Tiểu luận Chính sách ngoại thương Trung Quốc

Vị trí: Đông Á, biên giới giáp với biển Đông Trung Quốc, vịnh Hàn Quốc, Hoàng Hải, và Nam Hải, giữa Bắc Triều Tiên và Việt Nam.  Diện tích: 9.596.960 km2  Lãnh thổ: tổng cộng 22.117 km.  Các quốc gia giáp ranh: Afghanistan 76 km, Bhutan 470 km, Burma 2,185 km, Ấn Độ 3,380 km, Kazakhstan 1,533 km, Bắc Triều Tiên 1,416 km, Kyrgyzstan 858 km, Lào 423 km, Mông Cổ 4,677 km, Nepal 1,236 km, Pakistan 523 km, Nga (Đông bắc) 3,605 km, Nga (Tây bắc) 40 km, Tajikistan 414 km, Việt Nam 1,281 km.  Biên giới nội địa: Hồng Kông 30 km, M acau 0.34 km  Tài nguyên thiên nhiên: Than, sắt, dầu, khí đốt, thủy ngân, thiếc, vonfram, mangan, vanadi, nhôm, chì, urani .  Diện tích đất sử dụng:  Đất canh tác: 15,4%  Vụ mù a chính: 1,25%  Khác: 83,35%  Ruộng nước : 525.800 km2  Thiên tai: Thường xuyên có bão (khoảng 5 lần trong năm ở biển phía Đông và Nam), lũ lụt, sóng thần, động đất, hạn hán, đất sụt lún.  Dân số: 1,348 tỷ  Dân tộc: Người Hán chiếm 91,9%, người Zhuang, Uygủ, Hui, Yi, M iêu, M ãn Châu, M ông cổ, Buyi, Hàn Quốc và các dân tộc khác chiếm 8,1%.  Tôn giáo: Đạo giáo, Phật giáo, Hồi giáo chiếm 1-2%, Thiên chúa giáo chiếm 3-4%  Ngôn ngữ: Tiếng phổ thông (tiếng Bắc Kinh), tiếng Quảng Đông, Thượng Hải,.  Phổ cập giáo dục: 90,9% tổng dân số

pdf33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách ngoại thương Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Chính sách ngoại thương Trung Quốc MỤC LỤC 1. Tổng quan về quốc gia Trung Quốc...............................................................................1 1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................................1 1.2. Đôi nét về lịch sử Trung Quốc: ...................................................................................2 2. Phân tích chính trị..............................................................................................................2 3. Phân tích kinh tế: ...............................................................................................................3 3.1. Tổng quan nền kinh tế Trung Quốc ............................................................................3 3.2. M ột số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Trung Quốc..........................................................5 3.3. Phân tích GDP và lực lượng lao động ........................................................................7 3.3.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): ........................................................................7 3.3.2 Lực lượng lao động...............................................................................................8 3.3.3 Lạm phát.................................................................................................................9 3.3.4 Tỉ giá Đồng Nhân dân Tệ...................................................................................11 3.3.5 Tăng trưởng GDP................................................................................................13 3.3.6 Ngoại thương Trung Quốc .................................................................................16 3.3.7 Cán cân thanh toán (BOP) .................................................................................21 4. Phân tích rủi ro: ...............................................................................................................25 4.1. Rủi ro chính trị ............................................................................................................25 4.2. Rủi ro kinh tế ...............................................................................................................25 4.2.1 Rủi ro hạ cánh cứng của Trung Quốc...............................................................25 4.2.2 Kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu: .....................................................................27 4.2.3 Nguy cơ chiến tranh thương mại: .....................................................................28 4.2.4 Chất lượng hàng hóa:..........................................................................................28 4.3. Rủi ro tài chính ............................................................................................................29 1. Tổng quan về quốc gia Trung Quốc 1.1. Vị trí địa lý  Vị trí: Đông Á, biên giới giáp với biển Đông Trung Quốc, vịnh Hàn Quốc, Hoàng Hải, và Nam Hải, giữa Bắc Triều Tiên và Việt Nam.  Diện tích: 9.596.960 km2  Lãnh thổ: tổng cộng 22.117 km.  Các quốc gia giáp ranh: Afghanistan 76 km, Bhutan 470 km, Burma 2,185 km, Ấn Độ 3,380 km, Kazakhstan 1,533 km, Bắc Triều Tiên 1,416 km, Kyrgyzstan 858 km, Lào 423 km, Mông Cổ 4,677 km, Nepal 1,236 km, Pakistan 523 km, Nga (Đông bắc) 3,605 km, Nga (Tây bắc) 40 km, Tajikistan 414 km, Việt Nam 1,281 km.  Biên giới nội địa: Hồng Kông 30 km, M acau 0.34 km  Tài nguyên thiên nhiên: Than, sắt, dầu, khí đốt, thủy ngân, thiếc, vonfram, mangan, vanadi, nhôm, chì, urani…..  Diện tích đất sử dụng:  Đất canh tác: 15,4%  Vụ mùa chính: 1,25%  Khác: 83,35%  Ruộng nước : 525.800 km2  Thiên tai: Thường xuyên có bão (khoảng 5 lần trong năm ở biển phía Đông và Nam), lũ lụt, sóng thần, động đất, hạn hán, đất sụt lún.  Dân số: 1,348 tỷ  Dân tộc: Người Hán chiếm 91,9%, người Zhuang, Uygủ, Hui, Yi, M iêu, M ãn Châu, M ông cổ, Buyi, Hàn Quốc và các dân tộc khác chiếm 8,1%.  Tôn giáo: Đạo giáo, Phật giáo, Hồi giáo chiếm 1-2%, Thiên chúa giáo chiếm 3- 4%  Ngôn ngữ: Tiếng phổ thông (tiếng Bắc Kinh), tiếng Quảng Đông, Thượng Hải,...  Phổ cập giáo dục: 90,9% tổng dân số Bảng 1: Một vài chỉ số cơ bản tại Trung Quốc Chỉ số cơ bản Trung Quốc Đông Á Thái Bình Dương Dân số (triệu dân) 1,348 1,838 Dân số thành thị 38% 38% Tốc độ tăng dân số 0,8% 1,0% Tỷ lệ tử vong trẻ em 30 (trên 1,000 ca sinh) 33 (trên 1,000 ca sinh) Tỷ lệ mù chữ (15 tuổi trở lên) 14% 13% Trang 1 Tuổi thọ trung bình 71 năm 69 năm Tỷ lệ sử dụng nước sạch 75% 76% Chỉ số Gini (thể hiện sự bất bình đẳng về phân phối thu 40,3 nhập) Nhật 24,9 Hàn Quốc 31,6 Malaysia 38,4 Việt Nam 36,1 Thái Lan 41,4 Mông Cổ 33,2 Nguồn: World Bank 1.2. Đôi nét về lịch sử Trung Quốc: Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc là nền văn minh đứng đầu thế giới về nghệ thuật và khoa học, nhưng trong thế kỷ 19 và đầu thể kỷ 20, Trung Quốc bị bao vây bởi sự bất ổn về dân sự, nạn đói nghiêm trọng, thất bại quân sự và bị nước ngoài chiếm đóng. Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, Đảng Cộng Sản của Mao Trạch Đông thành lập chế độ chuyên quyền xã hội chủ nghĩa nhằm đảm bảo chủ quyền của Trung Quốc và đã kiểm soát chặt chẽ cuộc sống hàng ngày cũng như chi phí sinh hoạt của hơn 10 triệu người dân. Sau năm 1978, người nối nghiệp của ông ta, Đặng Tiểu Bình, và các nhà lãnh đạo khác tập trung cho phát triển kinh tế thị trường và đến năm 2000 sản xuất đã tăng lên gấp 4 lần. Đối với phần lớn dân số, chất lượng cuộc s ống đã được cải thiện đáng kể và tự do cá nhân cũng được tự do phát triển hơn, nhưng kiểm soát chính trị vẫn bị thắt chặt. Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa từ 2002 đến nay: Cuộc khủng hoảng lớn nhất tầng lớp lãnh đạo mới của Trung Quốc do Hồ Cẩm Đào lãnh đạo phải đối mặt trong thế kỷ 21 là vấn đề về sức khỏe cộng đồng với đại dịch SARS. Lập trường của Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố khiến nước này trở nên gần gũi hơn với Hoa Kỳ, nhưng đã bị chỉ trích khi đàn áp những người theo chủ nghĩa ly khai tại Tân Cương. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số và sự phát triển tại các vùng nông thôn đã trở thành mục tiêu quan trọng của chính phủ. Với 1.3 tỷ dân, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trở thành một nhân tố quan trọng trong tương lai thế giới. 2. Phân tích chính trị  Tên chính thức: Cộng Hòa Nhân dân Trung Quốc  Loại hình nhà nước: Cộng Sản  Thủ đô: Bắc Kinh  Hiến pháp: hầu hết được công bố vào tháng 12 năm 1982  Hệ thống pháp luật: là sự kết hợp phức tạp giữa phong tục và luật pháp, luật hình sự, luật dân sự thô sơ có hiệu lực từ 01/01/1987; những bộ luật mới có hiệu lực từ Trang 2 năm 1980; Trung Quốc đang nỗ lực để cải thiện luật dân sự, hình sự, thương mại và quản lý.  Người đứng đầu nhà nước:  Chủ tịch: Hồ Cẩm Đào  Phó chủ tịch: Tập Cận Bình  Người đứng đầu chính phủ:  Thủ tướng: Ôn Gia Bảo  Chính phủ: hội đồng nhà nước được bầu chọn bởi Quốc hội  Bầu cử: Chủ tịch và phó chủ tịch được Quốc hội bầu chọn 5 năm một lần; kỳ bầu cử trước đó diễn ra vào tháng 3 năm 2008; Thủ tướng được Chủ tịch đề cử và được Quốc hội thông qua.  Lập Pháp: Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (2.985 ghế, nhiệm kỳ 5 năm) Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là nhà nước cộng sản trong suốt thế kỷ 20 và vẫn được công nhận là nhà nước cộng sản bởi các chuyên gia chính trị. Trong 2.000 năm, đến trước năm 1949, nhà nước bị nắm giữ bởi các tập đoàn phong kiến với sự ảnh hưởng sâu rộng của đạo Khổng đến cấu trúc chính trị và xã hội hiện nay. Chế độ chính trị của Trung Quốc được mô tả rộng rãi là: chuyên chế, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội và những hình thức hỗn hợp của các chế độ đó. Chính quyền Trung Quốc bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc chi phối. Có một vài đảng phái khác ở đây nhưng hầu hết đều có mối liên hệ hay là phụ thuộc vào đảng Cộng Sản. Ảnh hưởng của các đảng phái này với chính quyền rất nhỏ bé. Đảng Cộng Sản Trung Quốc có những chính sách để đàn áp và bắt giữ những tổ chức và cá nhân bị cho là gây nguy hại đến sức mạnh của Đảng, Những phát ngôn về chính trị bị kiểm soát chặt chẽ, có thể lấy sự kiện vụ biểu tình ờ Thiên An Môn làm ví dụ. Sự ủng hộ dành cho Đảng Cộng sản Trung Quốc của toàn dân là không rõ ràng vì không có các cuộc bầu cử toàn dân. Những nhà chính trị lo ngại về sự phân hóa giàu nghèo và sự tăng trưởng không ổn định cũng như nạn tham nhũng trong giai cấp lãnh đạo Trung Quốc. 3. Phân tích kinh tế: 3.1. Tổng quan nền kinh tế Trung Quốc Kể từ năm 1978 chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng Trang 3 sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế hỗn hợp. Theo đó, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và m ở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Trong thập niên 1980, các cải cách này đã giúp cho sản lượng nông nghiệp và công nghiệp hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 10% hay hơn. Thu nhập thực tế bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng gấp đôi. Ngành công nghiệp đã đạt được thành tựu lớn đặc biệt ở các khu vực duyên hải gần Hồng Kông và khu vực đối diện với eo biển Đài Loan, những nơi mà vốn đầu tư nước ngoài đã giúp thúc đẩy sản lượng của cả hàng hóa nội địa và hàng xuất khẩu. Trung Quốc đã trở thành một nước tự túc được về ngũ cốc; các ngành công nghiệp ở nông thôn đã chiếm 23% sản lượng nông nghiệp, giúp thu hút lực lượng lao động ở vùng quê. Lượng hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ đã tăng lên. Các cuộc cải cách đã được bắt đầu trong các hệ thống tài chính công, tài chính, ngân hàng, định giá và lao động. Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001. Về mặt trái của nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc, sự lãnh đạo theo chế độ hỗn hợp đã khiến nền kinh tế phải hứng chịu những kết quả tồi tệ nhất do các hạn chế của mô hình xã hội chủ nghĩa (sự quan liêu, mệt mỏi, tha hóa chính trị, không tôn trọng quyền sở hữu tư nhân) và các mặt trái của chủ nghĩa tư bản (thu nhập bất thường, phân hóa giàu nghèo, lạm phát tăng cao) gây ra. Do đó, Trung Quốc đã quay về đường lối cũ, tái thắt chặt kiểm soát của Trung ương trong những khoảng thời gian nhất định. Chính phủ đã nỗ lực để:  Duy trì tăng trưởng đầy đủ công ăn việc làm cho hàng chục triệu công nhân bị sa thải từ doanh nghiệp nhà nư ớc, người di cư, và những người mới tham gia vào lực lượng lao động.  Làm giảm tham nhũng và tội phạm kinh tế khác. Trang 4  Giữ lại các doanh nghiệp nhà nước quy mô hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong số đó đã được bảo vệ khỏi cạnh tranh bằng cách trợ cấp trong khi đã mất khả năng chi trả đầy đủ tiền lương và lương hưu. Từ năm 1993, sản lượng của cải vật chất tăng nhanh và giá cả leo thang, đầu tư bên ngoài ngân sách Nhà nước tăng vọt cùng với sự mở mang kinh tế đã được kích thích từ việc thành lập các đặc khu kinh tế, chúng cũng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế do có dòng chảy lớn của vốn đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế này. Chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn thêm những cải tổ dài hạn với mục tiêu để cho các thể chế định hướng thị trường có nhiều vai trò hơn đối với nền kinh tế và mục tiêu tăng cường kiểm soát hệ thống tài chính; các doanh nghiệp quốc doanh sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong nhiều ngành then chốt, theo một mô hình được gọi là một nền "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa". Đến nay Trung Quốc đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể và ổn định trong tiêu dùng, đầu tư, mức sống và nhiều thành tựu vượt bậc. Nền kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn đứng thứ hai thế giới về GDP danh nghĩa, chỉ sau Mỹ, được xem là nền kinh tế phát triển nhanh nhất của thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 10% qua 30 năm. Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Trên cơ sở thu nhập bình quân đầu người, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc đứng thứ 90 trong năm 2011. Nhìn chung các tỉnh trong khu vực ven biển của Trung Quốc có xu hướng công nghiệp hóa hơn các khu vực nội địa. Như một nền kinh tế m ới nổi và đang phát triển có nguồn gốc chủ yếu là từ các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay được quản lý bởi chỉ số tổng hợp tình hình sản xuất (PMI - Purchasing Managers Index). 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Trung Quốc Bảng 2 : M ột số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Trung Quốc qua các năm Chỉ tiêu - Tỷ USD 2008 2009 2010 2011 Ước tính 2012 GDP danh nghĩa 4,521 4,991 5,930 7,298 GDP-tính theo PPP 8,219 9,057 10,086 11,290 GDP bình quân đầu người (danh 3,413 3,748 4,432 5,449 nghĩa) GDP bình quân đầu người (tính 6,189 6,786 7,519 8,382 theo PPP) Tăng trưởng GDP thực (%) 9.60% 9.20% 10.40% 9.20% 8.20% Lạm phát (%) 5.90% -0.70% 3.30% 5.40% 3.30% Nợ công (% tổng nợ chính phủ 17.00% 17.70% 33.50% 25.80% 22.00% trên GDP) Trang 5 Thâm hụt ngân sách công (%) -0.40% -3.10% -2.30% -1.20% -1.30% Dân số (triệu người) 1,324 1,331 1,337 1,348 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 4.00% 4.30% 4.10% 4.10% 4.00% Xuất khẩu 1,432 1,202 1,506 1,904 Nhập khẩu 1,151 1,006 1,156 1,743 Nguồn: World Bank  Năm 2011 xếp hạng thứ 2 về GDP (danh nghĩa) và hạng thứ hai về GDP (PPP) trên thế giới (chỉ sau Mỹ).  Tiền tệ: Đồng nhân dân tệ (CNY)  Tỷ giá hối đoái cố định U SD = 6.458843 CNY (Trung bình trong năm 2011)  Các tổ chức thương mại: WTO , APEC , G-20 và một số tổ chức khác  Hàng hóa xuất khẩu: Điện và các máy móc thiết bị, bao gồm cả thiết bị xử lý dữ liệu, may mặc, dệt may, sắt thép, quang học và thiết bị y tế. Tăng trưởng xuất khẩu vẫn tiếp tục là một thành phần quan trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc - nước có xuất khẩu tạo ra tới 25% GDP và 200 triệu việc làm. Xuất khẩu ở mức thấp làm tăng lo ngại về sự s uy giảm của kinh tế Trung Quốc. Các đối tác xuất khẩu chính: Hoa Kỳ 17,1%, Hồng Kông 14,1%, Nhật Bản 7,8%, Hàn Quốc 4,4%, Đức 4% (2011).  Hàng hóa nhập khẩu: Điện và các m áy móc, dầu và khoáng sản nhiên liệu, quang học và thiết bị y tế, quặng kim loại, nhựa, hóa chất hữu cơ. Các đối tác nhập khẩu chính Nhật Bản 11,2%,% Hàn Quốc 9.3, Mỹ 6,8%, Đức 5,3%, Úc 4,6% (2011).  Các lĩnh vực kinh tế:  Nông nghiệp Các sản phẩm nông nghiệp chính: lúa, lúa mỳ, khoai tây, lúa miến, lạc, chè, kê, lúa mạch, bông vải, hạt dầu, thịt lợn, cá.  Công nghiệp Các ngành chính: sắt thép, than đá, máy móc, vũ khí, may mặc, dầu mỏ, xi măng, hóa chất, giày dép, đồ chơi, chế biến thực phẩm, ô tô, điện tử tiêu dùng, viễn thông, công nghệ thông tin. Các ngành công nghiệp quốc doanh lớn có thể kể đến: sắt, thép, chế tạo máy, các sản phẩm công nghiệp nhẹ, vũ khí và hàng dệt may. Các ngành này đã trải qua một thập kỷ cải cách (1979-1989) song không có thay đổi phương thức quản lý nào đáng kể. Các sản phẩm máy móc và điện tử đã trở thành các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc. Trang 6  Dịch vụ: Trung Quốc xếp thứ 9 thế giới về giá trị sản lượng dịch vụ. Tỷ trọng điện năng và viễn thông cao đảm bảo xu thế tăng trưởng nhanh dài hạn trong lĩnh vực dịch vụ 3.3. Phân tích GD P và lực lượng lao động 3.3.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Trung Quốc đạt giá trị 7298,10 tỷ đô la Mỹ trong năm 2011. Giá trị gia tăng GDP của Trung Quốc tương đương với 11,77% của nền kinh tế thế giới. Trong lịch sử, từ năm 1960 đến năm 2011, GDP của Trung Quốc trung bình đạt 963,6 tỷ đô la, cao nhất đạt 7298,1 tỷ đô la vào tháng 12/2011 và thấp nhất đạt 46,5 tỷ đô la vào tháng 12/1962. Bảng 3: Tổng sản phẩm quốc nội (GD P) qua các năm Bảng 4: Cơ cấu % GDP (danh nghĩa) phân theo lĩnh vực qua các năm Cơ cấu GDP danh nghĩa qua các năm 60.0% 50.0% 40.0% Nông nghiệp % 30.0% Công nghiệp 20.0% Dịch vụ 10.0% 0.0% 91 93 95 97 99 01 03 05 07 09 11 ,9 ,9 ,9 ,9 ,9 ,0 ,0 ,0 ,0 ,0 ,0 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 Nguồn:World Bank Trang 7 Qua biểu đồ nhận thấy hai lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế có truyền thống là nông nghiệp và công nghiệp, cùng sử dụng hơn 70% lực lượng lao động và sản xuất hơn 60% GDP. Hai lĩnh vực khác nhau ở nhiều khía cạnh. Công nghệ, năng suất lao động và thu nhập đã được cải tiến nhanh chóng trong ngành công nghiệp hơn trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản lượng nông nghiệp dễ bị tổn thương với các tác động của thời tiết, trong khi ngành công nghiệp ảnh hưởng trực tiếp bởi chính phủ. Sự chênh lệch giữa hai khu vực này đã kết hợp để tạo thành một khoảng cách kinh tế - văn hóa - xã hội giữa các vùng nông thôn và thành thị. 3.3.2 Lực lượng lao động Trước đây, Trung Quốc là đất nước dư thừa lao động, một yếu tố giúp nước này có lợi thế lớn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên đến năm 2005, nền kinh tế mở rộng gấp 20 lần, hơn phân nửa dân số sống ở các đô thị, Trung Quốc đã xuất hiện các dấu hiệu cầu về lao động lớn hơn, với việc người lao động có thể chọn công việc được trả lương cao hơn và các điều kiện làm việc tốt hơn, giúp cho cho nhiều người lao động có thể từ bỏ cuộc sống cư xá tù túng và công việc nhà máy buồn tẻ là đặc trưng của các ngành xuất khẩu ở Quảng Đông và Phúc Kiến. Lương tối thiểu bắt đầu tăng lên đến mức tương đương 100 đô la Mỹ một tháng trong khi nhiều công ty tranh giành lao động có thể trả 150 USD mỗi tháng. Sự chuyển biến cơ cấu dân số là hệ quả của chính sách một con tiếp tục làm giảm nguồn cung lao động những người trong độ tuổi lao động. Theo số liệu thống kê dân số của Cục Thống Kê Trung Quốc, trong năm 2010 tỷ lệ dân số nằm trong độ tuổi 0-14 giảm xuống còn 16,6% thay vì mức 22,9% của năm 2000. Trong khi đó, dân số trên 60 tuổi tăng lên 13,3% so với mức cũ là 10,3%. N gân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự đoán tỷ lệ dân số trên 60 tuổi của Trung Quốc sẽ tăng lên mức 33% vào năm 2050. Từ đó dẫn đến chi phí lao động tiếp tục tăng và sự thiếu hụt lao động không có tay nghề cao với hơn một triệu lao động đang được tìm kiếm, tạo sức ép lợi nhuận đối với các nhà sản xuất có giá trị gia tăng thấp. Với tình trạng khan hiếm lao động ngày càng trầm trọng, cùng với sự tiếp tục nỗ lực thúc đẩy việc làm trong năm, đưa ra các chính sách thuế ưu đãi và hỗ trợ tài chính, năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc vẫn giữ nguyên là 4,1% so với năm 2010 và đã giảm mức kỷ lục 3,9% trong tháng 9/2012. Trang 8 Bảng 4: Thống kê tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc (%) Thống kê từ năm 2002 đến năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp trung bình tại Trung Quốc đạt 4,2%. 3.3.3 Lạm phát Bảng 5: Tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc qua các năm (%) Nguồn: IMF Thống kê cho thấy tỷ lệ lạm phát trung bình ở Trung Quốc từ 2002 đến 2012. Tỷ lệ lạm phát được tính bằng cách sử dụng việc tăng giá của một rổ hàng hóa xác định. Giỏ sản phẩm có chứa các sản phẩm và dịch vụ, mà người tiêu dùng trung bình dành tiền trong suốt cả năm. Chúng bao gồm các chi phí cho các cửa hàng tạp hóa, quần áo, tiền Trang 9 thuê nhà, điện, viễn thông, các hoạt động giải trí và nguyên liệu (ví dụ như dầu,
Luận văn liên quan