Qua nhiều lần trì hoãn, cuối cùng dưới sức ép của các nước khác (chủ
yếu là các nước phát triển - khối G7), ngày 21/07/2005, sau 11 năm, Trung
Quốc đã tăng giá đồng nhân dân tệ (RMB) lên 8,11 RMB ăn 1USD và bắt
đầu thả nổi có kiểm soát với biên độ dao động tối đa mỗi ngày là 0,3%, thay
vì cố định tỷ giá 8,28 RMB/1USD như trước đó. Mức dao động tỷ giá so với
các loại ngoại tệ khác USD tối đa là 1,5%.
Ngay sau khi quyết định nêu trên được đưa ra, nó đã trở thành tin
nóng nhất trong tất cả các bản tin của hầu hết các hãng thông tấn, báo chí
trên thế giới, đồng thời, thị trường thế giới đã có phản ứng tức thời.
Tại sao việc Trung Quốc thả nổi đồng tiền của mình lại được cả thế
giới quan tâm?
Trung Quốc là một nền kinh tế lớn trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực
ngoại thương với thặng dư xuất khẩu, đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Nhật
Bản). Hầu hết các nước đều ở một trong ba vị thế: hoặc là thị trường xuất
khẩu của Trung Quốc, hoặc là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc trong việc
xuất khẩu, hoặc đang xuất khẩu sang Trung Quốc. Và lịch sử của chính sách
“Đồng nhân dân tệ yếu của Trung Quốc” đã giải thích tại sao nước này nói
“không” với việc thả nổi đồng bản tệ lâu đến như vậy.
Bài viết là câu chuyện về chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Bên cạnh
đó, cũng đặt ra vấn đề: Việt Nam, đất nước có nhiều đặc điểm về kinh tế, văn
hoá giống Trung Quốc có nên áp dụng chính sách tỷ giá như vậy không?
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4137 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách đồng nhân dân tệ yếu của Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính sách tiền tệ yếu của trung Quốc GVHD:TS.Nguyễn Thị Liên Hoa
ĐH KINH TẾ TP HCM
Khoa: ĐT sau ĐH
***
T iểu luận môn TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 Lớp CH Ngân hàng Đ2K16
Lâm N gọc Thảo
Phạm Thị Kim Tuyến
Nguyễn Thị Bích Thuỷ
Nguyễn Thị Thanh Tú
N guyễn Thị Mỹ Điểm
Huỳnh Phi Yến
1
Chính sách tiền tệ yếu của trung Quốc GVHD:TS.Nguyễn Thị Liên Hoa
Mở đầu
Qua nhiều lần trì hoãn, cuối cùng dưới sức ép của các nước khác (chủ
yếu là các nước phát triển - khối G7), ngày 21/07/2005, sau 11 năm, Trung
Quốc đã tăng giá đồng nhân dân tệ (RMB) lên 8,11 RMB ăn 1USD và bắt
đầu thả nổi có kiểm soát với biên độ dao động tối đa mỗi ngày là 0,3%, thay
vì cố định tỷ giá 8,28 RMB/1USD như trước đó. Mức dao động tỷ giá so với
các loại ngoại tệ khác USD tối đa là 1,5%.
Ngay sau khi quyết định nêu trên được đưa ra, nó đã trở thành tin
nóng nhất trong tất cả các bản tin của hầu hết các hãng thông tấn, báo chí
trên thế giới, đồng thời, thị trường thế giới đã có phản ứng tức thời.
Tại sao việc Trung Quốc thả nổi đồng tiền của mình lại được cả thế
giới quan tâm?
Trung Quốc là một nền kinh tế lớn trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực
ngoại thương với thặng dư xuất khẩu, đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Nhật
Bản). Hầu hết các nước đều ở một trong ba vị thế: hoặc là thị trường xuất
khẩu của Trung Quốc, hoặc là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc trong việc
xuất khẩu, hoặc đang xuất khẩu sang Trung Quốc. Và lịch sử của chính sách
“Đồng nhân dân tệ yếu của Trung Quốc” đã giải thích tại sao nước này nói
“không” với việc thả nổi đồng bản tệ lâu đến như vậy.
Bài viết là câu chuyện về chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Bên cạnh
đó, cũng đặt ra vấn đề: Việt Nam, đất nước có nhiều đặc điểm về kinh tế, văn
hoá giống Trung Quốc có nên áp dụng chính sách tỷ giá như vậy không?
2
Chính sách tiền tệ yếu của trung Quốc GVHD:TS.Nguyễn Thị Liên Hoa
MỤC LỤC
I.Lý thuyết về chế độ tỷ giá và phá giá tiền tệ.
1. Chế độ tỷ giá hối đoái
1.1.Khái niệm
1.2.Các chế độ tỷ giá
2.Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái (Chính sách tỷ giá)
2.1 .Khái niệm, ý nghĩa
2.2 .Mục tiêu của chính sách tỷ giá
2.3 .Nội dung của chính sách tỷ giá
3. Phá giá đồng tiền
3.1.Khái niệm
3.2.Tại sao chính phủ phải phá giá tiền tệ
3.3.Tác động của việc phá giá tiền tệ
II.Tác động của chính sách đồng nhân dân tệ yếu đối với Trung Quốc.
1. Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc
2. Những thành tựu đạt được
III.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
1. Bài học kinh nghiệm từ những thành công của chính sách đồng
nhân tệ yếu tại Trung Quốc
2. Việt Nam có thể áp dụng chính sách đồng nhân tệ yếu của Trung
Quốc được không?
3
Chính sách tiền tệ yếu của trung Quốc GVHD:TS.Nguyễn Thị Liên Hoa
CHÍNH SÁCH ĐỒNG NHÂN TỆ YẾU CỦA
TRUNG QUỐC
I. Lý thuyết về chế độ tỷ giá và phá giá tiền tệ.
1. Chế độ tỷ giá hối đoái:
Trong giai đọan hiện nay, tỷ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng đối với
các quốc gia trong việc xóa bỏ biên giới quốc gia về tiền tệ, góp phần thúc đẩy giao
lưu kinh tế các nước; trong điều chỉnh kinh tế vi mô cũng như các hoạt động kinh tế
vĩ mô của Nhà nước. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn phản ánh quan hệ cung cầu
ngoại tệ của một quốc gia và có vai trò to lớn trong việc tăng cường sức cạnh tranh
cho hàng hóa, trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tham gia vào các thị trường
vốn, tiền tệ của quốc gia. Do đó, việc lựa chọn một chế độ tỷ giá thích hợp có một ý
nghĩa to lớn cho một quốc gia muốn hoàn thành những mục tiêu chiến lược của
mình. Vậy chế độ tỷ giá là gì và có bao nhiêu chế độ tỷ giá cho các gia lựa chọn?
1.1. Khái niệm: Chế độ tỷ giá là các lọai hình tỷ giá được các quốc gia
lựa chọn áp dụng, bao gồm các quy tắc xác định, phương thức mua bán, trao đổi
giữa các thể nhân và pháp nhân trên thị trường ngoại hối.
1.2. Các chế độ tỷ giá:
1.2.1 Chế độ tỷ giá cố định: Là chế độ tỷ giá được giữ cố định trong một
thời gian dài với biên độ dao động rất nhỏ cho phép. Thông thường, đồng nội tệ sẽ
xác lập tỷ giá với một đồng ngoại tệ mạnh nào đó hay vàng và được giữ cố định
trong một khoảng thời gian dài.
Để giữ được tỷ giá ổn định phải có sự can thiệp thường xuyên của ngân hang
trung ương (NHTW) bằng cách: Khi tỷ giá tăng, NHTW sẽ bán ngoại tệ ra thị
trường. Ngược lại, khi tỷ giá giảm, NHTW sẽ mua ngoại tệ vào để kéo giá ngoại tệ
lên.
Chế độ tỷ giá này có nhiều ưu điểm. Nếu đất nước lựa chọn chế độ tỷ giá cố
định thì sẽ ổn định được tỷ giá, ổn định được thị trường và ổn định cả nền kinh tế vĩ
mô. Tỷ giá ổn định còn là phương tiện tốt nhất thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc
tế, chế độ tỷ giá cố định còn tạo kỷ luật cho chính sách kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hợp
tác quốc tế. Tuy nhiên, chế độ tỷ giá này cũng thường tạo ra sự chênh lệch giữa tỷ
giá danh nghĩa với tỷ giá thực tế của các đồng tiền, làm sai lệch các tính toán, các
quan hệ kinh tế, tạo ra tỷ giá “chợ đen”. Ngoài ra, chế độ tỷ giá cố định còn đòi hỏi
NHTW phải có dự trữ ngoại tệ lớn, có sự theo dõi và can thiệp thường xuyên, đặc
4
Chính sách tiền tệ yếu của trung Quốc GVHD:TS.Nguyễn Thị Liên Hoa
biệt là khi tỷ giá dao động mạnh do có các biến động kinh tế - chính trị trên thế
giới.
1.2.2 Chế độ tỷ giá thả nổi(tỷ giá linh hoạt): Là chế độ tỷ giá cơ bản được
xác lập theo các yếu tố của thị trường, có thể có hoặc không có sự can thiệp của
Nhà nước vào sự hình thành của tỷ giá.
Thông thường có hai lọai tỷ giá thả nổi là tỷ giá thả nổi hoàn toàn và tỷ giá
thả nổi có sự quản lý của Nhà nước.
Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là chế độ tỷ giá hình thành hoàn toàn do quan hệ
cung cầu trên thị trường quyết định, không có sự can thiệp của Nhà nước. Chế độ tỷ
giá này có ưu điểm là phản ánh đúng tình hình cung - cầu của thị trường ngoại tệ,
sự biến động của thị trường. Từ đó, chế độ tỳ giá thả nổi hoàn toàn bảo đảm sự tự
điều tiết của thị trường ngọai tệ, bảo vệ thị trường trong nước trước biến động của
thị trường bên ngoài, góp phần bảo vệ nền kinh tế ổn định và tăng trưởng. Đồng
thời, chế độ tỷ giá này giúp chúng ta tiết kiệm được ngoại tệ cho ngân sách Nhà
nước. Nhưng chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn cũng gây ra những biến động thường
xuyên, khó lường, gây khó khăn cho việc họach định chính sách kinh tế vĩ mô của
Nhà nước và những tính toán của nhà đầu tư.
Tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước: Là chế độ tỷ giá về cơ bản hình
thành theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, nhưng Nhà nước có sự theo
dõi, quản lý và can thiệp khi cần thiết nhằm tránh những cú sốc về tỷ giá, hạn chế
những biến động quá mức của thị trường. Thông thường, Nhà nước đề ra một biên
độ dao động cho phép của tỷ giá, nếu tỷ giá biến động vượt quá biên động đó, Nàh
nước sẽ can thiệp. Chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước có ưu điểm là
dù tỷ giá vẫn thay đổi linh hoạt theo cung cầu thị trường nhưng tương đối ổn định.
Hầu hết các ưu điểm của tỷ giá thả nổi hoàn toàn về cơ bản được tận dụng, nhưng
khắc phục được nhược điểm của nó. Tuy nhiên, theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi có
sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước phải thường xuyên theo dõi thị trường và sẵn
sang dự trữ ngoại tệ để can thiệp, gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước.
1.2.3 Chế độ tỷ giá đơn: Là chế độ tỷ giá chỉ được áp dụng một loại hình tỷ
giá, có thể là chế độ tỷ giá cố định hoặc chỉ áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi. Sử dụng
chế độ tỷ giá này sẽ đảm bảo tính công bằng trong giao dịch tiền tệ, đặc biệt là nếu
tỷ giá đó phản ánh càng sát đúng tình hình thị trường thì tính công bằng càng cao.
1.2.4 Chế độ tỷ giá kép: Là chế độ tỷ giá cùng lúc tồn tại từ hai lạoi hình tỷ
giá trở lên. Chế độ tỷ giá này thường tồn tại trong các nước sử dụng chế độ tỷ giá
hối đoái cố định, khi đó xuất hiện nhiều lạoi hình tỷ giá, đặc biệt là có tỷ giá “chợ
đen”. Chế độ tỷ giá hòan toàn do chủ quan lựa chọn của Chính phủ các nước. Hiện
nay, trên thế giới vẫn có các nước sử dụng chế độ tỷ giá hối đóai cố định, các nước
sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hàon toàn và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có
sự quản lý của Nhà nước.
2. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái (Chính sách tỷ giá):
2.1. Khái niệm, ý nghĩa:
2.1.1. Khái niệm: Chính sách điều hành tỷ giá là những định hướng và giải
pháp của Nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối,
5
Chính sách tiền tệ yếu của trung Quốc GVHD:TS.Nguyễn Thị Liên Hoa
thực hiện chính sách ổn định tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội
đã dự định.
2.1.2. Ý nghĩa của chính sách tỷ giá: Chính sách tỷ giá là một bộ phận hữu
cơ của chính sách tiền tệ, lien quan tới ngoại tệ và ngọai hối nói chung. Do đó,
chính sách tỷ giá có ảnh hưởng quan trọng đến mục tiêu kinh tế vĩ mô như: xuất
nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, vay trả nợ, lợi suất tái chiết khấu...nên ảnh hưởng
lớn tới lưu thong tiền tệ. Chính sách tỷ ía còn tác động đến khả năng cạnh tranh của
hàng nội địa trên thị trường quốc tế, cũng như bảo bảo vệ các ngành sản xuất trong
nước. Cuối cùng, chính sách tỷ giá có tác động lớn đến chính sách dòng chảy ngoại
tệ của quốc gia như thu hút kiều hối và ngoại tệ, ảnh hưởng lớn tới dự trữ quốc gia.
2.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá:
Chính sách tỷ giá của các quốc gia nhằm hướng tới những mục tiêu trực tiếp
và những mục tiêu chiến lược lâu dài. Mục tiêu trực tiếp của chính sách tỷ giá là
giữ ổn định của tỷ giá và tiền tệ, đặc biệt là tỷ giá với những đồng tiền mạnh nhằm
đảm bảo sự phát triển ổn định và vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó,
chính sách tỷ giá cũng nhằm thu hụt ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia,
cải thiện cán cân thanh toán. Mục tiêu trực tiếp của chính sách tỷ giá còn là nhằm
vào việc tăng sức cạnh tranh của hang hóa, mở rộng các hoạt động tài chính quốc tế
của quốc gia thong qua các hoạt động thu hút đầu tư quốc tế, tín dụng quốc
tế...Không dừng lại ở những mục tiêu trực tiếp. Chính sách tỷ giá còn hướng tới
những mục tiêu chiến lược lâu dài như giữ vững chủ quyền tiền tệ quốc gia, đẩy
mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chống hiện tượng ngoại tệ hóa, đặc biệt là
dollar hóa trong các giao dịch trên thị trường và nâng dần vị thế của nội tệ, tiến tới
chuyển đổi hoàn toàn đồng nội tệ.
2.3. Nội dung của chính sách tỷ giá:
Nội dung của chính sách tỷ giá gắn liền với nội dung của chính sách sách
tiền tệ nói chung và chính sách hối đoái nói riêng. Do đó, trong giới hạn của đề tài,
chúng ta chỉ có thể nêu khái quát định hướng hoạt động và thực thi chính sách này.
Trước hết, trong chính sách ổn định tỷ giá, các Chính phủ sẽ cố gắng duy trì tỷ giá
hối đoái ổn định. Tùy vào từng thời điểm, Chính phủ cũng điều chỉnh tỷ giá thay
đổi phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể nhất định. Ngoài ra, Chính phủ còn hoạch định chiến lược tỷ giá với
các đồng tiền mạnh như USD, EUR, JPY. Để đạt được những mục tiêu trực tiếp,
mục tiêu chiến lược lâu dài và theo định hướng chính sách tỷ giá của đất nước,
Chính phủ cần đưa ra những biện pháp nhằm đảm bảo tỷ giá luôn ổn định tương
đối, tránh các cú sốc về tỷ giá thông qua các công cụ như sử dụng linh họat quỹ dự
trữ ngoại tệ, chính sách lãi suất, khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu, tăng
cường thu hút vốn đầu tư và tài trợ nước ngoài…
3. Phá giá đồng tiền:
Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IM F, trong hầu hết các trường hợp ở
các nước đang phát triển, sự mất cân bằng trong tỷ giá hối đoái xảy ra dưới dạng
lên giá thực của đồng nội tệ làm mất khả năng cạnh tranh quốc tế thể hiện ở việc
tăng giá hang xuất khẩu và giảm giá hang nhập khẩu, dẫn đến sự thâm hụt ngày
6
Chính sách tiền tệ yếu của trung Quốc GVHD:TS.Nguyễn Thị Liên Hoa
càng lớn trong cán cân thanh toán vãng lai. Kết quả là một sự mất cân bằng ngoại tệ
đã xảy ra. Việc trở lại mục tiêu cân bằng ngoại được tiến hành bằng sự điều chỉnh
tương quan giá cả giữa hang hóa xuất nhập khẩu thông qua biện pháp cơ bản là phá
giá đồng tiền.
3.1. Khái niệm:
Phá giá là việc nâng cao hay giảm thấp sức mua của đồng tiền đối với các
ngoại tệ và có thể xem là một sự điều chỉnh tỷ giá mạnh, cực đoan. Việc này khác
với điều chỉnh tỷ giá bình thường ở điểm cơ bản là điều chỉnh tỷ giá bình thường là
việc làm thường xuyên với mức độ nhỏ về thay đổi tỷ giá, không gây ra sự biến
động lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Ta cũng có thể hiểu phá giá đồng tiền là
tình hình ngang giá của một đồng tiền được ấn định lại ở mức thấp hơn. Phá giá là
một hành động chính thức của chính phủ làm tỷ giá giảm giá đáng kể thường chỉ
sau một đêm.
Khái niệm phá giá không phải là giảm giá. Giảm giá là tình hình đồng tiền
sụt xuống về giá trị. Giảm giá là việc giảm giá từ từ, thường sau một vài ngày hay
vài tuần do tác động của cung và cầu trên thị trường. Phá giá đồng tiền cũng không
phải là thả nổi đồng tiền bởi vì thả nổ đồng tiền là tỷ giá của đồng tiền này so với
một loại ngoại tệ mạnh cơ bản được xác lập theo các yếu tố của thị trường, có thể
có hoặc không có sự can thiệp của Nhà nước vào sự hình thành của tỷ giá.
Về nguyên lý, mục đích của phá giá là để tăng cường khả năng cạnh tranh
quốc tế và cải thiện tình hình cán cân thương mại trong tài khoản vãng lai. Lập luận
này được nêu ra là phá giá sẽ giúp tăng giá hang nhập khẩu và giảm giá hang xuất
khẩu. Tuy nhiên, để thực hiện việc phá giá thành công cũng cần phải có hàng loạt
các điều kiện đi kèm.
Thứ nhất là điều kiện Marshall-Lenner. Theo lý thuyết M arshall – Lenner
thì không bao giờ việc phá giá làm tăng xuất khẩu, làm giảm nhập khẩu cũng đều
cải thiện cán cân vãng lai. Điều kiện này cũng chỉ ra rằng khi nào mà độ co giãn
của đường cầu xuất khẩu cộng với độ co giãn của đường nhập khẩu lớn hơn một thì
phá giá mới giúp cải thiện cán cân thương mại.
Điều kiện Marshall-Lenner cũng hàm chỉ việc chọn thời điểm phá giá cũng
rất quan trọng. Nếu giá hang nhập khẩu đang thấp và có xu hướng hạ, phá giá sẽ có
lợi vì hang nhập khẩu sẽ không tăng giá lên nhiều, nhờ đó hạn chế tăng giá thành
sản xuất nội địa với đầu vào nhập khẩu, và hạn chế mặt trái của phá giá là gây nên
lạm phát. Bên cạnh đó, nếu như nhu cầu trên thị trường thế giới đối với hàng xuất
khẩu của quốc gia tiến hành phá giá đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng thì
đây cũng là thời điểm tốt để phá giá vì nó sẽ nhanh chóng làm tăng xuất khẩu cả về
số lượng và giá cả.
Thứ hai là các điều kiện kinh tế trong nước. Ngoài việc thỏa mãn điều kiện
M arshall-Lenner, để thực hiện phá giá thành công, cần thiết phải có một số các điều
kiện kinh tế đi kèm như: Chi phí sản xuất trong nước nói chung và tiền lương nói
riêng không được chỉ số hóa theo tỷ giá danh nghĩa, chính phủ phải kiên quyết
thực thi một chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt. Có như vậy, việc phá giá mới
7
Chính sách tiền tệ yếu của trung Quốc GVHD:TS.Nguyễn Thị Liên Hoa
không làm thay đổi lớn múc giá cả nội địa, do đó, mới thực sự làm thay đổi tương
quan giá cả.
Thứ ba là dự trữ ngoại tệ. Một quốc gia khi điều kiện M arshall-Lenner và
các điều kiện khác nếu thuận lợi thì trong thực tế có thể tiến hành việc phá giá
nhằm giúp cải thiện cán cân thanh toán vãng lai, tiến tới lập lại mục tiêu cân bằng
ngoại. Tuy nhiên, khi thực hiện phá giá, cán cân vãng lai sẽ càng bị xấu đi trong
thời gian đầu, và chỉ hồi phục sau một thời gian nhất định.
Tình hình biến động trong cán cân thanh toán vãng lai khi một quốc gia tiến
hành phá giá ( với điều kiện Marshall-Lenner đã thỏa mãn) được các nhà khoa học
thống kê và mô tả tổng quát thành một đường cong gọi là đường cong hình chữ J
(Hình 1). Đường cong J hàm ý trong thời gian đầu khi tiến hành phá giá cần thiết
phải có một chính sách tiền tệ thắt chặt và một lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn để can
thiệp nhằm duy trì mức tỷ giá mới vì cán cân thanh toán vãng lai xấu đi sẽ tạo ra
một áp lực tiếp tục làm tăng tỷ giá và làm nền kinh tế rơi vào vòng lẩn quẩn của
phá giá và lạm phát. Bên cạnh đó, nức độ và hình thức phá giá cung cần phải được
xem xét kỹ.
Cán cân
vãng lai
J
t0
Thời gian
Hình 1: Sự biến thiên của cán cân thương mại (đường cong J) khi một quốc gia phá
giá với điều kiện M arshall-Lenner đã thỏa.
3.2. Tại sao chính phủ phải phá giá tiền tệ:
-Nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so
với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái đi kèm với mức lạm
phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên.
8
Chính sách tiền tệ yếu của trung Quốc GVHD:TS.Nguyễn Thị Liên Hoa
-Trong trường cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ
để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt
thì không còn cách nào khác, chính phủ.
3.3. Tác động của việc phá giá tiền tệ:
3.3.1.Trong ngắn hạn:
-Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá
tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của
quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách
tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị
trường nội địa.
3.3.2.Trong trung hạn:
-Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực
nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.
-Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể
huy động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng
tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của
việc phá giá.
3.3.3. Trong dài hạn:
-Các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên
đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản
xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá
cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng.
-Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế
cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do
phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ bốn đến năm năm.
II. Tác động của chính sách đồng nhân dân tệ yếu đối với Trung
Quốc.
1. Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc
Về chính sách tỷ giá hối đoái, Trung Quốc cũng có những giai đoạn phát
triển tương tự như Việt Nam. Đó là, chính sách tỷ giá trước chuyển đổi và từ
chuyển đổi. Có thể khẳng định: Không riêng gì Trung Quốc, Việt Nam mà tất cả
các nước trong hệ thống XHCN trước đây đều xây dựng và áp dụng chính sách tỷ
giá cố định và đa tỷ giá nhưng không tuân theo hoàn toàn đúng những nguyên tắc
của chế độ tỷ giá cố đinh. Những tỷ giá được ấn định khác nhau tùy theo từng quan
hệ kinh tế đối ngoại và thoả thuận trong quan hệ hai bên hay nhiều bên có tính chất
nội bộ hệ thống, xoay quanh giá trị của đồng Ruble (RUR) được ấn định ngang
bằng với giá trị của đồng đô la. Trên thực tế, giao dịch ngoại thương giữa các nước
XHCN thời gian này chủ yếu la trao đổi thương mại trực tiếp (hàng đối lưu) và tỷ
giá hối đoái ấn định chỉ được sử dụng vào thanh toán số dư cuối kỳ các hiệp định
thương mại hoặc cuối kỳ kế toán. Thực chất của chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá
trong giai đoạn này ở các nước XHCN nói chung và ở Trung Quốc nói riêng đã xoá
9
Chính sách tiền tệ yếu của trung Quốc GVHD:TS.Nguyễn Thị Liên Hoa
nhoà những tín hiệu của thị trường - động lực kinh doanh đối với các đơn vị kinh
tế.
Các yếu tố thị trường như quan hệ cung - cầu đối với ngoại tệ, những nhân
tố tác động đến tỷ giá và thị trường ngoại hối, thị trường tài sản… chỉ tồn tại có
tính chất hình thức hoặc không tồn tại chứ không phải là công cụ đắc lực của nền
kinh tế thị trường, kh