Cùng với sự phát triển như vũ bảo của nền kinh tế, nền văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ làm cho xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn, con người mở mang được tầm vóc của mình hơn. Dưới tác động của khoa hoc kỹ thuật, công nghệ thông tin. Hành tinh của chúng ta trở nên nhỏ bé, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự biệt lập với thế giới bên ngoài. Ngược lại, sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng và tác động trực tiếp đến từng quốc gia, từng khu vực và toàn thế giới. Hiện tượng cộng sinh văn hóa là một tất yếu và là một đặc trưng mới của văn hóa thế giới. Mỗi người đều được sống với bản sắc văn hóa dân tộc mình, vừa được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, thì đời sống đạo đức của con người lại có su hướng sa sút, những vấn nạn xã hội ngày càng gia tăng: “đồng tiền lên ngôi, lối sống vụ lợi vị kỷ, thực dụng, tôn thờ các giá trị vật chất, các tiện nghi tiêu dùng và hưởng lạc, sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân cực đoan đã lấn át và làm xói mòn các giá trị tinh thần, làm hủy hoại đạo đức, nhân cách phát triển có nguy cơ biến thành phản phát triển bởi sự coi thường đạo đức và các nền tảng của đạo đức xã hội”. chính lúc này vấn đề văn hóa trở nên quan trọng nhất.Nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. ở một tiểu vùng mà văn hoá của một vài nước lớn dễ chi phối, ảnh hưởng và có xu thế đồng hoá, bộc lộ rõ qua các thời kỳ lịch sử nhưng văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại bền vững và có bản sắc riêng cho đến ngày nay. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển của nền kinh tế. các nền văn hóa khác sẽ theo chân tràn vào nước ta. Nền văn hóa Việt đang đứng trước những cơ hội lớn đổi mới nền văn hóa để theo kịp với thời đại và tiến bộ xã hội. Nhưng đó cũng là những thách thức lớn đối vơi nền văn hóa. Làm thế nào để phát triển đồng thời phải giữ được những giá trị tinh hoa của dân tộc. Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách gì để xây dựng , bảo tồn và phát triển nền văn hóa.
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 19512 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển như vũ bảo của nền kinh tế, nền văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ làm cho xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn, con người mở mang được tầm vóc của mình hơn. Dưới tác động của khoa hoc kỹ thuật, công nghệ thông tin. Hành tinh của chúng ta trở nên nhỏ bé, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự biệt lập với thế giới bên ngoài. Ngược lại, sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng và tác động trực tiếp đến từng quốc gia, từng khu vực và toàn thế giới. Hiện tượng cộng sinh văn hóa là một tất yếu và là một đặc trưng mới của văn hóa thế giới. Mỗi người đều được sống với bản sắc văn hóa dân tộc mình, vừa được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, thì đời sống đạo đức của con người lại có su hướng sa sút, những vấn nạn xã hội ngày càng gia tăng: “đồng tiền lên ngôi, lối sống vụ lợi vị kỷ, thực dụng, tôn thờ các giá trị vật chất, các tiện nghi tiêu dùng và hưởng lạc, sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân cực đoan… đã lấn át và làm xói mòn các giá trị tinh thần, làm hủy hoại đạo đức, nhân cách… phát triển có nguy cơ biến thành phản phát triển bởi sự coi thường đạo đức và các nền tảng của đạo đức xã hội”. chính lúc này vấn đề văn hóa trở nên quan trọng nhất.Nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. ở một tiểu vùng mà văn hoá của một vài nước lớn dễ chi phối, ảnh hưởng và có xu thế đồng hoá, bộc lộ rõ qua các thời kỳ lịch sử nhưng văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại bền vững và có bản sắc riêng cho đến ngày nay. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển của nền kinh tế. các nền văn hóa khác sẽ theo chân tràn vào nước ta. Nền văn hóa Việt đang đứng trước những cơ hội lớn đổi mới nền văn hóa để theo kịp với thời đại và tiến bộ xã hội. Nhưng đó cũng là những thách thức lớn đối vơi nền văn hóa. Làm thế nào để phát triển đồng thời phải giữ được những giá trị tinh hoa của dân tộc. Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách gì để xây dựng , bảo tồn và phát triển nền văn hóa..Đó cũng là một vấn đề lớn mang tính cấp thiết mà chúng ta cần phải quan tâm và tìm hiểu xuyên suốt tiểu luận này.
* Mục đích của nhóm khi chọn đề tài : Đó là nhằm giúp chúng em hiểu rõ hơn về nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam,nắm bắt được sự chỉ đạo của Đảng góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người trong việc xây dựng ,bảo vệ và phát triển nền văn hoá của dân tộc.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Thành quả của vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Sự phát triển nền văn hoá ở Việt Nam từ xưa đến nay.
Chủ chương xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập.
* Ý nghĩa:
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta.
PHẦN II
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
Từ nghị quyết trung ương 5 khóa VIII (tháng 7-1998) Đảng đã chỉ ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thòi kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đảng đã đề ra chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc gồm những nội dung cơ bản:
Một là, phát triển văn hóa gắn kết chặc chẻ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế -xã hội.
Hai là, làm cho văn hóa thấm sâu vào trong các lỉnh vực của đời sống xã hội.
Ba là, bảo vệ bản sắc dân tộc, mở rộng giao lưu tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Bốn là, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Năm là, nâng cao năng lực và hiệu quả và hiệu quả hoạt đông khoa học và công nghệ.
1. Khái niệm về văn hoá Việt Nam:
Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lịch sử dân tộc ta từ thời dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm để giành và giữ nền độc lập, tạo nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng của bản sắc văn hoá dân tộc, đó là tinh thần yêu nước thương nòi. Chủ nghĩa yêu nước của văn hoá dân tộc ta không chỉ biểu lộ ở lòng dũng cảm, Bản sắc văn hoá dân tộc không là cái ngưng đọng, bất biến mà luôn phát triển một cách biện chứng theo xu hướng tích lũy, thu nạp những điều tốt đẹp, tiến bộ, sa thải cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại.Dân tộc Việt Nam là một dân tộc bình đẳng với tất cả các dân tộc trên thế giới, có chủ quyền, độc lập và toàn vẹn về lãnh thổ, có lịch sử dựng nước và giữ nước, do đó có nền văn hoá riêng, mang phong cách, bản sắc độc đáo của khu vực Á-Đông.
2. Lịch sử hình thành nền văn hoá ở Việt Nam:
Văn hoá dân tộc Việt Nam là thành tựu của cả dân tộc Việt Nam, được hình thành trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chống ngoại xâm và thực tiễn của lao động, gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Trước hết là nền văn hoá thời Tiền sử với những thành tựu ban đầu của người nguyên thuỷ ở núi Đọ (Thanh Hoá), sau đó là nền văn hoá Sơn Vi (hậu kỳ đá cũ). Đặc trưng của nền văn hoá này là săn bắt, hái lượm, dùng đá làm công cụ sản xuất... Theo dấu tích khảo cổ học, thời kỳ này “người nguyên thuỷ đã biết dùng lửa”. Từ thế giới quan triết học thừa nhận rằng: việc chôn người chết kèm theo những vật dụng là thể hiện niềm tin về một thế giới khác. Đây được xem là một quan niệm nhân văn, nhân đạo sâu sắc bước đầu của tổ tiên người Việt.Thời kỳ đá mới (cách đây hơn một vạn năm) đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lối sống của con người. Thời kỳ này con người đã nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ đá, đất sét, sừng,xương, tre, nứa, gỗ,.. để làm công cụ sản xuất. Họ đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật, trồng cây, biết định cư thành từng nhóm, dân số tăng lên. Chính phương thức sống này đã đẩy văn hoá phát triển lên một tầm cao mới, tiêu biểu cho sự tiến bộ đó là những đặc trưng của nền văn hoá Hoà Bình.
-Văn hoá Đông Sơn hình thành ở các lưu vực sông (Sông Hồng, Sông Cả, Sông Mã). Đặc trưng của phương thức sống thời kỳ này vẫn là sự chuyển tải nội dung của nền văn hoá Hoà Bình nhưng ở một trình độ cao hơn.
Từ các di chỉ khảo cổ cho thấy, thời kỳ Đông Sơn đã có sự phân khu, phân tầng văn hoá, đồng thời cũng diễn ra sự giao lưu văn hoá giữa các bộ lạc bởi vì đã có hoạt động trao đổi kinh tế, tặng vật phẩm tín ngưỡng tôn giáo,... Và cũng chính những hoạt động này là căn cứ thừa nhận tư duy sáng tạo trong đời sống tín ngưỡng cũng như nghệ
thuật của một nền văn hoá non trẻ
. Văn hoá, nghệ thuật thời kỳ này cũng rất đa dạng và phong phú với những- Cư dân Sa Huỳnh còn nổi tiếng với truyền thống dệt vải, đúc đồ gốm, làm trang sức bằng nhiều chất liệu từ thiên nhiên. Điều đó chứng tỏ tư duy của người Sa Huỳnh đã phát triển ở tâm cao, tạo ra một nền văn hoá tiến bộ,chủ động khai phá, cải biến tự nhiên.
-Văn hoá Đồng Nai là nền văn hoá của vùng Nam Bộ. Đặc điểm của nền văn hoá này gắn liền điều kiện tự nhiên (sông nước miệt vườn). Vì vậy, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nhìn chung, cư dân Đông Nai sống ven cửa sông, rạc, biển nên từ lâu đời đã có truyền thống "ăn to nói lớn", khoáng đảng, bổ bả, ít suy tư trầm lắng như người vùng ngoài.
-Văn hoá Bắc thuộc là nền văn hoá phụ thuộc vào sự thống trị của Phong kiến Trung Hoa ở phương Bắc. Thời kỳ này đã đặt văn hoá Việt Nam vào thế cam go phải đấu tranh với sự đô hộ của phong kiến xâm lược chống lại sự đồng hoá dân tộc.
Văn hóa Việt Nam vốn dĩ độc lập trong sự cởi mở, rộng lượng của truyền thống người Việt cổ sau quá trình tiếp biến thiên nhiên và cuộc sống lâu dài nay có nguy cơ bị Hán hóa, biến thành một tiểu khu của Trung Hoa đại lục.
Không chịu khuất phục, dân tộc Việt Nam giương cao ngọn cờ: Đấu tranh để bảo vệ bản sắc, bảo vệ dân tộc, chống đồng hóa, tiếp tục phát huy giá trị văn hóa dân tộc, giải phóng đất nước.
Tuy nhiên, từ góc độ xã hội học phải thừa nhận rằng: Những nội dung mang đậm tính nhân văn của đạo Nho Trung Quốc (nhân-lễ-nghĩa- chính danh) rất gần gũi trong nếp ăn, thói ở của người Việt. Cho nên, Phong kiến Trung Hoa đã biết lợi dụng điều đó mà khuyếch trương, truyền giáo. Nếu có thể đặt ra ngoài vấn đề chính trị mà nhìn sâu vào đời sống tinh thần thì có thể thấy được một sự thực là: Bản thân những giá trị nhân văn, nhân bản của Nho giáo đã tồn tại trong lòng truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phật Giáo (một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới) cũng có mặt ở Việt Nam. Những luân lý của đạo Phật đã góp phần không nhỏ xiết chặt lối sống buông thả của con người, nó phù hợp với tâm hướng thiện của người Việt. Cho nên văn hoá Việt Nam tiếp biến đạo Phật là góp thêm phần đa dạng, phong phú và nhân đạo của một truyền thống lâu đời
Với sự thống trị của các triều đình phong kiến Việt Nam (đặc biệt là triều đình nhà Nguyễn), vào thế kỷ thứ XVI một tôn giáo có nguồn gốc từ Phương tây đã xâm nhập vào văn hoá Việt Nam: đó là Thiên Chúa Giáo. Nó đã được dân tộc việt Nam tiếp biến, cải biên phần nào cho phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc. Từ đây, văn hoá Việt Nam được bổ xung một nội dung văn hoá tôn giáo mới, tăng thêm phân đa dạng và sâu sắc.
Dưới triều nhà Nguyễn, dân tộc Việt Nam đã đánh mất độc lập. Lúc này, văn hoá Việt Nam “Tiếp xúc và giao thoa văn hóa Việt Pháp; giao lưu văn hóa tự với thế giới Đông tây”, làm phai nhạt tính đậm đà, bản sắc của văn hoá dân tộc và thay vào đó bằng văn hoá ngoại lai, xa lạ với cư dân nông nghiệp lúa nước.
Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đánh dấu một mốc son vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên của độc lập, tự chủ, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa Sau năm 1955, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền: Miền bắc xây dựng, phát triển kinh tế-chính trị, văn hoá-xã hội xã hội chủ nghĩa; Miền nam còn chịu ách thống trị của thực dân-đế quốc Mỹ, do đó văn hoá Miền nam bị ảnh hưởng nhiều bởi lối sống của văn hoá Phương tây. Năm1975, Miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước độc lập, giang sơn thu về một mối, văn hoá Việt Nam thống nhất phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam
3. chủ chương xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm dà bản sắc dân tộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Việc trở thành thành viên của WTO (tổ chức thương mại thế giới), Việt Nam có cơ hội phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng đứng trước nhiều vấn đề mới trong việc giữ vững độc lập tự chủ của nền kinh tế còn non trẻ và kém phát triển; trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Văn hóa, cũng như các lĩnh vực khác, chịu sự tác động sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa. Bản thân văn hóa không chỉ thể hiện ở những sản phẩm văn hóa tinh thần, trong các hoạt động văn hóa tinh thần mà còn ẩn chứa bên trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, các nhóm dân cư, trong đời sống tâm lý, tình cảm, tư tưởng của con người, trong các thể chế chính trị - xã hội của đất nước... Lĩnh vực sản xuất vật chất đơn thuần cũng hàm chứa trong nó những nội dung văn hóa, phản ánh đặc tính văn hóa của con người, của cộng đồng người trong lĩnh vực sản xuất vật chất đó. Một sản phẩm vật chất cụ thể bao giờ cũng có những giá trị văn hóa nào đó. Một công ty liên doanh kinh tế không phải đơn thuần chỉ có nội dung kinh tế mà chứa đựng trong đó những giá trị văn hoá, những mối quan hệ văn hóa giữa các bên liên doanh: văn hóa giao tiếp, ứng xử; văn hóa sản xuất, kinh doanh... và cả những yếu tố chính trị - tư tưởng. Sự tác động của quá trình này đối với văn hóa vừa biểu hiện trên các lĩnh vực
kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác, vừa trực tiếp tác động đến văn hóa, đến các giá trị văn hóa, đến phong tục tập quán, các giá trị truyền thống và các thiết chế văn hóa của xã hội… mà hiện nay chúng ta khó có thể đoán trước được. Việc thực hiện những cam kết với WTO tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, có cơ hội phát triển và làm thăng hoa văn hóa dân tộc, tôn vinh hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Những giá trị văn hóa mới phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám cạnh tranh, có ý thức dân tộc cao, có tác phong công nghiệp từng bước xuất hiện và phát triển. Biết làm giàu chính đáng cho bản thân, cho cộng đồng và cho xã hội trở thành một giá trị tiêu biểu và là một biểu hiện sinh động của tình yêu quê hương, đất nước. Lòng nhân ái, tình thương con người biến thành hành động cụ thể giúp nhau vượt khó, vươn lên làm giàu... Tuy nhiên, dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mặt trái của kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối với giá trị văn hóa truyền thống cũng gia tăng. Các nấc thang giá trị có sự thay đổi sâu sắc, làm cho việc phân biệt “đúng - sai”, “tốt - xấu”, “thật - giả” trong nhiều trường hợp trở nên phức tạp và khó khăn. Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Những “nọc độc” về văn hóa, chính trị thâm nhập vào bằng nhiều con đường, với nhiều hình thức tinh vi khác nhau, làm cho tư tưởng, đạo đức, lối sống con người dễ bị nhiễm độc. Chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, lối sống vì đồng tiền, làm giàu bằng mọi giá, các tệ nạn xã hội. Có một bộ phận giới trẻ ngày nay, đang chạy theo những văn hoá lai căng ấy, dần tha hoá đi về đạo đức – lối sống, sống buông thả… có điều kiện phát triển. Vấn đề “bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội” được đặt ra một cách gắt gao hơn … Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược văn hóa phù hợp, thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường đến tương lai đất nước.
Nhận thức đúng vấn đề đó, tại Đại hội X của Đảng, ngay khi nước ta chưa chính thức là thành viên của WTO, Đảng ta đã chỉ rõ: “Khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới”. Chiến lược văn hóa, trong điều kiện mới, cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng trên đây của Đảng. Mãi tìm kiếm sự phát triển kinh tế mà không quan tâm
đúng mức đến vấn đề văn hóa trong chiến lược phát triển thì đó là một hành động tự làm suy yếu sức mạnh của bản thân mình. Chiến lược văn hóa, trong điều kiện đó, phải tập trung giải quyết hai nội dung cơ bản và cấp thiết có quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau:
Thứ nhất: giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa dân tộc là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống… nó vừa là “trầm tích” của tình cảm và ý thức dân tộc trong quá khứ, vừa là kết tinh của tinh thần thời đại và định hướng giá trị của dân tộc. Mỗi dân tộc có cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Cần phải có thái độ biện chứng“gạn đục, khơi trong” những giá trị văn hóa dân tộc. Văn hóa luôn là hệ thống mở, những giá trị đích thực tiêu biểu cho cốt cách, phẩm chất dân tộc Việt Nam cần phải được bồi đắp nội
dung mới cho phù hợp với thời đại, những mặt hạn chế cần phải được khắc phục, đổi thay. Những giá trị bên ngoài đã được “Việt Nam hoá”, được các thế hệ con người Việt Nam thâu lượm, chọn lọc biến “cái của người”, thành “cái của ta” cũng là văn hóa dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải do dân tộc ta sản sinh ra, nó là kết tinh văn hóa nhân loại đã được dân tộc ta tiếp thu và trở thành điều cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, càng cần phải kiên định hơn nữa trong bối cảnh mới Các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là sản phẩm của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc và là bản chất của quá trình lịch sử ấy. Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc; kế thừa, phát huy và phát triển là công việc của con cháu, của thế hệ hôm nay. Trên tinh thần ấy, cần phải quán triệt sâu sắc những định hướng mà Đại hội X của Đảng đã chỉ ra về kế thừa, phát huy và phát triển giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”.
Thứ hai: vấn đề phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình hội nhập. Vào WTO, chúng ta vừa có điều kiện để phát huy văn hóa dân tộc, vừa phải có trách nhiệm hơn, có ý thức cao hơn trong việc tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện mới của sự mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là để đến với thế giới một cách tốt hơn, học tập chỗ mạnh của các nền văn hóa khác một cách tốt hơn, tiếp thu văn hóa nhân loại, thông qua tính dân tộc để thâu lượm, sàng lọc tính thời đại, tính thế giới. Cần nhận thức và xác định đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa khi thực hiện các cam kết kinh tế, thương mại song phương, đa phương trong khuôn khổ WTO. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển, tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc và hình ảnh Việt Nam trước bạn bè năm châu là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các cấp, các ngành, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở đây, vai trò của các doanh nghiệp rất quan trọng. Tinh thần yêu
nước, ý thức dân tộc phải trở thành một hành trang cơ bản giúp họ sản xuất kinh doanh. Mọi sản phẩm làm ra, mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán không chỉ mang lợi ích kinh tế, mà phải có ý nghĩa, giá trị văn hóa sâu đậm. Giá trị kinh tế và giá trị văn hóa dân tộc hòa quyện tạo ra niềm tự hào chính đáng của dân tộc Việt Nam. Thành công của sự nghiệp đổi mới, chấn hưng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay phụ thuộc rất lớn vào tính đúng hướng và chất lượng của quá trình đó. Điều quyết định đảm bảo tính đúng hướng và chất lượng của quá trình chuyển động này là sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; là sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường trong mỗi con người và của toàn dân tộc. Dân tộc ta chỉ có thể phát triển và khẳng định được chính mình trong dòng chảy của toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, trong “sân chơi” của WTO, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, “sánh vai cùng các nước trên thế giới”, khi chúng ta biết phát huy mạnh mẽ nội lực của chính mình, biết giữ gìn, bảo vệ và không ngừng bồi đắp, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời giàu giá trị nhân bản và đậm đà bản sắc dân tộc, các loại hình nghệ thuật phát triển phong phú và nhiều màu vẻ. Nói đến văn hóa là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo tinh thần vật chất thể hiện trình độ sống và dân trí, những quan niệm về đạo lí, nhân sinh, thẩm mĩ của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII vạch ra nhiệm vụ của cách mạng văn hoá Việt Nam là: “Tiếp tục xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Vận động toàn dân thực hiện lối sống cần, kiệm, văn minh, lịch sự. Phổ biến rộng rãi