Học thuyết của Mác, trên cơ sở xây dựng hệ thống lý luận và hình thành phương
pháp tư duy khoa học về các quá trình kinh tế, đã trình bày một cách sáng tỏ bản
chất và nội dung của hình thái giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Nổi bật trong hệ thống quan điểm của Mác là các học thuyết về giá trị thặng dư
và các hình thái biểu hiện có liên quan. Trong đó, lợi nhuận của tư bản thương
nghiệp – hay lợi nhận thu được từ quá trình lưu thông hàng hóa là một bộ phận
không thể tách rời, và có vai trò quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ phân
chia giá trị thặng dư giữa các tập đoàn tư bản.
Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu về lợi nhuận của tư bản thương nghiệp có ý
nghĩa quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện những lý luận có liên quan về quy
luật giá trị thặng dư, đặc biệt là trong khâu lưu thông hàng hóa.
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7326 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chủ nghĩa Mác – Lênin về giá trị thặng dư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG……………..
Tiểu luận
Chủ nghĩa Mác – Lênin về giá trị thặng dư
Học thuyết của Mác, trên cơ sở xây dựng hệ thống lý luận và hình thành phương
pháp tư duy khoa học về các quá trình kinh tế, đã trình bày một cách sáng tỏ bản
chất và nội dung của hình thái giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Nổi bật trong hệ thống quan điểm của Mác là các học thuyết về giá trị thặng dư
và các hình thái biểu hiện có liên quan. Trong đó, lợi nhuận của tư bản thương
nghiệp – hay lợi nhận thu được từ quá trình lưu thông hàng hóa là một bộ phận
không thể tách rời, và có vai trò quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ phân
chia giá trị thặng dư giữa các tập đoàn tư bản.
Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu về lợi nhuận của tư bản thương nghiệp có ý
nghĩa quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện những lý luận có liên quan về quy
luật giá trị thặng dư, đặc biệt là trong khâu lưu thông hàng hóa.
1.2. Mục đích thực hiện đề tài
Góp phần trang bị kiến thức về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin nói chung và hiểu biết về phạm trù lợi nhuận thương nghiệp nói riêng trong
nội dung môn học.
Chứng minh mối liên hệ giữa thương nghiệp cũng như tư bản thương nghiệp với
giá trị và giá trị thặng dư.
Hình thành phương pháp luận trong việc xác định, phân tích cũng như vận dụng
lý luận thực tiễn vào hoạt động chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp.
1.3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, mà
trực tiếp là học thuyết về giá trị - lao động và học thuyết giá trị thặng dư của Các
Mác.
Sử dụng phương pháp lập luận dựa trên nền tảng của phép duy vật biện chứng và
phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp việc thống kê, phân tích, tổng hợp
bản chất, nguồn gốc lợi nhuận của thương nghiệp với các hình thức có liên quan
trong quy luật giá trị thặng dư để làm rõ vấn đề.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG
2.1. Nguồn gốc lợi nhuận của tư bản thương nghiệp.
2.1.1. Định nghĩa về tư bản thương nghiệp.
Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công
nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa.
Từ định nghĩa, xuất hiện một nhận định ban đầu rằng tư bản thương nghiệp thực
chất là một hình thức bắc cầu nhằm tạo điều kiện giúp cho tư bản công nghiệp thực
hiện quá trình chuyển giao và tạo ra giá trị hàng hóa.
Hình 2.1. Sơ đồ quá trình chuyển giao và tạo ra giá trị hàng hóa
Hàng hóa và sản phẩm nói chung sau khi được tư bản công nghiệp sản xuất, sẽ
thông qua tư bản thương nghiệp để đến với thị trường tiêu dùng và phân phối sâu
rộng tới mạng lưới người tiêu dùng, là những người có nhu cầu và sẽ sử dụng tiền để
đổi lấy hàng hóa nhằm thỏa mãn cho một nhu cầu sử dụng riêng nào đó.
Ví dụ: Trong ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô, sau khi chiếc xe được hoàn tất
sẽ thông qua các kênh phân phối, các đại diện kinh doanh, đại lý để bán tới tay
người mua, là những người có nhu cầu sử dụng phương tiện vận chuyển nói chung.
2.1.2. Đặc điểm của tư bản thương nghiệp
Tư bản thương nghiệp ra đời bắt nguồn từ sự phát triển của trình độ tổ chức và
phân công lao động xã hội. Ở một giai đoạn phát triển cao hơn trong chủ nghĩa tư
bản, có một yêu cầu nảy sinh cần phải giải quyết đó là tính chuyên môn hóa về chức
năng hoạt động để gia tăng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực và đẩy mạnh tốc độ phát
triển của tư bản. Tư bản công nghiệp cần được hoạt động đúng với chức năng của
mình đó là sản xuất hàng hóa và tư bản công nghiệp sẽ làm tốt công việc này khi có
sự tập trung cao độ nguồn lực và các tư duy chiến lược dành riêng cho sản phẩm.
Bởi lẽ đó, tư bản thương nghiệp ra đời để giải quyết vấn đề còn lại sau khi sản phẩm
ra đời đó là cung ứng và phân phối cho thị trường. Với sự chuyên môn hóa này, cả
TƯ BẢN CÔNG
NGHIỆP
TƯ BẢN THƯƠNG
NGHIỆP
GIÁ TRỊ HÀNG
HÓA
tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp đều có thể tập trung điều kiện sẵn có
cho chức năng hoạt động của riêng mình trong sự phối hợp giữa mỗi bên để từ đó
tạo ra sự liên kết mang tính bắc cầu mang lại lợi ích từ giá trị hàng hóa cho cả hai
phía.
Từ mối liên hệ có tính chất bắc cầu giữa tư bản thương nghiệp và tư bản công
nghiệp nêu trên, có thể nhận ra rằng tư bản thương nghiệp có đặc điểm vừa phụ
thuộc vào tư bản công nghiệp, nhưng cũng đồng thời độc lập một cách tương đối.
Tư bản thương nghiệp phụ thuộc vào tư bản công nghiệp vì hình thức hoạt động
của tư bản thương nghiệp có thể hiểu một cách đơn giản là loại hình kinh doanh mua
đi – bán lại. Bởi vậy, tư bản công nghiệp có vai trò giống như một nguồn cung cấp
yếu tố chính và quan trọng cần thiết cho sự vận động của tư bản thương nghiệp, đó
là hàng hóa. Không có hàng hóa, tư bản thương nghiệp không có lý do và mục đích
để hoạt động, dẫn đến không thể tồn tại hình thái tư bản thương nghiệp. Đây là sự
phụ thuộc có tính chất khách quan và không mang ý nghĩa áp đặt hoàn toàn và lệ
thuộc tuyệt đối, vì tư bản thương nghiệp với chức năng hoạt động vốn có trên cơ sở
mua đi bán lại thực chất lại chính là cánh tay đắc lực cho tư bản công nghiệp thực
hiện giá trị hàng hóa.
Tuy nhiên, tư bản thương nghiệp cũng đồng thời độc lập một cách tương đối với
tư bản công nghiệp xuất phát từ tính chất và loại hình chuyển hóa giá trị hàng hóa
trong sự so sánh với tư bản công nghiệp. Đặc điểm đơn giản và dễ nhận thấy nhất đó
là chức năng hoạt động của tư bản công nghiệp là sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm.
Quá trình này gắn liền với sự tư hữu về tư liệu sản xuất và nhân công lao động và
kết tinh các giá trị ban đầu vào trong sản phẩm dưới dạng hình thức giá trị sơ khai
gắn với thành phẩm tổng hợp từ các yếu tố: vốn đầu tư ban đầu, sức lao động và tư
liệu sản xuất. Trong khi đó, tư bản thương nghiệp thực hiện việc chuyển giao hàng
hóa từ tư bản công nghiệp vào lưu thông trên thị trường. Việc làm này đòi hỏi tư bản
thương nghiệp cũng cần có một số lượng tư hữu nhất định về tư bản, sức lao động
cũng như tư liệu sản xuất, nhưng để phục vụ cho việc phân phối, chuyển hóa giá trị
sử dụng tới tay người mua để đổi lấy giá trị. Việc làm này không trực tiếp sản xuất
ra sản phẩm mang giá trị. Sự khác nhau này xuất phát từ loại hình hoạt động của
mỗi bên, chỉ mang tính tương đối và bắt nguồn từ chủ quan hình thái vận động riêng
của tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp.
2.1.3. Quá trình chuyển hóa giá trị của tư bản thương nghiệp
Như đã trình bày, tư bản thương nghiệp hoạt động để chuyển hóa giá trị sử dụng
tới tay người tiêu dùng có nhu cầu để đổi lấy giá trị hàng hóa qua hình thức là giao
dịch tiền tệ: mua và bán.
Công thức chuyển hóa giá trị của tư bản thương nghiệp:
T – H – T’
Trong công thức nêu trên, ban đầu là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa.
Tiếp sau đó, hàng hóa tiếp tục tham gia vào quá trình chuyển hóa một lần nữa và lần
này giá trị thu về là T’. Trong sự vận động này, tiền đã trở thành tư bản bởi chính
mục đích vận động của chúng.
Trong giai đoạn thứ nhất, khi tiền (T) chuyển thành hàng hóa (H). Đây là giai
đoạn mà tư bản thương nghiệp thay mặt người tiêu dùng ứng tiền tệ ra để mua lại
hàng hóa từ tư bản công nghiệp.
Trong giai đoạn thứ hai, từ hàng hóa (H) chuyển thành tiền (T’). Đây là giai đoạn
phản ánh bản chất quá trình vận động của tư bản trong lưu thông, là khi tư bản
thương nghiệp tiến hành giao dịch và bán lại hàng hóa tới tay người tiêu dùng để
mang về giá trị.
Trong công thức lưu thông hàng hóa của tư bản thương nghiệp nêu trên, mục
đích của lưu thông không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị. Điều này có nghĩa là
tư bản thương nghiệp thực hiện quá trình lưu thông hàng hóa trên thị trường với mục
đích chuyển hóa giá trị sử dụng tới tay người mua để thu về giá trị. Quá trình này sẽ
trở nên vô nghĩa khi giá trị ban đầu tư bản thương nghiệp ứng ra mua hàng hóa (T)
lại cũng chính bằng giá trị thu về (T). Do vậy, giá trị thực tế mà tư bản thương
nghiệp thu về phải là T’ với T’ = T + t, trong đó t là số tiền trội hơn so với số tiền
ứng ra ban đầu để mua sản phẩm từ tư bản công nghiệp. Nói một cách khác, t chính
là hình thức biểu hiện cho lợi nhuận của tư bản thương nghiệp thu về thông qua quá
trình tạo ra giá trị từ phân phối, lưu thông hàng hóa trên thị trường.
2.1.4. Tiểu kết
2.1.4.1. Dịch vụ thương nghiệp là một loại hàng hóa, có giá trị và giá trị sử dụng
Khi mở rộng khái niệm cũng như quan điểm nhìn nhận về hàng hóa tồn tại trong
xã hội, chúng ta có thể xác định dịch vụ phân phối, lưu thông hàng hóa mà bộ phận
thương nghiệp cung cấp trong xã hội cũng là một loại hình hàng hóa.
Khác với những hàng hóa là sản phẩm hữu hình ra đời từ quá trình sản xuất,
hàng hóa mà dịch vụ thương nghiệp cung cấp cho xã hội ở đây là tất cả những khâu
được xử lý bên trong quá trình hình thành chức năng mua và bán sản phẩm như: bảo
quản, đóng gói, chuyên chở… Loại hàng hóa này có tính chất tồn tại vô hình và
được tổng hợp thông qua quá trình định tính và định lượng để từ đó xác định mức độ
hiệu quả và khả năng thực hiện chức năng của bộ phận thương nghiệp.
Khi xem xét dịch vụ thương nghiệp dưới vai trò là một loại hàng hóa, chúng ta
đồng thời liên hệ loại hàng hóa này với học thuyết giá trị của Mác và rút ra được
những nhận định cơ bản như sau:
- Giá trị sử dụng của hàng hóa dịch vụ thương nghiệp được nói đến ở đây chính
là hiệu quả mà bộ phận thương nghiệp mang lại trong việc chuyển hóa hàng hóa, sản
phẩm của tư bản công nghiệp thành giá trị tư bản. Dịch vụ thương nghiệp càng
nhanh chóng thực hiện các khâu phân phối, lưu thông sản phẩm một cách hiệu quả,
nhanh chóng thu về giá trị hàng hóa, thì giá trị sử dụng của loại hình hàng hóa dịch
vụ ấy lại càng cao.
- Giá trị của hàng hóa dịch vụ thương nghiệp liên quan tới các vấn đề về hao phí
lao động kết tinh trong quá trình ngành thương nghiệp tạo ra loại hàng hóa dịch vụ
này. Đó là kết tinh từ hao phí lao động của các thương nhân và kết tinh từ hao phí
lao động của bộ phận công nhân phụ trách việc bán hàng trong các lĩnh vực, ngành
nghề thương nghiệp.
Hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa dịch vụ thương nghiệp có
mối quan hệ chặt chẽ, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau và tuân theo đúng
học thuyết về giá trị của Mác.
2.1.4.2. Nguồn gốc lợi nhuận của tư bản thương nghiệp
Qua quá trình nhìn nhận và phân tích nêu trên, chúng ta có thể có được những
đánh giá ban đầu về sự hình thành cũng như nguồn gốc lợi nhuận của tư bản thương
nghiệp theo các cách tiếp cận như sau:
- Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp hình thành thông qua quá trình chuyển hóa
giá trị mà trong đó, tư bản thương nghiệp đóng vai trò cầu nối để thực hiện nhiệm vụ
phân phối và lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp tới thị trường và tới người
tiêu dùng nói chung trong toàn xã hội. Với cách tiếp cận này, lợi nhuận của tư bản
thương nghiệp đóng vai trò khách quan trong quá trình tạo ra lợi nhuận tư bản vì nó
chỉ đơn thuần là một cầu nối có chức năng chuyển hóa giá trị theo công thức lưu
thông hàng hóa T – H – T’. Nói cách khác, lợi nhuận của tư bản thương nghiệp tồn
tại với tư cách khách quan trong mối quan hệ giữa các chủ thể bao gồm: tư bản công
nghiệp, tư bản thương nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bởi lẽ theo cách tiếp
cận này, hai chủ thể chính của quá trình nêu trên là tư bản công nghiệp và thị trường
người tiêu dùng, còn lợi nhuận của tư bản thương nghiệp chỉ đơn thuần có được từ
việc thực hiện chức năng trung gian.
- Với cách tiếp cận thứ hai, là khi chúng ta nhìn nhận dịch vụ thương nghiệp
đồng thời là một loại hàng hóa. Lúc này tự bản thân tư bản thương nghiệp đã trở
thành một chủ thể độc lập và tự nó tạo ra giá trị cũng như giá trị sử dụng của riêng
mình. Do đó trong tình huống này, lợi nhuận của tư bản thương nghiệp lại có được
chính từ quá trình lưu thông hàng hóa dịch vụ thương nghiệp xét trong nội tại hình
thái vận động của riêng nó. Với cách tiếp cận này, tư bản thương nghiệp đã tham gia
một cách trực tiếp vào quá trình tạo ra giá trị từ sản phẩm hàng hóa ban đầu của tư
bản công nghiệp. Nói một cách khác, từ hàng hóa ban đầu mà tư bản thương nghiệp
ứng tiền ra mua về, họ đã vô tình sản xuất ra một loại hàng hóa vô hình khác từ
chính quá trình này, là hàng hóa dịch vụ thương nghiệp. Theo cách hình dung này,
việc phân phối và lưu thông hàng hóa được hiểu theo một nghĩa khác, chính là sự
chuyển giao lần thứ hai từ loại hàng hóa ban đầu giờ đây đã trở thành một loại “hàng
hóa kép” trước khi đến với thị trường và người tiêu dùng.
Hình 2.1. Sơ đồ mô tả quá trình chuyển giao “hàng hóa kép”
Với những lập luận và phương hướng phát triển nội dung như đã trình bày, tổng
hợp lại chúng ta có được khái quát về nguồn gốc lợi nhuận của tư bản thương nghiệp
theo cách hiểu như sau:
Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp được hình thành thông qua quá trình tư bản
thương nghiệp thực hiện chức năng phân phối và lưu thông hàng hóa. Dù tư bản
thương nghiệp chỉ đơn thuần thực hiện vai trò cầu nối trung gian (tương ứng khách
quan), hay tự bản thân nó tạo ra một loại hàng hóa đặc biệt (tương ứng chủ quan) để
mang trao đổi trong quá trình mua và bán thì cuối cùng, tư bản thương nghiệp cũng
đã trực tiếp tạo ra giá trị hàng hóa từ quá trình này.
Bên cạnh đó, qua quá trình phân tích nêu trên, một lần nữa khẳng định sự phù
hợp và bảo vệ cũng như củng cố cho những lý luận trong các học thuyết về giá trị
của Mác. Lúc này tư bản thương nghiệp và loại hình dịch vụ thương nghiệp khi thực
hiện chức năng phân phối trung gian và được xem xét dưới góc độ của một hình thái
sản phẩm, đã đáp ứng đúng theo các thuộc tính cơ bản cũng như thể hiện mối quan
hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn giữa hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa. Đây là
tiền đề tạo điều kiện cho việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu và khái quát hóa hơn nữa về
bản chất lợi nhuận của tư bản thương nghiệp. Bởi lẽ chúng ta chỉ có thể có được sự
nhìn nhận thực chất về bản chất lợi nhuận của tư bản thương nghiệp, khi đã có sự
liên kết chặt chẽ và vận dụng hợp lý các nền tảng lý luận cơ sở trong việc xác định
đúng nguyên nhân cũng như đặc điểm, hình thái tồn tại của loại hình này.
HÀNG HÓA SẢN
PHẨM
HÀNG HÓA SẢN
PHẨM + HÀNG HÓA
DỊCH VỤ
THỊ TRƯỜNG
TIÊU DÙNG
2.2. Bản chất lợi nhuận của thương nghiệp
2.2.1. Lợi nhuận thương nghiệp
Khái niệm: lợi nhuận của tư bản thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư, mà
nhà tư bản công nghiệp phải “nhượng lại” cho tư bản thương nghiệp do tư bản
thương nghiệp bán hàng hóa cho tư bản công nghiệp.
Theo học thuyết của Mác, giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất, không hề
được tạo ra trong lưu thông. Khi một sản phẩm được hình thành, bên trong sản phẩm
ngoài kết tinh từ giá trị của tư liệu sản xuất di chuyển vào, còn có phần giá trị trừu
tượng của người công nhân tạo ra trong quá trình lao động. Phần giá trị này lớn hơn
sức lao động và bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Như vậy, giá trị
thặng dư đã được hình thành ngay từ trong sản xuất và nằm trong giá trị sản phẩm
khi tư bản công nghiệp hoàn tất một chu trình tạo ra sản phẩm. Tư bản công nghiệp
đúng ra sẽ là chủ thể được hưởng trọn vẹn toàn bộ lượng giá trị thặng dư này, trong
điều kiện các nhà tư bản công nghiệp sẽ đồng thời chịu trách nhiệm cung ứng cũng
như phân phối sản phẩm ra thị trường. Điều này sẽ gây ra một khó khăn cho các nhà
tư bản công nghiệp nếu phải thực hiện đồng thời một chức năng hoàn toàn không
liên quan với lĩnh vực chính đó là sản xuất sản phẩm. Công việc phân phối và cung
ứng sản phẩm ra thị trường đòi hỏi sự tập trung chuyên môn riêng, sự đầu tư nguồn
vốn cũng như nhân lực thích hợp vì nhiệm vụ chính của công việc này tập trung
xoay quanh vấn đề chuyển hóa giá trị hàng hóa sang tư bản. Trong khi đó, chức
năng chính của tư bản công nghiệp lại chủ yếu tập trung xoay quanh vấn đề chuyển
hóa giá trị tư bản thành giá trị sử dụng kết tinh vào trong sản phẩm.
Chính từ yêu cầu thực tế nêu trên, trong điều kiện nền sản xuất tư bản chuyển đổi
mạnh mẽ sang một giai đoạn phát triển cao với trình độ tổ chức sản xuất và chuyên
môn hóa sâu rộng, tư bản thương nghiệp đã khẳng định chắc chắn vị trí của mình
khi đảm nhiệm vai trò trung gian phân phối trong khâu cung ứng và lưu thông hàng
hóa. Sự ra đời và phát triển của tư bản thương nghiệp đã giúp cho lưu thông hàng
hóa thuận lợi, thị trường mở rộng, tốc độ chu chuyển của tư bản tăng lên và do đó
thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2.2.2. Sự hình thành lợi nhuận của tư bản thương nghiệp
2.2.2.1. Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp trong lưu thông
Về cơ bản, lợi nhuận thương nghiệp có được từ quá trình thực hiện nhiệm vụ tạo
giá trị và giá trị thặng dư của tư bản thương nghiệp. Trên thực tế, lợi nhuận này là
chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nhà tư bản thương nghiệp được ưu đãi mua
hàng hóa từ nhà tư bản công nghiệp với giá bán thấp hơn giá trị, vì vậy khi họ bán
lại hàng hóa đúng với giá trị thực sẽ thu được một phần lợi nhuận chênh lệch so với
số vốn bỏ ra ban đầu.
Nếu xét lợi nhuận của tư bản thương nghiệp dưới góc độ bản chất khách quan
của chủ thể khi tham gia vào quá trình chuyển hóa và tạo ra giá trị, thì phần lợi
nhuận này cũng chính là phần giá trị thặng dư kết tinh trong sản phẩm, có được từ
khâu sản xuất ra sản phẩm thông qua việc chiếm đoạt giá trị dôi ra ngoài giá trị sức
lao động do người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất.
Trong công thức vận động của tư bản thương nghiệp:
T – H – T’
Theo công thức này, ban đầu tư bản thương nghiệp phải ứng ra một số vốn tư
bản là T để mua về hàng hóa H. Với cách hiểu về lợi nhuận thương nghiệp như đã
nêu ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng trong số vốn tư bản mà tư bản thương
nghiệp ứng ra cho tư bản công nghiệp để mua trước hàng hóa H đã bao gồm một
phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp mong muốn nhận được. Phần giá
trị thặng dư còn lại nằm trong sản phẩm hàng hóa, tư bản thương nghiệp sẽ thu về
phần giá trị thặng dư này cùng với số vốn tư bản đầu tư ban đầu bằng việc bán lại
hàng hóa với đúng giá trị khi lưu thông trên thị trường.
Gọi giá trị chưa bao gồm giá trị thặng dư của sản phẩm là T1.
Gọi giá trị thặng dư mà tư bản công nghiệp mong muốn thu về là T2.
Gọi giá trị thặng dư mà tư bản thương nghiệp được hưởng chênh lệch thông qua
giá mua hàng hóa là T3.
Lúc này, giá trị thực của sản phẩm là :
T’ = T1 + T2 + T3
Phần giá trị bao gồm giá trị thặng dư mong muốn thu về mà tư bản công nghiệp
nhận được khi bán hàng hóa cho tư bản thương nghiệp là:
T = T1 + T2
Công thức về sự chuyển hóa giá trị trong lưu thông của tư bản thương nghiệp lúc
này trở thành:
(T1 + T2) – (T3) – (T1 + T2 + T3)
Ở giai đoạn thứ nhất, tư bản thương nghiệp ứng ra một số tiền để mua lại hàng
hóa từ tư bản công nghiệp, do đó hàng hóa sau khi mua về nếu xét trong tổng thể
chung về mặt vốn tư bản của tư bản thương nghiệp sẽ chỉ còn tồn tại ở giá trị T3, là
giá trị chênh lệch mà tư bản thương nghiệp nhận được từ sự ưu đãi của tư bản công
nghiệp. Phần giá trị (T1 + T2) lúc này không còn tồn tại dưới hình thức tư bản, mà
đã chuyển hóa vào trong hàng hóa. Có thể hình dung một cách đơn giản rằng phần
giá trị (T1 + T2) lúc này là phần giá trị chìm và nằm trong hàng hóa, còn giá trị T3
là phần giá trị nổi, là phần giá trị nhà tư bản thương nghiệp được nhận trước ngay từ
trong giao dịch mua lại hàng hóa với tư bản công nghiệp.
Đến giai đoạn thứ hai, tư bản thương nghiệp phân phối và cung ứng hàng hóa ra
thị trường đúng với giá trị, lúc này tư bản thương nghiệp thu về số tiền có giá trị
biểu hiện bằng (T1 + T2 + T3). Giá trị thu về này góp phần bù đắp cho số vốn ban
đầu tư bản thương nghiệp đã phải bỏ ra để mua hàng hóa (T1 + T2), đồng thời tư
bản thương nghiệp được nhận thêm một số tiền có giá trị bằng T3. Trong k