Tiểu luận Chính sách cổ tức

Trong tài chính doanh nghiệp có ba quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức. Cả ba quyết định trên đều phải nhất quán với mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Ta cần phải thấy rằng, các quyết định này liên quan với nhau theo một cách nào đó. Thí dụ, các đầu tư của một doanh nghiệp ấn định mức lợi nhuận tương lai và tiềm năng cổ tức tương lai; cấu trúc vốn ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, và đến lượt mình, chi phí sử dụng vốn ấn định một phần đến số cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được; và chính sách cổ tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp (qua lợi nhuận giữ lại), và mở rộng ra, ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn. Khi lập các quyết định tương quan lẫn nhau này, mục tiêu là tối đa hóa tài sản của cổ đông. Nhưng nếu chỉ xem xét 1 cách cô lập thì chính sách cổ tức có tác động thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Một doanh nghiệp lựa chọn một chính sách cổ tức dựa vào đâu? Có chính sách nào tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp? Trên thực tế các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam lựa chọn chính sách cổ tức nào? Những chính sách cổ tức đó có nhất quán với mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông? Trong giai đoạn khó khăn các công ty có thường cắt giảm cổ tức không?. Để trả lời cho những thắc mắc đó chúng tôi quyết định đi sâu tìm hiểu về “ Cổ tức và chính sách cổ tức – Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam”.

pdf56 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4639 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách cổ tức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Giáo viên hương dẫn: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN Lớp: Ngân hàng đêm 3 Khóa 19 Tháng 06 năm 2010 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC .................................................................................................... 1. Định nghĩa cổ tức .................................................................................................................................... 2. Cách thức chi trả cổ tức .......................................................................................................................... 3. Các hình thức chi trả cổ tức .................................................................................................................... 3.1 Hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt ...................................................................................... 3.2.Hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu (phát hành thêm cổ phiếu). ......................................... 3.3.Hình thức chi trả cổ tức bằng cách chia nhỏ cổ phiếu (tách cổ phiếu) ..................................... 3.4. Hình thức chi trả cổ tức bằng cách mua lại cổ phiếu ............................................................... 3.5.Hình thức chi trả cổ tức bằng tài sản......................................................................................... PHẦN 2. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC .......................................................................................................... 1. Định nghĩa chính sách cổ tức .................................................................................................................. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức ......................................................................................... 3. Chính sách cổ tức trong mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp .............................................................. 3.1. Lý thuyết của MM về chính sách cổ tức trong mới quan hệ với giá trị doanh nghiệp ............ 3.2. Thuế và trường phái cấp tiến cánh tả ....................................................................................... 3.3. Trường phái đối nghịch tranh luận và MM phản biện ............................................................. 3.4. MM tranh luận và trường phái đối nghịch phản biện .............................................................. 4. Chính sách cổ tức trong thực tiễn ........................................................................................................... 4.1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ..................................................................................... 4.2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định .......................................................................................... 4.3. Các chính sách chi trả cổ tức khác ........................................................................................... PHẦN 3. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM ......................................................... 1. Phương thức chi trả cổ tức của các công ty niêm yết thời gian qua ....................................................... 2. Đánh giá chính sách cổ tức thực tế trên TTCK Việt Nam ...................................................................... 3. Phân tích những bất cập trong chính sách cổ tức của các cty niêm yết trong thời gian qua................... 4. Ảnh hưởng của thuế thu nhập các nhân đến chính sách cổ tức .............................................................. 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong tài chính doanh nghiệp có ba quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức. Cả ba quyết định trên đều phải nhất quán với mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Ta cần phải thấy rằng, các quyết định này liên quan với nhau theo một cách nào đó. Thí dụ, các đầu tư của một doanh nghiệp ấn định mức lợi nhuận tương lai và tiềm năng cổ tức tương lai; cấu trúc vốn ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, và đến lượt mình, chi phí sử dụng vốn ấn định một phần đến số cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được; và chính sách cổ tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp (qua lợi nhuận giữ lại), và mở rộng ra, ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn. Khi lập các quyết định tương quan lẫn nhau này, mục tiêu là tối đa hóa tài sản của cổ đông. Nhưng nếu chỉ xem xét 1 cách cô lập thì chính sách cổ tức có tác động thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Một doanh nghiệp lựa chọn một chính sách cổ tức dựa vào đâu? Có chính sách nào tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp? Trên thực tế các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam lựa chọn chính sách cổ tức nào? Những chính sách cổ tức đó có nhất quán với mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông? Trong giai đoạn khó khăn các công ty có thường cắt giảm cổ tức không?... Để trả lời cho những thắc mắc đó chúng tôi quyết định đi sâu tìm hiểu về “ Cổ tức và chính sách cổ tức – Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam”. 3 PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC 1. Định nghĩa cổ tức: Cổ tức là phần thu nhập mà cổ đông thực nhận từ thu nhập của mình. Thu nhập là phần đáng lẽ được nhận. Nếu doanh nghiệp áp dụng chính sách chi trả cổ tức hoàn toàn thì phần thu nhập mà cổ đông thực nhận bằng với phần thu nhập cổ đông đáng lẽ được nhận. Nếu doanh nghiệp áp dụng chính sách chi trả cổ tức không hoàn toàn thì phần thu nhập của cổ đông thực nhận nhỏ hơn phần thu nhập đáng lẽ được nhận. Tổng thu nhập của cổ đông EPS = Số lượng cổ phần Và cổ tức = EPS x tỷ lệ phần trăm chi trả cổ tức. 2. Cách thức chi trả cổ tức: Ở hầu hết các doanh nghiệp, hội đồng quản trị triệu tập các cuộc họp hàng quý hay hàng nửa năm để thẩm đinh thành quả vừa qua của doanh nghiệp và quyết định mức cổ tức chi trả cho kỳ tới. Hầu hết các doanh nghiệp áp dụng thể thức thông báo và chi trả cổ tức. Thể thức này thường xoay quanh một ngày công bố, ngày không có cổ tức, ngày ghi sổ và ngày chi trả. Ví dụ trục thời gian chi trả cổ tức của công ty X: 24 tháng 2 27 tháng 2 3 tháng 3 15 tháng 3 Ngày công bố Ngày không Ngày ghi sổ Ngày chi trả có cổ tức Hội đồng quản trị của công ty họp vào “ngày công bố” (24/2) để xem xét quyết định cổ tức tương lai. Họ công bố một cổ tức vào ngày này, cổ tức này sẽ được trả cho các cổ đông trong danh sách liệt kê vào “ngày ghi sổ” (3/3). Vào ngày này, công ty lập danh sách từ các sổ chuyển giao cổ phần của các cổ đông được nhận số cổ tức đã công bố. Các thị trường chứng khoán ở Mỹ đòi hỏi 4 ngày làm việc trước ngày liệt kê danh sách để ghi nhận các thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. Ngày bắt đầu của 4 ngày này được gọi là “ngày không có cổ tức” (27/2). Các nhà đầu tư mua cổ phần trước ngày 27/2 được hưởng cổ tức vào ngày 3/3. Các nhà đầu tư mua cổ phần vào ngày hoặc sau ngày 27/2 không được hưởng cổ tức. Vào ngày 27/2 là ngày không có cổ tức, giá cổ phần được dự kiến sẽ sụt giảm một khoản bằng với số tiền cò tức vì giá trị này đã được rút ra khỏi doanh nghiệp 4 “Ngày chi trả” thường từ 2 đến 4 tuần sau ngày ghi sổ (15/3), vào ngày này, doanh nghiệp gửi các chi trả cổ tức đến những người nằm trong danh sách. 3. Các hình thức chi trả cổ tức: Mục đích của việc chi trả cổ tức là doanh nghiệp muốn “san sẻ sự giàu có” trở lại cho các cổ đông sau một khoảng thời gian hoạt động nhất định, thường là hàng năm hay thường xuyên hơn là hàng quý. Có hai phương thức chia cổ tức chủ yếu là chia cổ tức bằng tiền mặt và chia cổ tức bằng cổ phần, ngoài ra còn các hình thức chia cổ tức khác như chia cổ tức bằng tài sản, bằng chia nhỏ cổ phần, và bằng mua lại cổ phần. Hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt: Chi trả cổ tức bằng tiền mặt là công ty lấy ra từ lợi nhuận có được chia cho các cổ đông dưới dạng tiền mặt (hoặc chuyển khoản). Cổ tức tiền mặt làm chuyển giao giá trị kinh tế từ công ty sang cho các cổ đông thay vì công ty sử dụng tiền đó cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra một sự giảm mạnh trong giá cổ phần của công ty một lượng đúng bằng cổ tức được chia. Ví dụ, nếu công ty công bố chi trả cổ tức tiền mặt là 5% giá chứng khoán thì các cổ đông cũng sẽ nhìn thấy có sự sụt giảm đúng bằng 5% trong giá trị cổ phần của mình. Điều này là kết quả của sự chuyển giao giá trị kinh tế. Tình huống khác của chi trả cổ tức tiền mặt đó là các cổ đông nhận được cổ tức tiền mặt sẽ phải đóng thuế trên giá trị được chia đó, do vậy giá trị được nhận cuối cùng sẽ ít hơn mức cổ tức công bố. Tiền mặt có tính thanh khoản rất cao, cầm tiền mặt trong tay bao giờ cũng chắc chắn hơn là cầm cổ phiếu trong tay. Nếu là nhà đầu tư ngại rủi ro và muốn chắc chắn thì cổ tức tiền mặt là thích hợp, vì giá trị của chúng rất chắc chắn. Khi công ty chia cổ tức bằng tiền mặt thì công ty đang hướng đến chính sách cổ tức giữ lại lợi nhuận ít và chi trả cổ tức nhiều. Hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu (phát hành thêm cổ phiếu): Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông đang nắm giữ cổ phần thường. Nó liên quan đến việc chuyển tiền từ tài khoản lợi nhuận giữ lại sang các tài khoản vốn cổ phần thường khác của cổ đông (vốn sở hữu của các cổ đông). Ví dụ: công ty X có tình hình như sau: Vốn cổ phần của các cổ đông đang nắm giữ cổ phần thường trước khi chia cổ tức bằng cổ phần: Cổ phần thường (giả sử mệnh giá 5$, có 100.000 cổ phần): 500.000$ Thặng dư vốn: 1.000.000$ 5 Lợi nhuận giữ lại: 5.000.000$ Tổng vốn cổ phần của cổ đông nắm giữ cổ phần thường: 6.500.000$ Giả sử doanh nghiệp công bố mức chi trả cổ tức bằng cổ phần là 10%, vậy các cổ đông hiện hữu nhận được 10.000 cổ phần mới (10% x 100.000). Giả sử giá cổ phần trên thị trường trước khi chia cổ tức là 20$/cổ phần, công ty dựa trên giá trị trường trước khi chia cổ tức tính tổng số tiền được chuyển từ tài khoản lợi nhuận giữ lại của công ty sang các tài khoản cổ phần thường khác của cổ đông là 200.000$ (20$ x 10.000 cổ phần tăng thêm). Sự sụt giảm trong lợi nhuận giữ lại 200.00$ bao gồm 50.000$ chuyển qua tài khoản cổ phần thường (mệnh giá 5$ x 10.000 cổ phần tăng thêm) và 150.000$ chuyển qua tài khoản thặng dư vốn. Sau khi chia cổ tức bằng cổ phần, vốn cổ phần của các cổ đông đang nắm giữ cổ phần thường là: Cổ phần thường (mệnh giá 5$, có 110.000 cổ phần): 5.500.000$ Thặng dư vốn: 1.150.000$ Lợi nhuận giữ lại: 4.800.000$ Tổng vốn cổ phần của cổ đông nắm giữ cổ phần thường: 6.500.000$ Chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm giữ lại lợi nhuận, những khoản thặng dư, tiền của các quỹ để đáp ứng hoạt động kinh doanh của công ty Tác động ròng của việc chi trả cổ tức bằng cổ phần là tăng số cổ phần đang lưu hành và tái phân phối vốn giữa các tài khoản vốn của doanh nghiệp. Tổng vốn cổ phần của các cổ đông nắm giữ cỏ phần thường của doanh nghiệp không thay đổi, và trái quyền tương ứng của mỗi cổ đông đối với lợi nhuận của doanh nghiệp cũng không thay đổi. Ví dụ: Công ty X có 100.000 cổ phần đang lưu hành trước khi công bố mức chi trả cổ tức bằng cổ phần 10%, và tổng lợi nhuận là 200.000$ (2$ mỗi cổ phần) Một cổ đông sở hữu 100 cổ phần sẽ có một trái quyền trên 200$ lợi nhuận của công ty. Sau khi chia cổ tức 10%, lợi nhuận mỗi cổ phần giảm sút xuống còn 1,82$ (200.000/110.000 cổ phần) và cổ đông đang sở hữu 110 cổ phần. Tuy nhiên, tổng trái quyền cổ đông có được vẫn là 200$ trên lợi nhuận của công ty (1,82$ x 110 cổ phần). Vì trái quyền tương ứng của mỗi cổ đông trên giá trị ròng và lợi nhuận của công ty không thay đổi khi được trả cổ tức bằng cổ phần nên giá thị trường của mỗi cổ phần sẽ giảm tương ứng với số cổ phần mới được phát hành thêm. Giá cổ phần sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu bằng giá cổ phần trước khi chia cổ tức bằng cổ phiếu / ( 1 + phần trăm tỷ lệ cổ tức cổ phần). - Khi chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm cho số lượng cổ phiếu trên thị trường tăng, từ đó giá mỗi cổ phiếu giảm. Nhưng thực tế có sự khác biệt : 6 + Việc chia cổ phiếu thưởng tác động đến tâm lý của nhà đầu tư là mua được cổ phiếu với giá rẻ, do đó họ tìm cách mua cổ phiếu trước khi chia cổ tức, làm cho cầu cổ phiếu tăng và rồi giá cổ phiếu tăng. + Khi doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư  các nhà đầu tư kỳ vọng trong tương lai suất sinh lợi từ cổ phiếu  giá cổ phiếu tăng. - Lý do nhiều doanh nghiệp ưu tiên chi trả cổ tức bằng cổ phiếu vì bắt buộc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật (giữ lại lợi nhuận để tăng vốn điều lệ). - Về mặt kỹ thuật: chia cổ tức bằng cổ phiếu giống như tách cổ phiếu. Ưu điểm của hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu:  Xét ở phía doanh nghiệp:  Doanh nghiệp không bị mất lượng tiền mặt nên hạn chế huy động vốn từ bên ngoài  Quy mô vốn của doanh nghiệp được củng cố.  Liên tục chia cổ tức bằng cổ phiếu Vốn cổ phần liên tục tăng  nâng cao tính ảnh hưởng của công ty trên TTCK do quy mô của công ty ngày càng tăng.  Góp phần làm thoáng hơn quyền sở hữu các cổ phần của doanh nghiệp vì các cổ đông hiện hữu thường bán cổ tức cổ phần của họ.  Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu làm giá cổ phiếu giảm  Tăng tính thanh khoản của cổ phiếu  gia tăng sức hấp dẫn với nhà đầu tư.  Xét ở phía nhà đầu tư:  Nhà đầu tư sở hữu thêm số lượng cổ phiếu nhưng quyền sở hữu không thay đổi, tiết kiệm được khoản tiền nhàn rỗi và khi có nhu cầu cần tiền mặt chi tiêu thì có thể bán cổ phần.  Giá cổ phiếu tăng có thể bán cổ phiếu để hưởng khoản chênh lệch giá.  Xét ở phía Thị trường chứng khoán và nền kinh tế: Khi có nhiều Công ty thực hiện chính sách chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ có hàng trăm tỷ đồng được giữ lại điều này sẽ làm cho thị trường chứng khoán được củng cố vững chắc và tăng sức hấp dẫn cho nhà đầu tư, từ đó thị trường chứng khoán phát triển.. Hạn chế của hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu:  Hạn chế nguồn thu nhập của các nhà lãnh đạo công ty vì các nhà lãnh đạo muốn bán cổ phần để có lượng tiền mặt chi tiêu không dễ dàng (vì vướng những quy định của pháp luật)  Khi công ty chia cổ tức bằng tiền mặt, nhà đầu tư nhận được khoản cổ tức là tiền mặt với tính thanh khoản là cao nhất, còn cổ tức bằng cổ phiếu tính thanh khoản không bằng.  Giá chứng khoán phụ thuộc vào thị trường, tâm lý của nhà đầu tư, nếu rủi ro hệ thống và không hệ thống làm cho giá cổ phiếu thay đổi  nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc rút vốn ra khỏi thị trường. 7  Nhiều nhà đầu tư ưa thích trả cổ tức bằng tiền mặt để đáp ứng những nhu cầu khác nhau.  Khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính  nguy cơ kiệt quệ tài chính  cổ đông muốn doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, việc chi trả cổ tức bằng cổ phần không được hầu hết các cổ đông chấp nhận.  Trên thế giới, một số doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể bị cơ quan thuế xem xét vì doanh nghiệp cố tình giúp cổ đông tránh thuế TNCN. So sánh trả hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu: Chi trả cổ tức bằng tiền mặt Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu Số lượng cổ phần lưu hành không đổi Số lượng cổ phần lưu hành tăng lên Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm lượng tiền chuyển tiền từ tài khoản lợi nhuận giữ lại sang các mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm lợi nhuận tài khoản vốn cổ phần thường khác của cổ đông giữ lại trên bảng cân đối kế toán, tức giảm (vốn sở hữu của các cổ đông) và tổng vốn cổ phần nguồn vốn chủ sở hữu của cổ đông nắm giữ cổ phần thường không thay đổi Cổ tức tiền mặt làm giá cổ phần của công ty giảm Cổ tức cổ phần làm giá cổ phần của công ty giảm một lượng đúng bằng cổ tức được chia tương ứng với số cổ phần mới được phát hành thêm và vì số lượng cổ phần được phát hành thêm thường nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng cổ phần đang lưu hành nên sự sụt giảm giá cổ phần không đáng kể Công ty hướng về chính sách cổ tức là giữ lại lợi Công ty hướng về chính sách cổ tức là giữ lại lợi nhuận ít và chia cổ tức nhiều nhuận nhiều và chia cổ tức ít Ví dụ: Theo ví dụ ở trên về công ty X, khi chia cổ tức bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thì tổng giá trị vốn cổ phần trước và sau khi chia cổ tức là không thay đổi và số lượng cổ phần tăng lên. Xét trường hợp công ty X (ở trên) áp dụng hình thức chia cổ tức bằng tiền mặt. Giả định số tiền chia cổ tức là 200.000$ thì sau khi chia cổ tức, phần lợi nhuận giữ lại sẽ giảm tương ứng 200.000$ nên tổng vốn cổ phần của công ty là 6.300.000$. Hình thức chi trả cổ tức bằng cách chia nhỏ cổ phiếu (tách cổ phiếu): Định nghĩa: Là hành động của doanh nghiệp nhằm tăng thêm số lượng cổ phần của công ty. - Vd: DN có 100 cổ phiếu, giá 50$/cổ phiếu. Nếu công ty thực hiện chi trả cổ tức bằng hình thức chia nhỏ cổ phiếu ra 2 lần thì làm cho số lượng cổ phiếu lúc này là 200 cổ phiếu  giá giảm 25$/cổ phiếu nhưng tổng vốn cổ phần (tổng giá trị công ty) không đổi là 200*25$=5.000$. 8 - Các công ty trong thực tế thường áp dụng tỷ lệ chia cổ phiếu là 1:2; 1:3 hoặc 2:3. Các tỷ lệ trên không bắt buộc, các công ty muốn chia theo tỷ lệ nào là tùy thuộc vào quyết định của mỗi công ty.  Như vậy, việc chi nhỏ cổ phần không làm thay đổi tổng giá trị cổ phần trên thị trường cũng như của nhà đầu tư. - VD: Công ty phát hành 100 cổ phiếu; trị giá 4$/cổ phiếu; công ty chia cổ phiếu theo tỷ lệ 1:2; nhà đầu tư đang nắm giữ 10% số lượng cổ phiếu của công ty (hiện tại là 10 cổ phiếu). - Sau khi phân chia:  Số lượng cổ phiếu mới: 200 cổ phiếu, giá 2$/cổ phiếu  Tỷ trọng chiếm giữ cổ phiếu 10% của nhà đầu tư lúc này là đang sở hữu 20 cổ phiếu Chỉ tiêu Trước khi chia Sau khi chia Số lượng 10 20 Giá trị 4$ 2$ Tổng giá trị của nhà đầu tư 40$ 40$  Tổng giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư trên thị trường không đổi.  Tổng giá trị cổ phần trên thị trường cũng không thay đổi: 100x4$=400$ (trước khi chia nhỏ cổ phiếu) và 200x2$=400$ (sau khi chia nhỏ cổ phiếu). Nguyên nhân doanh nghiệp chia nhỏ cổ phiếu :  Công ty chia cổ tức bằng hình thức chia nhỏ cổ phiếu làm cho nhà đầu tư cảm thấy giá trị cổ phiếu tăng lên mà chỉ bỏ ra chi phí nhỏ.  Thu hút thêm các nhà đầu tư nhỏ và trung bình.  Chia nhỏ giá cổ phiếu làm cho thị trường có thể mua bán dễ dàng và nhanh chóng tính thanh khoản của cổ phiếu tăng  giá cổ phiếu tăng.  Nhằm tăng sự ổn định về giá cả cho cổ phiếu. Vd: 1 Công ty X có tổng giá trị cổ phiếu là 200$. TH1: Công ty chỉ phát hành 2 cổ phiếu  giá 100$/cổ phiếu. TH2: Công ty phát hành 200 cổ phiếu  giá 1$/cổ phiếu. Nhà đầu tư giữ 1 cổ phiếu cho cả 2 trường hợp trên. Khi nhà đầu tư cần tiền:  Trường hợp 1: Bán cổ phiếu với giá 50$/cổ phiếu  cổ phiếu người đang giữ còn lại sẽ khó có thể bán được với giá 100$ và cơ hội để giá cổ phiếu tăng là không có  sự thay đổi giá một cổ phiếu có tác động nhiều đến cổ phiếu còn lại. 9  Trường hợp 2: Bán cổ phiếu với giá 0,5$/cổ phiếu  giá của các cổ phiếu còn lại không bị ảnh hưởng nhiều  Càng có nhiều số lượng cổ phiếu thì ít có khả năng một người nào đó nắm giữ đủ lớn số lượng cổ phiếu để có thể tác động đến giá cổ phiếu  hành động chia nhỏ cổ phiếu là hành động tránh độc quyền. Tác động của hình thức chia nhỏ cổ phiếu:  Hình thức chi trả cổ tức bằng cách chia nhỏ cổ phiếu thường được sử dụng khi giá cổ phiếu trên thị trường lên quá cao, tính thanh khoản của cổ phiếu thấp, do đó việc tách cổ phiếu là điều cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu, từ đó kích thích các nhà đầu tư dẫn đến tăng tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường.  Khi chia nhỏ cổ phiều làm số lượng cổ phiếu tăng dẫn đến tăng số lượng cổ đông và từ đó hạn chế khả năng công ty bị thâu tóm. So sánh hình thức chi trả cổ tức bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và bằng cách chia nhỏ cổ phiếu:  Giống nhau:  Không làm thay đổi giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu của Công ty.  Khôn
Luận văn liên quan