Khi kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải phát hành báo cáo kiểm toán đưa
ra ý kiến của mình về BCTC, trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về trình tự,
phương pháp chuẩn bị hoàn thành kiểm toán cũng như nội dung và sự khác nhau
giữa các lọai ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán và cách xử lý của
kiểm toán viên đối với các sư kiện phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
1
Tiểu luận
CHUẨN BỊ HOÀN THÀNH
KIỂM TOÁN
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
2
Khi kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải phát hành báo cáo kiểm toán đưa
ra ý kiến của mình về BCTC, trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về trình tự,
phương pháp chuẩn bị hoàn thành kiểm toán cũng như nội dung và sự khác nhau
giữa các lọai ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán và cách xử lý của
kiểm toán viên đối với các sư kiện phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán.
Chương 6:
CHUẨN BỊ HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN
A. LÝ THUYẾT
Trước khi lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần tổng
hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính
chất tổng quát, bao gồm:
Xem xét các khoản nợ tiềm tàng.
Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC.
Xem xét về giả định hoạt động liên tục.
Đánh giá tổng quát kết quả.
1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng:
Nợ tiềm tàng là các nghĩa vụ có thể có do một sự kiện đã xảy ra tạo nên. Tuy
nhiên những nghĩa vụ này có hay không thì còn tùy thuộc vào những sự kiện trong
tương lai và nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị.
VD: Công ty dệt may A chuyên sản xuất quần áo cho trẻ em vào ngày 28/11/2009
công ty bị khách hàng kiện vì phát hiện trong quần áo mà công ty sản xuất có chất
độc hại cho người sử dụng. Tòa mở phiên xét xử vào ngày 27/3/2010. Nếu những
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
3
nhận định và khởi kiện của khách hàng là đúng thì công ty sẽ phải bồi thường, và
khoản bồi thường đó sẽ trở thành một khoản nợ tiềm tàng cho công ty.
Thông thường nợ tiềm tàng có thể phát sinh do những nguyên nhân sau:
Các vụ kiện chưa xét xử do đơn vị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp,
hoặc về trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm.
VD: Công ty SX bánh kẹo X vừa tung ra thị trường 1 SP mới và được tiêu thụ khá
mạnh trên thị trường, sau 1 thời gian ngắn , công ty Y vốn là 1 công ty SX bánh
kẹo nổi tiếng đã kiện công ty X vì làm nhái theo SP của mình và bắt bồi thường 50
triệu USD. Cho đến thời điểm khóa sổ, sự việc vẫn chưa được giải quyết và không
thể đưa ra 1 kết luận chắc chắn nào.
Những tranh chấp về thuế với cơ quan thuế
VD: Công ty XNK A vừa SX , vừa nhận hàng gia công cho nước ngoài . Vào thời
điểm quyết toán thuế, tổng số thuế XK mà công ty phải trả là 32 triệu. Tuy nhiên,
qua kiểm tra của cơ quan thuế thì số thuế XK mà công ty phải trả lên tới 45 triệu.
Cơ quan thuế cho rằng một số nguyên vật liệu công ty A dùng để SX sản phẩm và
XK ra nước ngoài đã được công ty A ghi nhận vào hàng nhận gia công cho nước
ngoài để không phải chịu thuế, công ty A lại không đồng ý với ý kiến trên của cơ
quan thuế.
Các bảo lãnh về công nợ của người khác
VD: 7.200x. Công ty TNHH A bảo lãnh cho công ty TNHH B đi vay nợ ngân
hàng số tiền 50 triệu, thời hạn 2 năm. 11.200x + 1. Công ty B bị phá sản và không
có khả năng chi trả số tiền nợ đó cho ngân hàng. Ngân hàng đã khởi kiện công ty
A và bắt công ty A phải bồi thường khoản thiệt hại đó cho mình. Tòa án mở phiên
tòa xét xử vào 3.200x + 2.
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
4
Trừ khi khó xảy ra khoản nợ phải chi trả, VAS 18 “Khoản dự phòng , TS và
nợ tiềm tàng” yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày trên bảng thuyết minh BCTC
một cách ngắn gọn . Mục đích thuyết minh trên là nhằm cung cấp đầy đủ thông tin
cho người sử dụng BCTC vì các khoản nợ này có thể ảnh hưởng đến quyết định
của họ.
Một số thủ tục kiểm toán có thể sử dụng để tìm kiếm các khoản nợ tiềm tàng của
đơn vị:
Trao đổi với nhà quản lý đơn vị về khoản nợ có các khoản nợ tiềm tàng
chưa được công bố. Kiểm toán viên cũng can yêu cầu đơn vị cung cấp thư
giải trình cam kết đã công bố đầy đủ các khoản nợ tiềm tàng mà đơn vị đã
biết.
Yêu cầu luật sư hay tư vấn pháp lý của đơn vị cung cấpthư xác nhận.
Xem xét các biên bản họp hội đồng quản trị.
Sau cùng kiểm toán viên phải đánh giá tầm quan trọng của các khoản nợ
tiềm tàng và nội dung cần thiết công bố trên BCTC. Nếu khả năng xảy ra
các khoản này đã rõ và có thể ước tính hợp lý số tiền thiệt hại, thì cần được
ghi nhận vào sổ sách kế toán như một khoản dự phòng phải trả. Nếu khả
năng xảy ra là hiếm, không trọng yếu thì việc công bố trên thuyết minh
BCTC là không cần thiết.
2. Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC:
Định nghĩa: Đoạn 04 VSA 560 “Các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế
toán lập BCTC” đó là “…những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh
trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến
ngày ký báo cáo kiểm toán; Và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo
kiểm toán…”
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
5
Có 2 sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán, đó là:
Các sự kiện cần phải điều chỉnh BCTC.
Các sự kiện không cần phải điều chỉnh BCTC.
2.1 Đối với các sự kiện cần phải điều chỉnh BCTC:
Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp
các bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính.
VD: Sau ngày kết thúc niên độ, ban quản lý của đơn vị kiểm tra lại chứng
từ và phát hiện khoản phải thu của đơn vị là 765 triệu nhưng kế toán lại ghi
nhầm là 675 triệu .Vậy, dựa vào các chứng từ, đơn vị cần phải điều chỉnh và
đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng vào ngày kết thúc niên độ.
2.2 Đối với các sự kiện không cần phải điều chỉnh BCTC:
Là các sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc phát sinh sau ngày khóa sổ
kế toán lập BCTC, nên không phải điều chỉnh lại số liệu trên BCTC.
Nếu vấn đề là trọng yếu, ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng
BCTC thì đơn vị cần phải công bố nội dung số liệu của sự kiện trên thuyết
minh BCTC.
Sự khác biệt của hai loại sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc
niên độ kế toán.
Vấn đề cần so
sánh
Các sự kiện cần phải điều
chỉnh BCTC
Các sự kiện không cần điều chỉnh
BCTC
Thời điểm
phát sinh
Phát sinh sau ngày kết thúc
kỳ kế toán năm.
Phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán
lập BCTC.
Yêu cầu Cần phải điều chỉnh lại
BCTC.
Không cần điều chỉnh BCTC nhưng
phải trình bày trên thuyết minh
BCTC những vấn đề trọng yếu.
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
6
Thời gian
diễn ra
Sự kiện kéo dài trong năm
tài chính.
Không liên quan đến năm tài chính.
Nguyên nhân Do sự đánh giá nhầm lẫn. Do các điều kiện khách quan.
2.3 Các thủ tục kiểm toán có thể áp dụng để xem xét các sự kiện xảy ra sau
ngày kết thúc niên độ :
2.3.1 Thủ tục kiểm tra số dư thông thường:
Thường được thực hiện quanh thời điểm khóa sổ và thử nghiệm
nhằm đánh giá tài sản.
Là những thử nghiệm cơ bản thông thường được tiến hành khi kiểm
toán các khoản mục trên BCTC.
Cung cấp bằng chứng về sự chuẩn xác của các số liệu và cho thấy
nhiều sự kiện xảy ra sau thời điểm khóa sổ.
Ví dụ khi kiểm tra số dư nợ phải trả, KTV cần phải xem xét về khả năng
thanh toán các khoản nợ của đơn vị sau ngày khóa sổ.
2.3.2 Thủ tục chuyên dùng để phát hiện các sự kiện sau ngày kết thúc niên
độ: Được tiến hành vào thời điểm gần ngày ký báo cáo kiểm toán
nhất.
Gồm 5 bước:
Xem xét lại các thủ tục do đơn vị quy định áp dụng để tất cảc các sự
kiện sau ngày khóa sổ đều được phản ánh.
Xem xét biên bản Đại hội cổ đông, Hội Đồng quản trị, họp Ban
Giám Đốc…
Xem xét BCTC kỳ gần nhất và kế hoạch tài chính, các báo cáo quản
lý khác.
Yêu cầu cung cấp thông tin.
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
7
Trao đổi với Ban Giám Đốc về những sự kiện xảy ra sau ngày khóa
sổ có thể ảnh hưởng đến BCTC.
3. Xem xét về giả định hoạt động liên tục:
Đoạn 04 VAS 01 “BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp
đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần”
Đoạn 16 VAS 21 “Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh
nghiệp,giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá đến mọi
thông tin có thể dự toán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc
niên độ kế toán”.
Các thủ tục kiểm toán phải tiến hành để thực hiện nhiệm vụ trên là:
Giai đoạn lập kế hoạch: Xem xét các sự kiện hay điều kiện có nhiều
nghi vấn dẫn đến giả định bị vi phạm.
VD: Doanh nghiệp lỗ liên tục, không có khả năng thanh toán.
Xem xét các đánh giá của người quản lý về giả định hoạt động liên tục.
Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung khi xuất hiện các nghi vấn có
thể bị vi phạm. Các thủ tục thường được sử dụng là:
Soát xét lại các kế hoạch của người quản lý.
Thu thập các bằng chứng để khẳng định hoặc xua tan nghi vấn.
Sau khi thực hiện các thủ tục trên nếu còn tồn tại một sự kiện không chắc
chắn trọng yếu có liên quan đến giả định hoạt đông liên tục hay không để đưa ra ý
kiến thích hợp tên báo cáo kiểm toán.
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
8
4. Đánh giá kết quả:
Trước khi lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá tổng quát về
các kết quả thu thập được.
4.1 Áp dụng các thủ tục phân tích:
Mục đích: Đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài
chính thu thập được.
Nội dung: Mọi diễn biến bất thường của các thông tin so với số liệu
đơn vị số liệu kế hoạch,số liệu năn trước,số liệu bình quân trong
ngành,các thông tin tài chính phi tài chính khác đều cần được giải
thích.
Nhiệm vụ: Giúp kiểm toán viên xác định đươc bộ phận nào cần phải
thu thập thêm bằng chứng kiểm toán hạn chế những thiếu sót, phiến
diện của các thủ tục kiểm toán áp dụng.
VD: Đối với tài khoản “Tiền mặt” nếu kiểm tra thấy số dư cuối kỳ của tài
khoản giảm đi nhiều thì phải xem xét tìm hiểu nguyên nhân giảm là do công ty
đang đầu tư thêm cho lĩnh vực kinh doanh, do trả các khoản nợ phải trả cho nhà
cung cấp… hay do đang có sai lệch trọng yếu trong số dư cuối kỳ.
4.2 Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng :
Mục đích: Đảm bảo mọi khía cạnh quan trọng của cuộc kiểm toán đã
được kiểm tra và đánh giá đầy đủ.
Nội dung: Cần kiểm tra lại chương trình kiểm toán để bảo đảm mọi
công việc đã được hoàn thành đúng đắn và hồ sơ kiểm toán đã được lập
có đầy đủ.
Nhiệm vụ: Kiểm toán viên cần xem xét chương trình kiểm toán đã được
điều chỉnh và các thủ tục kiểm toán đã thực hiện đối với những vấn đề
được phát hiện trong quá trình kiểm toán.
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
9
VD: Sau khi kiểm toán xong, kiểm toán viên thường kiểm tra lại xem
những thông tin mình thu được có đầy đủ, đúng chuẩn mực kế toán chưa, sau đó
mới đưa ra ý kiến của mình,chấp nhận toàn phần,từng phần hay từ chối.
4.3 Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh:
Nhiệm vụ: Kết luận và đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Sai sót
chưa điều chỉnh bao gồm:
Sai sót đã phát hiện: Là các sai sót đã được KTV phát hiện nhưng
chưa được điều chỉnh vì nó không trọng yếu hoặc do đơn vị
không đồng ý điều chỉnh.
Các sai sót dự đoán được ước tính từ kết quả kiểm tra mẫu. Các
sai sót này không thể điều chỉnh được vì nó chỉ là con số dự đoán
từ mẫu.
Các sai sót được ước tính từ thủ tục phân tích hoặc những thủ tục
kiểm toán khác.
Trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành kiểm toán, KTV sẽ tiến hành đánh
giá tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót chưa điều chỉnh trên BCTC.
Tùy theo đơn vị được yêu cầu có chấp nhận điều chỉnh lại các sai sót
chưa được điều chỉnh hay không và các thủ tục kiểm toán bổ sung mà kiểm
toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, từng phần hoặc không chấp
nhận.
4.4 Rà soát lại hồ sơ kiểm toán:
Là điều rất cần thiết vì:
Giúp đánh giá công việc của kiểm toán viên phụ.
Bảo đảm sự tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán.
Khắc phục những thiên lệch trong xét đoán của kiểm toán viên.
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
10
Thường được tiến hành vào thời điểm vừa kết thúc giai đoạn thực hiện
kiểm toán. Công việc này thường được tiến hành qua các cấp.
Trong những cuộc kiểm toán lớn có thể cần có một cuộc kiểm tra toàn diện
hồ sơ kiểm toán do một kiểm toán viên hoàn toàn độc lập với cuộc kiểm toán tiến
hành, người này sẽ đóng vai trò phản biện để bảo đảm chất lượng của cuộc kiểm
toán. Còn các kiểm toán viên thực hiện hoạt động kiểm toán sẽ phải bảo vệ những
bằng chứng thu thập được và các kết luận đạt được trong quá trình kiểm toán.
4.5 Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của giám đốc:
Vào cuối cuộc kiểm toán, kiểm toán viên thường yêu cầu đơn vị cung
cấp thư giải trình.
Nội dung :Tóm tắc các vấn đề quan trọng như:
BCTC được lập và trình bày theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán
hiện hành.
Mọi sổ sách kế toán tài liệu và các biên bản họp Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị đã cung cấp nay đủ cho kiểm toán viên.
Mọi vấn đề cần công bố theo yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế
toán điều đã được khai báo đúng đắn trong phần thuyết minh.
Tác dụng chủ yếu:
Nhắc nhở những nhà quản lý về các trách nhiệm của họ đối với
BCTC.
Lưu hồ sơ kiểm toán về những vấn đề quan trọng đã trao đổi giữa
hai bên trong quá trình kiểm toán.
Là bằng chứng kiểm toán trong 1 số trường hợp nhất định
4.6 Kiểm tra các công bố trên thuyết minh BCTC:
Vì các công bố này là những thông tin phải được thể hiện trong bản thuyết
minh BCTC để tránh những hiểu lầm khi sử dụng BCTC … nên cần phải xem
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
11
xét nó có đúng đắn và đầy đủ theo đúng yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế
toán hiện nay hay không .
VD: Công bố các khoản nợ tiềm tàng các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc
niên độ, thay đổi phương pháp tính giá xuất kho, thay đổi phương pháp tính khấu
hao…
4.7 Xem xét các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính để kiểm
toán (Báo cáo thường niên ):
Tại nhiều công ty BCTC và báo cáo kiểm toán được in trong báo cáo
thường niên để cung cấp cho các cổ đông.
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán không có trách nhiệm cụ thể phải
xác định xem liệu những thông tin khác có được trình bày đúng hay
không.Tuy nhiên kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần xem xét những
thông tin khác khi phát hành báo cáo kiểm toán vì tính đáng tin cậy của
BCTC đã được kiểm toán có thể bị suy giảm do có thể tồn tại những điểm
không nhất quán giữa BCTC đã được kiểm toán và những thông tin khác.
Khi phát hiện được những điểm không nhất quán một cách trọng yếu
,kiểm toán viên cần xem là BCTC hay là thông tin khác bị trình bày sai lệch
trọng yếu.
Nếu BCTC bị sai lệch, kiểm toán viên sẽ yêu cầu đơn vị sửa đổi BCTC.
Nếu đơn vị từ chối, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần
hoặc không chấp nhận.
Nếu thông tin khác bị sai lệch,kiểm toán viên sẽ đề nghị đơn vị điều
chỉnh thông tin này .Nếu đơn vị không điều chỉnh, kiểm toán viên cần phải
cân nhắc xem có nên đưa ra 1 đoạn nhận xét vá báo cáo kiểm toán để chỉ rõ
điểm không nhất quán trọng yếu hoặc áp dụng những biện pháp khác hay
không .Những biện pháp khác có thể là không phát hành báo cáo kiểm toán
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
12
hoặc rút khỏi hợp đồng kiểm toán sẽ được lựa chọn tùy vào tình huống cụ thể
,tính chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề còn không nhất quán .
B. GIẢI BÀI TẬP
Bài tập 7.17 trang 54 sách bài tập k iểm toán.
Trả lời:
a. Tình huống trên thuộc sự kiện sau ngày kết thúc niên độ vì khoản bồi thường
cho ông Phú, công ty đã thực hiện vào 12/12/200x không xảy ra tranh chấp giữa
hai bên nên đây không phải là một khoản nợ tiềm tàng.
b. Sau đó công ty đã điều tra và thấy ông Phú đã vi phạm hợp đồng và thủ tục kiện
vào tháng 4/200x+1 sự việc này cung cấp các bằng chứng bổ sung về sự việc đã
xảy ra trước ngày kết thúc niên độ và số tiền đó ảnh hưởng đến sự đánh giá của
đơn vị về các khoản mục có liên quan trong BCTC nên đơn vị phải điều chỉnh lại
BCTC và điều chỉnh trên khoản mục “khoản phải trả”, “khoản phải thu”.
C. TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA CÁC NHÓM KHÁC.
1. Câu hỏi nhóm 2:
Câu 1: Hãy nêu các thủ tục cần phải thực hiện khi chuẩn bị hoàn thành kiểm toán?
Trả lời: Xem xét các khoản nợ tiềm tàng
Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán
Xem xét khả năng hoạt động liên tục.
Câu 2: Tại sao BCTC phải được lập trên cơ sở giả định hoạt đông liên tục?
Trả lời:
BCTC phải được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục bởi vì: BCTC phải
được lập dựa trên một chuẩn mực chung thống nhất của chế độ kế toán- kiểm toán
hiện hành và GĐHĐLT là một giả định cơ bản để lập BCTC
Nếu DN không lập BCTC trên cơ sở GĐHĐLT thì BCTC sẽ ẩn chứa nhưng
sai lệch và phản ánh không đúng tình hình hoạt động kinh doanh cụng như các
khoản mục trên BCTC.
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
13
Giả sử DN đánh giá TSCĐ của mình, nếu không giả định rằng DN sẽ tiếp tục
hoạt động trong tương lai gần thì giá trị tài sản sẽ phải đánh giá theo giá trị thanh
lý trên thị trường thay vì đánh giá theo giá gốc của tài sản.
Nguyên giá – hao mòn lũy kế = giá trị còn lại
VD: nếu tài sản đó DN mới chỉ sử dụng, khoản hao mòn lũy kế thấp thì tài
sản này vẫn còn giá trị lớn trong khi đó nếu DN đánh giá theo giá trị thanh lý thì
giá trị tài sản lúc này sẽ bị giảm đi đáng kể
Theo đoạn 04 VAS 01: “trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên
tục thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để
lập BCTC”.
2. Câu hỏi nhóm 4
Câu 1: Nếu trong công ty có một khoản tiền bị mất hay dư thừa được phát hiện sau
ngày kết thúc kế toán năm thì KTV sẽ làm gì?
Trả lời: Nếu số tiền này lớn thì phải điều chỉnh số dư tồn quỹ tiền mặt. Nhưng
thường thì tiền mặt được kiểm tra thường xuyên nên nếu phát hiện dư thừa hoặc bị
mất thì đã được phát hiện khi thủ quỹ kiểm kê và lập bút toán điều chỉnh vào cuối
mỗi lần kiểm kê.
Câu 2: Trong cơ quan thuế, khi phát hiện việc thu nộp thuế không tương ứng phù
hợp với việc báo cáo kiểm toán trong công ty, KTV sẽ làm gì?
Trả lời: Vì báo cáo kiểm toán đã được phát hành nên việc không phát hiện được
sai sót trên nên KTV sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự về ý kiến của
mình tùy theo mức độ.
3. Câu hỏi nhóm 5
Câu 1: KTV cần thực hiện các thủ tục gì trước khi đưa ra ý kiến cho BCTC?
Trả lời: KTV cần phải đánh giá kết quả qua các thủ tục sau:
Áp dụng các thủ tục phân tích
Đánh giá sự đầy đủ của bẳng chứng
Đánh giá tổng hợp các sai sót khi điều chỉnh
Rà soát lại hồ sơ kiểm toán
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Nhóm 1
14
Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của giám đốc.
Kiểm tra các công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính.
Xem xét các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán
Câu 2: Khi kiểm toán các khoản nợ tiềm tàng thủ tục nào là hiệu quả nhất?
Trả lời: Các thủ tục kiểm toán có thể sử dụng là:
Trao đổi với nhà quản lý của đơn vị về các khoản nợ tiềm tàng chưa
được công bố
Yêu cầu luật sư hay tư vấn pháp lý của đơn vị cung cấp thư xác nhận
Xem xét các biên bản họp hội đồng quản trị.
Theo nhóm 1 thủ tục hiệu quả nhất là Yêu cầu luật sư hay tư vấn pháp lý
của đơn vị cung cấp thư xác nhận vì trong đó:
Mô tả nội dung của các vụ kiện hoặc bất đồng về thuế (nếu có)
Đánh giá hiệu quả
Đánh giá khả năng thiệt hại.
4. Câu hỏi nhóm 7:
Câu 1: Hai loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán?
Trả lời: Hai loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán là:Các sự kiện cần phải
điều chỉnh BCTC và các sự kiện không cần điều chỉnh BCTC
Câu 2: Thí dụ đối với những sai sót quan trọng phát hiện trong khâu tiêu thụ, kiểm
toán viên có điều chỉnh chương trình kiểm toán doanh thu một cách thích hợp và
có thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung hay không?
Trả lời: Khi phát hiện các sai sót quan trọng này kiểm toán viên sẽ kiểm tra lại
chương trình kiểm toán xem nó có đảm bảo được tính đẩy đủ của bằng chứng để
đưa ra ý kiến hay không. Nếu không khi đó KTV sẽ điều chỉnh lại chương trình
kiểm toán cho phù hợp, nếu vẫn còn nghi vấn KTV mới thực hiện các thủ tục kiểm
toán bổ sung.
Chu