Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc lựa chọn chính sách tiền tệ sao cho hợp lý là
một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định kinh tế của mỗi quốc gia. Làm
thế nào để có một tỷ lệ tăng trưởng cao mà hạn chế được tối đa lạm phát cho xã hội? Làm
sao để đồng tiền của mình giữ vững được thế ổn định trên thị trường? Mỗi quốc gia có
mỗi cách làm riêng, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của các nước đó. Việt Nam
cũng không ngoại lệ, là một nước đang phát triển, Việt Nam cần lắm những sự lựa chọn
đúng đắn để đưa đất nước đi lên. Là một quốc gia mới thực hiện đổi mới, cải cách kinh tế
được hơn 20 năm, Việt Nam đã và đang từng bước đặt chân vào vòng xoay kinh tế của
thế giới, nơi mà những sai sót nhỏ trong tính toán cũng có thể trở thành một thảmhọa cho
nền kinh tế.
29 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3862 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách tiền tệ và sự lựa chọn của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Mục lục
Lời nói đầu ...............................................................................................................2
Phần I : Chính sách tiền tệ ........................................................................................3
I. Vai trò ...................................................................................................................3
II. Mục tiêu ...............................................................................................................4
1. Mục tiêu cuối cùng................................................................................................4
2. Mục tiêu trung gian...............................................................................................5
3. Mối quan hệ giữa các mục tiêu..............................................................................6
III. Công cụ...............................................................................................................
1. Công cụ trực tiếp...................................................................................................7
2. Công cụ gián tiếp ..................................................................................................9
3. Một số công cụ khác .............................................................................................10
Phần II: Sự lựa chọn của Việt Nam ...........................................................................
I. Chính sách tài chính - tiền tệ với mục tiêu cân bằng kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam qua 20 năm đổi mới............................................................
1. Chính sách tài chính..............................................................................................11
2. Chính sách tiền tệ..................................................................................................12
II. Chính sách tài chính - tiền tệ với mục tiêu kiềm chế lạm phát kết hợp tăng trưởng kinh
tế thời kì WTO.....................................................................................................
1. Giai đoạn 2005-2006: ưu tiên tăng trưởng.............................................................14
2. Giai đoạn 2007-2008: kiềm chế lạm phát ..............................................................16
3. Quý IV-2008 : thắt chặt hay nới lỏng CSTT..........................................................21
4. Định hướng mục tiêu năm 2009 ............................................................................27
2
Lời nói đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc lựa chọn chính sách tiền tệ sao cho hợp lý là
một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định kinh tế của mỗi quốc gia. Làm
thế nào để có một tỷ lệ tăng trưởng cao mà hạn chế được tối đa lạm phát cho xã hội? Làm
sao để đồng tiền của mình giữ vững được thế ổn định trên thị trường? Mỗi quốc gia có
mỗi cách làm riêng, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của các nước đó. Việt Nam
cũng không ngoại lệ, là một nước đang phát triển, Việt Nam cần lắm những sự lựa chọn
đúng đắn để đưa đất nước đi lên. Là một quốc gia mới thực hiện đổi mới, cải cách kinh tế
được hơn 20 năm, Việt Nam đã và đang từng bước đặt chân vào vòng xoay kinh tế của
thế giới, nơi mà những sai sót nhỏ trong tính toán cũng có thể trở thành một thảm họa cho
nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách tiền tệ, và sự ảnh hưởng
trong việc điều hành nó tới từng lĩnh vực của đời sống, em đã chọn đề tài “ chính sách
tiền tệ và sự lựa chọn của Việt Nam ” làm tiểu luận cho bộ môn Tài chính - Tiền tệ.
Tiểu luận được hình thành với mục đích có một cái nhìn cơ bản về chính sách tiền tệ ,
đồng thời phân tích, đánh giá các mục tiêu, chính sách mà nước ta đã, đang thực hiện và
kết quả thực tiễn của những chính sách ấy. Bên cạnh đó, đưa ra ý kiến, quan điểm phân
tích tình hình tài chính trong nước của một số cá nhân và người viết.
Với sự hạn chế về mặt kinh nghiệm và nhận thức, bài tiểu luận chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn sinh
viên để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
3
PHẦN I : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
I . VAI TRÒ
Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô trong đó NHTW sử dụng các công cụ
của mình để điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền trong lưư thông nhằm đảm bảo sự ổn
định giá trị tiền tệ đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công ăn việc
làm.
Mối liên hệ giữa khối lượng tiền cung ứng và các biến số kinh tế vĩ mô như sản
lượng , giá cả, công ăn việc làm đã được Milton Friedman tìm hiểu và chứng minh qua
thực tế của gần 100 năm phát triển kinh tế Mỹ. Theo đó, mỗi sự tăng lên hay giảm xuống
của khối lượng tiền cung ứng có tác động sâu sắc và toàn diện hoạt động kinh tế vĩ mô
thông qua các kênh truyền dẫn : tín dụng. tỷ giá, lãi suất, giá tài sản…Nghiên cứu này đã
chỉ ra khả năng có thể thông qua việc chủ động kiểm soát và điều tiêt khối lượng tiền tệ
cung ứng để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế.
NHTW với chức năng phát hành tiền và khả năng tác dộng mạnh tới hoạt động của
hệ thống ngân hàng được xem là có khả năng lớn trong việc kiểm soát và điều tiết khối
lượng tiền cung ứng vào lưư thông nên đã được giao trọng trách xây dựng và thực thi
chính sách tiền tệ quốc gia. Vậy có thể nói chính sách tiển tệ là trọng tâm hoạt động của
một NHTW. Điều này có nghĩa là mọi hoạt động của NHTW ( kể cả phát hành tiền) đều
nhằm mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ và bị chi phối bởi các mục tiêu đó.
Chính sách tiền tệ được hoạch định theo 1 trong 2 hướng sau:
1.Chính sách tiền tệ mở rộng
Là chính sách nới lỏng, được sử dụng trong tình trạng suy thoái kinh tế và thất
nghiệp. Với biện pháp chủ yếu là tăng lượng tiền cung ứng để khuyến khích đầu tư, mở
rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm. Đây còn là chính sách chống suy thoái.
2.Chính sách tiền tệ thắt chặt
Còn được gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Loại chính sách này được áp dụng khi
nền kinh tế có sự phát triển thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng. Chính sách
thắt chặt tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.
II. . MỤC TIÊU
1. Mục tiêu cuối cùng
4
Chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia thường tập trung vào các mục tiêu sau:
1.1 Ổn định giá cả:
Ổn định giá cả hay kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu dài hạn
của CSTT. Các NHTW thường lượng hóa mục tiêu này bằng tốc độ tăng của chỉ số giá cả
tiêu dùng xã hội. Việc công bố công khai chỉ tiêu này là cam kết của NHTW nhằm ổn
định giá trị tiền tệ về mặt dài hạn .
Ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt để định hướng phát triển kinh tế của quốc
gia vì nó làm tăng khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Mức
lạm phát thấp và ổn định tạo nên môi trường đầu tư ổn định , thúc đẩy nhu cầu đầu tư và
đảm bảo sự phân bổ nguông lực xã hội một các hiệu quả. Đây là lợi ích có tầm quan
trọng sống còn đối với sự thịnh vượng kinh tế của một quốc gia. Lạm phát cao hay thiểu
phát là rất tốn kém cho xã hội , thậm chí ngay cả trong trường hợp kinh tế khat quan nhất.
Nguy hiểm hơn, sự mất ổn định về giá cả dẫn đến sự phân phối lại không dân chủ các
nguồn lực kinh tế trong xã hội giữa các nhóm dân cư. Tuy nhiên theo đuổi mục tiêu ổn
định giá cả không đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phát bằng không. Một mức lạm phát dương
được chứng minh là có tác dụng bôi trơn và hâm nóng nền kinh tế nên sẽ có những ảnh
hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Theo các chuyên gia về chính sách tiền tệ ở châu
Au, mức lạm phát từ 1.5% đến dưới 4% là phù hợp với các nền kinh tế phát triển.
1.2 Ổn định tỷ giá hối đoái:
Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các luồng hàng hóa và tiền vốn vào ra một quốc gia
gắn liền với việc chuyển đổi qua lại giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Việc ngăn ngừa
những biến động mạnh, bất thường trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho các hoạt động kinh
tế đối ngoại được hiệu quả hơn nhờ dự đoán chính xác về mặt khối lượng giá trị. Thêm
vào đó, tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước
với nước ngoài về mặt giá cả.
1.3 Ổn định lãi suất :
Lãi suất là một biến số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng trong nền kinh tế do nó ảnh
hưởng tới quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Những biến động bất
thường trong lãi suất sẽ gây thên khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc
dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh. Do đó ổn định lãi suất cũng là một mục tiêu
quan trọng mà các NHTW hướng tới nhằm góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.
1.4 Ổn định thị trường tài chính:
5
Thị trường tài chính được xem là nơi tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh tế. Nó góp
phần quan trọng trong việc điều hòa nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu , giúp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, sự ổn định của thị trường tài
chính có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia.
1.5 Tăng trưởng kinh tế:
Do chính xách tiền tệ có thể ảnh huởng tới của cải và chi tiêu của xã hội nên só thể
sử dụng làm đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải được hiểu
cả về kjối lượng và chất lượng . Chính sách tiền tệ phải đảm bảo sự tăng lên của GDP
thực tế. Chất lượng tăng trưởng được biểu hiện ở một cơ cấu kinh tế cân đối và kha năng
cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước tăng lên.
1.6 Giảm tỷ lệ thất nghiệp:
Tạo công ăn việc làm đầy đủ là mục tiêu của tất cả chính sách vĩ mô trong đó có
chính sách tiền tệ. Công ăn việc làm đẩy đủ có ý nghĩa quan trọng bởi ba lý do:
+ Chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự thịnh vượng xã hội
vì nó phản ánh khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội.
+ Thất nghiệp gay nên tình trạng stress cho mỗi cá nhân và gia đình của họ, là
mầm mống của các tệ nạn xã hội
+ Các khoản trợ cáp thất nghiệp tăng lên có thể làm thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân
sách và làm căng thẳng tình trạng ngân sách.
2. Mục tiêu trung gian:
Bằng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ, NHTW không thể tác động
trực tiếp và ngay lập tức đến các mục tiêu cuối cùng của CSTT như: giá cả, sản lượng.
công ăn việc làm…Ảnh hưởng của CSTT chỉ xuất hiện sau một khoảng thời gian nhất
định từ 6 tháng đến 2 năm. Sẽ là quá muộn và không hiệu quả nếu NHTW đợi các tín
hiệu phản hồi về giá cả, sản lượng, thất nghiệp để điều chỉnh các công cụ. Nhằn khắc
phục các hạn chế này, NHTW của các nước thường xác định các chỉ tiêu cần đạt được
trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng. Chúng là những mục tiêu trung gian.
Mục tiêu trung gian là chỉ tiêu được ngân hàng trung ương lựa chọn để đạt được mục
tiêu cuối cùng của CSTT. Các chỉ tiêu thường được sử dụng làm mục tiêu trung gian là
tổng khối lượng tiền cung ứng hoặc mức lãi suất thị trường( ngắn và dài hạn)
2.1 Tiêu chuẩn của mục tiêu trung gian:
6
- Có thể đo lường được: cá mục tiêu trung gian phải là các chỉ tiêu có thể đo lường
một cách chính xác và nhanh chóng bởi vì các chỉ tiêu này chỉ có ích khi nó phản ánh
được tình trạng của chính sách tiền tệ nhanh hơn mục tiêu cuối cùng. NHTW có thể dựa
vào các mục tiêu này để điều chỉnh hướng tác động khi cần thiết.
- NHTW có thể kiểm soát được: Việc lựa chọn các chỉ tiêu mà NHTW ko có khả
năng kiểm soát làm mục tiêu trung gian không chỉ ảnh hưởng đến định hướng và hiệu quả
chính sách tiền tệ mà còn lãng phí do mọi cố gắng để đạt được chỉ tiêu này không mang
tính mục đích.
- Có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng: đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất .
Hai khả năng trên sẽ trở nên vô nghĩa nếu các chỉ tiêu được chọn ko ảnh hưởng trực tiếp
tới mục tiêu cuối cùng.
2.2 Các mục tiêu
- Tổng lượng tiền cung ứng: Sự biến động của nhu cầu tiền tệ là tất yếu bởi sự tăng
lên hoặc giảm xuống không dự tính được trước được của các nhân tố ảnh hưởng đến nhu
cầu nắm giữ tiền tệ của công chúng. Trong điều kiện cố định mức cung ứng tiền tệ, sự
biến động mức lãi suất là hiển nhiên.
- Lãi suất: Để đạt được mức lãi suất , NHTW phải thay đổi mức cung tiền nhằm ngăn
cản sự tăng lên hoặc giảm xuống của lãi suất so với mức lãi suất được ấn định. Như vậy,
để duy trì mục tiêu lãi suất, múc cung ứng tiền và cơ số tiền sẽ biến động.
Vậy, qua tăng giảm khối tiền tệ, NHTW đã góp phần tác động đến sự tăng giảm tổng
cung và tổng cầu tiền tệ của xã hội (ở các nước chuộng dùng khối tiền tệ). Bên cạnh đó
việc sử dụng công cụ lãi suất cũng có tác động đến tăng giảm tổng cung và tổng cầu tiền
tệ của xã hội.
3. Mối quan hệ giữa các mục tiêu:
Các mục tiêu của chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng nhất trí và hỗ trợ cho nhau.
Trong một số trường hợp , vẫn có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau khiến cho việc
theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi phải có hi sinh nhất định ở mục tiêu kia. Mối quan hẹ giữ
mục tiêu thất nghiệp với mục tiêu ổn định giá cả là một minh chứng roc rệt.
Thứ nhất, để giảm tỷ kệ lạm phát, cần phải thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt.
Dưới tác động của chính sách này, lãi suất thị trường tăng lên làm giảm các nhân tố cấu
thành tổng cầu và do đó làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Thất nghiệp vì thế có xu
hướng tăng lên. Ngược lại. việc duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn thường kéo theo
một chính sách tiền tệ mở rộng và sự tăng giá.
7
Thứ hai, mục tiêu tạo công ăn việc làm mâu thuẫn với mục tiêu ổn định giá cả còn thể
hiện thông qua sự phản ứng của NHTW đối với các cú sốc cung nhằm đảm bảo mức cầu
tiền thực tế. cung ứng tiền tăng đưa kết quả là giá cả tăng lên.
Thứ ba, mâu thuẫn này còn được thể hiện thông qua định hướng điều chỉnh tỷ giá, Bằng
việc hạ giá đồng nôik tệ. các ngành kinh doanh hướng về xuất khẩu có khả năng mở rộng.
Tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm thấp, nhưng lại kèm theo sự tăng lên của mức giá chung.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai mục tiêu này tương đối phức tạp, chúng mâu thuẫn nhau
trong ngắn hạn, nhưng lại bổ sung nhau trong dài hạn.
Bên cạnh đó, mục tiêu giảm thất nghiệp và mục tiêu tăng trưởng kinh tế lại không có sự
mâu thuẫn nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn. Công ăn việc làm sẽ thức đẩy nền kinh tế
phát triển và ngược lại
Như vậy trong ngắn hạn, NHTW không thể đạt được tất cả các mục tiêu trên. Phần lớn
NHTW các nước coi ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ,
nhưng trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu này để khắc phục
tình trạng thất nghiệp cao đột ngột hoặc các ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với sản
lượng. Có thể nói ngân hàng trung ương theo đuổi một mục tiêu về dài hạn và đa mục
tiêu trong ngắn hạn.
III CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Các công cụ trực tiếp
a/ Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay :
NHTW có thể ấn định lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay và bắt buộc các NHTM phải thi
hành.
Ưu điểm: NHTW có thể tác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các điều kiện tín
dụng
Nhược điểm: Lãi suất được ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế gây khó khăn
cho việc thực hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm.
Việc quy định lãi suất tiền gửi của các NHTM áp dụng có tác động trực tiếp đến thị
trường tiền tệ nhưng lại làm cho hoạt động của tổ chức tín dụng kém linh hoạt, mất tính
chủ động trong kinh doanh.
8
Công cụ này có thể dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn tại ngân hàng trong khi thiếu vốn đầu tư
hoặc khuyến khích dân chúng dùng tiền để dự trữ vàng, ngoại tệ, BĐS trong khi ngân
hàng hụt hẫng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay.
Việc ấn định khung lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay nhìn chung ngày càng ít được áp
dụng ở các nước theo kinh tế thị trường bởi vì lãi suất của nó rất nhạy cảm với đầu tư, nó
phải được vận động theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.
b/ Ấn định hạn mức tín dụng
Là việc NHTW ấn định 1 khối lượng sẽ cung cấp cho nền kinh tế trong 1 thời gian nhất
định, sau đó tìm các kênh để đưa vào.
Biện pháp này có ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: Có thể kế hoạch 1 cách chắc chắn khối lượng tiền trong lưu thông
Nhược điểm: Thiếu linh hoạt khi tình hình biến động và chỉ thực hiện được trong cơ chế
kế hoạch hóa tập trung.
c/ Phát hành trái phiếu Nhà nước
Nhằm làm giảm khối lượng tiền trong lưu thông qua việc NHTW thỏa thuận với Bộ Tài
chính về việc phát hành 1 khối lượng trái phiếu nhất định, biện pháp này chỉ thực hiện
khi không còn biện pháp nào khác.
Ưu điểm: là làm giảm bớt khối lượng tiền trong lưu thông.
Nhược điểm: là phục vụ cho mục tiêu chi tiêu của NSNN; việc phân bổ trái phiếu Nhà
nước thường mang tính chất bắt buộc
d/ Phát hành tiền trực tiếp cho ngân sách và cho đầu tư
Khi ngân sách bị thiếu hụt, NHTW có thể phát hành tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
ngân sách. Biện pháp này dễ đưa đến lạm phát, thông thường biện pháp này được áp
dụng để phát hành tiền cho đầu tư phát triển xem như là ứng trước cho sản xuất.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường các công cụ trực tiếp thường được áp dụng trong
những trường hợp nhất định. NHTW thường sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành
chính sách tiền tệ
2. Các công cụ gián tiếp
a/ Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Là phương thức quản lý khối lượng tiền trong lưu thông bằng các quy định tỷ lệ mà các
NHTM được phép cho vay khi nhận được 1 khối lượng tiền gửi, tỷ lệ dự trữ pháp định là
tỷ lệ % trên số tiền gửi mà một NHTM nhận được phải gửi vào tài khoản tại NHTW hoặc
9
giữ tại ngân hàng theo quy định (cụ thể là tiền dự trữ bắt buộc của NHTM nằm tại kho
bạc nhà nước). Với biện pháp này NHTW nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM
và các tổ chức tín dụng khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế. Do đó
NHTW có thể tác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ
dự trữ pháp định.
Đi kèm với công cụ trên là giới hạn khối lượng tín dụng trên số tiền gửi nhận được:
NHTW quy định giới hạn tỷ lệ tín dụng mà các NHTM có thể cung cấp khi nhận được 1
lượng tiền gửi, thông thường NHTW thường quy định tỷ lệ dư nợ tín dụng của các
NHTM không được vượt qua bao nhiêu nhiêu lần so với vốn tự có. Biện pháp này có ưu
điểm quy định được 1 khối lượng tín dụng vừa phải theo yêu cầu phát triển kinh tế có
tính đến mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.
b/ Công cụ thị trường mở
Nội dung của biện pháp này là NHTW tiến hành mua và bán các giấy tờ có giá trên thị
trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Trong trường hợp NHTW muốn tăng khối lượng tiền trong lưu thông NHTW sẽ mua vào
1 lượng chứng khoán nhất định, việc các NHTM bán chứng khoán cho NHTW sẽ làm
tăng dự trữ cho các NHTM nhờ vào lượng tiền nhận được từ NHTW.
Ngược lại, nếu NHTW muốn thu hẹp khối lượng tiền tệ NHTW sẽ bán ra 1 lượng chứng
khoán nhất định
.
Ưu điểm là tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM buộc các NHTM phải gia tăng
hay giảm khối lượng tín dụng.
Nhược điểm chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiền trong lưu thông đều nằm
tại các NHTM.
Công cụ này sẽ có hiệu quả cao hơn ở những nước có thị trường tài chính hoàn chỉnh, cơ
chế thanh toán không dùng tiền mặt phát triển cao.
c/ Biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu và cho vay của NHTW
Là hình thức cung cấp tín dụng của NHTW cho các NHTM trong điều kiện có thế chấp,
chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của các NHTM. Việc ấn định lãi suất cho
vay, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cao hay thấp có tác động đến khả năng cho vay của
các NHTM và do đó làm cho khối cung tiền tệ tăng lên hay giảm đi.
Ưu điểm: các khoản cho vay của NHTW đảm bảo thu được về. Việc cho vay gắn liền với
10
yếu cầu phát triển kinh tế, do sự tác động của quy luật cung cầu.
Nhược điểm việc vay hay không vay phụ thuộc vào các NHTM.
d/ Giới hạn khối lượng tín dụng trên số tiền gửi nhận được: