Tiểu luận Chính sách tỷ giá của trung quốc và những ảnh hưởng đến thương mại Châu Á

Bài nghiên cứu này cho thấy rằng cán cân thương mại Trung Quốc nhạy cảm với những biến động trong tỷ giá hối đoái thực đa phương của đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, với mức độ thặng dư thương mại hiện tại, chính sách tỷ giá hầu như không thể giải thích được sự mất cân bằng. Sự giảm sút của thặng dư thương mại là có giới hạn chủ yếu bởi vì nhập khẩu Trung Quốc không phản ứng được trước sự tăng tỷ giá như kỳ vọng. Thực tế, nó có xu hướng giảm hơn là tăng lên. Bằng cách ước lượng phương trình nhập khẩu song phương cho Trung Quốc và các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, bài nghiên cứu đã nhận thấy có sự phản ứng của nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á khi tỷ giá tăng, kết quả này phản ánh sự hội nhập theo chiều dọc của các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Đồng thời, tổng lượng xuất khẩu ở một số nước ở châu Á có phản ứng tiêu cực do sự tăng giá của đồng Nhân Dân tệ, điều đó cho thấy sự phụ thuộc của các nước châu Á vào kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.

pdf45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách tỷ giá của trung quốc và những ảnh hưởng đến thương mại Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA SAU ĐẠI HỌC ------oOo------ BÀI TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài 01: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI CHÂU Á (Alicia Garcia-Herrero & Tuuli Koivu) GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo SVTH: 1. Lý Thế Lam - NH Đêm 2 K22 2. Ngô Thị Thu Hương - NH Đêm 2 K22 3. Nguyễn Hoàng Hà Ngân - NH Đêm 2 K22 TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2013 MỤC LỤC 1. Giới thiệu............................................................................................................................ 1 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây ........................................................... 3 3. Phương pháp luận và dữ liệu......................................................................................... 6 3.1. Phương pháp ................................................................................................................ 6 3.2. Dữ liệu .......................................................................................................................... 7 4. Nội dung kết quả nghiên cứu....................................................................................... 12 4.1. Kết quả........................................................................................................................ 12 4.2 Thảo luận về kết quả .................................................................................................. 14 5. Kết luận ............................................................................................................................ 22 Tiểu luận Tài chính quốc tế Nhóm 22 – Lớp NH Đêm 2 K22 1 Bài nghiên cứu này cho thấy rằng cán cân thương mại Trung Quốc nhạy cảm với những biến động trong tỷ giá hối đoái thực đa phương của đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, với mức độ thặng dư thương mại hiện tại, chính sách tỷ giá hầu như không thể giải thích được sự mất cân bằng. Sự giảm sút của thặng dư thương mại là có giới hạn chủ yếu bởi vì nhập khẩu Trung Quốc không phản ứng được trước sự tăng tỷ giá như kỳ vọng. Thực tế, nó có xu hướng giảm hơn là tăng lên. Bằng cách ước lượng phương trình nhập khẩu song phương cho Trung Quốc và các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, bài nghiên cứu đã nhận thấy có sự phản ứng của nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á khi tỷ giá tăng, kết quả này phản ánh sự hội nhập theo chiều dọc của các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Đồng thời, tổng lượng xuất khẩu ở một số nước ở châu Á có phản ứng tiêu cực do sự tăng giá của đồng Nhân Dân tệ, điều đó cho thấy sự phụ thuộc của các nước châu Á vào kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. 1. Giới thiệu: Thị phần thương mại của Trung Quốc trên thế giới đã tăng rất nhanh trong những năm qua và Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới cùng với Mỹ và Đức. Đồng thời, thương mại Trung Quốc cũng đạt được sự cân bằng. Theo số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc, thặng dư thương mại mới chỉ khoảng 32 tỷ đô la Mỹ (tương đương 1,7% GDP) vào năm 2004. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2005- 2007 thặng dư thương mại tăng vọt và đạt gần 180 tỷ đô la Mỹ vào năm 2006 (gần 7% GDP của Trung Quốc) và tiếp tục tăng lên tới hơn 10% GDP trong năm 2007. Tiểu luận Tài chính quốc tế Nhóm 22 – Lớp NH Đêm 2 K22 2 Sự gia tăng thặng dư thương mại của Trung Quốc là vấn đề đang gây rất nhiều tranh cãi. Một mặt, nó nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang duy trì chính sách tỷ giá hối đoái thấp vì mục tiêu lợi nhuận từ nhu cầu xuất khẩu và để đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Mặt khác, cũng có những hoài nghi rằng liệu tỷ giá hối đoái có thể là một công cụ hiệu quả trong việc làm giảm thặng dư thương mại hay không khi mà Trung Quốc là một nền kinh tế đang chuyển đổi nơi mà giá cả vẫn đóng vai trò hạn chế trong quyết định cung và cầu. Trung Quốc đang đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ các nước công nghiệp về việc cần tăng giá đồng Nhân dân tệ. Trong thực tế, tỷ giá thực đa phương (REER) đã từng được định giá rất cao từ năm 1994 cho đến cuối năm 1997 và có xu hướng giảm kể từ đó cho đến khi chuyển sang một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn đã được công bố vào năm 2005. Thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc không chỉ là vấn đề quan trọng đối với Trung Quốc mà còn đối với các nước khác trên thế giới. Mặc dù có rất nhiều sự quan tâm về vấn đề này nhưng tài liệu liên quan vấn đề này còn ít và không tạo được sự thuyết phục. Việc thiếu các dữ liệu thích hợp và chuỗi thời gian dài đã khuyến khích nghiên cứu về mối liên quan giữa tỷ giá đồng Nhân dân tệ và thương mại của Trung Quốc. Kể từ mùa hè năm 2003, khi cuộc thảo luận về việc định giá thấp đồng Nhân dân tệ được đưa lên hàng đầu. Nghiên cứu về chính sách tỷ giá của Trung Quốc đã rộ lên nhưng phần lớn trong số đó tập trung vào ước lượng tỷ giá cân bằng dài hạn cho Trung Quốc hoặc tìm ra những chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp nhất với nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi cả hai câu hỏi rõ ràng có liên quan với nhau thì vấn đề cấp bách đặt ra cho sự mất cân bằng toàn cầu là liệu Trung Quốc có định giá cao đồng tiền như là một công cụ làm giảm thặng dư thương mại khổng lồ của nó hay không. Bài nghiên cứu được tiến hành theo kinh nghiệm và sử dụng phương pháp phân tích đồng liên kết, dữ liệu cho giai đoạn 1994-2005. Theo kết quả nghiên cứu, việc định giá đồng Nhân dân tệ đúng với giá trị thực của nó sẽ làm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc trong thời gian dài nhưng hiệu quả sẽ bị hạn chế . Tác động tương đối nhỏ so với quy mô của sự mất cân bằng được giải thích chủ yếu bởi tính co giãn đặc biệt của nhập khẩu theo giá, cụ thể là: nhập khẩu của Trung Quốc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc tăng giá thực của đồng Nhân dân tệ. Bằng cách ước lượng phương trình nhập khẩu song phương, nghiên cứu đã cho thấy rằng ngành nhập khẩu từ chính các nước châu Á có xu hướng giảm nhưng các nước khác thì không. Kết quả rõ ràng này có thể được giải thích Tiểu luận Tài chính quốc tế Nhóm 22 – Lớp NH Đêm 2 K22 3 bởi tính chất đặc biệt của thương mại trong khu vực châu Á, đó là liên kết dọc. Thực tế nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực Đông Nam Á chủ yếu là để hướng tới tái xuất khẩu. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng đưa ra những bằng chứng rằng các nước châu Á dường như không thể bù đắp cho việc giảm xuất khẩu của họ sang Trung Quốc bằng cách tăng xuất khẩu sang các nước khác trong khi tổng lượng xuất khẩu của họ bị tác động tiêu cực do việc tăng giá của đồng Nhân dân tệ. Nói một cách khác, xuất khẩu từ các nước Đông Nam Á được bổ sung nhiều hơn thay thế cho xuất khẩu của Trung Quốc. Phần còn lại của bài nghiên cứu có cấu trúc như sau : Phần 2: Xem xét tài liệu hiện có, kết quả đã đạt được của một số nghiên cứu trước đây Phần 3: Mô tả phương pháp và dữ liệu sử dụng. Phần 4: -Trình bày kết quả: nền xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc phản ứng như thế nào với những thay đổi trong tỷ giá hối đoái và nhu cầu. -Tác giả cố gắng đào sâu hơn vào vấn đề tại sao nhập khẩu của Trung Quốc không tăng từ việc tăng giá đồng Nhân dân tệ bằng cách ước lượng phương trình thương mại song phương với các đối tác thương mại chính của nó và sau đó phân tích phương trình xuất khẩu của một số nước châu Á được lựa chọn. Phần 5: Kết luận 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây: Các tài liệu hiện có đánh giá tác động của việc định giá cao đồng Nhân dân tệ trong hoạt động thương mại của Trung Quốc được chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên chiếm đa số đưa ra bằng chứng rằng sự tăng tỷ giá thực đồng Nhân dân tệ sẽ làm giảm thặng dư cán cân thương mại thông qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cả hai. Nhóm thứ 2 cho rằng bằng chứng thực nghiệm về điều đó không rõ ràng và không có ý nghĩa thống kê. Với nhóm đầu tiên, Cerra và Dayal-Gulati (1999) sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM ( Error Correction Model) để ước lượng độ co giãn về giá của Xuất Nhập khẩu Trung Quốc giai đoạn 1983~1997 và tìm ra hệ số có ý nghĩa tiêu cực với xuất khẩu là (- 0.3) và tích cực có ý nghĩa thống kê đối với nhập khẩu là (0.7) . Hơn nữa, họ cũng chỉ ra rằng độ co giãn của cả hai tăng theo thời gian. Tiểu luận Tài chính quốc tế Nhóm 22 – Lớp NH Đêm 2 K22 4 Dees(2001) thực hiện cải tiến các phân tích trước đó bằng cách tách xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc thành hai loại là hàng hóa gia công và hàng hoá thông thường. Ông ấy nhận thấy rằng, trong dài hạn tăng tỷ giá sẽ làm giảm xuất khẩu. Ông cũng nói rằng xuất khẩu thông thường sẽ nhạy cảm về giá hơn là xuất khẩu gia công và nhập khẩu hàng gia công sẽ tăng nhẹ trong trường hợp tỷ giá tăng. Bénassy-Quéré và Lahrèche-Révil (2003) giả sử tác động của việc giảm 10% giá thực của Đồng Nhân dân tệ và kết quả cho thấy xuất khẩu Trung Quốc đến các nước OECD tăng và nhập khẩu từ các nước kinh tế mới nổi Châu Á giảm nếu tỷ giá của họ không thay đổi. Kamada và Takagawa (2005) đã làm một số mô hình mô phỏng để tính toán những tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Họ đã chỉ ra rằng, việc nâng giá 10% sẽ làm tăng nhập khẩu một chút trong khi đó tác động lên xuất khẩu lại khá nhỏ bé . Đã có 4 nghiên cứu tìm ra rằng xuất khẩu bị tác động tiêu cực và nhập khẩu tác động tích cực khi đồng Nhân dân tệ tăng giá. Tất cả các nghiên cứu này sử dụng dữ liệu trước khi Trung Quốc là thành viên của WTO. Một số bài báo sử dụng dữ liệu thực tế trước khi Trung Quốc gia nhập WTO chỉ để nghiên cứu vấn đề xuất khẩu của Trung Quốc. Yue và Hua (2002) và Eckaus (2004) đều xác nhận rằng việc tăng tỷ giá cao sẽ làm giảm xuất khẩu . Cũng giống như Cerra và Dayal-Guyati, nhưng với dữ liệu gần đây, Yue và Hua cho thấy xuất khẩu Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm về giá hơn. Voon, Guangzhong và Ran (2006) đã sử dụng các dữ liệu trong ngành giai đoạn 1978 - 1998 kết hợp với các cấp độ định giá quá cao đồng nhân dân tệ khi ước lượng phương trình xuất khẩu, họ cũng tìm ra mối liên hệ tiêu cực giữa định giá cao tỷ giá và kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc . Bài báo nghiên cứu sử dụng nhiều hơn dữ liệu hiện tại để hỗ trợ các kết quả trước đó về tác động tiêu cực của co giãn tỷ giá đến xuất khẩu nhưng thách thức là đồng Nhân dân tệ tăng giá sẽ làm tăng nhập khẩu của Trung Quốc. Lau, Mo và Li (2004) ước lượng xuất nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước G3 sử dụng dữ liệu theo quý. Trong dài hạn, việc tăng tỷ giá thực đa phương có ý nghĩa trong việc làm giảm lượng xuất khẩu. Thay vào đó, nhập khẩu thông thường hoặc nhập khẩu chế biến dường như không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá thực đa phương. Trong một số trường Tiểu luận Tài chính quốc tế Nhóm 22 – Lớp NH Đêm 2 K22 5 hợp, kết quả thật khó có thể giải thích được vì chúng không rõ ràng rằng làm thế nào để họ giảm giá xuất khẩu - nhập khẩu, và với số lượng các quan sát nhỏ. Thorbecke (2006) sử dụng mô hình lực hấp dẫn (gravity model) để nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái làm thay đổi mô hình thương mại ba bên trong khu vực châu Á. Cuối cùng ông chia xuất khẩu thành trung gian, vốn và hàng hóa thành phẩm . Kết quả của ông cho thấy rằng tăng giá 10% đồng Nhân dân tệ sẽ làm giảm đi 13% xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc định giá cao sẽ không làm giảm nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ. Cuối cùng, Shu và Yip (2006) ước tính tác động của biến động tỷ giá đến nền kinh tế Trung Quốc nói chung và đã tìm ra rằng việc tăng tỷ giá có thể làm giảm xuất khẩu dựa trên chuyển dịch chi tiêu, kết quả là làm tổng cầu bị giảm nhẹ . Trong khi các báo trước đó đã đi đến một kết luận rằng sự định giá cao đồng Nhân dân tệ sẽ dẫn đến một sự suy giảm trong thặng dư thương mại của Trung Quốc chủ yếu qua tác động tiêu cực của nó đối với xuất khẩu Trung Quốc, một số bài nghiên cứu khác thì cung cấp một cái nhìn hơi khác về chính sách tỷ giá như thế nào có thể sẽ gây ảnh hưởng đến thặng dư thương mại của Trung Quốc. Jin (2003) ước tính các mối quan hệ giữa lãi suất thực tế, tỷ giá hối đoái thực và cán cân thanh toán của Trung Quốc và kết luận rằng việc tăng tỷ giá thực sẽ làm tăng thặng dư của cán cân thanh toán. Cerra và Saxena (2003) sử dụng dữ liệu ngành để nghiên cứu hành vi của các nhà xuất khẩu và đã tìm ra rằng giá xuất khẩu cao hơn làm tăng nguồn cung xuất khẩu đặc biệt là trong những năm gần đây. Tác động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa lên xuất khẩu không thật sự mạnh mẽ. Trong một số trường hợp kết quả của họ, cũng như bất kỳ dữ liệu ngành khác, nên được xem xét một cách cẩn thận vì chỉ một nửa lượng xuất khẩu Trung Quốc được đề cập trong các dữ liệu theo ngành và không có sự điều chỉnh chất lượng nào trong đơn giá của họ. Một trong những nỗ lực gần đây nhất để ước lượng phương trình xuất nhập khẩu của Trung Quốc là của Marquez và Schindler (2006). Họ sử dụng dữ liệu là thị phần trong tổng thương mại thế giới thay vì sử dụng lượng xuất nhập khẩu để tránh sử dụng các yếu tố đại diện cho giá cả xuất nhập khẩu . Kết quả cho thấy, tăng giá đồng Nhân dân tệ không những ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu Trung Quốc mà còn đến cả nhập khẩu, ít nhất là đối với thương mại thông thường. Uớc lượng sự ảnh hưởng lên thị phần xuất Tiểu luận Tài chính quốc tế Nhóm 22 – Lớp NH Đêm 2 K22 6 khẩu và nhập khẩu còn để không có kết luận được rút ra liên quan tài khoản thương mại. Ngoài ra, họ không sử dụng kỹ thuật đồng liên kết để chỉ ước lượng được độ co giãn trong ngắn hạn. Tóm lại, các nghiên cứu trước đó đã thấy rằng một sự gia tăng tỷ giá thực sẽ làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc. Kết quả này có những thay đổi mạnh mẽ về phương pháp nghiên cứu, khoảng thời gian và phạm vi dữ liệu. Trong khi các nghiên cứu trước đó tìm ra rằng tỷ giá tăng làm tăng nhập khẩu của Trung Quốc, một số nghiên cứu gần đây lại đưa ra những kết quả khác. Nhìn chung, không có một kết luận rõ ràng nào về tác động của việc tăng giá đồng Nhân dân tệ đến cán cân thương mại của Trung Quốc dựa trên những nghiên cứu trước đây. Bài nghiên cứu này xem xét tác động của tỷ giá thực đến thương mại của Trung Quốc với nhiều dữ liệu gần đây hơn. Ngoài ra, kỹ thuật đồng liên kết được sử dụng để phân tích những phát triển trong dài hạn. Ngoài ra, tác giả cũng mở rộng phân tích bằng cách tập hợp phương trình xuất nhập khẩu song phương để nghiên cứu sự khác biệt lớn giữa các đối tác thương mại của Trung Quốc. 3. Phương pháp luận và dữ liệu: 3.1. Phương pháp: Tác giả phân tích mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại bằng kỹ thuật Đồng liên kết. Lượng và giá xuất, nhập khẩu được xác định một cách đồng thời theo quy luật cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, nếu xây dựng mô hình hệ phương trình đồng thời (gồm phương trình biểu diễn lượng cung, lượng cầu và điều kiện cân bằng cung cầu), sẽ gặp phải độ lệch trong ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất-đây là kết quả của những tác động phản hồi giữa các phương trình. Do đó, tác giả sử dụng dạng rút gọn của phương trình xuất nhập khẩu để tránh độ lệch do phương trình đồng thời. Tuy nhiên, để tránh các vấn đề tiềm ẩn với các biến bỏ qua, trong phương trình rút gọn, tác giả đã thêm vào đó các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu. Đầu tiên, tác giả kiểm tra sự phù hợp của tất cả các biến trong phân tích (kiểm tra thuộc tính biến tĩnh của dữ liệu) bằng phép kiểm định Dickey – Fuller bổ sung để kiểm tra sự tồn tại của nghiệm đơn vị. Hầu hết các biến đều không tĩnh cùng bậc nhưng tĩnh Tiểu luận Tài chính quốc tế Nhóm 22 – Lớp NH Đêm 2 K22 7 trong những khác biệt đầu tiên. Bước hai, tác giả kiểm tra sự tồn tại của vector đồng liên kết bằng cách sử dụng thủ tục Johansen và đã tìm ra ít nhất 1 vector đồng liên kết cho mỗi nhóm biến. Theo Phillips và Loretan (1991), điều này cho phép kiểm định sự hồi quy của độ trễ và sự khác biệt của chúng với phương pháp bình phương nhỏ nhất phi tuyến tính. Để xác định sự nhạy cảm của Xuất nhập khẩu Trung quốc với những thay đổi của tỷ giá thực đồng NDT, tác giả ước lượng phương trình xuất nhập khẩu. Hai phương trình có dạng: X t = 0 +1 REER t + 2 Y * t +  n i i 3  controls t + t M t = 0 +1 REER t + 2 Y t +  n i i 3  controls t + t Trong đó : X t : Khối lượng xuất khẩu từ Trung Quốc M t : Khối lượng nhập khẩu từ Trung Quốc REER t : Tỷ giá hối đoái thực đa phương Y * t : GDP nước ngoài Y t : GDP trong nước 1 : độ co giãn về giá của xuất khẩu  2 : độ co giãn về thu nhập của xuất khẩu 1 : độ co giãn về giá của nhập khẩu  2 : độ co giãn về thu nhập của nhập khẩu 3.2. Dữ liệu: Nhận thấy tầm quan trọng của hàng gia công trong thương mại Trung quốc, tác giả ước lượng riêng biệt phương trình nhập khẩu hàng hóa gia công để tái xuất khẩu và Tiểu luận Tài chính quốc tế Nhóm 22 – Lớp NH Đêm 2 K22 8 hàng nhập khẩu thông thường và tách biệt giữa xuất khẩu hàng gia công và xuất khẩu hàng hóa thông thường. Biểu đồ A1.1 và A1.2 cho thấy xu hướng xuất nhập khẩu hàng thông thường và hàng gia công. Cả hai đều tăng nhanh hơn nhiều từ năm 2001, cùng với việc Trung Quốc gia nhập WTO. Tiểu luận Tài chính quốc tế Nhóm 22 – Lớp NH Đêm 2 K22 9 Điểm khó khăn khi xử lý dữ liệu về thương mại của Trung Quốc là khó tách biệt giá trị và khối lượng xuất khẩu hay nhập khẩu, vì không tồn tại thước đo giá xuất nhập khẩu ở mức độ tổng thể. Vì vậy tác giả sử dụng những chỉ số khác thể hiện dữ liệu về giá. Để thể hiện cho giá hàng xuất khẩu, tác giả sử dụng chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc (CPI). Lý do phải sử dụng thước đo giá cả tổng quát này vì Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc không cung cấp dữ liệu về chỉ số giá của nhà sản xuất và chỉ số giá của nhà bán sỉ không tồn tại trong toàn bộ mẫu xem xét. Đối với giá cả nhập khẩu, tác giả tính toán chỉ số gia trọng của giá xuất khẩu của 25 đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc và điều chỉnh giảm nhập khẩu của Trung Quốc với chỉ số này (nguồn số liệu có thể tìm thấy trong Bảng A1.1). Với phép kiểm định robustness, tác giả sử dụng giá hàng xuất khẩu Hồng Kông làm đại diện cho giá xuất khẩu của Trung Quốc và kết quả vẫn được duy trì. (Giả định cơ bản là hầu hết hàng xuất khẩu của Hồng Kông là sản phẩm Trung Quốc và lợi nhuận gộp của những sản phẩm này hầu như là không đối) Tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER) được xác định bởi bộ phận thống kê tài chính quốc tế của IMF. Nó được xây dựng như sau: REER =  N i W i irer 1 )( Trong đó: N: số lượng tiền tệ được tính trong chỉ số w i : khối lượng tiền tệ thứ i ( quyền số của tiền tệ thứ i) rer ti, : tỉ giá thực song phương tương ứng với mỗi đối tác thương mại của Trung Quốc. Tác giả dự đoán sự co giãn về tỷ giá hối đoái sẽ tác động nghịch chiều đến xuất khẩu, do sự cạnh tranh của sản phẩm Trung Quốc trên thị trường thế giới. Và dấu hiệu kỳ vọng cho độ co giãn theo tỷ giá của hàng nhập khẩu rõ ràng ít hơn trong trường hợp của Trung Quốc. Sự tăng giá thực của đồng nội tệ sẽ thúc đẩy nhập khẩu nếu mức gia tăng sức mua lớn hơn mức sụt giảm nhu cầu do sự liên đới với xuất khẩu. Tác động nào là mạnh hơn thì sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào cấu trúc hàng nhập khẩu. Thực tế là, nếu hàng nhập khẩu có tính thay thế đối với hàng nội địa, độ co giãn về giá sẽ dương (tức là sự Tiểu luận Tài chính quốc tế Nhóm 22 – Lớp NH Đêm 2 K22 10 tăng giá nội tệ sẽ làm tăng nhập khẩu). Tuy nhiên, nếu hàng nhập khẩu là những thành phần cơ bản dùng cho công nghiệp xuất khẩu – đây là trường hợp của Trung Quốc, thì nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự tăng giá đồng NDT giống như đối với xuất khẩu. Lượng cầu của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc được đo lường bởi lượng hàng nhập khẩu trên thế giới (trừ lượng nhập khẩu vào Trung Quốc) và được điều chỉnh giảm bởi chỉ số giá nhập khẩu toàn cầu. Rõ ràng là một số phép đo lường dựa vào sản lượng có thể được sử dụng nhưng dữ liệu không tồn tại theo từng tháng. Hơn nữa, sử dụng loại dữ liệu này có thể gặp sai lệc
Luận văn liên quan