Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế hiện nay, hội nhập
và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế không thể
nào đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của
mình, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.
Tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế(WTO)- tổ chức thương mại
toàn cầu lớn nhất và quan trọng nhất sẽ mang lại cho quốc gia thành viên
nhiều cơ hội mới, lớn lao về mở rộng thị trường xuất- nhập khẩu, tiếp nhận
những hàng hóa, dịch vụ, công nghệ kỹ thuật và quản lý, được đối xử công
bằng trên thị trường thế giới, cải thiện các điều kiện cần thiết cho phát triển
kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong nước. Mỗi
nước khi tham gia WTO đều có một chinh sách thương mại riêng nhưng dựa
trên các nguyên tắc và khuôn khổ của tổ chức.
Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của
nền kinh tế, Trung Quốc đã vượt qua 3 trụ cột kinh tế chính đang phục hồi
chậm chạp đó là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vai
trò của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng tăng nhanh, nhất là trên
lĩnh vực thương mại. Sự thành công đó một phần là nhờ vào việc hoạch định
và điều hành các chính sách của chính phủ Trung Quốc khá sát với tình hình
đất nước và trên thế giới.
Với chính sách thương mại hiện nay của mình, Trung Quốc đang dần
trở thành nguồn cung cấp hàng hoá cho toàn thế giới. Điều này đã khiến cho
các nền kinh tế lớn lo ngại và trở thành đề tài chính trong các cuộc thương
thảo về thương mại hiện nay.
Do vậy, chúng em đã chọn vấn đề:
“ Chính sách thương mại của Trung Quốc”
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5037 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách thương mại của Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Chính sách thương mại
của Trung Quốc
2
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế hiện nay, hội nhập
và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế không thể
nào đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của
mình, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.
Tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế(WTO)- tổ chức thương mại
toàn cầu lớn nhất và quan trọng nhất sẽ mang lại cho quốc gia thành viên
nhiều cơ hội mới, lớn lao về mở rộng thị trường xuất- nhập khẩu, tiếp nhận
những hàng hóa, dịch vụ, công nghệ kỹ thuật và quản lý, được đối xử công
bằng trên thị trường thế giới, cải thiện các điều kiện cần thiết cho phát triển
kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong nước. Mỗi
nước khi tham gia WTO đều có một chinh sách thương mại riêng nhưng dựa
trên các nguyên tắc và khuôn khổ của tổ chức.
Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của
nền kinh tế, Trung Quốc đã vượt qua 3 trụ cột kinh tế chính đang phục hồi
chậm chạp đó là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vai
trò của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng tăng nhanh, nhất là trên
lĩnh vực thương mại. Sự thành công đó một phần là nhờ vào việc hoạch định
và điều hành các chính sách của chính phủ Trung Quốc khá sát với tình hình
đất nước và trên thế giới.
Với chính sách thương mại hiện nay của mình, Trung Quốc đang dần
trở thành nguồn cung cấp hàng hoá cho toàn thế giới. Điều này đã khiến cho
các nền kinh tế lớn lo ngại và trở thành đề tài chính trong các cuộc thương
thảo về thương mại hiện nay.
Do vậy, chúng em đã chọn vấn đề:
“ Chính sách thương mại của Trung Quốc”
làm đề tài tiểu luận.
3
I.CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ CAM KẾT CỦA
TRUNG QUỐC TRONG QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO
Theo lịch trình cụ thể, Trung Quốc cam kết sẽ xóa bỏ sự phân biệt đối
với hàng hóa nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc, xóa bỏ hệ thống hai giá,
loại bỏ các hạn chế về buôn bán, đưa vào những chính sách hành chính
thống nhất, giảm thuế hoặc xóa bỏ hạn ngạch với hàng dệt may, xóa bỏ các
hàng rào phi thuế quan, mở cửa đối với các lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng,
bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông, bưu điện, luật pháp, kế toán, dịch vụ
liên quan đến máy tính, xóa bỏ kiểm soát giá, cải cách các doanh nghiệp
thương mại nhà nước và cho phép các công ty nước ngoài tăng tỷ lệ sở hữu
cũng như phân phối hàng hóa tại Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đồng ý tham gia nhiều hiệp định liên quan
tới cải cách luật pháp, cấp phép nhập khẩu, và trợ giúp doanh nghiệp vừa và
nhỏ, thực hiện nghĩa vụ với hơn 20 hiệp định WTO đa phương như GATT,
Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ(GATS), hàng rào kỹ thuật đối với
thương mại(TBT), các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại(TRIMS),
lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại(TRIPS).
-Mô hình:
Thúc đẩy xuất khẩu kết hợp với bảo hộ một cách có chọn lọc các ngành
CN có lợi thế quốc gia
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu
a)Chính sách mặt hàng:Chia làm 3 giai đoạn:
+giai đoạn 1:
Từng bước chuyển từ XK các sản phẩm thô,sơ chế trong đó chủ yếu
là nông sản và khoáng sản sang XK các sản phẩm công nghiệp nhẹ,chế
biến sử dụng nhiều lao động. Điển hình là lĩnh vực dệt may.
+giai đoạn 2:
Chuyển từ giai đoạn xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ nhiều
lao động sang xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng chế tạo&hóa chất
Điển hình là ngành ô tô, lĩnh vực năng lượng- dầu mỏ.
+giai đoạn 3:
Chuyển từ XK sản phẩm công nghiệp nặng,hóa chất sang XK các sản
phẩm công nghệ cao.Trong đó các mặt hàng sản xuất sử dụng nhiều lao
động,mặt hàng mang tính đặc trưng dân tộc ưu tiên để XK sang thị trường
4
các nước phát triển.Còn đối với những mặt hàng sử dụng nhiều vốn&công
nghệ cao dc tập trung sx để xuất khẩu sang các nước có trình độ thấp hơn.
Đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Đối với nhập khẩu:
TQ ưu tiên NK sản phẩm công nghệ như máy móc thiết bị và
các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng XK
b)Chính sách thị trường:
TQ áp dụng các biện pháp ưu tiên khuyến khích trong việc thâm
nhập thị trường mới và thị truờng hiện có bằng cách XK những sản phẩm
mới có khả năng cạnh tranh nhằm đạt dc mục tiêu đa dạng hóa thị trường
trong quan hệ TMQT nói chung và XK nói riêng
Mục tiêu đa dạng hóa được thực hiện khá thành công nhờ có sự đóng
góp đáng kể của hệ thống các cơ quan thương vụ của TQ ở nc ngoài.
Định hướng về thị trường được xác định theo 2 nhóm :
+ Nhóm thị trường các nước phát triển : các mặt hàng truyền thống,
tuyệt đối
+ Nhóm mặt hàng các nước có trình độ phát triển thấp hơn: Châu Á đề
xuất khẩu mặt hàng công nghiệp cao
c) Các biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia vào XK:
1 Nhóm các biện pháp xúc tiến thương mại hỗ trợ cho DN trong hoạt
động Marketing XK được thực hiện ở mạng lưới các cơ quan thương vụ
của TQ ở NN và hệ thống các văn phòng thúc đẩy xuất khẩu trong nước.
+Văn phòng thúc đâỷ XK(EPO)thực hiện:
.tư vấn và hỗ trợ cho các DN trong việc đánh giá phân tích và xử lý thị
trường
.tư vấn và hỗ trợ các DN trong việc lựa chọn sử dụng công nghệ SX và
nguyên liệu đầu vào
.tư vấn và hỗ trợ các DN trong việc thiết kế mẫu mã,kiểu dáng sản
phẩm và lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp
.giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp về môi trừơng luật pháp,chính
sách
+Chính sách thương vụ: Có mặt ở trên 220 quốc gia trên thế giới
.Hỗ trợ cho chính phủ trong việc tham gia vào kí kết các hiệp
định thương mại,đàm phán để ra nhập các tỏ chức thương mại
khu vực và thế giới
.Hỗ trợ chính phủ và các doanh nghiệp trong việc giải quyết các
tranh chấp thương mại nhằm bảo vệ lợi ích tối đa cho các doanh
nghiệp
.Cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài cho các doanh
nghiệp trong nước
5
.Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm các khách hàng,kí kết hợp
đồng và tạo lập kênh phân phối
.Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong việc giới thiệu quảng
bá sản phẩm ra thị trường nước ngoài
-Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu
2 Xây dựng các hệ thống văn bản pháp luật và các cơ quan chức năng
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và giám định chất lượng hàng XK trước khi
đưa ra nước ngoài theo các tiêu chuẩn quốc gia,các tiêu chuẩn được cam kết
với nước bạn hàng và các tiêu chuẩn quốc tế.
3. Áp dụng thưởng XK đối với 100 SPXK đạt chất lượng cao nhất
dc bình chọn hàng năm kết hợp với thành tích thâm nhập thị trường mới
+Hỗ trợ tài chính chủ yếu thông qua chính sách tín dụng ưu đãi cho
các doanh nghiệp cải tiến công nghệ và áp dụng công nghệ mới để nâng cao
chất lượng hàng XK
4. Các biện pháp khác:
+cung cấp tín dụng ưu đãi cho DN sản xuất hàng XK
+Áp dụng và duy trì tỷ giá thấp đối với đồng nhân dân tệ để khuyến
khích XK đồng thời tạo đk cho các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch
ngoại hối để đảm bảo cho việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và máy móc
+Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đăc biệt là CSHT giao thông,xây
dựng khu chế xuất,đặc khu kinh tế mở tạo môi trng thuận lợi cho họat động
sản xuất kinh doanh xuất khẩu.
+ Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập DN dựa trên đại bàn hoạt động
và tỷ trọng giá trị hàng hóa XK trong đó các DN hoạt động trong đặc khu
kinh tế vàcó tỷ trọng giá trị XJ từ 70% trở lên trong tổng doanh thu sẽ được
hưởng mức ưu đãi thuế thu nhập DN cao nhất. Đồng thời Chính phủ thực
hiện chính sách hoàn thuế cho các DN tham gia vào XK
+ Chính Phủ thực hiện 1 cách có hiệu quả chính sách thu hút FDI để
hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu XK .Thông qua thu hút vốn, CN kinh
nghiệm quản lý hiện đại và hiệu quả của đối tác nước ngoài đồng thời kết
hợp giữa thương hiệu trong nước với thương hiệu hàng hóa nước ngoài để
phát triển khả năng thâm nhập thị trường XK “ lấy thị trường đổi CN”
Trung Quốc đã đồng ý mở cửa các lĩnh vực dầu thô và dầu chế biến cho
các thương gia tư nhân qua việc tự do hóa dần và giảm sự độc quyền mậu
dịch bằng việc cho lĩnh vực tư nhân nhập khẩu 4 triệu tấn các sản phẩm dầu
và 10% dầu thô nhập khẩu. Trung Quốc cũng sẽ mở cửa lĩnh vực phân phối
bán lẻ mặt hàng này sau 3 năm gia nhập WTO, và cho phép các công ty
nước ngoài có ít nhất 30% ở mỗi trạm xăng dầu. Trung Quốc sẽ mở cửa thị
trường bán buôn sau 5 năm gia nhập WTO.
6
Trong lĩnh vực viễn thông, các nhà kinh doanh nước ngoài được phép
nắm tới 25% cổ phần ở các công ty viễn thông di động, tăng lên 35% một
năm sau đó, và lên 49% trong 3 năm tiếp theo. Trong các dịch vụ Internet,
truyền thông và các dịch vụ giá trị gia tăng khác, các công ty nước ngaoif có
thể nắm giữ ngay 30% ở các công ty Trung Quốc thuộc các tỉnh Bắc Kinh,
Thượng Hải và Quảng Châu, tỷ lệ này sẽ tăng lên 50% sau 2 năm khi mọi
han chế về khu vực địa lý được xóa bỏ. Các hãng nước ngoài được quyền sở
hữu và xâm nhập thị trường dịch vụ viễn thông và nâng cao sự bảo vệ bản
quyền thông qua việc Trung Quốc thực thi Hiệp định về các lĩnh vực liên
quan đến thương mại bản quyền(TRIPS).
Trong ngành chứng khoán, một số liên doanh nước ngoài được phép
tham gia vào quản lý quỹ theo cùng phương thức quản lý của các công ty
Trung Quốc. Ba năm sau khi gia nhập WTO, các công ty nước ngoài sẽ
được nắm giữ 49% ở các liên doanh.
Các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép kinh doanh đồng NDT với các
công ty của Trung Quốc sau 2 năm khi Trung Quốc gia nhập WTO, và với
các cá nhân Trung Quốc sau 5 năm. Sau khi Trung Quốc gia nhập, các ngân
hàng nước ngoài có thể nắm giữ 15% thị trường tiền gửi là ngoại hối, 10%
tiền gửi là NDT, 20-30% tiền cho vay là ngoại hối và 15% tiền cho vay là
NDT.
Trung Quốc sẽ cho phép “ kiểm soát việc quản lý một cách có hiệu
quả” trong các liên doanh bảo hiểm nhân thọ, mặc dù cổ phần nước ngoài
chỉ được hạn chế ở 50%. Tung Quốc sẽ cho phép các nhà bảo hiểm nước
ngoài tham gia vào các lĩnh vực bảo hiểm y tế, hưu trí,… trong vòng 5 năm
và cho phép các chi nhánh của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động
từ 2 năm sau khi gia nhập WTO.
Chính sách quản lý NK
1. Áp dụng biện pháp thuế quan NK. Đây là công cụ được sử dụng
phổ biến nhất và với mục đích bảo hộ các ngành CN non trẻ.
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO mức thuế quan NK được điều
chỉnh giảm dần từ 42,5% năm 95 xuống 15,2% năm 2001.
Cụ thể Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu ô tô còn 25% vào giữa năm
2006 so với mức 80%-100% và xóa bỏ mọi hạn chế đối với loại xe hơi sản
xuất từ các nước liên doanh Trung Quốc- EU trong vòng 2 năm. Ngành ô tô
nước này là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nhất khi Trung Quốc
gia nhập WTO do phải cạnh tranh mạnh mẽ trong điều kiện nhập khẩu ô tô
và phụ tùng ô tô tăng mạnh sau khi giảm thuế. Thuế đối với các linh kiện ô
tô sẽ giảm từ mức trung bình 23,4% xuống còn trung bình 10%. Ngoài ra,
các hãng nước ngoài được phép hoạt động mua bán và mạng lưới dịch vụ
riêng trong vòng 3 sau khi Trung Quốc vào WTO.
7
Thuế đối với sản phẩm nông nghiệp giảm từ 22% xuống còn 17%.
Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế thu nhập các sản phẩm như dầu hạt cải, bơ
quýt, và rượu vang còn khoảng 9% đến 18% so với trước đó là 25-85%. Các
nhà sản xuất Trung Quốc sẽ thiệt hại lớn do cắt giảm thuế, tự do nhập khẩu
hơn sẽ làm cho ngũ cốc Trung Quốc như ngô và đậu tương phải cạnh tranh
với các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng cao hơn
Trung Quốc đồng ý tham gia Hiệp định Công nghệ thông tin(ITA) và
cam kết xóa bỏ thuế đối với các sản phẩm thuộc danh sách ITA bao gồm:
các sản phẩm bán dẫn, máy tính, phụ kiện và thiết bị viễn thông. Thuế đối
với các thiết bị viễn thông sẽ được giảm dần và xóa bỏ vào năm 2005.
2.Áp dụng hạn ngạch NK : được áp dụng đối với các loại sp cần được
kiểm soát 1 cách chặt ché để bảo hộ cho nền sản xuất trong nước : thép, hóa
chất, dệt may
Dệt may là một trong số rất ít lĩnh vực sẽ có lợi nhờ gia nhập WTO khi
xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên việc này sẽ cho phép các nước nhập
khẩu hàng dệt may Trung Quốc hạn chế nhập khẩu hàng Trung Quốc phá vỡ
thị trường của họ.
3. Đưa ra các biện pháp chống bán phá giá
II.GIAI ĐOẠN TỪ 2002 ĐẾN NAY
Mô hình chính sách :
Thúc đẩy xuất khẩu tiếp tục đc duy trì đồng thời thực hiện tự do hóa
thương mại theo quy định của WTO và các cam kết trong hiệp định
thương mại song phương và đa phương
Biện pháp :
Các biên pháp thúc đẩy XK
+Tiếp tục thực hiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở thời kỳ trc đồng
thời tăng cường áp dụng các biện pháp mới thông qua việc chú trọng hoàn
thiện hệ thống pháp luật
Cụ thể từ 1/1/2002 chính phủ TQ ban hành luật thuế đối kháng và chống
bán phá giá nhằm đảm baỏ môi trường cạnh tranh bình đẳng cho hàng TQ
và hàng hóa nước ngoài. Cùng với các biện pháp về chống bán phá giá, đối
kháng và tự vệ, Luật Ngoại thương cho phép chính phủ thực hiện các biện
pháp thương mại khác dựa trên kết quả điều tra thương mại. Các điều tra
thương mại bao gồm các hàng rào thương mại ở các nước khác, hạn chế
phân biệt đối xử trong thương mại của các nước khác chống lại Trung
Quốc, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của thể nhân Trung Quốc ở các nước, các
hoạt động cạnh tranh không bình đẳng gây thiệt hại cho trật tự ngoại
8
thương, và các hoạt động thương mại khác ảnh hưởng tới lợi ích an ninh
quốc gia.
+xây dựng CSHT
Nhằm mục đích nâng cao dân trí, hiện đại hóa nền kinh tế, tạo điều kiện tốt
nhất cho đời sống của người dân và đặc biệt là tạo ra môi trường làm việc
hiện đại, tạo hiệu quả cao và năng suất lao động tốt nhất =>phát triển nền
kinh tế, đẩy mạng xuất khẩu hàng hóa
Xét về cơ sở hạ tầng, Trung Quốc đã xây dựng được 353 triệu kw trong lĩnh
vực năng lượng; tổng chiều dài đường cao tốc là 1,76 triệu km trong đó
25.200 km là đường siêu tốc, đưa Trung Quốc từ hàng thứ 39 lên hàng thứ 2
trên thế giới; lắp đặt 470.000km đường cáp quang, tăng chiều dài đường sắt
lên 71.500km.
.
+ Tăng cường thực hiện các bp xúc tiến TM để thực hiện sự hỗ trợ
tích cực hơn của CP cho các DN tham gia vào XK thay thế cho các bp
hỗ trợ trực tiếp,
-Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thông qua quỹ
phát triển (khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư ra nước ngoài, tạo
điều kiện giải quyết vấn đề liên quan tới các vụ kiện chống bán phá giá,
khuyến khích giao dịch điện tử, hỗ trợ đăng ký thương hiệu, phát triển kết
cấu hạ tầng…);Hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tàu (trong mắt xích phát
triển), tạo điều kiện thúc đẩy liên kết, hợp tác kinh doanh;
- Đưa quyền sản xuất và xuất khẩu cho các xí nghiệp sản xuất cỡ vừa và
nhỏ, từng bước mở rộng quyền kinh doanh ngoại thương cho tổng công
ty xuất nhập khẩu.
- Ưu tiên cho hai tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến mở rộng quyền hạn kinh
doanh xuất nhập khẩu.
- Cho phép các địa phương có thể thành lập các công ty ngoại thương địa
phương. Các thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh cũng được phép
thành lập tổng công ty ngoại thương riêng.
Cho phép 19 Bộ, ngành của Trung ương được thành lập tổng công ty
xuất nhập khẩu để phân tán một số hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc bộ
ngoại thương trước đây kinh doanh sang các công ty xuất nhập khẩu
thuộc Bộ, ngành hữu quan, tạo điều kiện kênh buôn bán và tăng cường
kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ.
9
+CP TQ thực hiện tăng cường dự trữ ngoại tệ nhằm bình ổn tỷ giá hối
đoái tạo đk thuận lợi cho các DN tham gia vào XK và thu hút ĐTNN.
Dự trữ ngoại tệ là 286.4 tỷ USD sau một năm gia nhập WTO, điều này cho
thấy Trung Quốc đang thực hiện chính sách này một cách nghiêm túc và đây
cũng là một trong những chính sách khôn ngoan của Trung Quốc để có thể
làm chủ đồng Nhân dân tệ, và không bị ảnh hưởng bởi những đồng tiền
mạnh trên thế giới.
+ Tăng cường hoạt động hỗ trợ thanh thoán từ NHTW TQ thông qua
việc ký kết HĐịnh hợp tác với NHTW NN trong việc cung cấp dịch vụ
thanh toán quốc tế và mở đại diện NHTM của NN tại TQ và đại diện NHTM
TQ ở NN : chuyển đổi tiền tệ và mở thư tín dụng
Trung Quốc muốn tạo điều kiện thanh toán tốt nhất cho những DN XNK,
nhằm đảm bảo quyền lợi cho các DN và thúc đẩy XK
+Tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm tra và giám định hàng xuất
khẩu và tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với hàng xuất khẩu chất
lượng cao vào các nước phát triển
Nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của nước mình để có thể
xuất sang các thị trường đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản
phẩm, tránh để xảy ra tình trạng hàng hóa bị trả lại do không vượt qua được
những kiểm tra của thị trường như EU Mỹ, gây tốn thất lớn cho DN XNK ,
ảnh hưởng đến nền kinh tế chung.
+Công tác đào tạo nguồn nhân lực:Chính phủ TQ chú trọng phát triển
mạng lưới các trung tâm dạy nghề,nâng cao chất lượng đà tạo đại học,cao
đẳng trong nc kết hợp với các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế .
Nhằm mục đích nâng cao tay nghề của công nhân để tạo ra những sản phẩm
đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo mặt hàng xuất khẩu có thể vượt qua đc
những thử thách khắt khe của thị trường những nước lớn như Mỹ hay EU
+Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đầu tư nước ngoài trong các lĩnh
vực và dự án: cải cách nông nghiệp truyền thống; phát triển sản phẩm điện
tử liên
quan đến công nghệ thông tin; kỹ thuật sinh học; nguyên liệu mới; ngành
công nghiệp hàng không, không gian và các ngành công nghiệp kỹ thuật cao
khác; xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển; phát triển ngành
hoá học và hoá dầu; xây dựng các ngành công nghiệp cơ sở khác; áp dụng
công nghệ cao và thiết bị để thay đổi các ngành công nghiệp truyền thống
như
10
cơ khí, đèn, dệt may, v.v. ở miền Tây tập trung vào năng lượng, giao thông,
bất động sản, cơ sở hạ tầng và đầu tư; hướng vốn đầu tư nước ngoài vào
thành
lập các doanh nghiệp cho tương hợp, doanh nghiệp hướng xuất khẩu cũng
như mở cửa hơn nữa lĩnh vực dịch vụ.
Biện pháp quản lý NK
+ Chuyển sang áp dụng các bp mang tính kỹ thuật dựa theo tiêu chuẩn
quốc gia và quốc tế trong đó đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn về vệ sinh an
toàn thực phẩm và tiêu chuẩn về môi trường
Các hàng rào phi thuế quan mà Trung Quốc thường xuyên sử dụng là các
tiêu chuẩn kỹ thuật và sức khoẻ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Tiêu
chuẩn kỹ thuật được tạo ra nhằm mục đích đảm bảo chất lượng và độ an
toàn của sản phẩm hoặc bảo vệ con người, động thực vật hoặc môi trường.
Tuy nhiên các tiêu chuẩn kỹ thuật này lại tạo ra hàng rào thương mại nhằm
hạn chế việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu do chúng được áp dụng tuỳ tiện và
phân biệt đối xử. Vì lý do này mà WTO yêu cầu các quy định về kỹ thuật và
sức khỏe trong nước không được tạo ra những hạn chế thương mại, nhằm
đảm bảo mục tiêu chính đáng và không được áp dụng với cách thức có thể
dẫn đến sự tuỳ tiện và phân biệt đối xử giữa các nước. Các thành viên WTO
có nghĩa vụ sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế hiện có và liên quan làm cơ sở
cho các tiêu chuẩn của quốc gia mình. Các quy định về tiêu chuẩn cụ thể
được quy định tại Hiệp định của WTO về hàng rào kỹ thuật trong thương
mại (TBT) và việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS).
Sau khi gia nhập, Trung Quốc đã sửa đổi một số luật và quy định liên quan
nhằm đảm bảo sự phù hợp với WTO và cơ cấu lại các cơ quan trung ương
chịu trách nhiệm quản lý và thực thi các quy định về kỹ thuật và sức khỏe.
Hoạt động thiết lập và áp dụng tiêu chuẩn cũng ngày càng được các đối tác
thương mại của Trung Quốc quan tâm. Hiện nay, phần lớn các tiêu chuẩn
của Trung Quốc không dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế. Có rất nhiều lời
phàn nàn về thủ tục rườm rà, tốn kém, phiền toái cho việc đăng ký sản
phẩm, cấp phép và chứng nhận sản phẩm nhằm hạn chế việc xuất khẩu và
nhập khẩu. Hơn thế nữa, trong những năm gần đây Trung Quốc đã xây
dựng
11
.+Từng bước áp dụng c/s chống bán phá giá nhằm tạo ra mt cạnh tranh bình
đẳng và bảo vệ lợi ích cho các DN trong nước dựa trên luật chống bán phá
giá được ban hành năm 2002
Trung Quốc trong thời gian vừa qua sử dụng khá nhiều các biện pháp c