Tiểu luận Chính sách tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ hậu WTO (giai đoạn 2007-2010)

Trong một nền kinh tế thị trường mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia với nhau phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ như vậy, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Như chúng ta đã biết, tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của một quốc gia. Việc thay đổi tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực, các doanh nghiệp có thu chi ngoại tệ từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái không chỉ có tác động đến giá cả hàng hóa trong nước, mà còn tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như đến xuất nhập khẩu vốn. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã nỗ lực để phát triển xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán do nhập siêu vẫn còn ở mức cao, giảm gánh nặng nợ vay nước ngoài và ra sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề được đặt ra là: Làm thế nào để nước ta phát huy hết các lợi thế trong nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển xuất khẩu và ngày càng hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam mà vẫn giữ ổn định kinh tế, chính trị, xã hội? Một trong những vấn đề cần xem xét đó là chế độ tỷ giá hối đoái mà nuớc ta sẽ áp dụng khi đã là thành viên của Hiệp hội thương mại kinh tế quốc tế WTO.

doc47 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ hậu WTO (giai đoạn 2007-2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU WTO (GIAI ĐOẠN 2007-2010) GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU: VÕ BẢO SIÊU VIỆT CAO LÃNH, 03/2010 Lý do lựa chọn đề tài: Trong một nền kinh tế thị trường mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia với nhau phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ như vậy, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Như chúng ta đã biết, tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của một quốc gia. Việc thay đổi tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực, các doanh nghiệp có thu chi ngoại tệ từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái không chỉ có tác động đến giá cả hàng hóa trong nước, mà còn tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như đến xuất nhập khẩu vốn. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã nỗ lực để phát triển xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán do nhập siêu vẫn còn ở mức cao, giảm gánh nặng nợ vay nước ngoài và ra sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề được đặt ra là: Làm thế nào để nước ta phát huy hết các lợi thế trong nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển xuất khẩu và ngày càng hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam mà vẫn giữ ổn định kinh tế, chính trị, xã hội? Một trong những vấn đề cần xem xét đó là chế độ tỷ giá hối đoái mà nuớc ta sẽ áp dụng khi đã là thành viên của Hiệp hội thương mại kinh tế quốc tế WTO. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: • Tỷ giá và chính sách tỷ giá có quan hệ như thế nào đối với cán cân thương mại của một quốc gia? • Thực tế quản lý chính sách tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập diễn ra như thế nào? • Việt Nam nên có những biện pháp gì về chính sách tỷ giá trong giai đoạn hội nhập để cải thiện cán cân thương mại, cũng như phòng ngừa các rủi ro trong tỷ giá? Phương pháp nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Đề tài tiến hành phân tích thực tiễn tỷ giá hối đoái (chỉ đi sâu nghiên cứu tỷ giá VND/USD) và cơ chế điều hành của Việt Nam cũng như tác động của nó đến cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, đề tài cũng phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia để rút ra những bài học phù hợp với giai đoạn hậu WTO. Từ đó, đề tài đưa ra một số giải pháp cho tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam thời gian tới. Do phạm trù tỷ giá và cán cân thương mại là rất rộng nên với phạm vi của đề tài chỉ tập trung vào một số vấn đề lí luận chung và thực tiễn của Việt Nam về: (1.) Cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái, (2.) Cán cân thương mại, (3.) Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá và cán cân thương mại, (4.) Quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại, và (5.) Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Kết cấu đề tài: Đề tài kết cấu gồm 5 phần: • Phần 1: Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại. ( Phần 2: Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại. • Phần 3: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái- Cán cân thương mại và Thực trạng việc điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. • Phần 4: Một số đề xuất hoàn thiện cơ chế quản lý tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại. ( Phần 5: Kết luận. Cuối cùng là phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo. ( Khái luận: Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 là sự phát triển và lan tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 và còn tiếp tục diễn ra trong năm 2010. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Mặc dù Việt Nam đã chuyển hướng chính sách để đối phó với khủng hoảng, tuy độ mở của nền kinh tế Việt Nam theo cam kết của WTO là khá cao nhưng còn chịu tác động bất lợi trên cả 3 bình diện: thương mại, đầu tư và tài chính nên sẽ đứng trước nhiều thách thức. Năm 2008, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam chiếm 30% tổng đầu tư, đầu tư gián tiếp qua các kênh trái phiếu chính phủ, thị trường chứng khoán chiếm tỉ trọng khá cao (39% trái phiếu và 25% tổng mức vốn hoá của thị trường), nhưng đã có dấu hiệu suy giảm do khủng hoảng. Báo động đối với Việt Nam là thâm hụt cán cân thương mại đã ở mức đỉnh điểm, đặc biệt là thâm hụt thương mại với quốc gia láng giềng Trung Quốc. Trong tổng mức thâm hụt 17 tỉ USD hàng hoá của Việt Nam với thế giới thì riêng thâm hụt với Trung Quốc đã lên tới 12 tỉ USD, tiếp đến là thâm hụt thương mại với các đối thủ cạnh tranh là các nước ASEAN và Hàn Quốc, chỉ thặng dư với Hoa Kỳ và EU. Như vậy, muốn duy trì tăng trưởng, Việt Nam cần kiểm soát các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát huy hiệu quả của các chính sách này đến các chỉ tiêu kinh tế, đối phó với cuộc khủng hoảng. Trong bài viết này, xin tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại với mục đích đưa ra các giải pháp cho chính sách tỷ giá VND nhằm cải thiện cán cân thương mại trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu hậu WTO. Phần 1: Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại: I. Tỷ giá hối đoái (TGHĐ): 1. Định nghĩa: Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tỷ giá hối đoái, do cách tiếp cận vấn đề khác nhau, đôi khi do cách diễn đạt khác nhau. Tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền này được tính theo một đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái cũng được hiểu là tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Tỷ giá hối đoái xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của thương mại quốc tế, nó được giải thích bởi một hiện tượng đơn giản, hàng hoá không có biên giới quốc gia trong khi tiền chỉ được chấp nhận trên lãnh thổ quốc gia phát hành ra nó hay: TGHĐ được hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng tiền trong nước. Ví dụ: USD/VND hay EUR/VND. Đây chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường và được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ. Được coi là mấu chốt trong quản lý kinh tế vĩ mô, TGHĐ có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế, lên cán cân thanh toán quốc tế, lên giá cả hàng hoá trong nước và lưu thông tiền tệ... Nhìn chung, TGHĐ được chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ vào mục đích xem xét, đánh giá mà người ta quyết định sử dụng loại tỷ giá nào. 2. Phân loại: TGHĐ danh nghĩa là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng tiền trong nước và chưa tính đến sức mua của đồng tiền. TGHĐ thực là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo giá tương đối giữa các nước. Tỷ giá này tăng lên đồng tiền trong nước được coi là bị giảm giá thực so với đồng tiền nước ngoài và khi tỷ giá này giảm thì đồng tiền trong nước được coi là bị tăng giá thực so với đồng tiền nước ngoài. TGHĐ hiệu quả thực là tỷ giá được điều chỉnh theo một số các tỷ giá thực của các nước đối tác thương mại. Tỷ giá này được xem là thước đo hữu hiệu khả năng cạnh tranh của một nước trong quan hệ thương mại với các nước khác bởi nó xét đến tỷ giá thực giữa đồng tiền của một nước với nhiều nước tham gia trao đổi thương mại với nước đó. TGHĐ thực cân bằng là mức tỷ giá mà tại đó nền kinh tế đồng thời đạt cân bằng bên trong (cân bằng trên thị trường hàng hoá phi mậu dịch) và cân bằng bên ngoài (cân bằng tài khoản vãng lai). Tỷ giá thực cân bằng có mối quan hệ mật thiết với các biến số kinh tế khác, nó thể hiện độ nhạy của các biến kinh tế đối với chính sách kinh tế vĩ mô đặc biệt là trong ngắn và trung hạn. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: Sự hình thành TGHĐ là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng nhìn chung, có bốn yếu tố chính tác động đến tỷ giá. Đó là mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, chênh lệch về lãi suất, lạm phát giữa các nước và tâm lý số đông. Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao. Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước là yếu tố thứ hai ảnh huờng đến TGHĐ. Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, TGHĐ sẽ giảm xuống. Mức chênh lệch lạm phát của hai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền. Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại. Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền (PPP). Theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại. Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá trong dài hạn. Việc nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không đáng tin cậy. Nhân tố cuối cùng và cũng là nhân tố quan trọng nhất tác động đến tỷ giá hối đoái đó là tâm lý số đông. Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi ngưòi kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại; Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhậy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng. 4. Diễn biến của tỷ giá trong thời gian qua và nguyên nhân: Những năm qua, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã rất thành công trong việc điều hành chính sách tỉ giá hối đoái. Trong khi giá trị các đồng tiền so với Đôla Mỹ thay đổi thất thường thì tỉ giá USD/VND vẫn luôn ổn định. Điều này không những góp phần vào sự ổn định hệ thống tài chính trong nước mà còn tạo ra sự ổn định môi trường kinh tế nhất là xuất khẩu. NHNN đang áp dụng chính sách tỉ giá thả nổi nhưng có sự điều tiết của Nhà nước. Kể từ năm 1999, NHNN đã duy trì một biên độ biến động hàng ngày là +/-0,25% so với đồng đôla. NHNN can thiệp vào thị trường chủ yếu thông qua các hoạt động trên thị trường mở. 4.1 Năm 2007 Khi mới chuyển đổi, mở cửa, hội nhập, tỷ giá VND/USD khá cao, có thời gian đã lên đến 16.000 VDN/USD (vào cuối năm 1991), năm 1992 đã giảm mạnh và sau đó chỉ tăng, giảm nhẹ. Chỉ trừ năm 1997- 1998, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực mà tỷ giá tăng cao, còn các năm từ đó cho đến nay chỉ tăng nhẹ. Trong mấy năm trước, tỷ giá VND/USD thường khá ổn định, biến động thấp. Nếu so tháng 12 năm nay với tháng 12 năm trước thì năm 2004 tăng 0,4%, năm 2005 tăng 0,9%, năm 2006 tăng 1%, năm 2007 giảm 0,03% - bình quân thời kỳ 2004 - 2007 tăng 0,57%. Nếu tính bình quân năm nay so với năm trước thì năm 2004 tăng 1,57%, năm 2005 tăng 0,56%, năm 2006 tăng 0,95%, năm 2007 tăng 0, 62%. Ngay từ đầu năm 2007, NHNN quyết định mở rộng biên độ giao dịch từ +/-0,25% lên +/-0,5%, tuy nhiên tỷ giá VND/USD vẫn giảm. Cụ thể: Tỷ giá VND/USD bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do Ngân hàng Nhà nước công bố có cao hơn một chút (nếu ngày 26.1.2006 là 16.090 thì ngày 2.1.2007 là 16.101, ngày 3.1 là 16.096, ngày 4.1 là 16.100). Tỷ giá VND/USD do ngân hàng thương mại (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) bán ra vẫn cơ bản ổn định ở mức trên dưới 16.055 một chút và thấp hơn tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày (tương ứng ngày 26.12.2006 là 16.050, ngày 2.1.2007 là 16.051, ngày 3.1 là 16.055, ngày 4.1 là 16.055). Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do cũng cơ bản ổn định và chỉ cao hơn không đáng kể so với tỷ giá do các ngân hàng thương mại bán ra và cũng thấp hơn tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày (ngày 2.1.2007 là 16.070, ngày 3.1 là 16.070, ngày 4.1 là 16.070). Như vậy, tỷ giá tháng 1 giảm 0,12%, tháng 2 giảm 0,21%, tính chung 2 tháng giảm 0,33%. Tháng 2/2007 so với với tháng 12/2001, giá USD chỉ tăng 6,4%. Trong thời gian tương ứng, giá tiêu dùng tăng 38,5%, còn giá vàng tăng 144%. Nếu so xa hơn, tức là tháng 2/2007 so với tháng 12/1991, trong khi giá tiêu dùng tăng 161,7%, giá vàng tăng 87,3%, thì giá USD cũng chỉ tăng 10%. Tỷ giá VND/USD 6 tháng cuối năm 2007 đã diễn biến như sau: tháng 7 tăng 0,22%, tháng 8 tăng 0,16%, tháng 9 tăng 0,57%, tháng 10 giảm 0,6%, tháng 11 giảm 0,28%, tháng 12 giảm 0,19%. Cụ thể: Tỷ giá VND/USD tại các NHTM, Vietcombank ngày 17/12 là 16.032đ, đến ngày 20/12 là 16.038đ-16.053đ. Tại EximBank, tỷ giá ngày 17/12 là 16.035đ- 16.038đ, đến 20/12 tăng lên 16.045đ-16.050đ. Tính chung 6 tháng cuối năm 2007, tỷ giá VND/USD đã giảm 0,12. Điều đó có nghĩa là, dù so gần hay xa, thì giá USD vẫn tăng rất thấp so với giá tiêu dùng và giá vàng. Đặc biệt là giá USD lại đang trong xu thế giảm! Lý giải tình hình trên, các chuyên gia đã đưa ra bốn nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục với tốc độ cao hơn là tiền đề quan trọng để đồng tiền lên giá so với các đồng tiền khác (bình quân năm thời kỳ 1996- 2000 tăng 7%, thời kỳ 2001- 2007 tăng trên 7,6%, trong đó 2 năm nay tăng trên 8%). Khi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn thì đồng tiền lên giá là tất yếu. Thứ hai, cùng với tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, với chủ trương chủ động mở cửa, hội nhập, hiện có một lượng ngoại tệ lớn chảy vào nước ta từ nhiều nguồn: - Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2007 đã đạt kỷ lục cả về lượng vốn đăng ký (10,2 tỷ USD, gồm đăng ký mới và bổ sung), cả về lượng vốn thực hiện (4,1 tỷ USD). - Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) năm 2006 cũng đạt kỷ lục về lượng vốn cam kết (4,45 tỷ USD) và là năm thứ hai liên tục thực hiện vượt mức kế hoạch (1,81 tỷ USD). - Nguồn kiều hối (bao gồm của Việt kiều và số tiền do lao động xuất khẩu) gửi về nước đạt mức kỷ lục (khoảng 4,7 tỷ USD). - Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam năm nay cũng đạt kỷ lục (ước đạt trên 2,8 tỷ USD). - Kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục (trên 39,6 tỷ USD). - Lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán hiện cũng đạt khoảng 4 tỷ USD, chiếm khoảng 28,6% tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán của Việt Nam. Khi có lượng ngoại tệ lớn chảy mạnh vào trong nước, thì đó vừa là kết quả, vừa tạo tiền đề để tỷ giá khó tăng lên.  Nguồn: Tổng Cục Thống kê Thứ ba, đồng USD giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, như 1 USD hiện chỉ đổi được dưới 0,76 Eur, 0,51 Bảng Anh; giảm giá so với một số đồng bản tệ của các nước, như 1 USD hiện chỉ đổi được 7,72 CNY (Nhân dân tệ), 9,35 Won Hàn Quốc, 35,6 Baht Thái Lan,... Thứ tư, có một nguyên nhân quan trọng nhưng khá trừu tượng mà không phải ai cũng để ý đến, đó là “cánh kéo tỷ giá” giữa tỷ giá hối đoái và tỷ giá sức mua tương đương. 1 USD tại Việt Nam có sức mua vào khoảng 4,3 USD tại Mỹ. Điều này lý giải tại sao GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2007 tính theo tỷ giá hối đoái chỉ đạt 725,3 USD, nhưng nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương đạt khoảng 3.118 USD. Điều đó cũng giải thích tại sao nước Mỹ nhập siêu lớn từ các nước đang phát triển, trong khi lại đầu tư (cả trực tiếp và gián tiếp) vào các nước này. Ngoài ra, chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán phi mã liên tục đạt kỷ lục và hút một lượng vốn lớn cũng giảm áp lực tăng giá USD. Những nguyên nhân trên cũng lý giải tại sao từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước quyết định mở rộng biên độ giao dịch USD từ 0,25% lên 0,5%, nhưng tỷ giá vẫn không lên mà còn giảm. 4.2 Năm 2008: Bước sang năm 2008, tỷ giá VND/USD có sự biến động khác với các năm trước. Sự khác nhau thể hiện ở một số điểm sau đây. Một là, biến động nhiều hơn: giảm liên tục trong 3 tháng đầu, tăng liên tục trong 3 tháng sau. Nếu trong 3 tháng đầu, người có USD muốn bán cũng rất khó bán, thì trong 3 tháng sau, đặc biệt là tháng 6, người muốn mua USD cũng rất khó mua vì giá cao. Hai là, chênh lệch giữa giá USD trên thị trường tự do và ở các ngân hàng thương mại lúc mang dấu âm, lúc mang dấu dương và chênh lệch khá lớn. Ba là, tỷ giá VND/USD tính theo năm thì từ tháng 1 đến tháng 4 bị giảm, tháng 5, tháng 6 tăng, đặc biệt tháng 6 tăng cao. Đó là diễn biến tỷ giá VND/USD thời gian qua. Hiện tại, tỷ giá VND/USD đang có chênh lệch lớn so với nhiều nước. Nội tệ Thái Lan đã giảm giá so với USD là 16,1%, tỷ lệ tương ứng của Philippines là 15,3%, trong khi đó VND tính đến 25/12/2008 chỉ mất giá 9,5%. Biên độ tỷ giá đồng Việt Nam/đô la Mỹ đã được nới rộng lên mức ±3% vào đầu tháng 11-2008 sau khi đã duy trì mức ±2% kể từ cuối tháng 6-2008. Mức này sau đó đã được nâng lên ±5% vào ngày 23-3-2009 Nếu quý 1/2008, trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá VND/USD giảm từ mức 16.112 VND/USD xuống còn 15.960 đồng, thì trên thị trường tự do, mức giá lúc đó chỉ còn 15.700 - 15.800 VND/USD. Nhưng đến quý 2, tỷ giá đã có lúc lên tới 19.500 VND/USD (ngày 18/6/2008, cao hơn 2.600 đồng so với mức giá trần); còn trên  thị trường tự do tỷ giá này cao hơn khoảng 100-150 đồng. Mặc dù phản ứng còn chậm nhưng Ngân hàng Nhà nước đã có sự can thiệp cần thiết, đẩy tỷ giá giảm mạnh xuống mức 16.400 VND/USD và đến hết quý 3/2008, tỷ giá vẫn "loanh quanh" ở mức này.    Hình 3: Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm)/(tỷ giá đồng nội tệ/USD tháng 1-2005 đến tháng 4-2008. (Nguồn Dragon Capital)   Thế nhưng, từ tháng 9 trở lại nay, tỷ giá VND/USD liên tục tăng cao lên mức cao nhất là 16.998 VND/USD. Dù Ngân hàng Nhà nước kịp "nới" biên độ tỷ giá và can thiệp bán ra nhưng hiện tại, vẫn giao dịch theo mức giá trên 16.985 VND/USD. Còn trên thị trường tự do, tỷ giá đã thiết lập trên mốc 17.000 VND/USD từ khá lâu. Giải thích sự biến động này, ông Nguyễn Mạnh, Giám đốc Nguồn vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, nếu như trong quý 1/2008, tỷ giá giảm là do lượng kiều hối dồn về nhiều từ cuối 2007 đến tháng 2/2008, áp lực từ việc nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu Chính phủ khoảng 1,4 tỷ USD, doanh nghiệp xuất khẩu vay USD chuyển đổi ra VND sản xuất kinh doanh, các Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) bán USD để trạng thái đoản, thì đến quý 2, tỷ giá tăng là hệ quả của nhiều yếu tố khác. Trước hết, thâm hụt cán cân thương mại lớn (7,22 tỷ USD trong 3 tháng từ  tháng 4 - 6); nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả doanh nghiệp xuất và nhập khẩu đến hạn cao; tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong  nước và quốc tế. Tiếp theo, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc  bán trái phiếu Chính phủ ròng chuyển ngoại tệ về nước. Thố
Luận văn liên quan