Đã bốn năm trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, song
kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi chật vật. Giới phân tích nhận định trong tình cảnh còn
nhiều bất ổn, nguy cơ thách thức rình rập và triển vọng bị chi phối bởi không ít rủi ro, mà
trước mắt là việc đưa ra kịp thời các quyết sách liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ tại
Eurozone và "vách đá tài chính" ở Mỹ, bức tranh kinh tế thế giới sẽ khó tiến triển trong
vòng hai năm tới.
Năm 2012, trong khi kinh tế Châu Âu vẫn loay hoay với việc tìm cách thoát khỏi
cuộc khủng hoảng nợ công, kinh tế Mỹ có phục hồi nhưng khá chậm chạp thì suy thoái
kinh tế vẫn đang hiện hữu đối với nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là cuối nửa năm. Xuất
khẩu của Nhật Bản phải đối mặt với những cơn sóng ngược mạnh mẽ từ sự sụt giảm trong
nhu cầu toàn cầu và đồng Yên tăng giá, thâm hụt thương mại đi đôi với thâm hụt ngân
sách, tình hình giảm phát vẫn bao trùm nền kinh tế, áp lực chi ngân sách và nợ công đang
gia tăng đi đôi với lãi s uất trái phiếu chính phủ khá cao. Mặc dù Nhật bản đã đưa ra các gói
kích thích kinh tế và nới lỏng chính sách tiền tệ nhiều lần trong năm nhưng cũng không đủ
để tạo ra một tác động lớn đến nền kinh tế.
Trong gần 2 thập kỷ qua, Nhật Bản gần như đã trở thành một quốc gia ít ảnh hưởng
đối với nền kinh tế toàn cầu. Sự trì trệ không có lối thoát đã khiến nền kinh tế một thời lớn
thứ 2 thế giới không còn tào được nhiều lực tác động đối với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên,
theo nhận định của tờ Wall Street Journal, thời kỳ đó nước Nhật đang đi vào hồi kết với
những ảnh hưởng có thể là tốt mà cũng cố thể là xấu. Báo cáo cho rằng, thủ tướng Shinzo
Abe đang đưa ra một chính sách lớn để đưa đất nước thoát khỏi quỹ đạo của tăng trưởng èo
uột và giảm phát.
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3033 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Chính sách Abenomics tại Nhật Bản
và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
LỜI NÓI ĐẦU
Đã bốn năm trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, song
kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi chật vật. Giới phân tích nhận định trong tình cảnh còn
nhiều bất ổn, nguy cơ thách thức rình rập và triển vọng bị chi phối bởi không ít rủi ro, mà
trước mắt là việc đưa ra kịp thời các quyết sách liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ tại
Eurozone và "vách đá tài chính" ở Mỹ, bức tranh kinh tế thế giới sẽ khó tiến triển trong
vòng hai năm tới.
Năm 2012, trong khi kinh tế Châu Âu vẫn loay hoay với việc tìm cách thoát khỏi
cuộc khủng hoảng nợ công, kinh tế Mỹ có phục hồi nhưng khá chậm chạp thì suy thoái
kinh tế vẫn đang hiện hữu đối với nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là cuối nửa năm. Xuất
khẩu của Nhật Bản phải đối mặt với những cơn sóng ngược mạnh mẽ từ sự sụt giảm trong
nhu cầu toàn cầu và đồng Yên tăng giá, thâm hụt thương mại đi đôi với thâm hụt ngân
sách, tình hình giảm phát vẫn bao trùm nền kinh tế, áp lực chi ngân sách và nợ công đang
gia tăng đi đôi với lãi suất trái phiếu chính phủ khá cao. Mặc dù Nhật bản đã đưa ra các gói
kích thích kinh tế và nới lỏng chính sách tiền tệ nhiều lần trong năm nhưng cũng không đủ
để tạo ra một tác động lớn đến nền kinh tế.
Trong gần 2 thập kỷ qua, Nhật Bản gần như đã trở thành một quốc gia ít ảnh hưởng
đối với nền kinh tế toàn cầu. Sự trì trệ không có lối thoát đã khiến nền kinh tế một thời lớn
thứ 2 thế giới không còn tào được nhiều lực tác động đối với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên,
theo nhận định của tờ Wall Street Journal, thời kỳ đó nước Nhật đang đi vào hồi kết với
những ảnh hưởng có thể là tốt mà cũng cố thể là xấu. Báo cáo cho rằng, thủ tướng Shinzo
Abe đang đưa ra một chính sách lớn để đưa đất nước thoát khỏi quỹ đạo của tăng trưởng èo
uột và giảm phát.
Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 2
Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KINH TẾ NHẬT BẢN
THỜI GIAN GẦN ĐÂY………………………………………………………..................3
1.1 Tổng quan về kinh tế thế giới…………………………………………………………3
1.1.1 Kinh tế thế giới năm 2012…………………………………………………..................3
1.1.2 Những xu hướng kinh tế thế giới năm 2013………………………………………….7
1.2 Tổng quan về kinh tế Nhật Bản……………………………………………………...12
1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế……………………………………………………………12
1.2.2 Triển vọng kinh tế Nhật bản………………………………………………................14
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ
ABENOMICS TẠI NHẬT BẢN………………………………………………………16
2.1 Giới thiệu về chính sách Abenomics và nhận định của IMF về nền kinh tế Nhật
Bản………………………………………………………………………………………16
2.1.1 Giới thiệu về chính sách Abenomics và so sánh với Reaganomics……………….16
2.1.2 Nhận định của IMF về nền kinh tế Nhật bản………………………………………18
2.2 Hiệu quả của chính sách Abenomics đối với nền kinh tế Nhật Bản………………..19
2.3 Hạn chế của chính sách Abenomics và dự báo nền kinh tế của Nhật Bản nếu
Abenomics không thành công…………………………………………………………..21
2.3.1 Hạn chế của chính sách Abenomics…………………………………………………..22
2.3.2 Dự báo nền kinh tế Nhật Bản nếu Abenomics không thành công…………………23
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ABENOMICS ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ
GIỚI…………………………………………………………………………………….25
3.1 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Abenomics và chính sách xoay trục qua
Châu Á của Mỹ…………………………………………………………………………..25
3.2 Thúc đẩy làn sóng đầu tư mới sang thị trường Châu Á, đặc biệt là Asean…………..27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………30
Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 3
Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KINH TẾ NHẬT
BẢN THỜI GIAN GẦN ĐÂY
1.1 Tổng quan về kinh tế thế giới
1.1.1 Kinh tế thế giới năm 2012
Sau 5 năm vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái trầm trọng nhất từ
trước đến nay, nền kinh tế thế giới bắt đầu le lói phục hồi, mặc dù chưa thật vững chắc do
Mỹ và các nước khu vực euro tiếp tục phải đối mặt với khó khăn tài chính.
Theo đánh giá đưa ra vào tháng 11/2012 và thông tin cập nhật trong những ngày cuối
năm của IMF và các tổ chức tài chính khu vực cùng các báo cáo quốc gia, kinh tế toàn cầu
năm 2012 tiếp tục suy giảm và chỉ tăng 3,3%; các nền kinh tế mới nổi BRICS tăng 5-5,3%,
thấp hơn kết quả đạt được 6,2% vào năm 2011; kinh tế châu Phi tăng 4,5%; kinh tế khu
vực Mỹ La tinh và Caribê tăng 3,7%; riêng châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực có
tốc độ tăng trưởng cao nhất 5,6% nhờ kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được động lượng. Kinh
tế các nước ASEAN cũng đạt tốc độ khá cao 5,2% nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh đã góp
phần giảm nhẹ nhiều tác động tiêu cực do suy giảm xuất khẩu bắt nguồn từ suy thoái toàn
cầu và tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2012 VÀ DỰ BÁO NĂM 2013 (% )
Quốc gia, khu vực Năm 2012 Năm 2013
Toàn cầu 3,3 3,6
Các nước phát triển 1,3-1,4 1,6
Các nước EU -0,3 0,4
Khu vực euro -0,4 0,1
Các nước BRICS 5,0-5,3 5,5
Các nước đang phát triển - 5,6
Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 4
Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
Châu Á – Thái Bình Dương 5,6 -
Các nước ASEAN 5,2 5,5
Châu Phi 4,5 4,8
Trung Đông – Bắc Phi 5,1 3,7
Các nước Mỹ latinh và Caribê 3,7 4,7
Các nước trung Âu 1,9 2,9
Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS 4,2 4,1
Mỹ 1,5 2,3-3,0
Nhật Bản 2,2 1,0
Trung Quốc 8,0 7,5
Ấn Độ 5,7-5,9 6,3
CHLB Nga 3,5-4,0 3,9
CH Nam Phi 2,7 3,6
(Nguồn: IMF, các tổ chức tài chính khu vực, báo cáo quốc gia)
Mặc dù có tín hiệu phục hồi, nhưng kinh tế toàn cầu năm 2012 vẫn tăng thấp hơn so với
những năm trước, nguyên nhân là do tăng trưởng thấp tại Mỹ và châu Âu và hai khu vực
kinh tế này vẫn gặp khó khăn trong việc tái cân bằng thu chi tài chính. Nhìn chung, tình
hình tại các nước công nghiệp phát triển không mấy sáng sủa, nên kinh tế tiếp tục suy giảm
và chỉ tăng 1,4% trong năm nay, sau khi trượt dốc xuống 3,0% vào năm 2010 và xuống
1,6% trong năm 2011, mặc dù có thể nhích lên và tăng 1,6% vào năm 2013.
Tăng trưởng thấp và bất ổn tại các nước phát triển đang tác động đến các nền kinh tế
mới nổi và đang phát triển thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư. Đáng chú ý, do
nhu cầu nhập khẩu yếu ớt tại các nước phát triển, thương mại toàn cầu năm 2012 chỉ tăng
3,2%, trong khi năm 2011 tăng 5,8% và năm 2010 tăng 12,6%. Tại các nền kinh tế mới nổi
BRICS, tăng trưởng cũng giảm từ 6,2% năm 2011 xuống 5,3% trong năm nay. Dẫn đầu
nhóm BRICS là Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng năm 2012 là 8,0% và có thể vẫn tăng
Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 5
Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
7,5% vào năm 2013. Triển vọng kinh tế Ấn Độ không rõ ràng và chỉ tăng dưới 6%, mức
thấp nhất trong 9 năm qua, kỳ vọng năm 2013 sẽ phục hồi và tăng trên 6%.
Tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, các nước nhập khẩu dầu mỏ tiếp tục đối mặt
với bất ổn kinh tế và chính trị, dự kiến chỉ tăng 1,25% trong năm 2012 trước khi phục hồi
vào năm sau. Riêng các nước xuất khẩu dầu mỏ vẫn tăng khá và đạt 6,25% trong năm 2012
nhờ giá dầu tăng cao và sự phục hồi sản lượng dầu khai thác tại Arập Xêút và Libya, nhưng
sau đó sẽ giảm tốc và chỉ tăng 3,75% trong năm 2013.
Tại khu vực Mỹ latinh và Caribê, GDP tăng 3,7% vào nửa cuối năm 2012 và 4,7%
trong nửa cuối năm 2013. Các nước trung Âu sẽ tăng 4% vào cuối năm 2013, cộng đồng
các quốc gia độc lập tăng 4% vào cuối năm 2013, trong đó CHLB Nga tăng 3,7%. Các
nước cận Sahara tăng trung bình 5%, riêng Nam Phi vẫn trì trệ do có mối liên hệ chặt chẽ
với châu Âu.
Nhiều nhà đầu tư và phân tích tài chính cho rằng, kinh tế thế giới năm 2012 đã chạm
đáy và sẽ phục hồi mạnh từ nửa cuối năm 2013, chủ yếu bắt nguồn từ các chỉ số kinh tế vĩ
mô tươi sáng tại Mỹ, nổi bật là tỉ lệ thất nghiệp trong tháng 11 đã giảm xuống 7,7%, mặc
dù còn cao hơn con số 6,5% vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm
2008. Đáng chú ý, mục tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống 6,0-6,5% vào cuối năm 2015 do
NHTW Mỹ đưa ra cũng tạo tâm lý phấn khích cho các nhà đầu tư.
Đây là tín hiệu tích cực, góp phần giảm nhẹ tâm trạng lo âu của các nhà đầu tư. Theo
báo cáo do Fed đưa ra tại cuộc họp trong 2 ngày 10-11/12, kinh tế Mỹ dự báo sẽ tăng 1,5%
trong năm nay, trước khi tăng 2,3-3% vào năm 2013. Theo đánh giá của cơ quan thống kê
châu Âu (Eurostat) đưa ra ngày 06/12/2012, kinh tế khu vực euro năm 2012 suy giảm
0,4%, nhưng sẽ tăng 0,1% trong năm 2013; số liệu tương ứng tại 27 nước thành viên EU là
-0,3% và 0,4%.
Những ngày cuối năm 2012, các nước EU và khu vực euro đã thông qua nhiều giải
pháp hiệu quả, đặc biệt là tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp để vượt qua khủng hoảng nợ công. Nhờ
Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 6
Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
đó, lãi suất trái phiếu của chính phủ Hy Lạp đã giảm đáng kể, đây là điều kiện thuận lợi để
quốc gia này giảm chi phí vay vốn và có thể giảm tỉ lệ nợ công theo lộ trình đề ra. Tại cuộc
họp ngày 13/12 mới đây, các bộ trưởng tài chính EU đã nhất trí thành lập một cơ quan
giám sát ngân hàng duy nhất trên toàn khu vực euro, một tổ chức cần thiết để đảm bảo ổn
định tài chính tại khu vực euro và toàn EU, tiến tới thành lập liên minh ngân hàng và các
bước tiếp theo trong quá trình nhất thể hóa châu Âu. Tuy nhiên, khu vực euro còn phải đối
mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nguồn lực tài chính, năng
lực cạnh tranh và thị trường lao động. Theo nhận định của nhiều chuyên gia và nhà đầu tư,
việc thắt chặt chi tiêu quá mức là nguyên nhân cơ bản đẩy khu vực euro lún sâu vào suy
thoái, tỉ lệ thất nghiệp tăng từ 11,1% trong năm nay lên 12% vào năm 2012 và sẽ tiếp tục
tăng cao trong thời gian tới.
Bên cạnh triển vọng khả quan, kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi
các nước phải đẩy mạnh cải cách, nếu không kinh tế toàn cầu có thể sẽ rơi vào suy thoái và
năm 2013 chỉ tăng 2%. Giới quan sát tiếp tục tập trung sự chú ý vào các động thái của
Trung Quốc, đặc biệt là khả năng thay thế mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hiện nay
bằng các động lực tăng trưởng trong nước theo hướng tăng cường cải cách thể chế, cải
thiện cấu trúc công nghiệp và áp dụng tiến bộ công nghệ. Đây là tiền đề cần thiết để thay
đổi đặc tính tiết kiệm và tiêu dùng toàn cầu, vốn bị mất cân bằng trầm trọng trong những
năm gần đây, tỉ lệ tiết kiệm cao ở Trung Quốc cùng với mức tiêu thụ tương tự ở Mỹ đã
nhanh chóng biến Trung Quốc thành chủ nợ của Mỹ. Tuy nhiên, nguồn tài sản tài chính
khổng lồ với dự trữ ngoại tệ khoảng 3.200 tỉ USD và tài sản ngân hàng trị giá trên 15.000 tỉ
USD tại Trung Quốc lại tương phản với chất lượng khá thấp, nên quốc gia này sẽ phải đối
mặt với nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi từ một cường quốc thương mại sang
một cường quốc tài chính.
Tương tự, nhiều nền kinh tế khác tại châu Á – Thái Bình Dương cũng đang đối mặt
với yêu cầu phải thoát khỏi sự lệ thuộc vào xuất khẩu, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu
cực từ những biến động kinh tế toàn cầu trong tương lai. Vì thế, tăng trưởng kinh tế năm
Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 7
Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
2013 tại khu vực này vẫn nằm dưới mức tiềm năng, không còn đạt tốc độ tăng trưởng cao
như đã đạt được trong thập kỷ qua. Châu Á – Thái Bình Dương cũng là khu vực tập trung
phần lớn dân số thế giới, nên tăng trưởng cao là đòi hỏi cần thiết, nhưng việc chuyển đổi
sang mô hình tăng trưởng bền vững theo hướng cân bằng cung cầu đòi hỏi phải có thời
gian, trong khi đói nghèo đang hoành hành nhiều nước Nam Á và Tây Nam Á với trên 500
tiệu người sống dưới mức nghèo theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, chiếm khoảng 44% số
người nghèo trên toàn thế giới.
Nhìn chung, tình hình kinh tế thế giới năm 2012 và những năm tiếp theo phụ thuộc
vào nỗ lực cải cách tại Mỹ, khu vực euro và Trung Quốc, đây là những khu vực trọng điểm
trong nền kinh tế thế giới.
1.1.2 Những xu hướng kinh tế thế giới năm 2013
Năm 2012 là thời điểm mà nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng "u ám nhất" kể từ
năm 2009 đến nay; tuy nhiên, năm 2013, nhất là từ nửa cuối năm, sẽ đậm dần xu hướng có
sự cải thiện nhẹ và sẽ được tiếp nối bởi với những điểm nhấn nổi bật.
Thứ nhất, xu hướng cải thiện nhẹ về tăng trưởng kinh tế sẽ đậm dần ở hầu hết các
khu vực, khối và quốc gia trước khi đạt mức bình thường trong giai đoạn 2014-2015 và
tiếp theo
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, năm 2013 kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,6% so
với mức dưới 3,5% của năm 2012; trong đó, các nền kinh tế phát triển tăng 1,5%; các nền
kinh tế mới nổi tăng 5.6%; Eurozone tăng 0.5%; châu Phi tăng 5.31-%; Trung Đông tăng
3.7%. Còn Ngân hàng châu Á (ADB) thì cho rằng kinh tế Nhật Bản sẽ chỉ còn tăng trưởng
1,3%; kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6,7%; Đông Á tăng trưởng 7,1% và nhìn chung châu Á
vẫn còn không gian cho việc mở rộng chính sách tài chính-tiền tệ nhằm kích thích tăng
trưởng năm 2013.
Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 8
Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
Về tổng thể, khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ lên tới đỉnh điểm vào nửa đầu năm
2013 và sẽ sáng sủa dần từ nửa cuối 2013 do tác động tích cực lan toả của các chính sách
nới lỏng, kích thích kinh tế của các nước, nhưng với một số nước lại dường như xấu đi rõ
rệt nếu không kịp thời tiến hành những giải pháp và phuơng án chủ động ứng phó hữu hiệu
với nguy cơ này.
Trọng tâm ưu tiên kinh tế của thế giới năm 2013 vẫn là giải quyết cuộc khủng hoảng
tại Eurozone, duy trì niềm tin vào đồng euro, củng cố và khai thác tiềm năng đổi mới, phối
hợp vượt qua khủng hoảng của mỗi nước và trên toàn cầu. Đặc biệt, gói QE3 của FED sẽ
kích thích sự phục hồi kinh tế Mỹ, từ đó có tác động tích cực tới kinh tế toàn cầu; nước Mỹ
có nhiều kỳ vọng trở lại vị trí tạo nguồn động lực phát triển cho thế giới thay và bổ sung
cho sự suy giảm ít nhiều vai trò này của các nước BRICs. Đồng thời, với mức tăng trưởng
4,5% trong năm 2013 so với mức 4,2% trong năm 2012 (trong đó Đông - Nam Á tăng
trưởng tới 5,6% thay vì 5,2% như năm 2012), APEC đã, đang và sẽ vẫn là khu vực kinh tế
động lực ổn định của thế giới.
Thứ hai, xu hướng thất nghiệp và nợ công cao sẽ còn tiếp diễn
Do mức tăng trưởng kinh tế chưa đủ mạnh, nên tốc độ tăng trưởng việc làm ở các
quốc gia hàng đầu thế giới hiện nay là không đủ. Mức tăng của nhóm G20 chỉ khoảng 1%
mỗi năm, trong khi nhu cầu tối thiểu là 1,3% trong 4 năm tới; Vì vậy, nhìn chung năm
2013 sẽ tiếp tục xu hướng thất nghiệp cao và nợ công cao, với mức thất nghiệp ở Mỹ và
châu Âu sẽ ở mức 8-10% trong cả năm 2013.
Nợ công sẽ tiếp tục đè nặng lên hầu hết các nước trên thế giới trong năm 2013, thậm
chí nợ ngày càng trở thành căn bệnh mãn tính, phổ biến và đặc trưng có tính chất thời đại,
hầu như không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp và quốc gia nào. Thực tế đang cho thấy ngày
càng đậm hơn xu hướng tương tác lợi ích giữa các chủ nợ và con nợ, cũng như sự chuyển
hóa và chế định lẫn nhau giữa nợ công và nợ tư. Một mặt, nợ công được tài trợ bởi nguồn
vốn tư nhân đã trở thành phổ biến qua việc phát hành các công cụ nợ công, như trái phiếu
Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 9
Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
chính phủ, trái phiếu kho bạc nhà nước và các chứng khoán nợ khác. Mặt khác, khi có sự
cố lớn trên thị trường nợ tư nhân, gây nguy cơ đổ vỡ kinh tế và sự giảm mạnh các nguồn
thu NSNN trong nước, thì dù muốn hay không, sớm hay muộn, chính phủ đều buộc phải
viện đến các gói hỗ trợ và tăng chi tiêu công trị giá nhiều tỷ USD nhằm phong tỏa các nguy
cơ và hệ quả tiêu cực, bảo đảm an sinh xã hội, kích cầu, giải cứu nợ và giữ ổn định nền
kinh tế. Điều này trực tiếp và gián tiếp dẫn đến áp lực tăng nợ công, cũng như nợ nước
ngoài ở hàng loạt nước.
Thị trường nợ và các hoạt động mua-bán nợ dường như ngày càng là thị trường sôi
động nhất, đồng thời, đang và sẽ không ngừng gia tăng cả về yêu cầu, quy mô và sự đa
dạng hoá các sản phẩm, cùng các dịch vụ hỗ trợ cần thiết. Nợ và các điều kiện về nợ ngày
càng trở thành tác nhân và công cụ mạnh mẽ chi phối đời sống chính trị và chính sách quốc
gia.
Quan điểm và quá trình xử lý nợ không chỉ phản ánh quan điểm chính trị, lợi ích và
tương quan lực lượng xã hội trong nước và quốc tế, mà còn phản ánh vị thế của con nợ và
chủ nợ. Trong quá trình xử lý nợ, nhiều nuớc cần đến các gói giải cứu của các nước, tổ
chức tài chính khu vực và quốc tế, song không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”.
Những điều kiện tín dụng ngày càng ngặt nghèo, nhất là tạo áp lực thắt chặt chi tiêu, sẽ kéo
theo những hệ quả khôn lường nhiều mặt, từ sự suy giảm kinh tế, những cuộc biểu tình đòi
tăng chi hỗ trợ an sinh xã hội, giúp doanh nghiệp vượt khó, đến những cuộc bỏ phiếu bất
tín nhiệm và kiến nghị đòi từ chức, thay đổi nhân sự chính quyền cấp cao… Đặc biệt, từ
vấn đề kinh tế thuần tuý, nợ đang có khuynh hướng nâng cấp và “đổi màu” trở thành vấn
đề kinh tế-xã hội, thậm chí, tạo áp lực làm sụp đổ cả ê-kíp chính phủ hoặc liên minh chính
trị.
Thứ ba, xu hướng nới lỏng tài chính-tiền tệ và áp lực lạm phát sẽ tiếp tục
Năm 2013, song song với việc thực thi những biện pháp thắt lưng buộc bụng để cắt
giảm nợ và thâm hụt ngân sách, sẽ có sự tiếp tục duy trì xu hướng nới lỏng chính sách tài
Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 10
Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
chính-tiền tệ chung trên phạm vi toàn cầu mà đã được tăng cường đáng kể từ nửa cuối năm
2012, đặc biệt từ 3 sự kiện: (1) Ngày 6/9/2012, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã
quyết định mua không hạn chế trái phiếu chính phủ của các nước thành viên trên thị trường
thứ cấp với thời gian đáo hạn 1-3 năm và giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục
0,75%; (2) Ngày 12-9-2012, Tòa án Hiến pháp Đức tuyên bố mở đường cho Đức tiếp vốn
cho khu vực đồng Euro châu Âu vượt qua khủng hoảng thông qua cơ chế ESM - quỹ cứu
trợ vĩnh viễn quy mô 500 tỷ EUR của Eurozone và thay thế quỹ cứu trợ tạm thời mang tên
Cơ chế Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) hết hiệu lực từ tháng 7/2012; (3) Ngày
13/9/2012, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định sẽ áp dụng Chương trình nới lỏng định
lượng mở (QE3) bằng việc mua vào các chứng khoán thế chấp với quy mô 40 tỷ USD mỗi
tháng cho tới khi thị trường việc làm cải thiện; Đồng thời, FED giữ nguyên lãi suất cơ bản
gần bằng 0% được FED thực hiện từ tháng 12/2008 cho tới giữa năm 2015, thay vì cuối
năm 2014 như những cam kết trước đây để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.
Ngoài ra, cùng thời gian này các ngân hàng trung ương ở Anh, Brazil, Hàn Quốc và
Trung Quốc cũng liên tiếp tuyên bố duy trì lãi suất ở mức thấp và triển khai các gói hỗ trợ
quy mô lớn để kích thích kinh tế mỗi nước trước sức ép suy giảm đang đè nặng lên mỗi
nước… Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) trong tháng
9/2012 cũng tuyên bố duy trì lãi suất ở mức thấp lịch sử 0.5% từng được BoE áp dụng
trong 3 năm qua. Đồng thời, BoE còn quyết định giữ nguyên quy mô của chương trình nới
lỏng định lượng (QE) ở mức 375 tỷ bảng Anh (596 tỷ USD).
Giữa tháng 9/2012, Ủy ban Cải cách và Đổi mới quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã
chấp thuận gói kích thích kinh tế mới khoảng 1.000 tỷ NDT (158 tỷ USD), tương đương
2% GDP để xây dựng 25 dự án đường sắt đô thị, 13 dự án đường cao tốc, 7 đường thủy
giao thông và 9 nhà máy xử lý nước thải trong vài bai năm tới... Hàn Quốc đầu tháng
09/2012 đã công bố một kế hoạch trị giá 5,23 tỷ USD để kích thích tăng trưởng kinh dưới
dạng giảm thuế thu nhập cho cá nhân và thuế đánh vào các giao dịch mua nhà hoặc xe,
đồng thời mở