuchia, nên hay không nên thuê
ngoài một nhà cung cấp dịch vụ logistics để hỗ trợ mở rộng kênh phân phối, đặc biệt
là chiến lược vận chuy ển và phân phối qua biên giới sao cho tối ưu nhất,…
Dưới đây là ba bước quan trọng trong việc hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng
nói riêng và chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung:
Bước 1: Xây dựng đúng mô hình hoạch định: bắt đầu từ chiến lược kinh
doanh
9
Hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng cần bắt đầu từ chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp. Hai cách dưới đây giúp doanh nghiệp xây dựng mô hình hoạch định
chiến lược chuỗi cung ứng.
Theo cách truyền thống, bắt đầu từ mô hình chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp để định hình đúng mô hình hoạch định chuỗi cung ứng. Bảng dưới đây thể
hiện những điểm cốt lõi trong mô hình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, cũng
như vai trò của chuỗi cung ứng trong việc thực thi mô hình ấy.
Mô hình chiến lược kinh
doanh Những câu hỏi chủ chốt
Chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp là gì?
Giá
Khác biệt hóa
Nếu doanh nghiệp chọn chiến lược cạnh tranh bằng giá,
đồng nghĩa với chuỗi cung ứng tinh gọn - chi phí thấp:
Tập trung sâu hơn vào việc hoạch định mạng lưới
nguồn cung, phát huy lợi thế theo quy mô.
Tập trung vào tối ưu hóa mạng lưới vận tải.
Nếu doanh nghiệp chọn chiến lược cạnh tranh bằng khác
biệt hóa, đồng nghĩa với chuỗi cung ứng hướng vào dịch
vụ - đáp ứng nhanh:
Tập trung vào logist ics hỗ trợ tung sản phẩm.
Đầu tư vào hệ thống phân phối và hoàn thành đơn
hàng (fulfilment capability).
Sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp cung cấp là
gì?
Loại sản phẩm:
phổ thông hay khác
biệt.
Danh mục sản
phẩm và các đặc
thù.
Hoạch định sản xuất:
Đối với doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản
phẩm thì tập trung vào việc hoạch định tối ưu hóa
sản xuất, tận dụng t ối đa công suất, nguồn lực và
nguyên vật liệu.
Đối với doanh nghiệp có chiến lược sản phẩm
khác biệt hóa liên tục và danh mục đa dạng thì
cân nhắc đến việc điều chỉnh năng lực sản xuất
sao cho có thể đáp ứng nhanh hơn với sự thay
đổi.
Sản phẩm đang ở giai
đoạn nào của chu kỳ
sống?
Hoạch định nhu cầu và nguồn cung:
Nếu là sản phẩm mới thì việc hoạch định nhu cầu
dựa vào dự báo t hị trường.
Nếu là sản phẩm đã chín mùi thì việc hoạch định
nhu cầu dựa vào dữ liệu thống kê trong quá khứ.
Khách hàng của doanh
nghiệp là ai?
Phân khúc khách
hàng (khách hàng
chiến lược, khách
hàng đang tăng
Hoạch định nhu cầu:
Đối với nhóm khách hàng chiến lược - quy mô
lớn, cần xây dựng chiến lược cộng tác về dự báo
nhu cầu hoặc tham gia hoạch định S&OP chung.
Đối với nhóm khách hàng đang t ăng trưởng, cần
10
trưởng, khách hàng
ít tạo lợi nhuận).
Quy mô khách
hàng.
Mức độ mong
muốn phục vụ.
Mức độ nhạy cảm
về giá.
cân nhắc nhiều hơn đến mức độ dịch vụ mong
muốn và độ nhạy cảm về giá.
Hoạch định nguồn cung và logistics:
Cân nhắc sử dụng mô hình giao hàng trực tiếp
qua trung tâm phân phối đối với các khách hàng
lớn, trong khi đối với các khách hàng nhỏ, có thể
tính đến giải pháp giao hàng trực tiếp.
Việc phân khúc khách hàng có thể dẫn đến chia
nhỏ hoạt động chuỗi cung ứng với những yêu cầu
về dịch vụ khách hàng khác nhau, đòi hỏi phải
tính toán sự đánh đổi (trade-off) giữa chi phí và
chất lượng - dịch vụ.
Hoạch định sản xuất:
Các khách hàng lớn có thể cân nhắc đến việc
hoạch định sản xuất chung.
Giá trị đem lại cho khách
hàng là gì?
Hoạch định nguồn cung và giao hàng:
Nếu giá trị đem lại cho khách hàng là sự thuận
tiện thì doanh nghiệp cần xây dựng năng lực cho
hoạt động giao hàng nhanh chóng, thuận tiện
nhất; riêng các doanh nghiệp thương mại điện tử
thì ưu tiên hàng đầu là tốc độ và chất lượng giao
hàng.
Nếu giá trị đem lại cho khách hàng là sản phẩm
chất lượng - chi phí thấp thì doanh nghiệp cần
xây dựng chiến lược nguồn cung phù hợp cũng
như cách thức giúp giảm chi phí hoạt động giao
hàng.
Thị trường doanh nghiệp
nhắm đến là gì?
Hoạch định nhu cầu:
Các thị trường mới sẽ là nơi nhu cầu bất ổn,
không xác định nên đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư
nhiều hơn vào hoạt động dự báo nhu cầu.
Hoạch định logistics và giao hàng:
Nếu thị trường không ngừng mở rộng đòi hỏi
doanh nghiệp quan tâm hơn đến năng lực phân
phối và giao hàng.
Bảng 2. Chiến lược kinh doanh và tác động đến hoạch định chuỗi
cung ứng
Cách thứ hai, mà một số doanh nghiệp như Apple, Tata đang ứng dụng thành
công, là tiếp cận từ mô hình giá tr ị đem lại cho khách hàng (CVP - Customer Value
Proposition). Cách này tập trung vào việc phân tích và đánh giá những cơ hội thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng.
11
Các nhân tố mô hình kinh doanh tiếp cận theo giá trị
khách hàng và sự tham gia của chuỗi cung ứng Ví dụ minh họa
Giá trị đem lại cho khách hàng:
Khách hàng mục t iêu là ai?
Việc cần làm: giải quyết vấn đề quan trọng
hoặc đáp ứng nhu cầu quan trọng nào của
khách hàng mục t iêu?
Giải pháp: thoả mãn nhu cầu hay giải quyết
vấn đề bằng cách nào và với nội dung gì?
Khi Ratan Tata nhìn ra
đường phố Mumbai, ông
thấy rằng các xe máy đang
phải cõng cả một gia đình.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu
ông cung cấp một chiếc ôtô
nhỏ để cả gia đình di chuyển
một cách an toàn với mức
giá mà họ chấp nhận được.
Đó là cách tiếp cận không
thể tốt hơn về giá trị đem lại
cho khách hàng.
Xây dựng công thức lợi nhuận:
Mô hình doanh thu: tiền thu về bao nhiêu, số
lượng có thể định theo quy mô, tần suất mua
hàng,…?
Cơ cấu chi phí: chi phí được phân