Trong ngành truyền thông giải trí thì phải kể đến những tên tuổi lớn và có
sức ảnh hưởng như Time Warner, News Corporation, Viacom và cả Walt
Disney nữa.
Như một quy luật tự nhiên, một khi sông không còn là nơi kiếm ăn lý
tưởng do việc có quá nhiều đồng loại cùng sinh sống trên cùng một lãnh thổ,
cá bắt đầu nghĩ đến việc vượt sông ra biển,đi tìm một chân trời mới cho
mình. Việc kinh doanh cũng không có gì khác,khi một thị trường đã trở nên
bão hòa và quá chật chội với sự xuất hiện của các đối thủ cùng ngành thì
việc mở rộng hoạt động sang một thị trường mới tiềm năng hơn là hết sức
cần thiết. Nhưng cái gì cũng có tính chất hai mặt của nó.Nếu việc mở rộng
hoạt động kinh doanh mang lại cơ hội lớn bao nhiêu thì nguy cơ đi kèm với
nó cũng lớn bấy nhiêu. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường
nước ngoài là một trong những bước đi hết sức quan trọng của bất cứ doanh
nghiệp nào. Nếu như thất bại,hậu quả của nó không chỉ dừng lại ở các chi
nhánh,công ty con ở nước ngoài mà còn tác động đến tài chính và danh tiếng
và các kế hoạch trong tương lai của tổng công ty. Nhưng nếu thành
công,doanh nghiệp sẽ tận dụng được các lợi ích của tính kinh tế theo quy
mô,tính kinh tế theo vị trí,đường cong kinh nghiệm, nhằm cắt giảm được
chi phí,nâng cao chất lượng,gia tăng lợi nhuận, Do đó,mỗi doanh nghiệp
cần có những tính toán kỹ lưỡng nhằm đề ra chiến lược kinh doanh thích
hợp khi quyết định thâm nhập bất cứ một thị trường quốc tế nào.
Nhận thấy tính quan trọng của việc lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc
tế trong việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, nhóm chúng tôi đã
quyết định lựa chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney
và hình thức thâm nhập vào thị trường Trung Quốc” với hy vọng có thể vận
dụng những lý thuyết đã được học vào trong quá trình phân tích đồng thời
bổ sung thêm cho kho tàng kiến thức ít ỏi của mình với những thông tin
quan trọng có tính chiến lược của một trong những tập đoàn giải trí lớn nhất
khi mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế sang thị trường Trung Quốc.
Tất nhiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu không thể tránh khỏi
những sai sót mang tính chủ quan của những người thực hiện nên kính mong
người đọc thông cảm.
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5162 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược kinh doanh quốc tế của walt disney và hình thức thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Huỳnh Th Di u Linh
Nhóm 8 Page 1
Tiểu luận
Chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney và
hình thức thâm nhập vào thị trường Trung Quốc
GVHD: Huỳnh Th Di u Linh
Nhóm 8 Page 2
MỤC LỤC
1 Giới thiệu tập đoàn Walt Disney : ................................................................ 3
2 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney:......................................... 4
2.1 Sức ép giảm chi phí cao: ........................................................................ 4
2.2 Sức ép đáp ứng địa phương : ................................................................. 6
2.2.1 Sức ép tương đối thấp: ..................................................................... 6
2.2.2 Sức ép trở nên cao hơn: ................................................................... 8
3 Walt Disney thâm nhập thị trường Trung Quốc:Error! Bookmark not defined.
3.1 Đặc điểm thị trường Trung Quốc: .......... Error! Bookmark not defined.
3.2 Động cơ thúc đẩy: .................................................................................11
3.3 Những khó khăn trước mắt: ..................................................................12
3.4 Hình thức thâm nhập: ...........................................................................13
4 Kết luận : ....................................................................................................21
GVHD: Huỳnh Th Di u Linh
Nhóm 8 Page 3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong ngành truyền thông giải trí thì phải kể đến những tên tuổi lớn và có
sức ảnh hưởng như Time Warner, News Corporation, Viacom và cả Walt
Disney nữa.
Như một quy luật tự nhiên, một khi sông không còn là nơi kiếm ăn lý
tưởng do việc có quá nhiều đồng loại cùng sinh sống trên cùng một lãnh thổ,
cá bắt đầu nghĩ đến việc vượt sông ra biển,đi tìm một chân trời mới cho
mình. Việc kinh doanh cũng không có gì khác,khi một thị trường đã trở nên
bão hòa và quá chật chội với sự xuất hiện của các đối thủ cùng ngành thì
việc mở rộng hoạt động sang một thị trường mới tiềm năng hơn là hết sức
cần thiết. Nhưng cái gì cũng có tính chất hai mặt của nó.Nếu việc mở rộng
hoạt động kinh doanh mang lại cơ hội lớn bao nhiêu thì nguy cơ đi kèm với
nó cũng lớn bấy nhiêu. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường
nước ngoài là một trong những bước đi hết sức quan trọng của bất cứ doanh
nghiệp nào. Nếu như thất bại,hậu quả của nó không chỉ dừng lại ở các chi
nhánh,công ty con ở nước ngoài mà còn tác động đến tài chính và danh tiếng
và các kế hoạch trong tương lai của tổng công ty. Nhưng nếu thành
công,doanh nghiệp sẽ tận dụng được các lợi ích của tính kinh tế theo quy
mô,tính kinh tế theo vị trí,đường cong kinh nghiệm,…nhằm cắt giảm được
chi phí,nâng cao chất lượng,gia tăng lợi nhuận,…Do đó,mỗi doanh nghiệp
cần có những tính toán kỹ lưỡng nhằm đề ra chiến lược kinh doanh thích
hợp khi quyết định thâm nhập bất cứ một thị trường quốc tế nào.
Nhận thấy tính quan trọng của việc lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc
tế trong việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, nhóm chúng tôi đã
quyết định lựa chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney
và hình thức thâm nhập vào thị trường Trung Quốc” với hy vọng có thể vận
dụng những lý thuyết đã được học vào trong quá trình phân tích đồng thời
bổ sung thêm cho kho tàng kiến thức ít ỏi của mình với những thông tin
quan trọng có tính chiến lược của một trong những tập đoàn giải trí lớn nhất
khi mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế sang thị trường Trung Quốc.
Tất nhiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu không thể tránh khỏi
những sai sót mang tính chủ quan của những người thực hiện nên kính mong
người đọc thông cảm.
GVHD: Huỳnh Th Di u Linh
Nhóm 8 Page 4
1. Giới thiệu tập đoàn Walt Disney:
Khi nhắc đến Walt Disney là chúng ta nghĩ ngay đến một thương hiệu
hàng đầu rất thành công trong lĩnh vực giải trí gia đình. Từ sự khởi đầu
khiêm tốn (một studio phim hoạt hình),người đã đưa tên tuổi của công ty trở
nên nổi tiếng như ngày nay không ai khác chính là Walt Disney_ông chủ lớn
của những nhân vật hoạt hình nhỏ (Mickey Mouse).
Công ty Walt Disney là tập đoàn giải trí truyền thông đa phương tiện lớn
đứng thứ 3 trên thế giới sau News Corporation và Time Warner. Công ty tập
trung vào năm nhóm kinh doanh chính: truyền thông, khu vui chơi giải trí,
phim ảnh và hàng tiêu dùng và tương tác truyền thông.
Walt Disney Pictures & Television, một chi nhánh của tập đoàn,
chuyên sản xuất và mua lại các bộ phim truyền hình và nhựa để phân
phối lại dưới các nhãn hiệu Walt Disney Pictures, Touchstone
Pictures, Hollywood Pictures. Một chi nhánh khác là Miramax Film
Corp có nhiệm vụ mua và sản xuất các bộ phim nhựa và truyền hình
để phân phối dưới nhãn hiệu Miramax và Dimension. Công ty này
cũng sản xuất và phân phối các bộ phim hoạt hình dưới nhãn hiệu
Walt Disney Pictures.
Công viên và khu nghỉ mát: gồm một số công viên nổi tiếng như:
Disneyland tại California, Walt Disney Word Resort tại Florida, Tokyo
Disney Resort, Disneyland Resort Paris và Hong Kong Disneyland.
Sản phẩm tiêu dùng: Disney sản xuất từ quần áo, đồ chơi, trang trí nhà,
sổ sách và tạp chí để các trò chơi tương tác, thực phẩm và đồ uống, văn
phòng phẩm, điện tử và mỹ thuật. Disney xuất bản Toàn cầu (DPW) là
nhà xuất bản lớn nhất thế giới của sách và tạp chí trẻ em, đạt hơn 100
triệu người đọc mỗi tháng trong 75 quốc gia. Các ấn phẩm nổi tiếng
như: Disney Libri, Hyperion Sách dành cho trẻ em, Bước vào Sun,
Disney Press, và Disney Editions thông qua web: disneystore.com ,
Các cửa hàng bán lẻ chuỗi Disney, đã ra mắt vào năm 1987, công ty sở
hữu và điều hành chuỗi Disney Store ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Mạng truyền thông: bao gồm một loạt các tài sản trên truyền hình, cáp,
đài phát thanh như: ESPN, Disney- ABC television group, Disney
channel, ABC,ABC familys,ABC Studios, Radio Disney.
GVHD: Huỳnh Th Di u Linh
Nhóm 8 Page 5
Disney Interactive Media Group : (DIMG) là một phân đoạn của
Công ty Walt Disney chịu trách nhiệm cho việc phân phối , tương tác
và nội dung thông tin trên nhiều nền tảng bao gồm di động và video trò
chơi trực tuyến. DIMG kinh doanh cốt lõi bao gồm Disney Interactive
Studios: tự phát hành và phân phối một danh mục đầu tư của trò chơi
điện tử đa nền tảng, trò chơi điện thoại di động và giải trí tương tác trên
toàn thế giới.
- Hiện nay trụ sở của công ty đặt tại Burbank, California, Hoa Kì với hơn
120.000 nhân viên trên toàn thế giới.
- Các thị trường của Walt Disney: Bắc Mỹ (Canada, Mỹ), Châu Mỹ La
tinh, Châu Á (Australia, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia,
Singapore, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Trung Đông), Châu Âu
(Česká republika, Danmark, Deutschland, Tây Ban Nha, Pháp, Italia,
Magyarország, Hà Lan, Norge, Polska, Bồ Đào Nha, Romania, Srbija,
Suomi,Sverige, Turkiye, Vương Quốc Anh), Nam Phi
Sứ mệnh và viễn cảnh của Walt Disney:
+ Sứ mệnh : Làm cho mọi người được hạnh phúc.
+ Viễn cảnh :
"Mục tiêu của công ty Walt Disney là trở thành một trong những nhà sản
xuất và cung cấp dịch vụ về thông tin giải trí hàng đầu thế giới, sử dụng
những danh mục thương hiệu hàng đầu của công ty để phân biệt nội dung,
dịch vụ và các sản phẩm tiêu dùng của mình. Mục tiêu tài chính của công ty
là tối đa hóa lợi nhuận và dòng tiền mặt, phân bổ nguồn vốn một cách có
lợi nhất vào việc phát triển những sáng kiến thứ sẽ đem lại giá trị cổ đông
trong dài hạn"
2 Chiến lược của Walt Disney trong môi trường toàn cầu:
Walt Disney là một tập đoàn kinh doanh trên toàn cầu, sản phẩm của nó
được bán ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, WD cũng như các công ty
kinh doanh trên toàn cầu khác đều phải đối mặt với sức ép địa phương và
sức ép chi phí.
2.1 Sức ép giảm chi phí cao:
Walt Disney kinh doanh trong ngành truyền thông giải trí ít có sự khác
biệt về sản phẩm và năng lực thương lượng của người mua khá lớn nên công
GVHD: Huỳnh Th Di u Linh
Nhóm 8 Page 6
ty thường phải cạnh tranh bằng chi phí thấp khiến cho Walt Disney phải đối
mặt với sức ép giảm chi phí cao. Ta nhận thấy điều này khá rõ khi vào dịp
hè 2011 để đáp ứng nhu cầu giải trí tăng cao trong dịp hè của giới trẻ,các
hãng phim nổi tiếng sẽ đồng loạt tung ra các bộ phim bom tấn 3D chẳng hạn
như Thor của Walt Disney Picture, Harry Potter và bảo bối tử thần 2 của
Warner Bros, Kungfu Panda 2 của Paramount Picture… điều này buộc công
ty phải quan tâm đến vấn đề chi phí để thu hút khách hàng.
Hơn nữa, sức ép giảm chi phí ngày càng gay gắt hơn với Walt Dinsey do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đồng thời với
sự gia nhập ngày càng nhiều của các công ty trong lĩnh vực truyền thông giải
trí.
Thật vậy : Suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng mạnh đến kết quả kinh doanh
tại bộ phận kinh doanh dịch vụ giải trí phức hợp, truyền hình cũng như phim
ảnh của Walt Disney. Vào tháng 7 năm 2009, công ty đã công bố mức sụt
giảm 26% doanh thu. Và tổng kết vào quí 3 thì thu nhập ròng đạt 954 triệu
đô la, tương đương với 51 cent một cổ phiếu, thấp hơn so với mức 1,3 tỷ đô
la trong quý 3 năm trước.
Trước tình hình khó khăn đó, các công ty con của Walt Disney đã nghiên
cứu và áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí để bù đắp sự sụt giảm doanh
thu giúp công ty vượt qua thời kì khó khăn, chẳng hạn như:
- Khi nền kinh tế ảm đạm người tiêu dùng cũng thắt lưng buộc bụng trong
chi tiêu làm giảm lượng tiêu dùng DVD, nên Walt Disney đã cắt giảm số
lượng đĩa phát hành.
- Hãng ABC cắt giảm ngân sách bổ sung cho chuỗi đài địa phương, giảm
chi phí quảng cáo trên các mạng
- Disney Land thực hiện giảm giá một số dịch vụ để thu hút khách hàng,
đồng thời cắt giảm nhân viên và thực hiện cải tổ. DisneyLand Hong Kong sa
thải hơn 30 nhân viên và ngừng kế hoạch mở rộng qui mô.
- Walt Disney Pictures thực hiện cắt giảm chi phí vào những ngân sách lớn,
hoành tráng của hiệu ứng đặc biệt trong việc sản xuất phim Cướp biển vùng
Caribe phần 4.
Sự điều chỉnh này đã mang lại hiệu quả đáng mừng cho WD, minh chứng
qua việc: tháng 6 năm 2009, công bố lợi nhuận quý vượt dự báo của các
chuyên gia với doanh số 8,09 tỷ USD cũng cao hơn dự báo của thị trường.
GVHD: Huỳnh Th Di u Linh
Nhóm 8 Page 7
2.2 Sức ép đáp ứng địa phương:
2.2.1 Sức ép tương đối thấp:
Sức ép từ địa phương phát sinh từ những khác biệt về thị hiếu và sở thích
khách hàng, những khác biệt về cấu trúc hạ tầng, về kênh phân phối và các
thói quen truyền thống. Ban đầu Walt Disney nhận định rằng với năng lực
cốt lõi và lợi thế cạnh tranh dựa trên sự khác biệt của mình thì các sản phẩm
và dịch vụ của công ty có thể đáp ứng tốt được các nhu cầu, thị hiếu, sở
thích của các khách hàng trên khắp thế giới vì nghĩ rằng phim hoạt hình là
sản phẩm lý tưởng cho giải trí toàn cầu, và có thể dễ dàng dịch sang bất kỳ
ngôn ngữ nào vì vậy không cần phải thích nghi với sự khác biệt về văn hóa.
CEO của Walt Disney đã nói: "If you have a product that is affordable for
the masses and Disney-branded, the response is massive" (Nếu bạn có một
sản phẩm với giá cả phải chăng và mang thương hiệu Disney thì phản ứng
của nó trên thị trường là rất lớn). Với nhận định trên ở thị trường Bắc Mỹ,
Châu Mỹ Latinh và một số nước ở châu Âu và châu Á thì sức ép từ địa
phương đối với Walt Disney là không đáng kể.
Lựa chọn chiến lược :
Qua phân tích trên ta thấy được Walt Disney đối mặt với sức ép giảm chi
phí mạnh mẽ và sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương ở mức tối thiểu vì vậy
công ty đã theo đuổi chiến lược toàn cầu :
Chiến
lược
toàn
cầu
Chiến
lược
xuyên
quốc gia
Chiến
lược
quốc tế
Chiến
lược đa
nội địa
Thấp Cao
Thấp
Cao
Sức ép địa phương
Sứ
c
ép
g
iả
m
c
hi
p
hí
GVHD: Huỳnh Th Di u Linh
Nhóm 8 Page 8
Thật vậy, những sản phẩm của Walt Disney là những sản phẩm tiêu chuẩn
hoá toàn cầu, được tung ra thị trường thông qua các kênh phân phối của
mình hay các chi nhánh và đại lý khác của công ty ở các thị trường này.
Chẳng hạn như bộ phim hoạt hình Toy Story 3 trong năm 2010 đã trở
thành bộ phim hoạt hình ăn khách nhất với doanh thu 920 triệu USD trên
toàn cầu trong đó khán giả Mỹ Latin đóng góp $138 triệu và giúp "Toy
Story 3" trở thành bộ phim Disney có doanh thu cao nhất tại khu vực này.
Bên cạnh đó, "Toy Story 3" cũng đứng giành vị trí thứ nhất trên bảng xếp
hạng phim ăn khách UK trong 4 tuần liên tiếp. Và một thị trường khác đóng
góp không nhỏ vào doanh thu nước ngoài của "Toy Story 3" là Nhật Bản. Bộ
phim thu về 84 triệu đô la Mỹ và giành vị trí thứ nhất tại nước này trong 5
tuần liên tiếp.
Hay sự thành công rực rỡ của Disney Land ở California (1955), ở Florida
(1970) và ở Tokyo (1983). Tokyo Disneyland rộng 466.535m2, đặt tại
Urayasu, Chiba (Nhật Bản) được xây dựng theo đúng phong cách của
Disneyland ở California và Florida. Tại đây có 7 công viên chủ đề (World
Bazaar, Adventureland, Westernland, Critter Country, Fantasyland,
Mickey’s Toontown và Tomorrowland). Các thực phẩm tại Tokyo
Disneyland khá giống tại Mỹ như: đùi gà Tây hun khói, bỏng ngô Carmel,
kẹo mút hình chuột Mickey…. Đây là một trong 5 công viên lớn nhất của
thế giới và là khu vui chơi giải trí lớn nhất của Nhật Bản. Người đến chơi
đông như hội, song không một cộng rác, không một mẩu thuốc lá, từ sáng
đến tối công viên đều sạch như lau đây là một công viên tỉ mỉ và cảnh quan
được chuẩn bị rất hoàn thiện. Bạn có thể tham gia rất nhiêu trò chơi tại đây.
Tokyo Disneyland có tất cả 44 trò chơi phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa
tuổi khác nhau, có 48 nhà hàng Âu, Á, có 53 cửa hàng quà lưu niệm lớn bé.
Trong những năm gần đây, số lượng khách đến công viên Disneyland và
công viên nước Disneysea, được mở cửa vào năm 2001, đã đạt mức kỷ lục
với khoảng 25 triệu lượt hàng năm, tăng nhiều so với con số 9,9 triệu lượt
trong năm đầu tiên. Và số liệu về doanh thu cụ thể như sau :
GVHD: Huỳnh Th Di u Linh
Nhóm 8 Page 9
2.2.2 Sức ép trở nên cao hơn:
Trên thị trường toàn cầu rộng lớn, mỗi địa phương luôn có một sự khác
biệt nhất định về thị hiếu và sở thích khách hàng, những khác biệt về cấu
trúc hạ tầng, về kênh phân phối và các thói quen truyền thống. Thật vậy,
Walt Disney khó có thể đạt được hiệu quả tuyệt đối khi phục vụ thị trường
toàn cầu với một sản phẩm tiêu chuẩn hóa mà cũng phải đối mặt với sức ép
từ địa phương. Và sức ép địa phương này càng lớn hơn khi Walt Disney
muốn bành trướng sang những thị trường mới và khó tính khác ở châu Á và
châu Âu.
Thật vậy, sự thất bại của Disney Land tại Hong Kong và Paris là một ví
dụ.
+ Khi DisneyLand có mặt ở Hong Kong thì vấn đề gặp phải đầu tiên là
ngôn ngữ. Lời giới thiệu về những đặc điểm của công viên được viết bằng cả
tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, và còn có cả những lời giải thích bằng cả
hai thứ tiếng này cho từng chuyến tham quan trong công viên.
Disney tiếp tục gặp khó khăn từ sự khác biệt về văn hóa trong ăn uống.
Người Hong Kong đến đây nếu trông chờ tìm được kẹo bông hay hot dog thì
chỉ thấy đùi gà quay đóng gói cùng với nước tương và kem vừng đen.
Từ đó khiến các nhà quản lý của Disneyland phải ghi nhớ và họ đã bổ sung
thêm vào thực đơn những món ăn được ưa thích tại Hong Kong.
+ Tiếp theo khi đặt chân đến Pháp, Disneyland cũng phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn và kinh doanh không hiệu quả. Để cải thiên tình hình đó
Euro Disneyland bắt đầu giải quyết các vấn đề nội bộ .
GVHD: Huỳnh Th Di u Linh
Nhóm 8 Page 10
Năm 1994, tên của công viên đã được thay đổi thành Disneyland Paris,
nhấn mạnh sự gần gũi với thủ đô Pháp.
Công ty cũng thực hiện những nhượng bộ theo hướng giải quyết lao động
nghèo và cải thiện quan hệ báo chí.
Các chính sách không có rượu đã được thay đổi, thay vào đó rượu và bia
được phục vụ tại các nhà hàng của công viên, bên cạnh đó công ty cũng
thực hiện giảm giá vé, giảm giá một số phòng khách sạn, giới thiệu lựa chọn
trình đơn giá thấp hơn, và thiết lập giá cả giảm giá cho nhập học mùa đông .
Từ nhận định trên ta thấy rằng, ngày nay Walt Disney đã phải đối mặt với
sức ép địa phương ngày càng cao.
Lựa chọn chiến lược :
Qua phân tích trên ta thấy được Walt Disney đối mặt với sức ép giảm chi
phí mạnh mẽ và sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương ở mức cao vì vậy công
ty đã theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia
Chiến lược này giúp Walt Disney tăng khả năng sinh lời bằng cách thu
hoạch lợi ích của sự giảm chi phí do hiệu ứng của đường cong kinh nghiệm
và tính kinh tế của địa điểm, đồng thời từ khả năng khác biệt hóa trong việc
cung cấp sản phẩm, marketing thích hợp với đáp ứng địa phương. Bên cạnh
đó công ty còn thu được lợi ích từ việc học tập toàn cầu nhưng cũng chịu
không ít khó khăng từ việc tổ chức quản lý.
Chiến
lược
toàn cầu
Chiến
lược
xuyên
quốc gia
Chiến
lược
quốc tế
Chiến
lược đa
nội địa
Thấp Cao
Thấp
Cao
Sức ép địa phương
Sứ
c
ép
g
iả
m
c
hi
p
hí
GVHD: Huỳnh Th Di u Linh
Nhóm 8 Page 11
3 Walt Disney thâm nhập thị trường Trung Quốc:
3.1 Đặc điểm thị trường Trung Quốc:
Với tổng dân số 1,3 tỷ người cùng tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức
cao,Trung Quốc là một trong những thị trường hấp dẫn nhất đối với các nhà
đầu tự nước ngoài. Nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được
xem là thị trường dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu
nhập cũng khác nhau vì Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực,
từng vùng chênh lệch nhau rất rõ. Thị trường Trung Quốc có đặc trưng là
chấp nhận sự tồn tại của hàng hóa nhiều quy cách và chất lượng không như
nhau, và mức giá có thể cách nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Miền
duyên hải rất phát triển như Thẩm Quyến với thu nhập bình quân đầu người
trên 20 nghìn USD/năm, trong khi vùng miền Tây chỉ khoảng 300
USD/người/năm.
Người Trung Quốc rất nhạy cảm với giá cả và thường chọn sản phẩm rẻ,
tuy nhiên khi bị tác động bởi các dịch vụ hậu mãi tốt hơn hay chất lượng cao
hơn, họ sẵn sàng mua giá đắt hơn. Do trình độ phát triển và nhu cầu, người
Trung Quốc cũng rất ưa chuộng sản phẩm công nghệ cao nhập ngoại. Hiện
những sản phẩm công nghệ cao nước ngoài được tiêu thụ nhiều ở Trung
Quốc là xe hơi, máy vi tính, ti-vi, điện thoại... nhưng những sản phẩm như
máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba... họ thường chọn sản phẩm nội
địa.Ngoài ra,Trung Quốc cũng là thị trường mà giá cả của hàng hóa được
sản xuất tại đây thường có giá rẻ hơn các thị trường khác thậm chí rẻ đến
mức khó tin do phần lớn các thiết bị nhà máy của Trung Quốc đều được sản
xuất trong nước,chỉ nhập ngoài một vài chi tiết;các doanh nghiệp Trung
Quốc thường sản xuất một lượng lớn sản phẩm,thậm chí nhiều hơn cả đơn
đặc hàng để giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm;giá nhân công của Trung
Quốc cũng thuộc loại loại thấp nhất thế giới. Trung Quốc là một thị trường
đầu tư to lớn, thu hút một số lượng lớn các công ty, tập đoàn đầu tư nước
ngoài với các hình thức kinh doanh muôn màu muôn vẻ nhưng cũng là nơi
cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa với các hãng nước ngoài.
Trong số hàng chục triệu công ty đang hoạt động tại Trung Quốc, có
những tập đoàn khổng lồ đến mức năm 2000 doanh số đạt 50 tỉ USD, nộp
ngân sách 12 tỉ USD, lợi nhuận đạt 7 tỉ USD như tập đoàn dầu khí Sinopec.
Ngoài ra,Trung Quốc cũng được biết đến là một trong những nơi có tỷ lệ cao
nhất về tham nhũng,sản xuất hàng giả,hàng nhái và vi phạm bản quyền.
GVHD: Huỳnh Th Di u Linh
Nhóm 8 Page 12
3.2 Động cơ thúc đẩy:
Walt Disney là một trong những tập đoàn lớn nhất của thế giới trong lĩnh
vực giải trí.Tập đoàn này đã từng giành được rất nhiều thành công tại các thị
trường Bắc Mỹ,Mỹ Latin.Nhưng cũng tại chính những thị trường này mà sự
cạnh tranh đã và đang diễn ra vô cùng khốc liệt giữa các tập đoàn lớn với
nhau hoạt đông chung trong cùng lĩnh vực như: