Tiểu luận Chính sách tỷ giá và tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn từ 1989 đến 2013

Tầm quan trọng và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với quá trình lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng đến những biến đổi của nền kinh tế mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy một chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý có thể là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế một nước tăng trưởng. Không ít nước đã thành công khi sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để phát triển, cũng có nhiều nước đã vấp phải những thất bại về chính sách tỷ giá. Sự biến động mạnh của một số các đồng tiền mạnh trong thời gian gần đây (đồng đô la Mỹ, đồng Yên Nhật, đồng Euro) có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nhiều nước và thế giới. Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và từng bước hội nhập quốc tế không thể không quan tâm đến tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá. Hiện nay đồng Việt Nam vẫn neo đậu chủ yếu vào đồng đô la Mỹ, việc điều chỉnh tỷ giá hiện nay lên hay xuống để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, giúp cải thiện cán cân thương mại là một vấn đề mà các nhà kinh tế Việt Nam luôn luôn phải tính toán. Xuất phát từ tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá trong nền kinh tế mở, đặc biệt là một nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam. Đồng thời chúng ta cũng chưa có một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để giúp điều chỉnh và làm cải thiện cán cân thương mại. Do vậy tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chính sách tỷ giá và tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn từ 1989 đến 2013”. Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: - Chương 1: Khái quát chung về chính sách tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại. - Chương 2: Chính sách tỷ giá và tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn từ 1986đến 2013. - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam.

pdf37 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách tỷ giá và tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn từ 1989 đến 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................................................ 1 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................................................................... 3 LỜI MỞ ĐẦU Tầm quan trọng và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với quá trình lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng đến những biến đổi của nền kinh tế mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy một chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý có thể là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế một nước tăng trưởng. Không ít nước đã thành công khi sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để phát triển, cũng có nhiều nước đã vấp phải những thất bại về chính sách tỷ giá. Sự biến động mạnh của một số các đồng tiền mạnh trong thời gian gần đây (đồng đô la Mỹ, đồng Yên Nhật, đồng Euro) có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nhiều nước và thế giới. Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và từng bước hội nhập quốc tế không thể không quan tâm đến tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá. Hiện nay đồng Việt Nam vẫn neo đậu chủ yếu vào đồng đô la Mỹ, việc điều chỉnh tỷ giá hiện nay lên hay xuống để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, giúp cải thiện cán cân thương mại là một vấn đề mà các nhà kinh tế Việt Nam luôn luôn phải tính toán. Xuất phát từ tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá trong nền kinh tế mở, đặc biệt là một nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam. Đồng thời chúng ta cũng chưa có một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để giúp điều chỉnh và làm cải thiện cán cân thương mại. Do vậy tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chính sách tỷ giá và tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn từ 1989 đến 2013”. Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: - Chương 1: Khái quát chung về chính sách tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại. - Chương 2: Chính sách tỷ giá và tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2013. - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam. 1 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2013 Do giới hạn về thời gian, tài liệu tham khảo cũng như những hạn chế về mặt kiến thức của người viết, đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô, bạn bè cũng như những ý kiến đóng góp quý báu của những ai quan tâm tới đề tài này đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ledong.bn@gmail.com Lê Thị Đông - FTU CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2013 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 1: Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1986-1992 Bảng 2: Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1993-1996 Bảng 3: Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1997 – 1999 Bảng 4: Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam giai đoan 2000-2006 Bảng 5: Tỷ giá hối đoái và CCTM của Việt Nam từ năm 2007 đến nay BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Diễn biến tỷ giá USD/VND 2008-2009 Biểu đồ 2: Biến động tỷ giá USD/VND trên thị trường năm 2009-2010 Ledong.bn@gmail.com Lê Thị Đông - FTU CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2013 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1.1. Chính sách tỷ giá hối đoái 1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái a. Khái niệm Trong điều kiện của một nền kinh tế mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ giữa các nước, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được tính bằng một đồng tiền khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Tỷ giá được niêm yết theo hai phương pháp:  Yết giá trực tiếp đồng nội tệ: tức là việc niêm yết giá trong đó đồng nội tệ là đồng tiền yết giá còn đồng ngoại tệ là đồng tiền định giá cho đồng nội tệ, ví dụ 1USD = 20.800VND tại Việt Nam.  Yết giá gián tiếp đồng nội tệ: là việc niêm yết giá trong đó đồng ngoại tệ là đồng tiền yết giá còn đồng nội tệ là đồng tiền định giá cho đồng ngoại tệ, ví dụ 1USD = 20.800VND tại Mỹ. b. Phân loại tỷ giá Trong thực tế tùy từng trường hợp mà người ta sử dụng các loại tỷ giá khác nhau. Do đó mà dựa vào những căn cứ khác nhau người ta chia tỷ giá hối đoái thành nhiều loại tỷ giá khác nhau: (1) Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá gồm 2 loại:  Tỷ giá điện hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện (telegraphic transfer - T/T).  Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng thư (mail transfer - M/T). (2) Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá gồm:  Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do nhà Nước công bố được hình thành trên cơ sở ngang giá vàng. Ledong.bn@gmail.com Lê Thị Đông - FTU CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2013  Tỷ giá tự do là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu qui định.  Tỷ giá thả nổi là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường và nhà nước không can thiệp vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này.  Tỷ giá cố định là tỷ giá không biến động trong phạm vi thời gian nào đó. (3) Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá gồm:  Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ.  Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ.  Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc chuyển khoản ngoại hối không phải bằng tiền mặt mà bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.  Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng tiền mặt. (4) Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối:  Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày.  Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến giao dịch cuối cùng trong ngày.  Tỷ giá giao nhận ngay: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất trong 2 ngày làm việc.  Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng(có thể là 1,2,3 tháng sau). (5) Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, tỷ giá được chia ra làm hai loại:  Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào.  Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra. 1.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái a. Khái niệm Ledong.bn@gmail.com Lê Thị Đông - FTU CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2013 Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ dùng để tác động tới cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết. Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái tập trung chú trọng vào hai vấn đề lớn là: vấn đề lựa chọn chế độ (hệ thống) tỷ giá hối đoái (cơ chế vận động của tỷ giá hối đoái) và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái . b. Các chế độ tỷ giá hối đoái  Chế độ tỷ giá hối đoái cố định Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi.  Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi. Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.  Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự điều tiết Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu Ledong.bn@gmail.com Lê Thị Đông - FTU CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2013 hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường. 1.2. Cán cân thương mại 1.2.1. Khái niệm Cán cân thương mại phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hoá. Chính vì vậy, nó được gọi là cán cân hữu hình bởi vì hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường khi di chuyển qua biên giới. Trong cán cân thương mại, hoạt động xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ (cầu nội tệ) nên được ghi có (+) trong cán cân thanh toán BP, còn hoạt động nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ (cung nội tệ) nên được ghi nợ (-) trong cán cân thanh toán BP. Khi nguồn thu từ xuất khẩu lớn hơn các khoản chi cho nhập khẩu hàng hoá thì cán cân thương mại thặng dư. Ngược lại, khi thu từ xuất khẩu nhỏ hơn chi cho nhập khẩu hàng hoá thì cán cân thương mại thâm hụt, còn khi thu từ xuất khẩu bằng chi cho nhập khẩu thì cán cân thương mại cân bằng. Khi giá trị xuất khẩu ròng (hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu) tăng, cán cân thương mại được cải thiện; ngược lại, giá trị xuất khẩu ròng giảm, cán cân thương mại trở nên xấu đi. Cán cân thương mại là một trong những cán cân bộ phận rất quan trọng của BP bởi vì nó phản ảnh vị thế của quốc gia trong thương mại quốc tế. Cán cân thương mại thặng dư phản ánh quốc gia đang có ưu thế trong mua bán trao đối với các nước bạn hàng, vì giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu, làm tăng nguồn thu cho đất nước. Ngược lại, cán cân thương mại thâm hụt cho thấy quốc gia đang ở vị thế không thuận lợi trong thương mại quốc tế, nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, làm giảm thu nhập quốc gia. 1.2.2. Biện pháp điều chỉnh cán cân thương mại Cán cân thương mại có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế, nó thể hiện rất rõ mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư, nhờ vậy chúng ta có thể thấy được sự thay đổi của những nhân tố trong nền kinh tế sẽ có tác động theo chiều hướng nào đối với cán cân thương mại. Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu về việc điều chỉnh cán cân thương mại được thực hiện thông qua biện pháp nào cùng với mức độ tác động của sự biến đổi những nhân tố trong nền kinh tế đối với cán cân Ledong.bn@gmail.com Lê Thị Đông - FTU CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2013 thương mại. Thông thường, quá trình điều chỉnh cán cân thương mại được thực hiện thông qua 2 biện pháp chính: điều chỉnh tỷ giá và điều chỉnh thu nhập.  Biện pháp điều chỉnh tỷ giá Tỷ giá hối đoái là mức giá mà ở đó đồng tiền của một quốc gia được trao đổi với đồng tiền của một quốc gia khác. Trong thương mại, giá cả là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định hành vi mua hàng. Vì vậy, biện pháp điều chỉnh tỷ giá có tác động trực tiếp tới cán cân thương mại. Một đồng tiền của một quốc gia có thể được nâng giá hay giảm giá tuỳ thuộc vào chính sách thương mại của quốc gia đó. Trong trường hợp cán cân thương mại của một quốc gia bị thâm hụt thì thông thường việc phá giá đồng tiền là một biện pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại giúp quốc gia đó tăng cường xuất khẩu và giảm nhập khẩu do giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng đồng ngoại tệ sẽ rẻ hơn tương đối. Ngược lại, trong trường hợp một quốc gia sử dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ với mục đích điều chỉnh yếu tố kinh tê vĩ mô khác như kiềm chế lạm phát thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ lên giá tương đối so với đồng tiền khác, điều này sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng cường nhập khẩu, sẽ tác động không tốt đến cán cân thương mại.  Biện pháp điều chỉnh thu nhập Thu nhập có mối quan hệ trực tiếp tới cầu nhập khẩu của một quốc gia. Thu nhập tăng sẽ làm cho nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của người dân đối với cả hàng trong nước và hàng nhập khẩu tăng lên, vì vậy sẽ làm tăng nhập khẩu. Trong một chế độ tỷ giá cố định, khi một quốc gia có cán cân thương mại thâm hụt thường xuyên sẽ dẫn đến việc giảm thu nhập và sau đó là giảm nhập khẩu. Ngược lại, khi một quốc gia có cán cân thương mại thặng dư sẽ làm tăng thu nhập và kéo theo đó là tăng nhập khẩu. Như thế những tác động của thu nhập tới nhập khẩu sẽ điều chỉnh cán cân thương mại, kéo về vị trí cân bằng. Tóm lại, thông qua cái nhìn tổng quan về cán cân thương mại ở trên có thể cho ta thấy, cán cân thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, nó phản sức cạnh tranh và trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như chính sách kinh tế vĩ mô của nền kinh tế đó. Khi một quốc gia có cán cân thương mại thặng dư là khi quốc gia đó có tiềm lực, khả năng đạt mức tăng trưởng cao, chính sách kinh tế ổn định, nếu một quốc gia bị thâm hụt thương mại thì quốc gia đó luôn phải điều chỉnh chính sách kinh tế của mình sao cho có thể cải thiện cán cân thương mại về mức Ledong.bn@gmail.com Lê Thị Đông - FTU CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2013 cân bằng. Tuy nhiên, đối với nhiều quốc gia thâm hụt thương mại chưa chắc đã là dấu hiệu xấu của nền kinh tế, nhưng nếu thâm hụt liên tục trong dài hạn thì quốc gia đó cần phải điều chỉnh chính sách kinh tế của mình. Có nhiều yếu tố có thể tác động tới cán cân thương mại như tác động của tiêu dùng, của đầu tư, của tiết kiệm, tác động trực tiếp từ xuất khẩu, nhập khẩu và đặc biệt là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái có mối quan hệ mật thiết tới cán cân thương mại vì thực thế cán cân thương mại là thể hiện tình hình ngoại thương với các quốc gia và tỷ giá hối đoái là sự định giá đồng tiền nội tệ so với đồng ngoại tệ, điều này rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương của một quốc gia. Trong phần tiếp theo tôi sẽ trình bày rõ hơn về tỷ giá hối đoái cũng như tác động của nó tới xuất nhập khẩu, là hai yếu tố quan trọng của cán cân thương mại. Ledong.bn@gmail.com Lê Thị Đông - FTU CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2013 CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1989 ĐẾN 2013 Trước năm 1986 nền kinh tế nước ta trong tình trạng kế hoạch hoá tập trung cao độ mọi vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai hoàn toàn là do ý muốn chủ quan của các nhà hoạch định chính sách. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trì trệ, đòi hỏi một sự đổi mới kịp thời và toàn diện. Trong thời kỳ này quan hệ ngoại thương của nước ta chỉ bó hẹp với những nước xã hội chủ nghĩa, ngoài đồng Rup chuyển nhượng là chính, dự trữ ngoại hối của chúng ta rất ít các đống tiền tự do chuyển đổi khác. Ngoài ra, trên thị trường, quan hệ cung cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế không được xem xét. Trong giai đoạn này Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá cố định và cấu trúc đa tỷ giá được áp dụng để xác định tỷ giá giữa VND và đồng tiền của các quốc gia trong hệ thống các nước Xă hội chủ nghĩa. Đây là một khó khăn rất lớn của chúng ta trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Thời kỳ này, đất nước bị đặt trong tình trạng rất nhiều thử thách, lạm phát phi mã, cán cân thanh toán bị mất cân bằng nghiêm trọng. Yêu cầu của nền kinh tế lúc này là cần nhanh chóng có một đường lối đổi mới đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài. Từ năm 1989 trở về sau cho đến nay, nhà nước ta đã có những chủ trương và giải pháp đổi mới trong quan hệ đối ngoại, và chính sách tỷ giá đã từng bước xoá bỏ cơ chế độc quyền ngoại thương, cho phép các tổ chức kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. Số lượng các công ty được trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên, cùng với việc mở rộng ngoại thương chế độ tỷ giá cũng có những thay đổi căn bản; chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới bản thân cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái đã được nhanh chóng thay đổi phù hợp với bối cảnh thực tế. Từ một cơ chế đa tỷ giá, mang nặng tính chủ quan bao cấp, xa rời với thị rường; tỷ giá hối đoái đã được điều chỉnh theo các quan hệ và điều kiện của các quy luật kinh tế thị trường. Cơ chế một tỷ giá linh hoạt, có sự điều tiết của nhà nước đã phát huy được vai trò vừa là một phạm trù kinh tế vận động theo quy luật cung cầu của nền kinh tế vừa là một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước. Nhà nước đã áp dụng Ledong.bn@gmail.com Lê Thị Đông - FTU CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2013 chính sách tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước nhưng việc điều hành của nhà nước trong từng năm có khác nhau, ta có thể chia ra 3 thời kỳ: 2.1. Chính sách tỷ giá thời kỳ từ năm 1989 đến năm 1992 Chỉ thị 271-CT ban hành tháng 10/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với nội dung xác lập một mức tỷ giá đồng Việt Nam đối với khu vực ngoại tệ chuyển đổi phù hợp với mức tỷ giá thị trường trong biên độ dao động 10-20% chính là biện pháp đầu tiên trong việc thực hiện chính sách đổi mới tỷ giá của Chính phủ. Tháng 3/1989, Nhà nước bãi bỏ hệ thống tỷ giá kết toán nội bộ, tiến tới thực hiện thống nhất một mức tỷ giá duy nhất cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế - tỷ giá chính thức. Từ đó, động lực phát triển ngoại thương được khôi phục, kinh tế Việt Nam cũng như hoạt động xuất nhập khẩu có cơ hội phát triển mạnh. Thật vậy, tỷ giá hối đoái cũng đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương trên tất cả các phương diện từ kim ngạch cho đến cơ cấu, thị trường xuất nhập khẩu. Bảng 1: Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1986-1992 Tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại (USD/VND) (USD/VND) Năm Mức tỷ Kim Kim Mức tỷ giá %Tăng, ngạch % Tăng, ngạch % Tăng, Giá trị % Tăng, giá % Tăng, giảm (triệu giảm (triệu giảm (triệu USD) giảm giảm (đồng) US
Luận văn liên quan