Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ
phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng
lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong
phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình
trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản
xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất,
phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội
4
Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá
nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham
gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ. Song song với những hoạt động
góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham
gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại. Đó
là vai trò của người phụ nữ nói chung trên toàn thế giới và ngay tại Việt Nam vai
trò của người phụ nữ cũng rất quan trọng.
Phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam tham gia tích cực vào việc giảm nghèo và
phát triển gia đình, cộng đồng và đất nước. Tuy nhiên, họ vẫn là nạn nhân của phân
biệt đối xử, bạo lực, bất bình đẳng giới và các rào cản xã hội khác trong việc tiếp
cận dịch vụ công, cơ hội việc làm và kinh tế, thu nhập, kiểm soát chính cơ thể
mình, đặc biệt là trong việc tham gia chính trị. Phần lớn thời gian, công việc của họ
tại nhà và tại nơi làm việc không được trả công, không được thừa nhận cho thỏa
đáng, và bị coi là những việc chỉ dành cho nữ.
Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ
11 (WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra
vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định “Ðảng,
Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ trong phát
triển và hội nhập quốc tế”. Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất
quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực
trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ
cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Vai trò của
phụ nữ hoàn toàn xứng đáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân
dành tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Như vậy người phụ nữ có
một vị trí rất quan trọng trong xã hội.
Tuy nhiên năng lực của người phụ nữ vẫn không được đảm bảo và luôn bị
xâm phạm về các quyền lợi.
Ở Việt Nam vấn đề bất bình đẳng giới vẫn chưa được giải quyết triệt để mà
biểu hiện cụ thể là phụ nữ vẫn chưa được hưởng các quyền bình đẳng như của nam
giới.
56 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8816 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách đối với phụ nữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
1
Mục lục
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................3
NỘI DUNG CHÍNH............................................................................................................................6
Chương 1: Nhìn lại những chính sách quan trọng. ............................................................................6
1.1. Mục tiêu chung của những chính sách đối với phụ nữ .........................................................6
1.2. Những mục tiêu cụ thể của chính sách đối với phụ nữ .........................................................6
Chương 2: Những chính sách cụ thể đối với phụ nữ...........................................................................9
2.1. Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ:...........................................................9
2.1.2. Nội dung chính sách ...................................................................................................10
2.1.3. Giải pháp thực hiện chính sách....................................................................................12
2.1.4. Thực tế thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. ................................14
2.1.5: Nhận xét:........................................................................................................................14
2. 2. Chính sách đối với lao động nữ .............................................................................................15
2.2.1. Những văn bản quy định riêng đối với lao động nữ.............................................................15
2.2.2. Mục tiêu của chính sách. ..................................................................................................20
2.2.3. Nhận xét:.........................................................................................................................21
2.3. Chính sách thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo: ...............................................23
2.3.1. Một số văn bản quy định. ............................................................................................23
2.3.2. Mục tiêu của chính sách..............................................................................................24
2.3.3. Nội dung của chính sách .............................................................................................25
2.3.4. Đánh giá chính sách thúc đẩy phụ nữ tham gia lãnh đạo ...............................................27
2.4. Chính sách bảo vệ phụ nữ chống bạo lực gia đình................................................................32
2.4.1 Các văn bản quy định ........................................................................................................32
2
2.4.2. Mục tiêu của chính sách .............................................................................................32
2.4.3 Nội dung của chính sách .............................................................................................33
2.4.4. Thực tế thực hiện chính sách.............................................................................................36
2.4.5. Hạn chế của chính sách bảo vệ phụ nữ chống bạo lực gia đình ............................................37
2.4.6. Giải pháp để thực hiện chính sách bảo vệ phụ nữ chống bạo lực gia đình ............................40
2.4. Chính sách hỗ trợ việc làm cho phụ nữ .....................................................................................42
2.5.1. Mục tiêu .........................................................................................................................43
2.5.2. Đối tượng ........................................................................................................................44
2.5.3. Chính sách cụ thể.............................................................................................................44
2.5.4 . Giải pháp chủ yếu ...........................................................................................................45
2.5.6. Tổ chức thực hiện.............................................................................................................49
2.5.7. Nhận xét:.........................................................................................................................51
KẾT LUẬN VÀ NỮNG GIẢI PHÁP CHUNG CHO NHỮNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI PHỤ NỮ.......................52
1. Kết luận.................................................................................................................................52
2. Giải pháp chung cho chính sách đối với phụ nữ........................................................................53
MỞ ĐẦU
Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ
phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng
lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong
phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình
trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản
xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất,
phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội
3
Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá
nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham
gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ. Song song với những hoạt động
góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham
gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại. Đó
là vai trò của người phụ nữ nói chung trên toàn thế giới và ngay tại Việt Nam vai
trò của người phụ nữ cũng rất quan trọng.
Phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam tham gia tích cực vào việc giảm nghèo và
phát triển gia đình, cộng đồng và đất nước. Tuy nhiên, họ vẫn là nạn nhân của phân
biệt đối xử, bạo lực, bất bình đẳng giới và các rào cản xã hội khác trong việc tiếp
cận dịch vụ công, cơ hội việc làm và kinh tế, thu nhập, kiểm soát chính cơ thể
mình, đặc biệt là trong việc tham gia chính trị. Phần lớn thời gian, công việc của họ
tại nhà và tại nơi làm việc không được trả công, không được thừa nhận cho thỏa
đáng, và bị coi là những việc chỉ dành cho nữ.
Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ
11 (WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra
vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định “Ðảng,
Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ trong phát
triển và hội nhập quốc tế”. Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất
quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực
trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ
cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Vai trò của
phụ nữ hoàn toàn xứng đáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân
dành tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Như vậy người phụ nữ có
một vị trí rất quan trọng trong xã hội.
Tuy nhiên năng lực của người phụ nữ vẫn không được đảm bảo và luôn bị
xâm phạm về các quyền lợi.
Ở Việt Nam vấn đề bất bình đẳng giới vẫn chưa được giải quyết triệt để mà
biểu hiện cụ thể là phụ nữ vẫn chưa được hưởng các quyền bình đẳng như của nam
giới.
Ví dụ quy định về độ tuổi nghỉ hưu của nữ vẫn chưa được sửa đổi hoặc trong
các cơ quan nhà nước và trong các cơ quan chính trị phụ nữ vẫn còn chiếm tỷ lệ
4
thấp so với nam giới. Trong khối Đảng nhiệm kỳ 2001-2005, trong các cơ quan
thuộc cấp TW, nữ giới chỉ chiếm 8.6%, trong khi đó nam giới chiếm 91.4 % .
Trong các cơ quan thuooccj cấp tỉnh thành phố, phụ nữ chỉ chiếm 11.32%, nam
giới chiếm 88.68%. Trong cấp huyện, quận, tỷ lệ nữ là 12.89% còn lại là nam giới.
Tại Việt Nam, hiện có tới 27,31% đại biểu nữ trong Quốc hội (cao nhất ở
châu Á và là một trong những nước tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới.
Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%.
Trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo ước tính gần 30%.
Trong số các doanh nghiệp toàn quốc , số các doanh nghiệp có giám đốc là
nữ chiếm khoảng 25%, đặc biệt có những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí
Minh, tỷ lệ này lên đến 31%. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam là 73, cao
hơn tuổi thọ của nam khoảng 3 tuổi.
Theo báo cáo của TW Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tại đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ 10 năm 2007, những khó khăn mà phụ nữ còn gặp phải là rình độ
học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của phụ nữ còn thấp ,cơ hội việc làm, thu nhập
còn hạn chế, phụ nữ nông thôn di cư tự phát ra thành phố ngày càng tăng. Đời sống
của một bộ phận phụ nữ còn khó khăn, nhất là phụ nữ vùng sâu vùng xa, tỷ lệ phụ
nữ nghèo còn cao, tỷ lệ phụ nữ mù chữ vẫn còn cao hơn so với nam giới.
PGS – TS LêThịQuý: “Công nghiệp vẫn được coi là lĩnh vực đặc quyền của
nam giới nhưng ngày nay, tỷ lệ lao động nữ đã chiếm 36,69% trong công nghiệp,
xâydựng. Phụ nữ cũng là người “giữ tay hòm chìa khóa” kinh tế của 60% hộ gia
đình trên toàn quốc . Hàng vạn phụ nữ đã phải xa gia đình, quê hương để di cư lao
động tới những vùng kinh tế phát triển trong nước hoặc ở nước ngoài. Họ lao động
chăm chỉ, tiết kiệm sinh hoạt để hy vọng có thể mang lại những cải thiện về thu
nhập, nâng cao mức sống cho gia đình.”
Trong gia đình, bên cạnh các công việc ở cơ quan giống như nam giới, phụ
nữ vẫn phải đảm nhận các vai trò khác trong gia đình như chăm sóc con cái, nội
trợ, dọn dẹp nhà cửa.
Hiện nay đã có một số chính sách được đưa ra nhằm đảm bảo sự bình đẳng
và quyền lợi của phụ nữ. Ví dụ như chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho
5
phụ nữ, chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho phụ nữ, chính sách thú đẩy
phụ nữ tham gia lãnh đạo,quản lý, chính sách bảo vệ phụ nữ….Mặc dù đã có
những kết quả khả quan Tuy nhiên những chính sách này còn bộc lộ nhiều hạn chế
và tồn tại nhiều bất cập.
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Nhìn lại những chính sách quan trọng.
Có rất nhiều chính sách xã hội của Đảng và nhà nước đã được ban hành
nhưng nhóm chúng tôi chỉ tập trung phân tích một số chính sách quan trọng sau:
Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, chính sách thúc đẩy phụ nữ
tham gia lãnh đạo, chính sách bảo vệ phụ nữ chống bạo lực gia đình ,chính sách hỗ
trợ việc làm cho phụ nữ, chính sách đối với lao động nữ.
1.1. Mục tiêu chung của những chính sách đối với phụ nữ
Chiến lược có mục tiêu tổng quát là : "Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm
bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh
vàbền vững của đất nước."
1.2. Những mục tiêu cụ thể của chính sách đối với phụ nữ
Chiến lược có 7 mục tiêu cụ thể, mỗi mục tiêu lại có những chỉ tiêu đo đếm
được. Các mục tiêu và các chỉ tiêu được nêu trong chiến lược là
Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh
đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ 2016-
2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%.
Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên
95%Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có
lãnh đạo chủ chốt là nữ.
Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ
quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu
6
ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động.
* Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc
làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc
thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.
Chỉ tiêu 1: Hằng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm
ít nhất 40% cho mỗi giới (nam và nữ).
Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35%
trở lên vào năm 2020.
Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và
chuyên môn kỹ thuật đạt 25% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu
cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn
tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.
* Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảmsự
tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90% vào năm 2015
và 95% vào năm 2020.
Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. Tỷ
lệ nữ tiến sỹ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020.
* Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe.
Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100
trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020.
Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống
58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 52/100.000 vào năm 2020.
7
Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và
dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lên 40% vào năm 2015 và lên 50% vào
năm 2020 so với năm 2010.
Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và
xuống dưới 25/100 vào năm 2020.
* Mục tiêu 5: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin.
Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 giảm 60% và đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm
văn hoá, thông tin mang định kiến giới. Tăng thời lượng phát sóng các chương
trình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng
giới.
Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 có 90% và đến năm 2020 có 100% đài phát thanh
và đài truyền hình ở trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao
nhận thức về bình đẳng giới.
* Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước
xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
Chỉ tiêu 1: Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình
của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015 và xuống 1,5 lần vào năm 2020.
Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 đạt 40% và đến năm 2020 đạt 50% số nạn nhân của
bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và
chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình. Đến năm 2015 đạt 70% và
đến năm 2020 đạt 85% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn
tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% số nạn nhân bị
buôn bán trở về thông qua trao trả, được giải cứu, số nạn nhân bị buôn bán tự trở
về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.
* Mục tiêu 7: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 có 80% và đến năm 2020 có 100% dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới
8
hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được lồng ghép vấn đề
bình đẳng giới.
Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% thành viên các
Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác
định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới,
phân biệt đối xử về giới được tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng
ghép giới.
Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ
cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của
phụ nữ.
Chỉ tiêu 4: Đến vào năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% cán bộ,
công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở các
cấp, các ngành được tập huấn nghiệp vụ ít nhất một lần.
Chương 2: Những chính sách cụ thể đối với phụ nữ
2.1. Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ:
Quyết định số 136/2000/QĐ-TTg của Chính phủ : Về việc phê duyệt "Chiến
lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010".
2.1.1. Các mục tiêu về chăm sóc sức khoẻ sinh sản:
2.1.1.1. Mục tiêu chung:
Bảo đảm đến năm 2010 tình trạng sức khoẻ sinh sản được cải thiện rõ
rệt và giảm được sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng bằng cách đáp ứng
tốt hơn những nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) phù hợp
với điều kiện của các cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt chú ý đến các vùng và
đối tượng có khó khăn.
9
2.1.1.2. Mục tiêu cụ thể:
Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, cũng như sự ủng hộ và cam kết
thực hiện các mục tiêu và các nội dung của CSSKSS trong mọi tầng lớp nhân dân,
trước hết trong cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu trong các tổ chức, đoàn
thể.
Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo đảm quyền sinh con và lựa chọn
các biện pháp tránh thai có chất lượng của phụ nữ và các cặp vợ chồng. Giảm có
thai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo hút thai.
Nâng cao tình trạng sức khoẻ của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh
tật, tử vong mẹ, tử vong chu sinh và tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữa
các vùng và các đối tượng, đặc biệt chú ý các vùng khó khăn và các đối tượng
chính sách.
Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mắc mới và điều trị tốt các bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS
và tình trạng vô sinh.
CSSKSS tốt hơn cho người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi, phát hiện
và điều trị sớm các trường hợp ung thư vú và các ung thư khác của đường sinh sản
nam và nữ.
Cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục của vị thành
niên, thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ CSSKSS phù hợp
với lứa tuổi.
Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để
thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an
toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao sức khoẻ sinh
sản và chất lượng cuộc sống.
2.1.2. Nội dung chính sách
Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản được thực hiện thông
qua các hoạt động cụ thể theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2001 - 2005):
Tiếp tục duy trì các hoạt động giáo dục, tuyên truyền vận động cũng như
việc cung cấp các dịch vụ sẵn có, xây dựng và gìn giữ một môi trường thuận lợi
cho công tác CSSKSS.
10
Sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ, các tài liệu đào tạo, các văn bản
quy định và hướng dẫn việc cung cấp các dịch vụ; thực hiện chiến lược phát triển
nhân lực, kiện toàn hệ thống quản lý, giám sát về chuyên môn nghiệp vụ cũng như
về quản lý tài chính và nguồn lực.
Từng bước lồng ghép một số thành tố mới của SKSS vào gói dịch vụ
hiện hành.
Xây dựng cơ chế phối hợp với các đối tác tham gia lĩnh vực SKSS trong
việc thực hiện những hoạt động CSSKSS ở các cấp.
Xây dựng hệ thống thông tin dựa trên các chỉ số về giới và SKSS đã được
chọn lựa để thực hiện các hoạt động giám sát và đánh giá.
Lựa chọn các nghiên cứu thực địa về một số ưu tiên trong CSSKSS, xây
dựng thành công các mô hình để nhân rộng trong cả nước.
Đẩy mạnh các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu CSSKSS của vị
thành niên và động viên sự tham gia của na