Khái niệm triết học cổ điển Đức để chỉ sự phát triển triết học của nước Đức cuối thế
kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX có ảnh hưởng lớn đối với triết học hiện đại.Trong thời kỳ
này, triết học cổ điển Đức đã sản sinh ra nhiều nhà triết học nổi tiếng. Đặt nền móng đầu
tiên là Cantơ, còn nói đến phép biện chứng là nói đến Hêghen, không thể thiếu đó là chủ
nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc và sau này đỉnh cao là triết học Mác của C.Mác.
Trong triết học cổ điển Đức, nhắc đến Phoiơbắc là nhắc đến một trong những nhà
duy vật, vô thần lớn nhất trong lịch sử triết học cận đại. Đóng góp của triết học Phơiơbắc
là đã đưa chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua. Ông đã giải thích tất cả đặc điểm và tính chất
của con người bằng nguồn gốc tự nhiên của chúng, coi con người là sản phẩm cao nhất
của giới tự nhiên và việc nhấn mạnh sự thống nhất giữa con người với tự nhiên của ông
nhằm chống lại quan điểm duy tâm trước đó. Quan điểm mới này thế giới quan duy vật
nhân bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Mác, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học
Mác, mặc dù Mác vẫn có những ý kiến bảo lưu có tính chất phê phán.
Để hiểu rõ hơn về chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc và vai trò của nó tác
động đến chủ nghĩa Mác sau này, đó cũng là lý do em thực hiện đề tài “Chủ nghĩa duy
vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác”
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chủ nghĩa duy vật nhân bản phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài 11:
CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN
PHOIƠBẮC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa
Lớp: Cao học đêm 3-khóa 22
Nhóm: 09
HVTH: Huỳnh Trọng Tài
MSHV: 7701220980
TP.HCM, ngày 13 tháng 12 năm 2012
HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 1
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………..……………1
CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN LÚTVÍCH PHOIƠBẮC…....2
1. Sơ lược tiểu sử Phoiơbắc……………………………………………………………..2
2. Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc……………………………………………….2
2.1. Quan niệm về giới tự nhiên và con người…………………………………......2
2.2. Quan niệm về nhận thức…………………………………………………………3
2.3. Quan niệm về tôn giáo…………………………………………….……………..4
3. Ưu điểm và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc……………………...4
3.1. Ưu điểm……………………………………………………………………….....4
3.2. Hạn chế……………………………………………………………………….….5
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC PHOIƠBẮC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI
CỦA TRIẾT HỌC MÁC……………………………………………………………….6
1. Sơ lược tiểu sử C.Mác…………………………………...……………………………6
2. Bối cảnh lịch sử và các tiền đề của sự ra đời triết học Mác…………………………..6
2.1. Bối cảnh lịch sử……………………………………………………………….….6
2.2. Các tiền đề …………………………………………………….…………………7
3. Vai trò triết học Phoiơbắc đối với sự ra đời triết học Mác……………….……….…..8
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY……………………...10
1. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người…………………………………...10
2. Vấn đề xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay………………….…11
KẾT LUẬN……………………………………………………………………......13
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………....15
HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 2
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU
Khái niệm triết học cổ điển Đức để chỉ sự phát triển triết học của nước Đức cuối thế
kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX có ảnh hưởng lớn đối với triết học hiện đại.Trong thời kỳ
này, triết học cổ điển Đức đã sản sinh ra nhiều nhà triết học nổi tiếng. Đặt nền móng đầu
tiên là Cantơ, còn nói đến phép biện chứng là nói đến Hêghen, không thể thiếu đó là chủ
nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc và sau này đỉnh cao là triết học Mác của C.Mác.
Trong triết học cổ điển Đức, nhắc đến Phoiơbắc là nhắc đến một trong những nhà
duy vật, vô thần lớn nhất trong lịch sử triết học cận đại. Đóng góp của triết học Phơiơbắc
là đã đưa chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua. Ông đã giải thích tất cả đặc điểm và tính chất
của con người bằng nguồn gốc tự nhiên của chúng, coi con người là sản phẩm cao nhất
của giới tự nhiên và việc nhấn mạnh sự thống nhất giữa con người với tự nhiên của ông
nhằm chống lại quan điểm duy tâm trước đó. Quan điểm mới này thế giới quan duy vật
nhân bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Mác, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học
Mác, mặc dù Mác vẫn có những ý kiến bảo lưu có tính chất phê phán.
Để hiểu rõ hơn về chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc và vai trò của nó tác
động đến chủ nghĩa Mác sau này, đó cũng là lý do em thực hiện đề tài “Chủ nghĩa duy
vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác”
HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 3
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA
DUY VẬT NHÂN BẢN LÚTVÍCH PHOIƠBẮC
1. Sơ lược tiểu sử Phoiơbắc
Lútvích Phoiơbắc (1804-1872) sinh ra trong một gia đình luật sư nổi tiếng. Gia đình
ông muốn ông trở thành một luật sư nhưng khi học đại học Phoiơbắc lại học triết học. Do
ông học giỏi nên được giữ lại trường, trở thành phó giáo sư rồi giáo sư. Phoiơbắc đã phát
hiện ra những bất hợp lý trong triết học Hêghen, ông cùng C.Mác-Ph.Ăngghen tham gia
sinh hoạt trong nhóm “Hêghen trẻ”. Sau một thời gian, ông bất mãn với hệ thống triết
học, ông bỏ dạy về quê ở ẩn trong 28 năm.
Tác phẩm nổi tiếng: “Phê phán triết học Hêghen” -xb 1839, “Bản chất đạo Thiên
Chúa” và “Luận cương sơ bộ của cải cách triết học” –xb 1842, “Cơ sở triết học của tương
lai” –xb 1843, “Bản chất tôn giáo” –xb 1845.
Toàn bộ hệ thống triết học của Phoiơbắc được gọi là chủ nghĩa duy vật nhân bản vì
ông xác định lấy con người làm đối tượng trung tâm của triết học. Ông xác định nghiên
cứu khoa học tự nhiên để phục vụ cho nghiên cứu con người.
Về cuối đời, Phoiơbắc đọc triết học của Mác, ông đã bỏ triết học của mình và theo
triết học của Mác.
2. Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc
2.1. Quan niệm về giới tự nhiên và con người
Phoiơbắc bác bỏ học thuyết của Hêghen về giới tự nhiên vì theo Hêghen giới tự
nhiên là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối. Tự đó ông cho rằng giới tự nhiên vật chất có
trước ý thức, tồn tại vô cùng đa dạng, phong phú và tự nó. Không gian, thời gian và vận
động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất giới tự nhiên. Bản thân giới
tự nhiên bị chi phối bởi mối liên hệ nhân quả nên không ngừng vận động, phát triển trong
không gian, thời gian, theo các quy luật khách quan nội tại, trong những điều kiện nhất
định. Ông cho rằng trong tự nhiên có nhiều chất và lượng khác nhau, cảm giác của chúng
ta hoàn toàn có thể nhận thức được.
HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 4
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Ông cho rằng thế giới chúng ta đang sống là thế giới vật chất, tồn tại khách quan và
không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của duy vật, còn ý thức chỉ là sản phẩm của bộ óc
(sản phẩm tự nhiên) và con người là một bộ phận của giới tự nhiên. Quá trình phát triển
của giới tự nhiên sẽ dẫn đến sự ra đời của đời sống sinh học mà cao hơn là con người và
đời sống xã hội của con người.
Phoiơbắc cho rằng không thể tách con người ra khỏi giới tự nhiên vì con người là
sản phẩm tất yếu cao nhất của giới tự nhiên, còn giới tự nhiên là cơ sở không thể thiếu của
đời sống con người. Con người dựa vào giới tự nhiên để được thỏa mọi nhu cầu cần thiết
như ăn, mặc, ở, sinh đẻ…Còn những cái đó đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, đam mê,
khát vọng , suy nghĩ, hiểu biết đến mỗi con người. Con người vừa mang bản tính cá nhân
và cũng mang bản tính cộng đồng, có bản chất nằm trong tình yêu.
Do mang bản tính cá nhân, mà mỗi con người là một cá thể sinh học đặc biệt có lý
trí, có trái tim… của riêng mình để nhận thức, để khát vọng đam mê, để rung động cảm
xúc. Đó là con người tồn tại bằng xương thịt, đang sống, làm việc, đang yêu, đang nhận
thức như mỗi chúng ta chứ không phải con người trong ý tưởng, con người trừu tượng.
Với bản tính đó, mỗi con người tiềm tàng một năng lực sáng tạo kỳ vĩ, năng lực này bắt
nguồn từ cá tính cá nhân chứ không phải xuất phát từ Thượng đế.
Do mang bản tính cộng đồng mà mỗi cá nhân bị ràng buộc với những người khác.
Hạnh phúc mỗi cá nhân không là hạnh phúc đơn độc của mỗi con người mà là hạnh phúc
được kiếm tìm trong sự hòa hợp với mọi ngượi trong cộng đồng.
2.2. Quan niệm về nhận thức
Khi đứng vững trên quan điểm duy vật về khả năng con người nhận thức được và
nhận thức ngày càng đầy đủ thể giới, Phoiơbắc cho rằng giới tự nhiên và con người không
phải lý tính lôgích trừu tượng hay Thượng đế là khách thể của nhận thức. Chủ thể của
nhận thức cũng không phải là lý tính lôgich trừu tượng mà là con người sống động, tồn tại
trong thực tế, có cảm giác và lý trí. Cảm tính trực quan là nguồn gốc của tư duy lý luận,
còn tư duy lý luận xử lý tài liệu cảm tính để khám phá ra chân lý. Chân lý là sự phù hợp
giữa tư tưởng trong chủ thể với đối tượng được tư tưởng khách thể. Nhờ có năng lực của
HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 5
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
cảm giác và lý trí mà con người có khả năng nhận thức đầy đủ giới tự nhiên. Đối với ông,
thực tiễn là hoạt động bản năng mang tính thấp hèn, do đó nó cần được loại bỏ ra khỏi
nhận thức, trục xuất khỏi hệ thống triết học. Ông cũng không hiểu chính hoạt động khoa
học cũng là hoạt động thực tiễn, không thấy vai trò của thực tiễn đối với hoạt động nhận
thức và đối với đời sống xã hội.
2.3. Quan niệm về tôn giáo
Phoiơbắc cho rằng tôn giáo không đơn giản là những ảo tưởng phi lý, hoang đường
mà còn là những mơ ước, khát vọng đời thường của con người. Sự bất lực trong nhận
thức, sự sợ hãi, đau khổ, khó khăn triền miên, niềm mơ ước khao khát vương lên trong
cuộc sống đầy đau khổ bất hạnh, đầy bế tắt buồn thương của con người đã sản sinh ra các
tôn giáo. Tôn giáo chỉ là sự tha hóa bản chất của con người. Còn thượng đế chỉ là tập hợp
những giá trị, mơ ước, khát vọng mà con người mong muốn có. Thượng đế là nhân cách
cá nhân được thần thánh hóa. Như vậy, theo Phoiơbắc tôn giáo là sản phẩm tất yếu của
tâm lý và nhận thức của con người, không phải Thượng đế sinh ra con người mà chính
con người đã sinh ra Thượng đế.
Phoiơbắc cho rằng tôn giáo và niềm tin vào Thượng đế đã chia cắt thế giới cùng con
người thành thế giới trần tục và thế giới thiên đường, tôn giáo làm tha hóa con người để
dễ dàng thống trị nó. Tôn giáo không chỉ kìm hãm mà còn tước đi ở con người tính năng
động sáng tạo, sự tự do, và năng lực độc lập phán xét. Ông đòi hỏi phải lựa chọn: hoặc là
tôn giáo- tín ngưỡng- thượng đế, hoặc là khoa học nhân bản- tình yêu- con người.
3. Ưu điểm và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc
3.1. Ưu điểm
Triết học Phoiơbắc đã khôi phục được truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong hoàn
cảnh chủ nghĩa duy tâm thống trị đời sống tinh thần ở Phương Tây và phát triển chủ nghĩa
duy vật thêm một bước. Ông đã trình bày sáng tỏ nhiều quan điểm duy vật, ông phê phán
mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và Cơ đốc giáo, ông biết đặt con người vào đúng tâm điểm
phân tích triết học. Triết học của ông chất chứa đầy tính duy vật khả tri và nhân bản, nó là
một cội nguồn tư tưởng của triết học Mác.
HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 6
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
3.2. Hạn chế
Triết học của Phoiơbắc không sâu, còn nhiều quan niệm siêu hình, phiến diện, trong
lý giải đổi tượng triết học, trong việc phân tích bản chất con người, trong việc tìm hiểu
thực tiễn và xác định vai trò của nó trong nhận thức và cuộc sống…Đặc biệt, trong xác
định nguồn gốc, động lực phát triển và phương tiện cải tạo xã hội, quan điểm của ông còn
đầy tính duy tâm. Thái độ đối với tôn giáo của ông không nhất quán. Điều này thể hiện
như sau:
Do phủ nhận hệ thống duy tâm của triết học Hêghen nên ông phủ nhận luôn phép
biện chứng, ông hiểu rất hời hợt.
Hạn chế là đã tuyệt đối hóa tình yên, coi tình yêu là bản chất con người mà
không chú ý mặt lịch sử-xã hội, không thấy điều kiện chính trị -xã hội mà con người sống
trong đó. Quan niệm con người của ông rất trừu tượng bởi vì nó không mang tính lịch sử,
tính giai cấp, tính dân tộc.
Ông cũng không hiểu chính hoạt động khoa học cũng là hoạt động thực tiễn,
không thấy vai trò của thực tiễn đối với hoạt động nhận thức, sự hoàn thiện con người và
thúc đẩy phát triển sản xuất nói riêng, đối với đời sống xã hội nói chung. Không thấy
được vai trò của nền sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 7
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC
PHOIƠBẮC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
1. Sơ lược tiểu sử C.Mác
C.Mác (1818-1883) sinh trưởng trong một gia đình trí thức (bố là luật sư), ở thành
phố Tơrevơ, một vùng có nhiều ảnh hưởng của Cách mạng tư sản Pháp. Sau khi tốt
nghiệp trung học (1835), Mác theo học luật học ở Đại học Bon (1835 - 1836) và trường
Đại học Tổng hợp Beclin (1836 - 1841). Tại đây, Mác đã nghiên cứu cả triết học và lịch
sử.
Năm 1837, Mác đến với triết học Hêghen nhằm tìm ở đó những kết luận có tính chất
cách mạng và vô thần, đồng thời tham gia "phái Hêghen trẻ". Bước ngoặt trong cuộc đời
dẫn đến sự chuyển biến tư tưởng của Mác diễn ra khi Mác làm việc ở báo Sông Ranh,
Mác đi vào hoạt động chính trị, sử dụng công cụ báo chí để đấu tranh giành dân chủ, tự
do. Sau khi báo Sông Ranh bị cấm (từ ngày 1 tháng 4 năm 1843), Mác đặt ra cho mình
nhiệm vụ duyệt lại một cách có phê phán quan niệm duy tâm của Hêghen về xã hội và
nhà nước, đồng thời phát hiện những động lực thật sự để biến đổi thế giới bằng cách
mạng.
Ở Mác, việc nghiên cứu triết học trở thành niềm say mê của nhận thức nhằm giải
đáp vấn đề giải phóng con người, thực hiện dân chủ, vươn tới tự do và sự hoàn thiện con
người.
2. Bối cảnh lịch sử và các tiền đề của sự ra đời triết học Mác
2.1. Bối cảnh lịch sử
Những biến đổi to lớn trong đời sống chính trị-xã hội, trong hoạt động văn hóa, khoa
học Tây Âu nửa đầu thế kỷ XIX đã khẳng định tính tất yếu của sự ra đời triết học Mác:
Thứ nhất, tuy vai trò tích cực của giai cấp tư sản đối với lịch sử nhân loại như thủ
tiêu chế độ phong kiến, giải phóng cá nhân, phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, phá vỡ những quan hệ lỗi thời nhưng theo Mác sự phát triển của nền sản xuất tư
bản dựa trên các thành tựu khoa học, kỹ thuật của nhân loại dù thúc đẩy về cơ bản sự vận
động xã hội tiến về phía trước vẫn không khắc phục được những mâu thuẫn cố hữu của xã
HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 8
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
hội có các giai cấp đối kháng, sự tha hóa con người, mà thậm chí còn làm cho những mâu
thuẫn ấy ngày càng trở nên trầm trọng và không thể kiểm soát.
Thứ hai, sự vận động của xã hội dựa trên các quy luật thị trường tư bản chủ nghĩa
trong khi đơn giản hóa quan hệ xã hội đã đồng thời bộc lộ mặt trái của nó: sự cằn cỗi dần
những phong tục, thói quen và sinh hoạt văn hóa truyền thống, xu hướng thực dụng hóa
ngay cả quan hệ gia đình, huyết thống, sự sòng phẳng đến tàn nhẫn các thang bậc đánh
giá khả năng của cá nhân…
Thứ ba, chủ nghĩa tư bản, theo Mác chẳng những không thể khắc phục mâu thuẩn
giữa tính chất xã hội của nền sản xuất và sự chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất,
mà còn đẩy mâu thuẩn đó ngày càng gây gắt, không thể dung hòa trong điều kiện kinh tế
thị trường vận hành theo quy luật cạnh tranh tự do.
2.2. Các tiền đề
Tiền đề lý luận của triết học Mác
Tiền đề sâu xa của triết học Mác là toàn bộ tinh hoa tinh thần của nhân loại, mà chủ
yếu là tinh hoa phương Tây được tích lũy trong các học thuyết triết học từ hơn hai ngàn
năm qua, bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại. Triết học Mác là một vòng khâu trong chuỗi các vòng
khâu nối tiếp nhau qua các thời đại, với sự mở rộng không ngừng tri thức triết học trong
mối liên hệ với hoạt động thực tiễn, với khoa học và trình độ nhận thức chung.
Tiền đề trực tiếp của sự ra đời triết học Mác là triết học cổ điển Đức mà cụ thể là
phép biện chứng Hêghen và chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc. Cuộc hành trình tư
tưởng của Mác bắt đầu từ phép biện chứng Hêghen và từ cuối năm 1842 chuyển dần sang
chủ nghĩa duy vật. Hai tác phẩm tác động tích cực đến sự chuyển tiếp này là “Bản chất
Kito giáo”- xb 1841 và “Luận cương sơ bộ về cải cách triết học”-xb 1842 của Phoiơbắc.
Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là A. Xmit
và Đ. Ricacđô không những làm nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là
nhân tố không thể thiếu được trong sự hình thành và phát triển triết học Mác
Tiền đề khoa học tự nhiên
HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 9
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Liên minh giữa triết học với các lĩnh vực tri thức cụ thể, đặc biệt là khoa học tự
nhiên, có lịch sử lâu dài và mang ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của triết học, nhất
là chủ nghĩa duy vật. Triết học không thể phát triển nếu tách ra khỏi trình độ nhận thức
chung của thời đại, trong đó có trình độ phát triển của tri thức khoa học. Các nhà triết học
đầu tiên của Hy Lạp cổ đại đều là những bộ óc lớn. Talét, Arixtốt và nhiều người khác
được biết đến không chỉ với tính cách là những triết gia mà còn là những bậc thông thái,
am tường nhiều thứ như toán học, vật lý học, thiên văn học…những lĩnh vực đang còn ở
trong tình trạng tản mạn, sơ khai. Những khám phá khoa học này đã trở thành chỗ dựa
vững chắc đối với quá trình giải phóng triết học ra khỏi ảnh hưởng của thần học, tiếp tục
con đường hướng tới chân lý. Tiêu biểu là ba phát minh lớn mà Ăngghen nhắc đến trong
tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” được gọi là các
phát minh thời đại do tác động quyết định của chúng đến chủ nghĩa duy vật: định luật bảo
toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào, thuyết tiến hóa.
3. Vai trò triết học Phoiơbắc đối với sự ra đời triết học Mác
Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và
Phoiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. Từ các tác phẩm của
Phoiơbắc, đặc biệt ý tưởng cải cách đặt ra trong “Luận cương sơ bộ về cải cách triết học”
khôi phục truyền thống duy vật, kết hợp thuyết nhân bản đặc trưng của mình đã kích thích
Mác xây dựng một học thuyết triết học thâm nhập vào đời sống hiện thực thông qua các
nguyên lý có tính khoa học của nó, khắc phục tính tự biện cố hữu ở triết học
Hêghen.Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, C.Mác đã dựa vào truyền
thống của chủ nghĩa duy vật triết học mà trực tiếp là chủ nghĩa duy vật triết học của
Phoiơbắc, đồng thời đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính chất siêu hình và
những hạn chế lịch sử khác của nó.
Đóng góp của triết học Phoiơbắc, theo Ăngghen là đã đưa “chủ nghĩa duy vật trở lại
ngôi vua…Tất cả chúng tôi lập tức trở thành môn đồ của Phoiơbắc…Quan điểm mới đó
đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Mác như thế nào, mặc dù Mác vẫn có những ý kiến bảo lưu
có tính chất phê phán”. Triết học Phoiơbắc là cầu nối để Mác và Ăngghen xây dựng triết
HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 10
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
học mới chủ nghĩa duy vật biện chứng trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
thống nhất với nhau một cách cơ học giữa chủ nghĩa duy vật của triết học Phoiơbắc với
phép biện chứng Hêghen. Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, Mác đã cải tạo cả
chủ nghĩa duy vật cũ, cả phép biện chứng của Hêghen. Mác viết: "Phương pháp biện
chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản mà còn đối lập hẳn
với phương pháp ấy nữa" Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi phép siêu hình, Mác đã làm
cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự
nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người.
Hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật (chủ nghĩa duy vật biện chứng) và phép
biện chứng (phép biện chứng duy vật) đã gắn liền với tên tuổi Mác, là sự phát triển mới
về chất của lịch sử triết học nói chung, của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng nói
riêng. Với tính cách là những bộ phận hợp thành hệ thống lý luận của triết học Mác, chủ
nghĩa duy vật và phép biện chứng đều có sự biến đổi về chất so với nguồn gốc của chúng
và chủ nghĩa duy vật biện chứng này đã khắc phục được những hạn chế lịch sử của các
bậc tiền bối trước.
HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 11
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC
MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON
NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người
Con người là vấn đề trung tâm của mọi tư tưởng triết học. Nhưng không phải tư
tưởng triết học nào cũng có cách giải thích, giải quyết đúng đắn về vấn đề con người vì
mỗi hệ tư tưởng có cách nhìn nhận qua lăng kính khác nhau. Điển hình chúng ta có thể
phân ra 3 hệ tư tưởng: tư tưởng triết học phương Đông, triết học phương Tây, triết học
Mác-Lênin.
Ở phương Đông có hai quan điểm chính là phật giáo và nho giáo. Đối với phật giáo
xét đến cùng con người tồn tại để đi đến không hiện hữu là con người, không có con
người sinh học vì nó gây nên nổi khổ trầm luân của con người, đời là bể khổ. Nho gia
quan niệm con người là chính danh, con người phải tu thân, đây là con người chính trị-xã
hội mà nền tảng là đạo đức. Hai quan điểm này chúng ta không thấy rằng ở đây giải quyết
đúng vấn đề về con người. Phật giáo là triết lý tiêu cực về con người, nho gia thì không
thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong việc phát triển chính trị-xã