Tiểu luận Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ

Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam thời kì chống Mĩ (1954 – 1975), những chính sách đối ngoại của nhà nước Việt Nam đối với các nhà nước xã hội chủ nghĩa khác được coi là một bộ phận quan trọng trong đường lối đối ngoại chung của nước ta. Những chính sách này vừa biểu hiện năng lực lãnh đạo của Đảng qua quá trình tự đánh giá, nhận định tình hình, hoạch định đường lối chính sách và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiến, vừa góp phần giúp hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trường kì gian khổ. Trong đó, những chính sách đối với Trung Quốc là kết quả của những phân tích, nghiên cứu phức tạp, bởi mối quan hệ Việt Trung dù ở thời kì nào cũng chưa bao giờ là kém quan trọng. Giữa Việt Nam và Trung Quốc hình thành một mối quan hệ đặc biệt mà người ta gọi là “Quan hệ địa chính trị”, không chỉ là quan hệ giữa một quốc gia này với một quốc gia khác mà còn là quan hệ giữa 2 “người hàng xóm”, hai nhà nước cùng theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa, giữa một nước lớn và một nước nhỏ Bởi vậy, tính ràng buộc trong mối quan hệ này là rất cao, tính phức tạp cũng theo đó mà tăng lên. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, cũng như nhiều quan hệ địa chính trị khác, có hai mặt: hình thức và thực chất. Hai mặt này không phải bao giờ cũng tương đồng. Trong lịch sử nói chung và lịch sử chống Mỹ nói riêng, quan hệ Việt – Trung biến thiên liên tục về cả hai mặt “hình thức” và “thực chất”, vì vậy đòi hỏi Đảng phải có cái nhìn linh hoạt, thay đổi chính sách đối ngoại với Trung Quốc sao cho phù hợp với tình hình hai nước và thế giới. Như các tài liệu chia thời kì chống Mỹ của Việt Nam ra hai chặng : Chặng 1 từ 1954 – 1959, chặng 2 từ 1960 – 1975, quan hệ Việt – Trung cũng có những nét thay đổi theo 2 thời kì tương ứng, với 2 đường lối chính sách khác nhau. Như vậy, trong phạm vi bài tiểu luận của mình, nhóm chúng tôi sẽ tìm hiểu Chính sách đối ngoại Viêt Nam – Trung Quốc theo hai phần chính: Chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc thời kì đầu chống Mỹ (1954 - 1959) Chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc nửa sau thời kì chống Mỹ (1960 – 1975) Để làm rõ được hai chính sách đối ngoại trên hai thời kì này, nhóm chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu : Bối cảnh (trong nước, quốc tế), Chính sách đối với Trung Quốc, Triển khai chính sách, Đánh giá nhận xét về kết quả và ý nghĩa của chính sách.

doc15 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO BÀI TIỂU LUẬN ********* Đề tài: Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ. Hà Nội ngày 11 tháng 3 năm 2011 Mục lục Mở đầu 2 Giai đoạn 1954 – 1959 1. Bối cảnh 4 2. Chính sách 6 3. Triển khai 7 4. Đánh giá 8 Giai đoạn 1960 – 1975 1. Bối cảnh 9 2. Chính sách 10 3. Triển khai 11 4. Đánh giá 13 Kết luận 13 MỞ ĐẦU *** Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam thời kì chống Mĩ (1954 – 1975), những chính sách đối ngoại của nhà nước Việt Nam đối với các nhà nước xã hội chủ nghĩa khác được coi là một bộ phận quan trọng trong đường lối đối ngoại chung của nước ta. Những chính sách này vừa biểu hiện năng lực lãnh đạo của Đảng qua quá trình tự đánh giá, nhận định tình hình, hoạch định đường lối chính sách và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiến, vừa góp phần giúp hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trường kì gian khổ. Trong đó, những chính sách đối với Trung Quốc là kết quả của những phân tích, nghiên cứu phức tạp, bởi mối quan hệ Việt Trung dù ở thời kì nào cũng chưa bao giờ là kém quan trọng. Giữa Việt Nam và Trung Quốc hình thành một mối quan hệ đặc biệt mà người ta gọi là “Quan hệ địa chính trị”, không chỉ là quan hệ giữa một quốc gia này với một quốc gia khác mà còn là quan hệ giữa 2 “người hàng xóm”, hai nhà nước cùng theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa, giữa một nước lớn và một nước nhỏ…Bởi vậy, tính ràng buộc trong mối quan hệ này là rất cao, tính phức tạp cũng theo đó mà tăng lên. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, cũng như nhiều quan hệ địa chính trị khác, có hai mặt: hình thức và thực chất. Hai mặt này không phải bao giờ cũng tương đồng. Trong lịch sử nói chung và lịch sử chống Mỹ nói riêng, quan hệ Việt – Trung biến thiên liên tục về cả hai mặt “hình thức” và “thực chất”, vì vậy đòi hỏi Đảng phải có cái nhìn linh hoạt, thay đổi chính sách đối ngoại với Trung Quốc sao cho phù hợp với tình hình hai nước và thế giới. Như các tài liệu chia thời kì chống Mỹ của Việt Nam ra hai chặng : Chặng 1 từ 1954 – 1959, chặng 2 từ 1960 – 1975, quan hệ Việt – Trung cũng có những nét thay đổi theo 2 thời kì tương ứng, với 2 đường lối chính sách khác nhau. Như vậy, trong phạm vi bài tiểu luận của mình, nhóm chúng tôi sẽ tìm hiểu Chính sách đối ngoại Viêt Nam – Trung Quốc theo hai phần chính: Chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc thời kì đầu chống Mỹ (1954 - 1959) Chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc nửa sau thời kì chống Mỹ (1960 – 1975) Để làm rõ được hai chính sách đối ngoại trên hai thời kì này, nhóm chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu : Bối cảnh (trong nước, quốc tế), Chính sách đối với Trung Quốc, Triển khai chính sách, Đánh giá nhận xét về kết quả và ý nghĩa của chính sách. I. Giai đoạn 1954-1959 1. Bối cảnh a. Tình hình thế giới Trong giai đoạn này, tình hình thế giới đang có nhiều biến động với các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào hòa bình. Nhưng yếu tố bối cảnh tác động nhiều đến chính sách của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 1954-1959 là ảnh hưởng của chiến tranh lạnh với ý thức hệ và sự đối đầu giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa: Về hệ thống các nước tư bản, trong thời gian này, ở châu Á, nước Nhật dần nổi lên là một quốc gia có thế mạnh về kinh tế. Mỹ cần một nước Nhật đồng minh ở trong hệ thống tư bản chủ nghĩa để đối phó với Liên Xô và Trung Quốc thông qua việc ký Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ. Ở châu Âu, những nước đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật sau khi được Mỹ vực lên đã dần khôi phục vị thế của tạo lập thành hệ thống tư bản chủ nghĩa và coi Liên Xô, Trung Quốc cũng như các nước xã hội chủ nghĩa là kẻ thù cần phải tiêu diệt.Xuất phát từ tư tưởng chống cộng sản, Mỹ xây dựng nên những “nguy cơ cộng sản” và “học thuyết đôminô” để làm cái cớ chống lại chủ nghĩa xã hội, đồng thời lập ra nhiều căn cứ quân sự trên thế giới, nhằm bao vây Liên Xô, Trung Quốc và những nước dân chủ nhân dân. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được hình thành và mở rộng từ Âu sang Á. Chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần quan trọng làm suy yếu một bước chủ nghĩa đế quốc. Đây là một trong những thời cơ thuận lợi để các nước xã hội chủ nghĩa tranh thủ xây dựng tiềm lực của mình. Công cuộc xây dựng đất nước ở các nước khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến giữa thập kỷ 50 đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp, mặc dù gặp nhiều khó khăn. Hai nước đi đầu trong hệ thống xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, quân sự, tạo động lực khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy,Mỹ là cường quốc chi phối các nước tư bản chủ nghĩa; Liên Xô và Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại khác nhau và đều có những điểm khác với đường lối cách mạng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ý thức hệ tác động rất lớn đến sự tin tưởng của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa vào Trung Quốc, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách của ta đối với Trung Quốc. b. Tình hình trong nước Sau 9 năm chiến đấu (1945 - 1954) , miền Bắc được giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi quân đội Pháp rút đi, nhân dân ta phải tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, bảo đảm đời sống, củng cố, xây dựng miền Bắc thành hậu phương chiến lược của cả nước. Tình hình an ninh ở miền Bắc vẫn còn phức tạp do thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn phản động phá hoại. Vùng mới giải phóng, chính quyền cơ sở mới hình thành, chưa được củng cố kiện toàn. Miền Nam Việt Nam từ sau khi ký kết Hiệp nghị Giơnevơ, tồn tại ba lực lượng chính trị, quân sự chủ yếu là: Pháp (và các thế lực thân Pháp), Mỹ (và các thế lực thân Mỹ) và các lực lượng cách mạng miền Nam. Pháp và các thế lực thân Pháp nhanh chóng bị gạt bỏ, còn lại hai lực lượng đối lập nhau gay gắt là: Mỹ - Diệm và lực lượng cách mạng miền Nam. Đi đôi với quá trình hất cẳng Pháp, tiêu diệt các thế lực thân Pháp, Mỹ - Diệm đồng thời dồn nỗ lực vào việc đánh phá cơ sở cách mạng, khủng bố nhân dân. Trước mắt và lâu dài, cách mạng Việt Nam phải đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược là cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới đánh bại chế độ Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để thực hiện hai nhiệm vụ này, việc tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là sự ủng hộ của hai nước lớn cùng phe là Liên Xô và nước láng giềng Trung Quốc đóng vai trò hết sức quan trọng. 2. Chính sách của Việt Nam với Trung Quốc thời kì 1954 – 1959 Trong thời kì này, do bối cảnh trong nước còn gặp nhiều khó khăn khi đất nước hai miền chia cắt, đồng thời cũng do bối cảnh quốc tế nêu trên khiến Trung Quốc luôn cố gắng tranh thủ Việt Nam, nhằm tăng ảnh hưởng và vị thế của mình, muốn chứng tỏ mình là một nước xã hội chủ nghĩa đích thực nên đã giúp đỡ và viện trợ rất nhiều cho Việt Nam, Việt Nam đã đề ra chính sách mới, đó là tranh thủ sự giúp đỡ và viện trợ của Trung Quốc. Mục tiêu của chính sách mới này là xây dựng tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác anh em với Trung Quốc. Về phía Việt Nam, có thể thấy từ tình hình trong nước, sau khi Hiệp định Geneva được kí kết, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền: miền Bắc với cơ sở hạ tầng bị tàn phá và hủy hoại nặng nề sau cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, tại miền Nam Mỹ đã nhảy vào thay chân Pháp . Do đó nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất lúc này là phải xây dựng, củng cố lực lượng ở miền Bắc để có thể trở thành hậu phương vững chắc chi viện cho miền Nam trong công cuộc thống nhất đất nước. Trong tình thế này, nhận thức được mức độ cần thiết của việc xây dựng miền Bắc vững mạnh là hết sức quan trọng, Đảng ta đã tận dụng mọi sự giúp đỡ có được từ phía Trung Quốc để tập trung xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và củng cố lực lượng quân sự, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Hơn nữa, do Liên Xô lúc này đang giương cao ngọn cờ “ cùng tồn tại hòa bình với tư bản chủ nghĩa” ta cần phải tranh thủ khai thác khéo léo mâu thuẫn Xô Trung để kéo Trung Quốc ủng hộ ta với nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang thống nhất đất nước. 3. Triển khai chính sách Triệt để đi theo chính sách thân thiện, đoàn kết hữu nghị với Trung Quốc, Việt Nam đã tận dụng mọi sự giúp đỡ và viện trợ có được từ phía Trung Quốc. Cụ thể là ta đã nhận được sự viện trợ đáng kể để hoàn thành kế hoạch ba năm khôi phục kinh tế 1955-1957 và kế hoạch ngắn hạn ba năm phát triển kinh tế 1958-1960. Nhờ đó ta mới có thể có điều kiện xây dựng miền Bắc với những bước nhảy vọt mới về kinh tế, tiến hành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất, đẩy mạnh sản xuất, tạo điều kiện củng cố và bảo vệ chính quyền miền Bắc, chi viện cho nhân dân miền Nam cả về lương thực, vũ khí đạn dược. Bên cạnh đó, ngoài việc bản thân kinh tế miền Bắc phát triển đã có thể chi viện cho miền Nam về quân sự, từ năm 1956 đến đầu những năm 60, ta đã nhận viện trợ về quân sự của Trung Quốc gần 320 triệu nhân dân tệ. Năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên chính thức dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và chính phủ Việt Nam đi thăm các 3 nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Trung Quốc, thể hiện tinh thần hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa các nước anh em, thắt chặt hơn nữa sợi dây kết nối mối quan hệ Việt Trung và thể hiện sự trân trọng sâu sắc đối với những giúp đỡ và ủng hộ của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Đến năm 1958, khi mọi nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện thống nhất nước nhà theo qui định của Hiệp định Geneva không được thực hiện, và sự can thiệp của Mỹ vào miền Nam ngày một rõ ràng, tại Hội nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Trường Chinh đã tuyên bố định hướng lập trường của ta là: “ Một lần nữa cân nhắc lại lập trường quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đứng hẳn về phe Xã hội chủ nghĩa ”, trong đó có nhân tố rất quan trọng là Trung Quốc. 4. Đánh giá chính sách Có thể nói mối quan hệ gùi gũi thân thiết giữa Việt Nam và Trung Quốc xuất phát từ lợi ích riêng của mỗi bên. Về phía Trung Quốc, giai đoạn này, Trung Quốc muốn lợi dụng tình hình đất nước ta bị chia cắt thành hai miền đã gây sức ép buộc ta chấp nhận chủ trương “ trường kì mai phục”, hoãn lại việc khởi nghĩa vũ trang chống Mỹ ở miền Nam để thống nhất đất nước với ý đồ tạo ra một thành trì vững chắc ở phía Nam trong khi bản thân Trung Quốc đang tiến hành Cách mạng văn hóa. Với việc ta trì hoãn tiến công quân sự, Trung Quốc có thêm thời gian, tránh đụng độ với Mỹ để phục hồi và xây dựng kinh tế. Trung Quốc một mặt tăng viện trợ cho Việt Nam nhằm lôi kéo đồng minh trong mâu thuẫn Xô Trung, đồng thời “ thuyết phục” Việt Nam rằng công cuộc thống nhất không thể thực hiện bằng vũ trang và có thể giải quyết nhanh chóng được. Còn về phía Việt Nam, lúc này tình hình đất nước không cho phép ta có lựa chọn nào khác ngoài tạo quan hệ thân thiết bằng hữu với các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Trung Quốc. Vì vậy ta đã đề ra chính sách tranh thủ viện trợ và giúp đỡ của Trung Quốc, tận dụng sự trợ giúp đó để có điệu kiện xây dựng, phát triển hậu phương vững chắc là miền Bắc, có thêm thời gian để củng cố những gì ta có và chuẩn bị cho một cuộc vùng lên giành độc lập thống nhất dân tộc. Chính sách này được đưa ra hoàn toàn hợp lí đối với tình hình của ta lúc bấy giờ, tuy nhiên với việc hoàn toàn tin tưởng vào bạn, ta đã bị lệ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc, thiếu sự chủ động trong việc tự minh đề ra đường lối, dẫn đến việc phải đến những năm 60 ta mới chủ động kiên quyết trong việc giành lại độc lập thống nhất đất nước. II. Giai đoạn 1960-1975 1. Bối cảnh Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giữa các nước XHCN với nhau đã có mối quan hệ nhìn chung là gắn bó trên cơ sở lý tưởng chung và mục đích chung là xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản đế quốc, kẻ thù chung của nhân loại. Nhưng trong những quá trình phát triển đó cũng đã phát sinh những vấn đề bất đồng trong quan hệ giữa các nước XHCN với nhau. Đến khi mâu thuẫn Xô-Trung bùng nổ công khai thì phạm vi những bất đồng này càng trở nên gay gắt và toàn diện. Liên Xô có những ưu thế mạnh mẽ về chính trị, muốn củng cố cơ chế hai cực và xác lập vị thế hàng đầu trong phe XHCN trong khi Trung Quốc là một nước dân số đông, có nhiều điều kiện địa lý thuận lợi cũng muốn nắm vị trí số một nên nỗ lực phá cơ chế hai cực. Trong giai đoạn này, mâu thuẫn Xô Trung đã lên đến đỉnh cao. Đầu năm 1965, (sau khi Khơrusốp bị hạ bệ), Ban lãnh đạo mới của Liên Xô có sáng kiến đề nghị cùng Trung Quốc lập cầu hàng không và hành động thống nhất ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ, một vấn đề tưởng chừng hai bên sẽ dễ đạt được sự nhất trí và sẽ là bước khởi đầu cho quá trình hòa giải giữa hai nước. Nhưng tiếc rằng phía Trung Quốc đã cương quyết bác bỏ. Năm 1968, khi nổ ra sự kiện “Mùa xuân Praha”, quân đội Liên Xô cùng 5 nước xã hội chủ nghĩa khác tiến vào Tiệp để dập tắt phong trào ly khai của những người dân tộc chủ nghĩa, Trung Quốc đã cũng Anbani, Rumani lên án Liên Xô là hành động xâm lược đế quốc chủ nghĩa. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào tháng 4 năm 1969 đã công khai gọi Liên Xô là đế quốc xã hội và là kẻ thù chính và nguy hiểm của nhân dân thế giới. Với mâu thuẫn sẵn có, đương nhiên Liên Xô và Trung Quốc đều muốn lôi kéo Việt Nam về phía mình bằng những ủng hộ và viện trợ. Có ý kiến cho rằng điều này có lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên, ý kiến này chưa hẳn đã đúng. Bởi lẽ cả Liên Xô và Trung Quốc đều có những mục đích xuất phát từ lợi ích riêng của mình, chứ chưa hẳn là vì mục đích chung cho một nước trong phe XHCN. Do vậy, hai nước sẽ có chính sách riêng không thống nhất hành động. Là nhân vật đứng giữa, chúng ta không thể tránh được những khó xử trong chính sách đối ngoại để có thể tranh thủ tối đa những sự ủng hộ quý giá. Hơn thế nữa, một khi nắm được những rạn nứt giữa hai nước đứng sau Việt Nam, Mỹ sẽ tận dụng điều này để gây sức ép với ta. Vì vậy, chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung và chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc nói riêng cần có một sự khéo léo nhất định, góp phần đưa kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi. 2. Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc thời kì 1960 – 1975 Giai đoạn hai của cuộc kháng chiến chống Mỹ này là giai đoạn các nước XHCN anh em đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc lâm vào tình thế đối kháng cao trào khiến cho Mỹ cũng rất quan tâm khai thác yếu tố này để triển khai cuộc chiến tại Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cũng đã có những đường lối ngoại giao khéo léo, chính sách kiên định đoàn kết với Trung Quốc cũng như các nước XHCN khác, trên tinh thần quốc tế chân chính, vì lợi ích lâu dài, biết phát huy mặt mạnh, mặt tích cực của từng nước để thu hẹp mặt hạn chế trong mối quan hệ giữa ta và bạn và Trung Quốc đã trở thành một hậu phương quốc tế mạnh của Việt Nam. Dù quan điểm lập trường, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại, của hai bên Việt Nam và Trung Quốc có những lúc hoàn toàn khác biệt, trái ngược nhau trong một thời gian khá dài, nhưng nhìn chung phía Việt Nam vẫn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rất lớn về nhiều mặt của Trung Quốc do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, Đảng ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Ban lãnh đạo Trung Quốc tin chắc là trong bất kỳ tình huống nào Việt Nam cũng không bao giờ chống hoặc đi với ai để chống Trung Quốc, chống những lợi ích chính đáng của họ. Thứ hai, Trung Quốc muốn chứng tỏ vị trí tiên phong và lãnh đạo của mình trong phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc thế giới thứ ba và trở thành người anh cả XHCN. Thứ ba, tuy chiến lược đối ngoại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc với Việt Nam có sự thay đổi lớn giữa các giai đoạn nhưng có một mục tiêu cơ bản không hề thay đổi là đưa Trung Quốc trở thành cường quốc bậc nhất thế giới và thực hiên mưu đồ bành trướng và bá quyền. Vì vậy sự giúp đỡ của họ với Việt Nam không nằm ngoài mục đích này. Tuy vậy chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc trong giai đoạn này không còn biểu hiện rõ mối quan hệ lệ thuộc về chính trị như giai đoạn trước những năm 60. 3. Triển khai chính sách Năm 1960, những nhà cầm quyền Trung Quốc đã không đồng tình với chúng ta chủ trương vừa đấu tranh quân sự, vừa đấu tranh chính trị chống đế quốc Mỹ nhưng nhân dân miền Nam vẫn “đồng khởi” và làm chủ vận mệnh của mình, khiến cho chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm sụp đổ. Năm 1963, họ tìm cách thuyết phục Việt Nam chấp nhận quan điểm phủ nhận hệ thống XHCN và mở cho họ “ một con đường” xuống Đông Nam Á, ý đồ muốn nắm vai trò lãnh đạo cách mạng thế giới và lập “ Quốc tế cộng sản” mới do Bắc Kinh khống chế và mong muốn Việt Nam đồng tình nên hứa hẹn viện trợ ồ ạt. Về phía ta, chủ tịch Hồ Chí Minh và ban lãnh đạo đã khôn khéo từ chối và khẳng định thái độ kiên quyết bảo vệ hệ thống XHCN, không tán thành việc họp hội nghị XXI Đảng và cương lĩnh 25 điểm về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế , không để Bắc Kinh dùng đất nước Việt Nam thành bàn đạp cho mưu đồ bành trướng ấy. Từ năm 1966, trong khi phát động cuộc “Cách mạng văn hóa”, Trung Quốc đã đẩy Mỹ sa lầy vào cuộc chiến tranh Việt Nam. 1968, sau cuộc tổng tiến công Mậu thân, Việt Nam mở mặt trận đấu tranh ngoại giao với Mỹ ở Pari, lãnh đạo Trung Quốc không đồng tình và sử dụng việc viện trợ để can thiệp, đe dọa cắt ngoại giao giữa hai nước nhưng trước thái độ kiên quyết và, đúng mức của Bác Hồ thì họ đã quay sang ủng hộ thế “vừa đánh vừa đàm” của ta : “Sự nhiệt tình của một nước XHCN với một nước XHCN khác là xuất phát từ tinh thần vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt tâm là có hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi sẽ đỡ hy sinh hai hay ba triệu người. Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản”. Đây là minh chứng cho chính sách khéo léo của Đảng ta với Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử phức tạp này, thể hiện tinh thần giữ vững lập trường nhưng cũng cần hậu phương vững chắc là Trung Quốc. Về vấn đề “ cách mạng văn hóa”, phía ta cũng chịu sức ép ủng hộ nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn cách làm “ không ủng hộ cũng không phản đối” như những nước XHCN khác và tránh sa vào cuộc nội chiến đẫm máu đó. Năm 1971-1972, Trung Quốc dành cho Việt Nam khoản viện trợ cao nhất so với những năm trước đó để dùng sức ép Việt Nam đi đến thỏa hiệp với Mỹ và nhằm che đậy việc hòa hoãn Trung Mỹ vì lo ngại liên minh Xô Mỹ thành lập sẽ không có lợi. Trước tình hình đó, nhân dân Việt Nam vẫn kiên cường đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ và tin tưởng và thắng lợi của mình. Khi phía Trung Quốc thông báo với ta rằng trong chuyến thăm Trung Quốc, Níchxơn cũng sẽ cùng những người lãnh đạo Bắc Kinh bàn về vấn đề Việt Nam, lãnh đạo ta đã thẳng thắn nói: “ Việt Nam là của chúng tôi; các đồng chí không được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam” và “ tuyên bố “ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, nhân dân Việt Nam phải thắng. Tới đây, đế quốc Mỹ có thể đánh phá trở lại miền Bắc ác liệt hơn nữa nhưng nhân dân Việt Nam không sợ, nhân dân Việt Nam nhất định thắng”. Đây là chính sách không nhân nhượng của Đảng ta về những vấn đề có tính nguyên tắc. Như vậy, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của nước ta phản ánh tư duy biết khẳng định cái riêng trong cái chung của quan hệ quốc tế rộng lớn, đồng thời biết tranh thủ những điều kiện quốc tế để có được hậu phương quốc tế vững mạnh. 3. Đánh giá Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1960-1975 đã có một sự khéo léo và tỉnh táo nhất định. Trung Quốc rất muốn lôi kéo Việt Nam về phía mình, cũng là tranh thủ thế giới thứ 3 để giành quyền lãnh đạo cách mạng thế giới, trước hết là củng cố phạm vi ảnh hưởng của châu Á. Việc chúng ta có được sự trợ giúp to lớn của nước láng giềng khổng lồ ngay bên cạnh có thể là một thuận lợi, tuy nhiên Việt Nam cũng vấp phải những khó khăn vì để có thể tập trung cho cuộc kháng chiến, ta cần có một hậu phương vững chắc (tức là cần sự ủng hộ của Trung Quốc) nhưng cũng cần phải kiên quyết giữ lập trường của mình trước sức ép Trung Quốc. Nói rộng ra, Việt Nam đã khéo léo tranh thủ sự ủng hộ của cả Liên Xô và Tr
Luận văn liên quan