Tiểu luận Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

Chúng ta biết rằng, mậu dịch tự do là nền tảng lý tưởng để thực hiện quy luật lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho mỗi quốc gia và cho toàn thế giới. Trong những giai đoạn đầu tiên khi kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ, sản xuất hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Adam Smith đã rất ủng hộ tự do mậu dịch, không cần sự can thiệp của chính phủ. Điều này đã thể hiện khá rõ trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh dựa vào chất lượng và giá cả sản phẩm. Vì quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ nên chưa có doanh nghiệp nào đủ sức lũng đoạn thị trường. Nếu không đủ sức cạnh tranh thì doanh nghiệp có thể chuyển hướng hoạt động. Sang thế kỉ 19, nền kinh tế phát triển vượt bậc dựa vào các yếu tố thâm dụng của mỗi quốc, các doanh nghiệp lớn áp dụng chính sách độc quyền. Họ đã bắt đầu dựng nên các hàng rào bảo hộ cho sản xuất trong nước, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đã bắt đầu hình thành. Nền mậu dịch tự do trên thế giới không còn tồn tại và bước tiến đến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là một bước tất yếu của lịch sử thế giới (mặc dù là bước lùi).

doc17 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
((( TIỂU LUẬN MÔN HỌC LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI : CHỦ NGHĨA BẢO HỘ MẬU DỊCH Giảng viên hướng dẫn : Nhóm thực hiện : Lớp : Khoa : Khóa : Năm học : Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 10/2008 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 I. Khái niệm bảo hộ mậu dịch 5 II. Vì sao các nước áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch 5 1. Nguyên nhân khách quan, cơ bản nhất 5 2. Xét về khía cạnh tác dụng 5 3. Xét về khía cạnh lịch sử và quan hệ giữa các nước 5 III. Biểu hiện thực tế 6 1. Biểu hiện thuế quan 6 2. Các biểu hiện phi thuế quan : bao gồm : 6 a. Giới hạn về số lượng Quota 7 b. Các biện pháp làm tăng tính cạnh tranh về giá : điển hình nhất là bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu 7 c. Những quy định về kỹ thuật 7 IV. Các xu hướng bảo hộ mậu dịch 8 1. Xuất phát từ ưu - nhược điểm của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch 8 2. Xuất phát từ các quan điểm về bảo hộ mậu dịch 8 a. Quan điểm 1 8 b. Quan điểm 2 8 3. Kết luận : 9 V. Liên hệ Việt Nam : 9 1. Gia nhập ASEAN & AFTA : 9 2. Gia nhập WTO : 11 3. Tóm lại : 14 KẾT LUẬN 15 MỞ ĐẦU Chúng ta biết rằng, mậu dịch tự do là nền tảng lý tưởng để thực hiện quy luật lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho mỗi quốc gia và cho toàn thế giới. Trong những giai đoạn đầu tiên khi kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ, sản xuất hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Adam Smith đã rất ủng hộ tự do mậu dịch, không cần sự can thiệp của chính phủ. Điều này đã thể hiện khá rõ trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh dựa vào chất lượng và giá cả sản phẩm. Vì quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ nên chưa có doanh nghiệp nào đủ sức lũng đoạn thị trường. Nếu không đủ sức cạnh tranh thì doanh nghiệp có thể chuyển hướng hoạt động. Sang thế kỉ 19, nền kinh tế phát triển vượt bậc dựa vào các yếu tố thâm dụng của mỗi quốc, các doanh nghiệp lớn áp dụng chính sách độc quyền. Họ đã bắt đầu dựng nên các hàng rào bảo hộ cho sản xuất trong nước, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đã bắt đầu hình thành. Nền mậu dịch tự do trên thế giới không còn tồn tại và bước tiến đến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là một bước tất yếu của lịch sử thế giới (mặc dù là bước lùi). Khái niệm bảo hộ mậu dịch : Là chính sách ngoại thương của các nước nhằm một mặt sử dụng các biện pháp để bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh dữ dội của hàng hóa ngoại nhập, mặt khác nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng ra thị trường nước ngoài. Vì sao các nước áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch : Dễ dàng nhận thấy rằng chính sách bảo hộ mậu dịch được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là nước đã phát triển hay chưa. Vậy thì tại sao hiện tượng này lại diễn ra? Nguyên nhân khách quan, cơ bản nhất của hiện tượng này là do : Có sự khác biệt về địa lý và tài nguyên dẫn đến sự khác biệt về nguồn lực kinh tế và năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia – đó là cái gốc của vấn đề. Có sự chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong nước với công ty nước ngoài. Ngoài hai nguyên nhân cơ bản này ra, chúng ta cũng nên nhìn nhận chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch dưới một số khía cạnh khác để làm rõ vấn đề “vì sao các nước áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch” ? Xét về khía cạnh tác dụng : Nói đến khía cạnh tác dụng của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch cũng có nghĩa là nói đến ưu điểm của nó : Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Bảo hộ các nhà sản xuất trong nước, giúp họ tăng cường thêm sức mạnh trên thị trường nội địa. Giúp nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh để xâm chiếm thị trường nước ngoài. Giúp điều tiết cán cân thanh toán quốc tế quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh toán của mỗi nước. Xét về khía cạnh lịch sử và quan hệ giữa các nước : Ở buổi đầu hình thành nền thương mại quốc tế, người ta thường quan tâm đến việc đẩy mạnh xuất khẩu để thu về kim khí quý, trong khi đó lại chủ trương hạn chế nhập khẩu để giảm bớt khả năng di chuyển kim khí quý ra ngoài (lý thuyết lợi thế một chiều). Xét về mặt chủ quan, các nước thực hiện chính sách bảo hộ chủ yếu vì lợi ích cục bộ. Các nước lớn đánh thuế quan để làm giảm khối lượng nhập khẩu nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia ; các nước khác trả đũa, dẫn đến thuế quan có tính chất cấm đoán. Hiện nay Mỹ và các nước châu Âu bảo hộ rất mạnh cho hàng nông sản là thế mạnh của các nước đang phát triển, để trả đũa các nước này bảo hộ ngành công nghiệp và dịch vụ. Biểu hiện thực tế : Bao gồm các biểu hiện thuế và phi thuế như : thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật, trợ cấp…để thực hiện hai mục tiêu của bảo hộ mậu dịch là bảo vệ các nhà sản xuất trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài và hỗ trợ họ bành trướng ra thị trường thế giới. Biểu hiện thuế quan : Là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu của quốc gia. Thuế quan có tính chất là hàng rào mậu dịch chủ yếu là thuế nhập khẩu (ngày nay nhiều nước đã bỏ thuế xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh trên thị trường thế giới). Ví dụ : nhiều sản phẩm nhập khẩu như thịt động vật, sản phẩm sắt thép sẽ được điều chỉnh thuế. Đáng chú ý là thuế nhập khẩu các sản phẩm thịt từ động vật được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, các sản phẩm thuộc các nhóm 0201 là thịt trâu, bò, lợn tươi hoặc ướp lạnh và đông lạnh thuế sẽ tăng thêm 2%. Các loại thịt bò nhập khẩu có mức thuế mới là 17% so với thuế cũ là 15%. Thịt lợn có mức thuế mới 27% so với 25% trước đây. Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh thuộc nhóm 0207 có mức tăng khá mạnh. Nhất là các loại gà nguyên con hoặc đã chặt mảnh dưới dạng tươi hay đông lạnh có mức thuế mới khá cao là 40% so với mức 15% trước đây. Việc điều chỉnh thuế lần này, theo nhiều doanh nghiệp (DN) chăn nuôi và phân phối thực phẩm là cần thiết vì thời gian qua, Việt Nam đã có mức điều chỉnh thuế nhập khẩu các sản phẩm này thấp hơn so với lộ trình cam kết trong hội nhập WTO. Việc này có thuận lợi là tăng cường một số sản phẩm nhập khẩu bổ sung nguồn thiếu hụt trong nước. Tuy nhiên, điều này lại tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước vì thuế nhập khẩu thấp nên nhiều sản phẩm nhập về có giá thành rẻ hơn đã khiến cho ngành chăn nuôi gặp khó khăn do không cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu. Thuế quan làm tăng số lượng hàng hoá trong nước sản xuất và chính phủ thu được một khoản tiền từ nhập khẩu. Ví dụ: sau sáu tháng thực hiện cam kết với WTO , theo số liệu thống kê của các ngành có liên quan thì thấy: so với cùng kỳ, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 30,4%, xuất khẩu tăng 19,4%, nhưng số thu thuế XNK chỉ tăng 21,68% và tổng số thu các loại thuế XNK, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng, phí, lệ phí đối với hàng XNK mới đạt 49,8% mức kế hoạch năm. Ước tính đến cuối tháng 8, tổng kim ngạch XNK đạt gần 69 tỷ USD, các chỉ số tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và thu thuế so với cùng kỳ cũng không chênh lệch mấy so với số liệu nêu trên. Các biểu hiện phi thuế quan : bao gồm : Giới hạn về số lượng Quota . Các biện pháp làm tăng tính cạnh tranh về giá Những quy định về kỹ thuật Giới hạn về số lượng Quota : Là giới hạn về số lượng của một loại hàng hóa mà nhà nước cho phép các doanh nghiệp xuất hay nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ : các chủng loại hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trước đây bị áp đặt hạn ngạch (quota) sẽ không bị quản lý hạn ngạch (quota) . Các hàng dệt may này cũng không phải làm thủ tục cấp visa xuất khẩu tại các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương mại. Các biện pháp làm tăng tính cạnh tranh về giá : điển hình nhất là bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu Bán phá giá là bán sản phẩm ở thị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất hoặc là bán thấp hơn mặt bằng giá hợp lý của thị trường nhập khẩu sản phẩm đó. Thực chất của việc bán phá giá là dùng một phần lợi nhuận kinh doanh nội địa để trợ giá cho sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh cho thị trường nước ngoài. Trợ cấp xuất khẩu là khoản trợ cấp chính phủ thanh toán cho các doanh nghiệp trong nước nhằm : Hạ chi phí để tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Bù đắp thiệt hại cho việc nhập khẩu những mặt hàng cần thiết nhưng giá nhập khẩu cao hơn mặt bằng giá mà chính phủ muốn duy trì trên thị trường nội địa. Ví dụ : Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa thông qua khoản bảo lãnh tín dụng 10 triệu USD dành cho mục đích trợ cấp cho nông sản xuất khẩu sang Việt Nam. Đồng thời, cũng trợ cấp 20 triệu USD cho hàng nông sản xuất sang thị trường Nga. Sự bảo lãnh tín dụng này không hạn chế định mức với từng loại hàng mà được cấp theo giá trị giao dịch của hợp đồng xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu sẽ được cấp tín dụng tối đa là 65% giá trị hợp đồng (không bao gồm các chi phí khác). Các hợp đồng được bảo lãnh phải là hợp đồng xuất khẩu trước ngày 30/11/2003.Trong khi các nhà sản xuất Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa và tôm, đòi áp dụng thuế chống bán phá giá với lý do là Chính phủ Việt Nam đã trợ giá cho mặt hàng này, thì bản thân USDA lại công khai trợ cấp tín dụng cho hàng nông sản vào Việt Nam. Theo các chuyên gia, đây là lối hành xử mà xưa nay Mỹ vẫn áp dụng. Những quy định về kỹ thuật : Các hàng rào kĩ thuật là những quy định kỹ thuật (nghiêm ngặt) về kiểm tra quy cách chất lượng sản phẩm để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, ở nước nhập khẩu như : Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm Kiểm dịch động thực vật Kiểm tra cách đóng gói,bao bì ,nhãn hiệu Ghi chú hướng dẫn sử dụng sản phẩm… Ví dụ : việc cấm bán cá basa của một số bang tại Mỹ là một kiểu hàng rào cản kỹ thuật mà Mỹ dựng lên nhằm tẩy chay cá da trơn của Việt Nam. Trước đây, Mỹ từng áp thuế bán phá giá đối với cá basa của Việt Nam nhưng sau đó mặt hàng này vẫn bán chạy trên thị trường Mỹ. Vì thế, theo luật sư Lê Công Định - Trưởng đại diện Văn phòng Luật YKVN - có thể lần này Mỹ muốn ngăn chặn nguồn hàng nhập từ VN để khôi phục lại thị trường cá basa trong nước. Đó cũng là một trong những biện pháp chống bán phá giá của Mỹ nhưng ở mức độ cao hơn. Các xu hướng bảo hộ mậu dịch : Xuất phát từ ưu - nhược điểm của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch : Bên cạnh những ưu điểm của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đã nêu trên, chúng ta còn phải nhìn nhận một số nhược điểm sau đây của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch : Làm tổn thương quá trình phát triển thương mại quốc tế, gây ra sự cô lập kinh tế của một nước trong xu thế toàn cầu hóa. Bảo hộ mậu dịch gây nên sự ỷ lại, trì trệ trong các nhà kinh doanh nội địa, kết quả là càng bảo hộ mạnh thì càng làm cho sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp chiến lược không còn linh hoạt, hoạt động đầu tư và kinh doanh không còn hiệu quả. Bảo hộ mậu dịch gây ra sự kém đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng hàng hóa… cũng như giá hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn so với tự do thương mại đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Chính vì chính bản thân chủ nghĩa mậu dịch đã tồn tại những ưu điểm và nhược điểm như vậy nên các quốc gia rất khó khăn trước lựa chọn tăng cường hay cắt giảm bảo hộ mậu dịch. Một mặt, các quốc gia muốn bảo vệ nền sản xuất trong nước, bành trướng ra thế giới, mặt khác lại muốn tăng cường lợi ích cho người tiêu dùng và sợ trả đũa từ các nước khác khi bảo hộ nền kinh tế của mình. Xuất phát từ các quan điểm về bảo hộ mậu dịch Cũng nói về xu hướng bảo hộ mậu dịch, chúng ta cần biết rằng : hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm về chính sách CNBHMD. Nổi bật nhất là 2 quan điểm : Quan điểm 1 : Các nước tập trung sản xuất và bảo hộ những lĩnh vực mà mình đang có thế mạnh. Còn những lĩnh vực xét thấy hiện tại và tương lai không có lợi thế cạnh tranh, thì sẽ không tiếp tục đẩy mạnh bảo hộ nữa, mà chủ yếu bảo hộ lĩnh vực này bằng công cụ thuế quan. Quan điểm 2 : Các nước chú trọng vào bảo hộ những lĩnh vực mà mình không có thế mạnh bằng cách trợ giá, đặt ra các hàng rào thuế quan, rào cản kĩ thuật... Những lĩnh vực đã có thế mạnh thì vẫn tiếp tục bảo hộ nhưng chỉ ở mức độ phòng vệ. Tùy vào mỗi quốc gia theo quan điểm nào mà sẽ có chính sách phù hợp với quan điểm đó. Tuy nhiên, dù đi theo quan điểm nào đi nữa thì trong 1 quốc gia lúc nào cũng có 2 xu hướng tăng và giảm chính sách BHMD ở những khu vực kinh tế khác nhau. Kết luận : Vì hai lý do nêu trên mà trên thế giới hiện nay luôn tồn tại hai xu hướng trái ngược về bảo hộ mậu dịch, đó là tăng và giảm. Có thể nói, hai xu hướng này luôn tồn tại song song với nhau, không bao giờ có trường hợp xu hướng này hay xu hướng kia bị triệt tiêu hoàn toàn, có chăng chỉ là xu hướng này hay xu hướng kia mạnh hơn làm cho chúng ta nhầm tưởng là chỉ có một xu hướng tồn tại mà thôi. Ví dụ : Mỹ là một nước công nghiệp phát triển trên thế giới, có lợi thế so sánh về các mặt hàng công nghiệp - có trình độ chuyên môn hoá cao do thâm dụng về vốn và kĩ thuật. Mỹ cũng là một trong những quốc gia mạnh về nông sản trên thế giới do trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến. Tuy nhiên Mỹ vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh hàng nông sản từ những nước đang phát triển. Theo quy định chung của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì Mỹ không thể đánh thuế quá cao vào hàng nông sản nhập từ nước ngoài. Do đó, Mỹ buộc phải giảm thuế cho hàng nhập khẩu. Tuy nhiên chính phủ Mỹ vẫn muốn ổn định một phần thu nhập của nông dân đồng thời bảo vệ thị trường nông sản trong nước. Do đó, Mỹ đã sử dụng các rào cản kỹ thuật và trợ giá cho nông sản trong nước. Hàng nhập khẩu khi đã có mặt trên thị trường bên cạnh phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm còn phải đối mặt với các hình thức trợ giá của chính phủ Mỹ. Lượng nông sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ cũng vì vậy mà giảm đi. Mỹ sử dụng các hình thức trợ giá tuy là để bảo vệ cho nhà sản xuất trong nước nhưng đồng thời cũng gây thiệt hại cho người tiêu dùng vì sự kém đa dạng của hàng hoá. Hiện nay các nước xuất khẩu chủ yếu là những đang phát triển đang đấu tranh yêu cầu chính phủ Mỹ giảm bớt các hình thức trợ giá. Tuy nhiên chưa có dấu hiệu Mỹ sẽ bỏ những hàng rào mậu dịch nói trên. Liên hệ Việt Nam : Gia nhập ASEAN & AFTA : Ngày 15/12/1995, Việt Nam chính thức ký kết nghị định thư gia nhập hiệp định về CEPT (tham gia AFTA – khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN), và ngày 1/1/1996 chính thức được công nhận tham gia AFTA. CEFT (Common Effective Prefrential Tariff) là chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực thương mại tự do ASEAN. Yêu cầu đặt ra với việc gia nhập AFTA : So với 6 nước ASEAN cũ thì cam kết tham gia AFTA của Việt Nam chậm hơn, vì vậy sẽ được phép kéo dài thời gian hoàn thành việc giảm thuế đến năm 2006 ( sau này rút ngắn lại còn 2005 ). Công việc đầu tiên phải tiến hành là Việt Nam phải thực hiện giảm thuế với 2800 nhóm mặt hàng bao gồm : Danh mục IL : bắt đầu giảm thuế từ năm 1996; phải hoàn thành việc cắt giảm để thuế suất chỉ còn 0-5% đối với 6200 ( 51,6 % tổng số mặt hàng trong biểu thuế NK của Việt Nam – so với các thành viên cũ là 85%) mặt hàng vào ngày 1/1/2006. Danh mục IL : Đa số là mặt hàng có thuế suất dưới 20% và một số mặt hàng có thuế suất trên 20% nhưng đang có thế mạnh về xuất khẩu. Những mặt hàng thuộc TEL (1317 nhóm mặt hàng, chiếm tổng số 40,9% tổng số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu). Bắt đầu từ 1/1/1999, phải chuyển tử TEL sang IL để thực hiện giảm thuế xuống còn 0-5% vào năm 2006, mỗi năm phải chuyển 20% số này vào IL. Những mặt hàng thuộc TEL : Là những mặt hàng có thuế suất trên 20% và một số mặt hàng cần bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, hoặc bằng các biện pháp phi thuế quan. Nhóm SL : 26 mặt hàng – 0,8% tổng số nhóm mặt hàng của biểu thuế nhập khẩu. Theo dự tính : bắt đầu thực hiện giảm thuế từ 1/1/2004 – kết thúc 1/1/2013 để đạt mức thuế 0-5% vào năm 2013. Nhóm SL : Là các mặt hàng đang được bảo hộ bằng cách áp dụng các biện pháp phi thuế quan như quản lý theo quota, chịu sự quản lý của Bộ chuyên ngành… Danh mục loại trừ hoàn toàn : 213 nhóm mặt hàng – 6,6% tổng số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu. Danh mục loại trừ hoàn toàn : Các sản phẩm trong danh mục này phải là những sản phẩm ảnh hưỡng đến an ninh quốc gia, đạo đức, xã hội, sức khoẻ con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử khảo cổ. việc cắt giảm thuế cũng như xoá bỏ các biện pháp phi thuế đối với các mặt hàng sẽ không đựơc xem xét đến theo chương trình CEPT.  Bảng 1 : Số mặt hàng giảm thuế trong danh mục IL tăng dần qua các năm Năm  1999  2000  2001  2002  2003   Số mặt hàng giảm thuế  3590  4233  4986  5500  6260   Từ ngày 1/1/2006, tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN chỉ chịu thuế suất nhập khẩu từ 0-5%. Gia nhập WTO : Để gia nhập vào WTO thành công, Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều phiên đàm phán đa phương và song phương, tuy nhiên, nhắc đến vấn đề bảo hộ mậu dịch tại Việt Nam, chúng ta cần điểm qua các phiên đàm phán đa phương sau đây. Phiên đàm phán lần thứ 8 : Bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với cà phê, hạ mức thuế quan chung tới mức các đối tác có thể chấp nhận được. Phiên đàm phán thứ 10 (15/9/2005) : cam kết sửa đổi 99,3 % số dòng thuế, bình quân ở mức thuế cam kết đạt dưới 18%.; các loại phí và lệ phí đã gần bằng 0… Phiên đàm phán thứ 11 (16 - 17/1/2006 ) : cam kết ràng buộc thuế trần cho gần như 100% dòng thuế. Nhìn chung : Trong tiến trình đàm phán để gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra những cam kết dựa trên nguyên tắc bình đẳng, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam và quốc tế. Theo quy định của WTO : trong tiến trình theo đuổi mục đích tự do hóa thương mại, các cam kết cụ thể của các nước thành viên phải được đưa ra thực hiện dưới hình thức nhượng bộ về thuế quan. Lộ trình giảm thuế và rào cản phi thuế đã được Việt Nam cam kết và thực hiện tốt. Ví dụ : tại hội thảo “Hội nhập của các nước Đông Dương vào môi trường thương mại toàn cầu” ngày 7 – 8 /10/1999 tổ chức tại TPHCM. Việt Nam đã đưa ra cam kết sẽ cắt giảm thuế quan theo lịch trình với các nước thành viên trên cơ sở có đi có lại. Cam kết lấy thuế quan làm công cụ bảo hộ chủ yếu và chỉ bảo hộ đối với những mặt hàng nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của đất nước, dần dần áp dụng các biện pháp tính thuế hải quan phù hợp với WTO. Mức thuế suất nhập khẩu tối đa từ 200% được hạ thấp xuống còn 60% và từ 31 mức thuế quan giảm xuống còn 25 mức; bỏ áp dụng mức giá tối thiểu đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Kết thúc các phiên đàm phán song phương gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra những cam kết ở mức cao hơn các thành viên gia nhập WTO trước đây. Ví dụ : Cam kết cắt giảm 22% thuế suất nhập khẩu so với mức thuế hiện hành và thực hiện chủ yếu trong 5 năm kể từ khi gia nhập WTO; mức cắt giảm so với mức hiện hành đối với hàng nông nghiệp là 10,6%, đối với hàng công nghiệp là 23,9%. Những mặt hàng được cắt giảm thuế nhập khẩu nhiều nhất là hàng dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, máy móc – thiết bị điện, một số hàng chế tạo khác… Đã xây dựng và điều chỉnh hệ thống thuế xuất nhập khẩu và phân biệt rõ mức thuế ưu đãi, ưu đãi đặc biệt và thuế phổ thông đối với hàng nhập khẩu. Xây dựng lộ trình cắt giảm các biện pháp phi thuế quan gây trở ngại cho thương mại. Loại bỏ dần các nhóm mặt hàng ra khỏi danh mục hàng nhập khẩu quản lý bằng giấy phép hoặc quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu theo lộ trình đã xây dựng trước. Ví dụ : nới lỏng các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu ( bỏ quản lý bằng giấy phép nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng, bỏ giấy phép nhập khẩu chuyến, bỏ yêu cầu phải xin giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp khi doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng phù hợp với lĩnh vực đã ghi trong giấy phép kinh doanh…) từ năm 1996. Ngày1/12/1999, loại bỏ thêm 9 nhóm mặt hàng ra khỏi danh mục hàng nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu gồm : xút lỏng, hàng tiêu dùng bằng sành sứ thủy tinh, bao bì nhựa thành phẩm, chất dẻo DOP, gạch ốp lát, đồ sứ vệ sinh, quạt điện, xe đạp và dầu thực vật. Vào ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam sẽ tiến hành cắt giảm ngay 1812 dòng
Luận văn liên quan