Tiểu luận Chính sách lãi suất – quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn các ngân hàng Việt Nam

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước. Đặc biệt, hoạt động của các ngân hàng thương mại với các dịch vụ phong phú và không ngừng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng hiện nay đang phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức trong việc điều hành quản lý. Chẳng hạn, những thay đổi của lãi suất thị trường có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận ngân hàng, làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản, hạ thấp giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng thậm chí ngân hàng có thể đối mặt với môi trường hoạt động không thể dự báo trước dẫn đến thua lỗ hay phá sản. Một mục tiêu quan trọng đặt ra trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là hạn chể mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của ngân nhàng. Dù lãi suất thay đổi như thế nào, các ngân hàng luôn mong muốn đạt được thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định. Bên cạnh đó, vấn đề quản lý vốn của ngân hàng, đặc biệt là vốn chủ sở hữu cũng cần được quan tâm, chú trọng. Vốn chủ sở hữu cung cấp một nguồn lực ban đầu để giúp ngân hàng mới thành lập hoạt động, cung cấp nền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng, giúp ngân hàng chống rủi ro, duy trì niềm tin của công chúng vào khả năng quản lý và phát triển của ngân hàng. Thông thường, những ngân hàng có qui mô vốn giảm sút sẽ mất dần vị trí trên thị trường cho vay kinh doanh giá trị lớn. Chính vì những lý do đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài “ Chính sách lãi suất – quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn các ngân hàng Việt Nam”

pdf50 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách lãi suất – quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn các ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT – QUẢN TRỊ LÃI SUẤT, QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM Nhóm học viên: 1. Đoàn Thị Minh Thuận 2. Huỳnh Phạm Loan Thảo 3. Nguyễn Thị Hồng Thúy 4. Nguyễn Văn Thành 5. Nguyễn Vũ Thân 6. Phạm Trung Thông Lớp : Cao Học Khóa 9 Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng TP.HCM, NĂM 2010 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước. Đặc biệt, hoạt động của các ngân hàng thương mại với các dịch vụ phong phú và không ngừng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng hiện nay đang phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức trong việc điều hành quản lý. Chẳng hạn, những thay đổi của lãi suất thị trường có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận ngân hàng, làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản, hạ thấp giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng thậm chí ngân hàng có thể đối mặt với môi trường hoạt động không thể dự báo trước dẫn đến thua lỗ hay phá sản... Một mục tiêu quan trọng đặt ra trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là hạn chể mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của ngân nhàng. Dù lãi suất thay đổi như thế nào, các ngân hàng luôn mong muốn đạt được thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định. Bên cạnh đó, vấn đề quản lý vốn của ngân hàng, đặc biệt là vốn chủ sở hữu cũng cần được quan tâm, chú trọng. Vốn chủ sở hữu cung cấp một nguồn lực ban đầu để giúp ngân hàng mới thành lập hoạt động, cung cấp nền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng, giúp ngân hàng chống rủi ro, duy trì niềm tin của công chúng vào khả năng quản lý và phát triển của ngân hàng. Thông thường, những ngân hàng có qui mô vốn giảm sút sẽ mất dần vị trí trên thị trường cho vay kinh doanh giá trị lớn. Chính vì những lý do đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài “ Chính sách lãi suất – quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn các ngân hàng Việt Nam” 2. Mục tiêu nghiên cứu:  Tìm hiểu cơ sở lý luận về quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn  Tìm hiểu tình hình thực tế quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn của một số ngân hàng Việt Nam hiện nay, rút ra những ưu điểm, hạn chế trong việc quản lý điều hành 2  Tìm các biện pháp quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay. 3. Kết cấu đề tài:  Phần 1: Cơ sở lý luận  Phần 2: Tình hình quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn tại các ngân hàng Việt Nam  Phần 3: Một số biện pháp quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng Việt Nam 3 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC THỰC HIỆN 1 Đoàn Thị Minh Thuận Tổng hợp, cơ sở lý luận – phần 1.I.3, bổ sung một số giải pháp – phần 3.I, bổ sung tình hình quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn, mở đầu, kết luận. 2 Nguyễn Thị Hồng Thúy Cơ sở lý luận – phần 1.I.1, II, tình hình quản trị lãi suất 3 Huỳnh Phạm Loan Thảo Tình hình quản trị lãi suất 4 Phạm Trung Thông Tình hình quản trị nguồn vốn 5 Nguyễn Vũ Thân Cơ sở lý luận phần 1.I.2 - Chính sách lãi suất (*) 6 Nguyễn Văn Thành Các biện pháp tăng vốn tự có – phần 3.II (*) 4 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................2 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................7 I. CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT - QUẢN TRỊ LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:.........................................................................................................................7 1. Khái quát về lãi suất ................................................................................................7 2. Chính sách lãi suất ..................................................................................................8 3. Quản trị lãi suất .................................................................................................... 10 II. QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................... 17 1.Cơ cấu nguồn vốn của NHTM: ................................................................................ 17 2. Quản trị nguồn vốn của ngân hàng: ......................................................................... 18 PHẦN 2: TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ LÃI SUẤT – QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM ....................................................................................... 21 I. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM................. 21 1. Diễn biến lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tiền tệ ..................................... 21 1.1. Sơ lược chính sách lãi suất của NHTM .................................................................. 21 1.2. Diễn biến lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tiền tệ ................................... 22 2. Tình hình quản trị lãi suất tại các NHTM.................................................................. 31 2.1. Tình hình thực tế ................................................................................................ 31 2.2. Nhận xét chung .................................................................................................. 35 II. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM .......... 36 1. Tình hình quản lý vốn chủ sở hữu ........................................................................... 36 2. Vấn đề gia tăng vốn chủ sở hữu .............................................................................. 39 PHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ LÃI SUẤT – QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM .............................................................................. 41 I. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT Ở CÁC NHTMVN HIỆN NAY ...... 41 5 1. Đối với NHNN .................................................................................................... 41 2. Đối với các Ngân hàng thương mại trong nước ........................................................ 42 II.CÁC BIỆN PHÁP TĂNG VỐN TỰ CÓ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................... 44 1. Phát hành cổ phiếu ................................................................................................ 44 2. Phát hành trái phiếu .............................................................................................. 45 3. Lợi nhuận giữ lại................................................................................................... 46 4. Cổ phần hoá ......................................................................................................... 47 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 50 6 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT - QUẢN TRỊ LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1. Khái quát về lãi suất 1.1. Định nghĩa về lãi suất: - Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định hay là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. - John Maynard Keynes lập luận rằng lãi suất là một hiện tượng tiền tệ phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu về tiền. Cung tiền được xác định một cách ngoại sinh, cầu tiền phản ánh các nhu cầu đầu cơ, phòng ngừa và giao dịch về tiền. - Hiểu một cách đơn giản: khi sử dụng bất kì một khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả một phần giá trị ngoài phần gốc vay ban đầu. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần gốc vay ban đầu chính là lãi suất. Đối với một ngân hàng thì lãi suất tiền gửi dùng để tính lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất cho vay dùng để tính lãi mà khách hàng phải trả cho ngân hàng. Để ngân hàng kinh doanh có lãi thì về mặt nguyên tắc lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất tiền gửi bình quân. - Có nhiều loại lãi suất như: lãi suất tiền vay; lãi suất tiền gửi; lãi suất tái cấp vốn; lãi suất liên ngân hàng, v.v. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng của ngân hàng: 1.2.1. Chính sách điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước: - Chính sách lãi suất có ảnh hưởng rất lớn tới lãi suất thị trường. Một điều chỉnh nhỏ trong chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước sẽ có tác động tăng hay giảm lãi suất trên thị trường tùy thuộc vào các mục tiêu điều hành nền kinh tế của chính phủ. 1.2.2. Tương quan cung – cầu trên thị trường vốn: Tương quan cung cầu vốn của NHTM trên thị trường cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng của NHTM. Khi 7 NHTM thừa vốn khả dụng, ngân hàng sẽ không khuyến khích huy động vốn vì vậy lãi suất huy động của ngân hàng sẽ kém hấp dẫn. Ngược lại lãi suất cho vay lại khá hấp hẫn để thu hút các khách hàng đến Ngân hàng vay vốn. 1.2.3. Chính sách khách hàng của NHTM: Lãi suất tín dụng của NHTM cũng phụ thuộc khá nhiều vào chính sách tín dụng của ngân hàng. Ví dụ như đối với các khách hàng lớn, để khuyến khích việc mở tài khoản tại ngân hàng mình thì các ngân hàng cũng đưa ra mức lãi suất cực kì cạnh tranh và các ưu đãi đi kèm khác. 2. Chính sách lãi suất 2.1. Chính sách lãi suất: là một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ, tác động đến cung - cầu. Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế. 2.2 Cơ chế điều hành lãi suất Trong những năm qua, cơ chế điều hành lãi suất của Việt Nam còn có những bất cập như sau:  Trước 16/2/2010, Việt Nam dùng lãi suất cơ bản do NHNN công bố như một biện pháp hành chính tác động đến lãi suất của nền kinh tế. Theo đó các tổ chức tín dụng không được cho vay quá 150% lãi suất cơ bản. Nhưng đôi khi NHNN lại không có biên pháp bảo vệ hữu hiệu lãi suất đã công bố. Trên thực tế khi thị trường khan hiếm vốn thì các NHTM đã lách trần lãi suất, ngược lại khi thị trường thừa vốn thì nó lại không có hiệu quả.  Hơn nữa lãi suất cơ bản dường như tách rời với lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu.  Lãi suất cơ bản mà NHNN đưa ra lại tác động trực tiếp đến dân cư và doanh nghiệp. Sau thời gian 16/2/2010, NHNN đưa ra TT 07/NHNN-2010 quy định cho phép các tổ chức tín dụng thỏa thuận trong việc đưa ra lãi suất cho vay. Về nguyên tắc hiện nay, 8 NHNN đang sử dụng lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần còn lãi suất chiết khấu làm lãi suất sàn để điều tiết lãi suất liên ngân hàng nằm trong biên độ trần và sàn từ đó tác động gián tiếp đến lãi suất cho vay của NHTM. Tuy nhiên trên thực tế do việc xác định quy mô tổng hạn mức chiết khấu và tổng hạn mức tái cấp vốn chưa thật sự linh hoạt để mật mặt bám sát với nhu cầu thị trường nhưng mặt khác vẫn đảm bảo được mục tiêu cung ứng tiền, vì vậy hai mức lãi suất này đưa ra không có tác dụng thiết thực đối với nền kinh tế. 2.3 Kinh nghiệm của một số NHTW trên thế giới về cơ chế điều hành lãi suất: - Tại Mỹ, FED tác động tới lãi suất liên ngân hàng thông qua lãi suất chiết khấu và lãi suất quỹ dự trữ liên bang (FFR). Cách điều hành của FED là bảo vệ lãi suất chiết khấu (lãi suất trần) và lãi suất FFR (lãi suất sàn) bằng công cụ thị trường mở làm cho lãi suất liên ngân hàng luôn có xu hướng biến động giữa hai lãi suất này mà không dung biện pháp hành chính. - Đối với NH TW Châu Âu: Hội đồng thống đốc của ECB ấn định ba mức lãi suất chủ chốt khu vực đồng EUR gồm: Lãi suất cho vay hoạt động tái cấp vốn chính (Main refinancing operations_MRO) là mức lãi suất áp dụng cho các khoản vay nhằm đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hang; Lãi suất cho các phương tiện tiền gửi thường xuyên, áp dụng cho các khoản tiền gửi qua đêm của các ngân hang với Eurosystem và Lãi suất cho các phương tiện vay giới hạn, áp dụng cho các khoản vay qua đêm từ Eurosystem. ECB sẽ bảo vệ MRO bằng nghiệp vụ thị trường mở, song song đó các NHTW các quốc gia thành viên ECB có trách nhiệm bảo vệ hai lãi suất chủ chốt còn lại thông qua hoạt động cho vay và nhận tiền gửi để lãi suất cho các phương tiện tiền gửi thường xuyên đóng vai trò lãi suất san còn lãi suất cho các phương tiện vay giới hạn đóng vai trò như lãi suất trần, lãi suất cho vay qua đêm dao động trong biên độ này. - Đối ngân hàng TW Nhật thì cách điều hành lãi suất cũng tương tự thông qua lãi suất cho vay cơ bản và lãi suất chiết khấu cơ bản. Như vậy nhìn chung cách điều hành lãi suất của các NHTW các nước tiên tiến như sau:  Lãi suất công bố là lãi suất mục tiêu, đó là lãi suất tham khảo của nền kinh tế và thể hiện ý chí của nhà nước. 9  Sau khi công bố, NHTW sẽ sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, thông thường là nghiệp vụ thị trường mở, để điều tiết lãi suất liên ngân hàng để hướng tới lãi suất mục tiêu mà không hề dùng bất cứ biện pháp hành chính nào.  Việc điều chỉnh lãi suất của NHTW chỉ tác động trực tiếp đến các trung gian tài chính, không tác động trực tiếp tới dân cư và doanh nghiệp.  Định kỳ công bố lãi suất được xác định một cách rõ ràng và công khai.  Và hầu hết, lãi suất được ấn định bởi hội đồng theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, bình đẳng giữa các thành viên của hội đồng và được công bố ngay sau đó. Điều này thể hiện trách nhiệm của thành viên trong việc đưa ra lãi suất của mình. 3. Quản trị lãi suất: 3.1. Khái niệm, nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất: 3.1.1. Khái niệm Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định. Trong hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá hối đoái và rủi ro lãi suất. “Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.” 3.1.2. Nguyên nhân:  Rủi ro lãi suất xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN;  Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay: Trường hợp ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định nhưng cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả lớn hơn lãi thu được, làm giảm lợi nhuận; Ngược lại, khi ngân hàng 10 huy động vốn với lãi suất biến đổi nhưng cho vay, đầu tư với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả lớn hơn lãi thu được;  Do có sự không phù hợp về khối lượng, thời hạn giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay;  Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế làm cho vốn của ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay; Ngoài ra, khi lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản. Khi rủi ro lãi suất xuất hiện sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng; giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng; làm giảm giá trị thị trường của TSC và vốn chủ sở hữu của ngân hàng. 3.2. Các phương pháp đánh giá rủi ro lãi suất: 3.2.1. Hệ số chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ số thu nhập lãi ròng cận biên NIM – Net Interer Margin) Mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định. Đây là hệ số giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Hệ số này cho thấy nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn. Hệ số chênh lệch lãi Thu nhập lãi – Chi phí lãi = *100 thuần (NIM) Tổng TSC sinh lời Trong đó:  Thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng khoán,…  Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay,..  Tổng TSC sinh lời = Tổng TSC – Tiền mặt & Tài sản cố định 11 Như vậy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng chịu sự tác động của nhiều yếu tố như:  Những thay đổi trong lãi suất  Những thay đổi trong mức chênh lệch giữa lãi thu từ TSC và chi phí phải trả lãi cho TSN.  Những thay đổi về giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất mà ngân hàng nắm giữ khi mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động của mình.  Những thay đổi về giá trị TSN phải trả lãi mà ngân hàng sử dụng để tài trợ cho danh mục tài sản sinh lời khi mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động.  Những thay đổi về cấu trúc của TSC và TSN mà ngân hàng thực hiện khi tiến hành chuyển đổi TSC, TSN giữa lãi suất cố định và lãi suất thay đổi, giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài, giữa tài sản mang lại mức thu nhập thấp với tài sản mang lại mức thu nhập cao. Thông qua việc duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên chúng ta thấy rằng, việc phối hợp giữa quản trị TSN và TSC phải luôn luôn được thực hiện song song, hỗ trợ lẫn nhau mới có thể bảo vệ thu nhập dự kiến của Ngân hàng khỏi rủi ro lãi suất. Để có thể thấy rõ hơn quan hệ giữa quản trị TSN và quản trị TSC, chúng ta xem xét cách phòng chống rủi ro lãi suất thông qua việc xác định - kiểm soát khe hở nhạy cảm lãi suất và việc quản lý khe hở kỳ hạn của các ngân hàng. 3.2.2.Hệ số rủi ro lãi suất ( R ) – Khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest rate sensitive gap) Để thực hiện việc quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất, ngân hàng cần tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khỏan tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường. Tại bất cứ thời điểm nào, ngân hàng có thể tự bảo vệ trước những thay đổi của lãi suất bằng cách bảo đảm cân bằng sau: Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất = Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất Trong đó: 12  Tài sản nhạy cảm lãi suất là những TSC thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi: các khoản cho vay sắp đến hạn, các khoản cho vay và chứng khoán có lãi suất thả nổi, …  Nợ nhạy cảm lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường: tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi mang lãi suất thả nổi,… Khi giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất và giá trị nợ nhạy cảm lãi suất không cân bằng, khe hở nhạy cảm lãi suất được hình thành: Khe hở nhạy Giá trị tài sản nhạy Giá trị nợ nhạy = - cảm lãi suất (R) cảm lãi suất cảm lãi suất Trong mỗi giai đoạn kế hoạch (ngày, tuần, tháng,…), nếu giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất, ta có khe hở nhạy cảm lãi suất dương hay khe hở nhạy cảm tài sản. Và ngược lại, nếu giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất, ta có khe hở nhạy cảm lãi suất âm hay khe hở nhạy cảm nợ.  Trường hợp R = 0: giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất bằng giá trị nợ nhạy cảm lãi suất: khi lãi suất tăng hay giảm cũng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.  Trường hợp R > 0: giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơ