Tiền tệ là sản phẩm của quan hệ trao đổi hàng hóa. Có thể nói bất cứ vật gì
được chấp nhận chung để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc để thanh toán các khoản nợ
đều được gọi là tiền tệ.
Tiền tệ có vai trò quan trọng trong kinh tế thị trường. Để phát huy được vai trò đó,
nhà nước phải hoạch định CSTT theo những định hướng nhất định, hình thành
CSTT.
Như vậy, CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô do NHTW soạn thảo và
tổ chức thực hiện nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời
kỳ nhất định.
Trong tác phẩm “Tiền tệ, ngân hàng và TTTC”, F.S. Miskin đã đưa ra quan
điểm về CSTT theo nghĩa rộng: “CSTT là một trong các chính sách vĩ mô, trong đó
ngân hàng Trung ương thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và
điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm tác động tới các mục tiêu cơ bản của nền
kinh tế trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là công ăn việc
làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định TTTC và ổn
định tỷ giá hối đoái”.
Bất kỳ nền kinh tế nào, ổn định tiền tệ và nâng cao sức mua đồng tiền trong
nước luôn được coi là mục tiêu có tính chất dài hạn. NHTW điều hành CSTT phải
kiểm soát được tiền tệ, làm sao cho phù hợp giữa khối lượng tiền với mức tăng tổng
sản phẩm quốc dân danh nghĩa, giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, giữa tiền và hàng,
không gây thừa hoặc thiếu tiền so với nhu cầu của lưu thông.
118 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2363 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
PHẦN I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ............................................................................................4
1. Khái niệm chính sách tiền tệ ..........................................................................................4
1.1. Chính sách tiền tệ là gì?..........................................................................................4
1.2. Phân loại chính sách tiền tệ ....................................................................................4
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ ......................................................................................5
2.1. Mục tiêu cuối cùng .................................................................................................5
2.1.1. Mục tiêu ổn định...................................................................................................5
2.1.1.1. Ổn địn h g iá cả (kiểm soát lạm phát ở mức mong muốn).....................................5
2.1 .1.2. Ổn địn h lã i su ất.............................................................................................5
2.1 .1.3. Ổn địn h th ị trườn g tà i ch ính ........................................................................6
2.1 .1.4. Ổn địn h tỷ giá................................................................................................6
2.1.2. Mục tiêu tăng trưởng ...........................................................................................6
2.1.2 .1 .Tăng trưởng kinh tế bền v ững, gia tăng sản lượng .........................................6
2.1.2 .2 . Tạo cô ng ăn việc làm h ữu h iệu ........................................................................7
2.2. Mục tiêu trung gian .................................................................................................7
2.3. Mục tiêu hoạt động..................................................................................................8
2.3.1. Mục tiêu hoạt động giá cả (LS ngắn hạn) .............................................................8
2.3.2. Mục tiêu hoạt động khối lượng (tiền cơ bản) ........................................................9
Sự xung đột giữa các mục tiêu..............................................................................................9
3. Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ ..........................................................................9
3.1. Chính sách tín dụng ................................................................................................9
3.2. Chính sách cung ứng và điều tiết khối lượng .........................................................10
3.3. Chính sách ngoại hối: là cơ sở pháp lý cho các hoạt động liên quan đến ngoại hối, thể
hiện trên 3 phương diện...................................................................................................11
3.3.1. Chính sách hối đoái ...........................................................................................11
3.3.2. Dự trữ ngoại hối ................................................................................................12
3.3.3. Tỷ giá hối đoái ...................................................................................................12
3.4. Chính sách lãi suất ................................................................................................13
4. Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ .....................................................................13
4.1. Kênh lãi suất truyền thống ...................................................................................13
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 1
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
4.2. Kênh giá trị tài sản khác.......................................................................................15
4.2.1. Kênh giá cả chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) .........................................................15
4.2.2. Kênh giá cả bất động sản...........................................................................................16
4.2.3. Kênh tỷ giá hối đoái .................................................................................................18
4.3. Các kênh tín dụng ................................................................................................19
4.3.1. Kênh tín dụng ngân hàng...................................................................................19
4.3.2. Kênh bảng cân đối tài sản .................................................................................20
5. Các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ....................................................................21
5.1. Các công cụ trực tiếp .............................................................................................21
5.1.1. Quy định lãi suất tiền gửi và cho vay ..................................................................21
5.1.2. Hạn mức tín dụng .............................................................................................23
5.2. Các công cụ gián tiếp.............................................................................................25
5.2.1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ..........................................................................................25
5.2.2. Chính sách chiết khấu (tái cấp vốn) ...................................................................29
5.2.3. Nghiệp vụ thị trường mở ....................................................................................32
6. Chính sách tiền tệ Việt Nam và thế giới trong năm 2011-2012 .....................................36
6.1. Điểm lại chính sách tiền tệ của một số nước trên thế giới......................................36
6.2. Chính sách tài chính tiền tệ của Việt Nam năm 2011 – 2012 những điểm sáng và tối.
43
6.2.1. Chính sách tiền tệ của VN năm 2011-2012 ........................................................43
6.2.2. Mặt tích cực của chính sách tiền tệ 2012 ............................................................48
6.2.3. Các mặt còn hạn chế..........................................................................................50
6.3. Những bài học cho CSTT .....................................................................................59
6.4. Chính sách tiền tệ năm 2013: Hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô ..........................59
6.4.1. Kiềm chế lạm phát ............................................................................................60
6.4.2. Phá băng tín dụng ..............................................................................................62
6.4.3. Giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho và tăng tổng cầu ...............................................63
PHẦN 2: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓ A VÀ CHU KÌ KINH TẾ ................................................65
1. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓ A..........................................................................................65
1.1. Khái niệm về chính sách tài khóa .........................................................................65
1.2. Phân loại chính sách tài khóa ...............................................................................66
1.2.1. Căn cứ vào tác động điều tiết chu kỳ kinh tế .....................................................66
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 2
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
1.2.2. Căn cứ vào tính chất điều tiết nền kinh tế. ............................................................67
1.3. Các công cụ của CSTK .........................................................................................69
1.3.1. Thuế..................................................................................................................69
1.3.2. Chi tiêu chính phủ ..............................................................................................71
1.3.3. Tín dụng nhà nước ..............................................................................................72
1.4. Vai trò của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế thị trường..............................73
1.4.1. Hướng dẫn ........................................................................................................74
1.4.2. Điều tiết..............................................................................................................74
1.4.3. Kiềm chế ...........................................................................................................75
1.4.4. Ổn định.............................................................................................................75
2. CHU KỲ KINH TẾ......................................................................................................77
2.1. Khái quát chu kỳ kinh tế ......................................................................................77
2.2. Các pha chu kỳ kinh tế .........................................................................................77
2.3. Ảnh hưởng chu kỳ kinh tế, nguyên nhân và biện pháp .........................................78
3. NHẬN XÉT VỀ CSTK VÀ BÀI TO ÁN Ổ N ĐỊNH CHU KỲ KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
80
3.1. Tác động CSTK của một số nước trên thế giới .....................................................80
3.2. Tác động CSTK đối với nền kinh tế Việt Nam ......................................................82
3.3. Khuyến nghị việc thiết kế chính sách tài khóa và giải bài toán ổn định chu kỳ và
chống suy thoái kinh tế ở Việt Nam .................................................................................87
PHẦN III: PHỐ I HỢP GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓ A VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ......89
1. CSTK tác động đến CSTT ...........................................................................................92
2. CSTT tác động đến CSTK ...........................................................................................94
3. Ph ối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam trong việc thực hiện mục
tiêu kinh tế vĩ mô.................................................................................................................95
3.1. Giai đoạn nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô sau khủng hoảng..................................102
3.2. Giai đoạn kích cầu năm 2009..............................................................................104
3.3. Giai đoạn th ực hiện chính sách vĩ mô thận trọng nhằm ổn định và duy trì mục tiêu
tăng trưởng năm 2010 ...................................................................................................105
3.4. Giai đoạn ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát (2011 - 2012)......................106
4. Những vấn đề nảy sinh chủ yếu trong thực tế phối hợp hai chính sách ......................109
5. Một số kiến nghị ........................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................116
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 3
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
PHẦN I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Khái niệm chính sách tiền tệ
1.1. Chính sách tiền tệ là gì?
Tiền tệ là sản phẩm của quan hệ trao đổi hàng hóa. Có thể nói bất cứ vật gì
được chấp nhận chung để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc để thanh toán các khoản nợ
đều được gọi là tiền tệ.
Tiền tệ có vai trò quan trọng trong kinh tế thị trường. Để phát huy được vai trò đó,
nhà nước phải hoạch định CSTT theo những định hướng nhất định, hình thành
CSTT.
Như vậy, CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô do NHTW soạn thảo và
tổ chức thực hiện nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời
kỳ nhất định.
Trong tác phẩm “Tiền tệ, ngân hàng và TTTC”, F.S. Miskin đã đưa ra quan
điểm về CSTT theo nghĩa rộng: “CSTT là một trong các chính sách vĩ mô, trong đó
ngân hàng Trung ương thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và
điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm tác động tới các mục tiêu cơ bản của nền
kinh tế trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là công ăn việc
làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định TTTC và ổn
định tỷ giá hối đoái”.
Bất kỳ nền kinh tế nào, ổn định tiền tệ và nâng cao sức mua đồng tiền trong
nước luôn được coi là mục tiêu có tính chất dài hạn. NHTW điều hành CSTT phải
kiểm soát được tiền tệ, làm sao cho phù hợp giữa khối lượng tiền với mức tăng tổng
sản phẩm quốc dân danh nghĩa, giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, giữa tiền và hàng,
không gây thừa hoặc thiếu tiền so với nhu cầu của lưu thông.
1.2. Phân loại chính sách tiền tệ
Về cơ bản được chia ra: Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ
thắt chặt, ngoài ra còn có chính sách tiền tệ cơ cấu và chính sách tiền tệ chức
năng.
- Chính sách mở rộng tiền tệ còn gọi là chính sách nới lỏng tiền tệ, loại
chính sách này được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, nạn
thất nghiệp gia tăng. Trong trường hợp này việc nới lỏng làm cho lượng
tiền cung ứng cho nền kinh tế tăng sẽ tạo được công ăn việc làm cho người
lao động, thúc đây mở rộng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính
sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa chính sách tiền tệ chống suy thoái.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ còn gọi là chính sách” đóng băng” tiền tệ,
loại chính sách này được áp dụng khi trong nền kinh tế đã có sự phát triển
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 4
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng. Chính sách thắt chặt tiền
tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Để đạt được cái đích cuối cùng của CSTT, trong quá trình điều hành CSTT,
NHTW phải theo đuổi những đích trực tiếp và gián tiếp khác. Các đích này có sự
liên kết lẫn nhau và liên kết với cái đích cuối cùng của CSTT, từ đó hình thành “ hệ
thống mục tiêu” của CSTT. Nhiều nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, CSTT chỉ đạt
được hiệu quả cao khi NHTW lựa chọn được hệ thống mục tiêu CSTT phù hợp với
thực trạng của nền kinh tế và hệ thống tài chính.
2.1. Mục tiêu cuối cùng
Mục tiêu cuối cùng của CSTT là mục tiêu về ổn định và tăng trưởng. Mục
tiêu ổn định bao gồm: ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và
ổn định tỷ giá. Về mục tiêu tăng trưởng bao gồm đảm bảo công ăn việc làm và có
tăng trưởng kinh tế.
Việc phân nhỏ các mục tiêu ổn định trong mục tiêu cuối cùng nhằm mong muốn sự
phối hợp hoạt động của các cơ quan, các sở ban ngành các cấp để có thể cùng hoàn
thành các mục tiêu một cách đúng đắn và chính xác nhất.
2.1.1. Mục tiêu ổn định
2.1.1.1. Ổn đ ịn h giá cả (kiểm soát lạm phát ở mức mong muốn)
Ổn định giá cả được coi là một mục tiêu của chính sách kinh tế. Ổn định giá cả là
điều ai cũng mong muốn bởi vì mức giá cả tăng lên (lạm phát) gây nên tình trạng bấp
bênh trong nền kinh tế, có thể làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế. Lạm phát làm cho
việc lập kế hoạch cho tương lai trở nên khó khăn. Ngoài ra, lạm phát có thể hủy hoại
cơ cấu xã hội: Nhiều xung đột nảy sinh giữa các giai tầng trong xã hội khi họ cạnh
tranh nhau để duy trì phần thu nhập của mình trong điều kiện giá cả liên tục tăng lên.
Ví dụ, thông tin chứa đựng trong giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ khó giải thích hơn
khi mức giá chung của giá cả đều thay đổi và do vậy những người tiêu dùng, các nhà
kinh doanh và Chính phủ trở nên rất khó ra quyết định. Không những vậy siêu lạm
phát còn dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Một ví dụ cực đoan nhất của
giá cả không ổn định là siêu lạm phát mà Đức đã trải qua những năm 1921 – 1923.
Trong hai năm cuối của siêu lạm phát, hoạt động kinh tế của Đức (tính bằng tổng sản
phẩm quốc dân) bị giảm sút nghiêm trọng vì phải gánh chịu mức chi phí do mức giá
cả tăng lên. Vì vậy ổn định giá cả ngày càng được coi là mục tiêu quan trọng nhất
của CSTT.
2 .1.1.2. Ổn đ ịn h lã i suấ t
Mong muốn có một sự ổn định lãi suất vì những biến động của lãi suất làm cho
nền kinh tế bấp bênh và càng khó lập kế hoạch cho tương lai. Biến động của lãi suất
ảnh hưởng tới lượng dự trữ, mức chi tiêu của người dân và đồng thời ảnh hưởng tới
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 5
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Một lãi suất ổn định sẽ
giúp các thành phần trong nền kinh tế hoạch định được cụ thể cho tiêu dùng và sản
xuất kinh doanh trong tương lai.
2 .1.1.3. Ổn đ ịn h th ị trườn g tà i ch ín h
Ổn định thị trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng của nền kinh tế. Tình
trạng khủng hoảng tài chính có thể làm giảm khả năng của thị trường tài chính trong
việc tạo ra kênh dẫn vốn cho người có cơ hội đầu tư vào sản xuất, qua đó làm giảm
quy mô hoạt động kinh tế. Bởi lẽ, thị trường tài chính là nơi giao dịch các nguồn lực
tài chính, mà thực chất là giao dịch các khối tài sản của nền kinh tế, được thể hiện
dưới hình thức tiền tệ và các công cụ có giá trị như tiền tệ, thường được gọi là các
công cụ tài chính hay hàng hóa tài chính. Ở đó, nó bao gồm việc chuyển giao các
quyền sử dụng các khoản tài chính (các khoản vay nợ: tín dụng, trái phiếu, tín phiếu)
hoặc chuyển giao các quyền sở hữu các tài sản tài chính (các cổ phiếu, các phần vốn
góp vào các công ty,v.v...), và các hợp đồng tài chính phái sinh (các quyền chọn, hợp
đồng tương lai, v.v…). Bởi vậy, việc tạo ra hệ thống tài chính ổn định hơn, tránh
được các cuộc khủng hoảng tài chính là mục tiêu quan trọng của NHTW.
Sự ổn định thị trường tài chính được hỗ trợ bởi sự ổn định của lãi suất, bởi vì sự
biến động của lãi suất tạo ra sự bất định lớn cho các định chế tài chính. Sự gia tăng
lãi suất tạo ra các tổn thất lớn về vốn cho trái phiếu dài hạn và các khoản cho vay
cầm cố, cũng như những tổn thất này có thể làm cho các định chế tài chính nắm giữ
nó sụp đổ.
2 .1.1.4. Ổn đ ịn h tỷ g iá
Với tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc tế, ổn định tỷ
giá trở thành mục tiêu quan trọng của CSTT. Ổn định tỷ giá mang lại cơ hội trao đổi
ngoại thương cho các chủ thể của nền kinh tế, dễ dàng hơn trong việc hoạch định
được hoạt động trao đổi trong tương lai.
2.1.2. Mục tiêu tăng trưởng
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn chặt với mục tiêu việc làm cao. CSTT
có thể tác động đồng thời đến hai mục tiêu này đó là:
2 .1 .2.1 .Tăng trưởng kinh tế bền vững , g ia tă ng sả n lượng
Khi cung tiền tệ tăng lên, trong ngắn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽ khuyến khích
đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, Nhà nước và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng
lao động nhiều hơn, làm tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi cung
tiền tệ giảm, trong ngắn hạn lãi suất tăng sẽ hạn chế đầu tư, thu hẹp hoạt động sản
xuất kinh doanh, Nhà nước và doanh nghiệp cần ít lao động hơn, làm cho mức sản
lượng giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Rõ ràng sự phối hợp của hai mục tiêu ổn
định và tăng trưởng là rất quan trọng. Bởi vì, không phải cùng một lúc cả hai mục
tiêu đó đều có thể thực hiện được mà không có sự mâu thuẫn với nhau. Do vậy, khi
NHÓM 3 – ĐỀ TÀI 4 Page 6
Chính sách Tiền tệ - Chính sách Tài khóa
đặt ra mục tiêu cho CSTT cần phải có sự dung hòa. Cụ thể là phải tùy lúc, tùy thời,
tùy điều kiện cụ thể mà sắp xếp thứ tự ưu tiên. Muốn vậy, NHTW phải luôn nắm bắt
được thực tế diễn biến của quá trình thực hiện các mục tiêu, nhằm điều tiết chúng khi
có sự thay đổi bằng những giải pháp thích hợp.
2 .1 .2.2 . Tạo công ăn việc l à m hữu hiệu
Trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động trở thành hàng hóa thì hiện
tượng thất nghiệp là một hiện tượng tất yếu xảy ra. Do vậy, đảm bảo công ăn việc
làm là một yêu cầu bức thiết và thường trực của các quốc gia. Ở chiều ngược lại khi
thất nghiệp cao, đối với cá nhân sẽ gặp phải sức ép về tài chính, lòng tự trọng, và k