Tiểu luận Chính sách kích cầu của Việt Nam

Chúng ta biết đến kinh tế học là một môn nghiên cứu những lữa chọn của cá nhân và xã hội về cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên có giới hạn. Kinh tế học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế trên hai góc độ: Một là góc độ bộ phận gia đình, hai là góc độ toàn bộ nền kinh tế . Cách tiếp cận thứ hai đã dẫn tới việc hình thành môn kinh tế vĩ mô. Như vậy có thể xác định đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô là nền kinh tế và sự hoạt động của nền kinh tế. Nhiệm vụ của của nó là phối hợp với các môn khoa học khác của khoa học kinh tế giúp cho người học hiểu được sự hoạt động của nền kinh tế, xác định được các vấn đề của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn, hiểu được nguyên nhân và hậu quả của mỗi vấn đề, đề xuất được giải pháp cho mỗi vấn đề đó. Vừa qua cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mĩ đã nhanh chóng lan ra toàn cầu, gây ra những hậu quả hết sức to lớn đối với nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài khu vực bị ảnh hưởng, nhất là khi mà chúng ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Khủng hoảng đã có những ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống xã hôi, và các nhà kinh tế học trên thế giới, chính phủ các nước nói riêng cũng như chính phủ Việt Nam nói riêng cũng đã làm hết sức để đưa nền kinh tế của quốc gia mình thoát khỏi khủng hoảng. Đối với sinh viên, họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là tầng l ớp trẻ củ xã hội thì cuộc khủng hoảng vừa qua là cơ hội để sinh viên có được mối liên hệ giữa thực tế với kiến thức được học.

pdf61 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7545 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách kích cầu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2009 GVHD: GS – TS NGUYỄN VĂN LUÂN Nhóm Wall.E 12/28/2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ - LUẬT BÀI TIỂU LUẬN BỘ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Giáo viên hướng dẫn Nhóm sinh viên thực hiện: P.GS TS. NGUYỄN VĂN LUÂN 1. Lê Ngọc Hạnh 2. Phan Nữ Quỳnh Mơ 3. Đoàn Quốc Huy 4. Lã Văn Thọ TP. Hồ Chí Minh – 12 /2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lý thuyết về Khủng hoảng tài chính .......................................................................... 4 1.2. Chính sách kích cầu ..................................................................................................... 8 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TIỄN 2.1. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế hiện nay .. 16 2.1.1. Ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới .......................................................................... 16 2.1.2. Tác động đối với nền kinh tế Việt Nam. .............................................................. 22 2.2. Chính sách kích cầu của các quốc gia ..................................................................... 27 2.2.1. Chính sách kích cầu của một số quốc gia có tính tham khảo đối với Việt Nam 27 2.2.2. Chính sách kích cầu của Việt Nam .......................................................................... 36 2.3. Tác động của chính sách kích cầu của Việt Nam đối với nền kinh tế .................. 45 2.3.1. Tác động của gói kích cầu trong ngắn hạn. ......................................................... 45 2.3.2. Tác động gói kích cầu trong dài hạn. ................................................................... 46 2.3.3. Mặt trái của quá trình kích cầu ............................................................................. 53 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG - BIỆN PHÁP 3.1. Đối với thị trường tài chính ....................................................................................... 56 3.2. Chi tiêu đầu tư của chính phủ ................................................................................... 56 3.3. Đối với thị trường xuất khẩu ..................................................................................... 57 3.4. Đối với giải pháp an sinh xã hội ............................................................................... 58 3.5. Đối với thị trường nội địa ........................................................................................... 58 December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 3 LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta biết đến kinh tế học là một môn nghiên cứu những lữa chọn của cá nhân và xã hội về cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên có giới hạn. Kinh tế học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế trên hai góc độ: Một là góc độ bộ phận gia đình, hai là góc độ toàn bộ nền kinh tế . Cách tiếp cận thứ hai đã dẫn tới việc hình thành môn kinh tế vĩ mô. Như vậy có thể xác định đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô là nền kinh tế và sự hoạt động của nền kinh tế. Nhiệm vụ của của nó là phối hợp với các môn khoa học khác của khoa học kinh tế giúp cho người học hiểu được sự hoạt động của nền kinh tế, xác định được các vấn đề của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn, hiểu được nguyên nhân và hậu quả của mỗi vấn đề, đề xuất được giải pháp cho mỗi vấn đề đó. Vừa qua cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mĩ đã nhanh chóng lan ra toàn cầu, gây ra những hậu quả hết sức to lớn đối với nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài khu vực bị ảnh hưởng, nhất là khi mà chúng ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Khủng hoảng đã có những ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống xã hôi, và các nhà kinh tế học trên thế giới, chính phủ các nước nói riêng cũng như chính phủ Việt Nam nói riêng cũng đã làm hết sức để đưa nền kinh tế của quốc gia mình thoát khỏi khủng hoảng. Đối với sinh viên, họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là tầng lớp trẻ củ xã hội thì cuộc khủng hoảng vừa qua là cơ hội để sinh viên có được mối liên hệ giữa thực tế với kiến thức được học. Là những sinh viên đang theo học khối ngành kinh tế tại Khoa kinh tế ĐHQG. TP Hồ Chí Minh, với niềm đam mê môn học kinh tế vĩ mô, và mong muốn được tìm hiểu, mong muốn được vận dụng những kiến thức đã được học để đi sâu tìm hiểu vấn đề, tất cả những điều đó đã thối thúc chúng em thực hiện đề tài: “Chính sách kích cầu của Việt Nam”. December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LYƵ LUAƹ ̣N 1.1. Lý thuyết về Khủng hoảng tài chính 1.1.1. Khái niệm về tài chính. Tài chính (finance) hiểu theo nghĩa rộng là sự luân chuyển các luồng (dòng) vốn (tiền và giống như tiền). Trên con đường luân chuyển đó hình thành vô số các quỹ (nhà nước, doanh nghiệp, trung gian tài chính và tổ chức, gia đình, cá nhân) hay nói cách khác dòng luân chuyển đó là tập hợp của vô số quỹ với các mối quan hệ chằng chịt giữa các quỹ này tạo nên một hệ thống tài chính. Vậy ta có thể định nghĩa: Tài chính là tập hợp các quỹ tiền (giống như tiền) cùng các mối quan hệ giữa chúng. Nếu nằm trong khu vực quốc gia thì hình thành hệ thống tài chính quốc gia (national finance) và trên phạm vi khu vực hay toàn cầu thì thì hình thành hệ thống tài chính quốc tế (international finance). 1.1.2. Khái niệm khủng hoảng tài chính Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn đến sụp đổ. Nó chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá nguồn cung, nhu cầu về tiền mặt của người dân hay các nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và tài chính có thể sụp đổ. Trong nền kinh tế thế giới hiện đại, sự lây lan của khủng hoảng tài chính luôn đi kèm với tình trạng nền kinh tế bị suy thoái bị kéo dài. Chính vì vậy khủng hoảng tài chính mang đặc điểm của khủng hoảng “thiếu” chứ không giống khủng hoảng “thừa” diễn ra trong nền kinh tế từ nhiều năm qua. December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 5 1.1.3. Dấu hiệu và một số dạng của khủng hoảng tài chính a. Một số dấu hiệu của khủng hoảng tài chính - Các Ngân hàng trung ương (NHTW) không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền. - Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng. - Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Theo quy luật của sự phát triển, khi lên đến điểm phát triển cực đại chịu tác động mạnh mẻ của nền kinh tế chính trị xã hội thì nền kinh tế đó sẽ chuyển sang thời kỳ đi xuống suy thoái khủng hoảng. b. Một số dạng khủng hoảng đặc thù - Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis) Rất hay gặp do ngân hàng là trung gian tài chính nhận tiền gửi của các thể nhân và pháp nhân để cho vay lại nen rủi ro rất lớn cả về mặt số lượng, thời hạn cũng như chủng loại tiền. Ngân hàng có thể lâm vào khủng hoảng do cho vay quá mức và không thu hồi lại được dẫn đến tỷ lệ nợ quá cao làm cho ngân hàng không thể thanh toán các nghĩa vụ khi đến hạn. - Khủng hoảng nợ quốc gia (National Debt Crisis) Trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài quá nhiều và sử dụng không hiệu quả nên không trả được nợ đúng hạn, lâm vào khủng hoảng nợ buộc phải xin hoãn nợ, xóa nợ, thậm chí phải tuyên bố vỡ nợ (VD: CHDCND Triều Tiên). - Khủng hoảng tiền tệ (Monnetary Crisis) Hiện tượng không đủ ngoại tệ để thanh toán các nghĩa vụ đến hạn đáp ứng nhu cầu (cả thực tế và giả tạo do đầu cơ) buộc chính phủ phải dùng quỹ dự trữ ngoại tệ đề duy trì tỷ gia hối đoái hoặc phá giá nội tệ làm cho nội tệ mất uy tín nhanh chóng. - Khủng hoảng thị trường chứng khoán (Crisis of Security Market) Với tư cách là đỉnh cao của kinh tế thị trường, thị trường chứng khoán rất nhạy cảm và phức tạp nên cũng rất dễ đổ vỡ. Khủng hoảng thị trường chứng khoán xảy ra khi giá December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 6 chứng khoán biến động mạnh (tuột dốc/ leo thang quá nhanh) ngoài tầm kiểm soát và do hiệu ứng “ bầy đàn” làm cho chứng khoán bị “ bán đổ bán tháo” hoặc thị trường bị đông cứng vì không có giao dịch tạo ra sự mất cân đối giữa tiền (chứng khoán) vào/ra thị trường chứng khoán. - Khủng hoảng cán cân thanh toán/ cán cân vãng lai/cán cân vốn. Cán cân thanh toán/ cán cân vãng lai/cán cân vốn(còn được gọi là tài khoản) là cấu thành quan trọng nhất của tài khoản quốc gia. Khủng hoảng xảy ra khi cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân vãng lai thường xảy ra khi cán cân thương mại (nhập khẩu-xuất khẩu) bị thâm hụt và khủng hoảng cán cân thanh toán khi tổng các luồng ngoại tệ ra lớn hơn luồng ngoại tệ vào. - Khủng hoảng khả năng/tính thanh khoản (Crisis of Liquidity) Nếu các loại khủng hoảng tài chính ở trên liên quan tới cả 3 mặt số lượng, thời gian và chủng loại của tiền, thì khủng hoảng tính thanh khoản là sự mất cân đối chủ yếu liên quan tới thời hạn và chủng loại của giống tiền và một số loại tài sản đặc thù. - Khủng hoảng ngân sách (Budget Crisis) Ngân sách nhà nước thâm hụt nặng và kéo dài trong khi các nguồn bù đắp thâm hụt (in tiền, vay nợ trong và ngoài nước) bị hạn chế hay/và không thể bị lạm dụng hơn nữa nếu muốn tránh hậu quả tai hại hơn như vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát. 1.1.4. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Có thể kể khái quát 1 số nguyên nhân sau: - Giá hàng hóa leo thang: Khi giá hàng hóa leo thang một cách chóng mặt, đặc biệt là giá vàng và giá dầu sẽ khiến cho khủng hoảng tài chính dễ dàng xảy ra. - Các ngân hàng trên thế giới đồng loạt thua lỗ: Các ngân hàng và các định chế tài chính có thể thua lỗ hàng tỉ đôla Mỹ từ cuộc khủng hoảng tín dụng do khủng hoảng nợ phế chuẩn cho vay cầm cố. Do đó các ngân hàng sẽ thực hiện các chính sách thắt chặt việc cho vay. December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 7 - Thị trường tín dụng bị đóng băng: Các khoản vay thế chấp đã giảm hẳn trong năm 2008, trong đó khoản vay thế chấp thương mại hoàn toàn bị biến mất trên biểu đồ. - Thị trường địa ốc sụp đổ: Thị trường nhà ở của Mỹ phát triển thành bong bóng từ năm 2001, người Mỹ đồng loạt đi vay tiền mua nhà ở cho dù năm 2004 – 2005 lãi suất các khoản vay đã được đẩy lên cao, khi tình hình kinh tế khó khăn thì giá nhà hạ xuống mạnh, từ cuối năm 2008 bong bóng nhà ở bắt đầu xẹp hơi, khiến nền kinh tế chao đảo. Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu là các vấn đề liên quan đến thị trường nhà ở địa ốc, thêm vào đó, tình trạng hoản loạn trên thị trường tài chính thế giới cũng là nguyên nhân quan trọng khiến giá cổ phiếu giảm mạnh và thị trường tín dụng bị thu hẹp. Nói cách khác có thể thấy cuộc khủng hoản tài chính toàn cầu hiện nay là do tỷ lệ cấp vốn vào thị trường so với GDP vượt quá giá trị có thể đảm bảo một sự phát triển ổn định trong tương lai. 1.1.5. Phương thức chung giải quyết một cuộc khủng hoảng tài chính. Trước hết, chúng ta phải giải toả được những hoảng sợ về thanh khoản, về tính lỏng bằng hai chiến lược là cung cấp thanh khoản cho thị trường và thuyết phục các thành viên thị trường rằng họ không cần phải ngay lập tức bán đi các tài sản của mình. Để thị trường yên tâm thì cần có một cơ chế bảo hiểm tiền gửi hoạt động tốt. Người đóng vai trò là cho vay cuối cùng là Ngân hàng trung ương sẽ cung cấp thanh khoản cho thị trường và để thị trường tự phân bổ, điều tiết lượng thanh khoản đó. Khi đó, công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp hữu hiệu giúp NHTW cho vay là nghiệp vụ thị trường mở với các giao dịch mua bán lại tín phiếu Kho bạc do Chính phủ phát hành. Ngoài công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp là cho vay trên nghiệp vụ thị trường mở, cho vay trực tiếp với lãi suất phạt. December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 8 NHTW ở tình thế rất khó khăn do phải bảo vệ tỷ giá trong khi thị trường cho rằng cuối cùng thì việc bảo vệ tỷ giá không quan trọng bằng các mục tiêu vĩ mô và đến một lúc nào đó thì đồng tiền sẽ giảm giá. Giải quyết khủng hoảng thanh toán để hạn chế thiệt hại bằng cách: loại bỏ những điều không chắc chắn của nhà đầu tư về tính trong sạch của các thể chế cá nhân. Thêm vào đó, buộc các thể chế này phải xử lý những vấn đề về tài sản của mình như định giá thấp… và bán cho cơ quan cơ cấu lại nợ của Chính phủ. Điều này làm tăng tính lỏng và giảm bớt khó khăn cho người cho vay – ngân hàng. Tuy nhiên, để giải quyết khủng hoảng tài chính triệt để thì cần phải ngăn chặn nó bằng cơ chế giám sát, thanh tra và các công cụ, kỹ thuật thích hợp. 1.2. Lý thuyết về Chính sách kích cầu 1.2.1. Khái niệm Chính sách kích cầu là một loạt các biện pháp kinh tế nhằm duy trì và gia tăng tổng cầu của một nước thông qua sự can thiệp của Nhà nước. 1.2.2. Nguồn gốc và cơ sở của chính sách kích cầu Chính sách kích cầu xuất phát từ học thuyết kinh tế của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes (1883-1946). Trong lý thuyết của mình, Keynes rất coi trọng tổng cầu của nền kinh tế. Theo ông, nền kinh tế chịu tác động của hai nhân tố cơ bản: Tổng cung, tức toàn bộ số hàng hóa bán trên thị trường và tổng cầu, tức toàn thể số hàng hóa mà người ta muốn mua. Nhân tố trực tiếp quyết định mức sản lượng và việc làm trong nền kinh tế không phải là tổng cung mà chính là tổng cầu. Tổng cung giữ vai trò thụ động, nó chịu sự tác động của tổng cầu. Tổng cẩu phụ thuộc vào cac yếu tố: mức chi tiêu cá nhân của mỗi gia đình, mức chi tiêu cho đầu tư, mức chi tiêu của chính phủ và chi tiêu ròng của nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất trong nước ( xuất khẩu ròng). December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 9 Theo Keynes, trong quá trình vận động của nền kinh tế, tổng cầu thường không theo kịp so với tổng cung. Điều đó ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, thu hẹp đầu tư, gây ra nạn thất nghiệp cũng như khủng hoảng kinh tế. Để giải quyết tình trạng này phải tăng tổng cầu. Tổng cầu lớn hơn tổng cung sẽ làm gia tăng đầu tư. Do đó sẽ gia tăng việc làm và gia tăng thu nhập. Cuối cùng sản lượng quốc gia cũng được gia tăng. Đồng thời, Keynes cũng đề cao vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách kich cầu của Chính phủ. Ông cho rằng để thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp cần có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế để tăng tổng cầu, gia tăng việc làm và thu nhập. Sự can thiệp của Nhà nước thông qua các công cụ như chương trình đầu tư Nhà nước; Chính sách tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ; Mở rộng việc làm bằng cách mở rộng đầu tư thậm chí cả vào các ngành thuộc lĩnh vực quân sự; Khuyến khích tiêu dùng cá nhân... Như vậy, có thể nói, chính sách kích cầu bắt nguồn từ tư tưởng kích cầu rút ra từ hai giả thuyết quan trọng của học thuyết Keynes. - Giả thuyết thứ nhất: Cuộc suy thoái bắt nguồn từ nền kinh tế có năng lực sản xuất bị dư thừa. Biểu hiện của tình trạng này là các yếu tố đầu vào cho sản xuất không được sử dụng hết công suất: thất nghiệp trên thị trường lao động, máy móc bị bỏ bê trong khu vực doanh nghiệp, và hàng hóa ế thừa. AD Mức giá Sản lượng LAS AS Y* December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 10 Hiện tượng dư cung này khiến cho các nhà sản xuất giảm giá để hy vọng bán được hàng hóa. Điều này làm cho giá cả có khuynh hướng giảm trên tất cả các thị trường. Lúc này những người tiêu dùng không còn nhu cầu sử dụng thêm vì họ đã thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của họ nên dù có giảm giá hàng hóa cũng không khuyến khích người mua, và cầu càng ở dưới xa cung thực tế. - Giả thuyết thứ hai: Chính phủ có khả năng chủ động chi tiêu toàn bộ, thậm chí nhiều hơn thu nhập của mình. Trong khi đó, các khu vực không phải chính phủ (hộ gia đình và khu vực kinh tế tư nhân) thường chi tiêu ít hơn tổng thu nhập vì họ muốn để dành (khuynh hướng tiết kiệm biên lớn hơn 0). Trong điều kiện bình thường, khoản tiết kiệm được chuyển sang khu vực doanh nghiệp để đầu tư (tạo nên thành phần của tổng cầu), nhưng trong thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp không muốn đầu tư thêm nữa vì không có khả năng lợi nhận. Như vậy, qua giả thuyết thứ nhất, Keynes cho rằng nền kinh tế bị suy thoái vì tạm thời không có đủ cầu cho cung đang dư thừa, tức là thiếu cầu hiệu lực. Vì thế để thoát khỏi suy thoái thì cần có một lượng cầu đủ lớn. Xuất phát từ giả thuyết thứ hai, Keynes cho rằng chỉ có chính phủ mới dám chi tiêu mạnh tay khi nền kinh tế đang suy thoái. Mức giá Sản lượng AD December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 11 Trên cơ sở hai giả thuyết này, Keynes đề xuất tư tưởng kích cầu theo nguyên lý sau: Dịch chuyển sức mua từ khu vực dân cư và tư nhân vào tay chính phủ để tăng cầu hiệu lực, đưa nền kinh tế ra khỏi cái bẫy đình đốn do thiếu sức mua. Ra đời trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, học thuyết kinh tế của Keynes đã chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế học hiện đại và có ảnh hưởng sâu rộng trong chính sách kinh tề ở nhiều quốc gia trên thế giới cho đến hiện nay. 1.2.3. Mục đích của chính sách kích cầu Mục tiêu của gói kích cầu là tại thêm cầu để đối ứng với năng lực sản xuất hiện tại của nền kinh tế khi suy thoái, tránh để dư thừa năng lực sản xuất ở mức quá cao gây lãng phí nguồn lực cũng như gây ra những vấn đề về xã hội do thất nghiệp tăng cao gây ra. Nếu không nhanh chóng ngăn chặn, thất nghiệp sẽ tiến đến ngưỡng nguy hiểm đẩy suy giảm kinh tế vào vòng xoáy luẩn quẩn: thất nghiệp sẽ dẫn đến cắt giảm thu nhập (thực tế và kỳ vọng) làm giảm tiêu dùng, càng làm khó khăn về đầu ra của doanh nghiệp phải tiếp tục cắt giảm sản xuất và lao động, đẩy thất nghiệp tăng lên ở vòng tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy. Do vậy mục đích lớn nhất của gói kích cầu là duy trì việc làm. Sản lượng Giá cả AD Y* December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 12 1.2.4. Những nguyên tắc cơ bản để thực hiện chính sách kích cầu Theo lý luận của nhà kinh tế học Lawrence Summers (giáo sư kinh tế, từng là hiệu trưởng trường đại học Harvard, và cố vấn kinh tế cho tổng thống Mỹ Obama), một gói kích cầu có hiệu quả phải đảm bảo ít nhất 3 tiêu chí. - Nguyên tắc số 1 – Kích cầu phải kịp thời: Kích cầu phải kịp thời có nghĩa là khi chính phủ thực hiện gói kích cầu thì những biện pháp kích cầu này phải có hiệu ứng kích thích ngay, làm tăng chi tiêu ngay trong nền kinh tế. - Nguyên tắc số 2 – Kích cầu phải đúng đối tượng: Mức độ “đúng đối tượng” của gói kích cầu của Chính phủ phụ thuộc vào:  Mức độ chi tiêu của các đối tượng nhận được thu nhập nhờ có gói kích cầu thông qua tác động lan tỏa diễn ra trong nhiều vòng.  Mức độ “rò rỉ” ra hàng ngoại nhập của các chi tiêu đó ở trong mỗi vòng của tác động lan tỏa. Ở thế giới cũng như ở Việt Nam, những người có thu nhập thấp thường có mức tiêu dùng cao trên 1 đồng thu nhập có thêm được và thường tiêu dùng hàng nội địa. Do vậy, nếu kích cầu đúng nhóm đối tượng này thì đạt đồng thời cả hai mục tiêu là hiệu quả và công bằng, khác với sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng mà trong kinh tế thường gặp. - Nguyên tắc số 3 – Kích cầu chỉ được thực hiện trong ngắn h
Luận văn liên quan