Hoạt động của các Doanh nghiệp nói chung và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế của nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã có bước phát triển mạnh với số lượng tăng nhanh góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện chính sách theo hướng tự do hóa, mở cửa đổi mới cơ cấu kinh tế, cải cách kinh tế xã hội. Quá trình hội nhập đã có những tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, nhờ đó tạo được môi trường kinh doanh thuận tiện giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên xuất phát từ quy mô nhỏ, nguồn vốn và lao động hạn chế năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp khó khăn trong công tác hoạch định vì vậy mà vẫn còn hàng ngàn doanh nghiệp rơi vào tình trạng biến mất trên thị trường. Công tác hoạch định có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn, vì vậy mà các doanh nghiệp, không chỉ những doanh nghiệp lớn mà còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần phải chú trọng đến công tác hoạch định của doanh nghiệp. Thiếu tư duy chiến lược, thiếu khả năng hoạch định thì hoạt động kinh doanh sẽ không thể phát triển lâu bền. Việc nhận diện được công tác hoạch định ở các doanh nghiệp hiện nay là rất cần thiết, giúp chúng ta nắm bắt được thực trạng từ đó đưa ra những biện pháp kiến nghị để thực hiện tốt công tác hoạch định.
Từ những lí do trên mà em chọn đề tài nghiên cứu là “chức năng hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay”.
Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng thực hiện công tác hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhở hiện nay
Trên cơ sở phân tích thực trạng đó rút ra những tồn tại, nguyên nhân, một số kiến nghị và giải pháp để khắc phục.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Công tác hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung ở Việt Nam hiện nay
14 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3519 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chức năng hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động của các Doanh nghiệp nói chung và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế của nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã có bước phát triển mạnh với số lượng tăng nhanh góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện chính sách theo hướng tự do hóa, mở cửa đổi mới cơ cấu kinh tế, cải cách kinh tế xã hội. Quá trình hội nhập đã có những tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, nhờ đó tạo được môi trường kinh doanh thuận tiện giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên xuất phát từ quy mô nhỏ, nguồn vốn và lao động hạn chế năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp khó khăn trong công tác hoạch định vì vậy mà vẫn còn hàng ngàn doanh nghiệp rơi vào tình trạng biến mất trên thị trường. Công tác hoạch định có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn, vì vậy mà các doanh nghiệp, không chỉ những doanh nghiệp lớn mà còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần phải chú trọng đến công tác hoạch định của doanh nghiệp. Thiếu tư duy chiến lược, thiếu khả năng hoạch định thì hoạt động kinh doanh sẽ không thể phát triển lâu bền. Việc nhận diện được công tác hoạch định ở các doanh nghiệp hiện nay là rất cần thiết, giúp chúng ta nắm bắt được thực trạng từ đó đưa ra những biện pháp kiến nghị để thực hiện tốt công tác hoạch định.
Từ những lí do trên mà em chọn đề tài nghiên cứu là “chức năng hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay”.
Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng thực hiện công tác hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhở hiện nay
Trên cơ sở phân tích thực trạng đó rút ra những tồn tại, nguyên nhân, một số kiến nghị và giải pháp để khắc phục.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Công tác hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung ở Việt Nam hiện nay
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. NỘI DUNG: 3
1.1 Cơ sở lí luận: 3
1.1.1 Khái niệm: 3
1.1.2 Tác dụng của hoạch định: 3
1.1.3 Phân loại hoạch định: 3
1.1.4 Mục tiêu: 4
1.1.5 Vai trò của hoạch định: 6
1.2 Nội dung chính: 6
1.2.1 Đôi nét về Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: 6
1.2.2 Thực trạng hệ thống Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay: 7
1.2.3 Thực trạng công tác hoạch định ở các Doanh nghiệp vừa và nhỏ: 9
Hoạch định chiến lược: 9
1.2.4 Sự cần thiết phải hoạch định chiến lược trong các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay: 11
1.2.5 Đánh giá: 11
1.2.6 Một số giải pháp: 12
2. KẾT LUẬN: 12
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 14
1. NỘI DUNG:
1.1 Cơ sở lí luận:
Khái niệm:
Hoạch định là quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó
Tác dụng của hoạch định:
Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày nay thay đổi rất nhanh chóng, quá trình hoạch định có thể đem lại cho tổ chức những lợi ích sau đây:
Nhận diện thời cơ kinh doanh trong tương lai
Dự kiến trước và tránh khỏi những nguy cơ, khó khăn
Triển khai kịp thời các chương trình hành động
Khi những lợi ích cơ bản này được tận dụng, tổ chức sẽ có cơ hội tốt hơn để đạt được các mục tiêu đã định.
Phân loại hoạch định:
Phân loại theo thời gian gồm:
Hoạch định dài hạn: là kế hoạch cho thời kỳ 5 năm trở lên
Hoạch định trung hạn: cho thời kỳ 1 đến 5 năm.
Hoạch định ngắn hạn: cho thời kỳ dưới 1 năm
Phân loại theo cấp hoạch đinh:
Hoạch định chiến lược: thời gian từ 2 đến 3 năm trở lên, tác động đến các mảng hoạt động lớn, liên quan đến tương lai của toàn bộ tổ chức. Mục tiêu chiến lược thường cô đọng và tổng thể, thiên về định tính
Hoạch định tác nghiệp: thường là một năm trở xuống, phạm vi hoạt động hạn hẹp ở trong một mảng hoạt động nào đó. Mục tiêu của hoạch định tác nghiệp thường cụ thể chi tiết thiên về định lượng.
Phân loại theo hình thức thể hiện
Chiến lược
Chính sách
Thủ tục
Quy tắc
Chương trình
Ngân quỹ
Phân loại theo cách phân loại của J.stoner:
Mục tiêu:
Mục tiêu là nền tảng của hoạch định
Khái niệm: Mục tiêu là những mong đợi mà nhà quản trị muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức của mình, là phương tiện để đạt tới sứ mạng.
Phân loại mục tiêu: - Mục tiêu thât và mục tiêu tuyên bố
- Mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng
Vai trò của mục tiêu: Mục tiêu là nền tảng của hoạch định nhằm xây dựng hệ thống quản trị. Mục tiêu quản trị không phải là những điểm mốc cố định mà là linh hoạt phát triển với những kết quả mong đợi ngày càng cao hơn trên cơ sở xem xét các nguồn lực hiện có hoặc sẽ có của tổ chức. mục tiêu có vai trò hết sức quan trọng đối với các tiến trình quản trị, quyết định toàn bộ diễn biến của tiến trình.
Quản trị bằng mục tiêu (Management by Objectives- MOB)
Quản trị bằng mục tiêu là cách quản trị thông qua việc mọi thành viên tự mình xác định mục tiêu, tự mình quản lý và thực hiện các mục tiêu mà họ đề ra.
Quản trị mục tiêu được tiến hành theo các trình tự như sau:
Đề ra mục tiêu
Trước hết các nhà quản trị cấp cao nhất của doanh nghiệp đề ra mục tiêu, phương hướng hành động của tổ chức, sau đó các nhà quản trị cấp giữa đề ra mục tiêu cho bộ phân mình và cuối cùng là đến lượt các nhân viên trong doanh nghiệp tự đề ra mục tiêu các nhân trong phạm vi và mục tiêu của các cấp đã đề ra. Với cách này sẽ làm cho mục tiêu của doanh nghiệp và mục tiêu của từng cá nhân sẽ được thống nhất với nhau.
Thực hiện mục tiêu
Mỗi người trước hết có trách nhiệm tự quản lý và thực hiện mục tiêu của mình. Tuy nhiên điều quan trọng là cần tranh thủ sự hiểu biết và giúp đỡ của cấp trên. Vì thế đòi hỏi cấp dưới phải báo cáo phần công việc mà mình đang thực hiện cho cấp trên biết.
Dự đoán và đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu
Các thành viên trong doanh nghiệp phải dự đoán và đánh giá xem bản thân đã đạt được mục tiêu xây dựng đến đâu? Những vấn đề còn tồn tại? điều gì cần lưu ý khi vạch ra các mục tiêu tiếp theo.
Ưu điểm:
Cung cấp cho các nhà quản trị những dữ kiện hoặc mục tiêu để thực hiện hoạch định
Buộc nhà hoạch định phải biết chọn các mục tiêu cần ưu tiên thực hiện trong những thời gian nhất định.
Xác định rõ nhiệm vụ , trách nhiệm và quyền hành đối với các nhân viên
Lôi kéo mọi thành viên tham gia vào quá trình xây dựng mục tiêu của tổ chức
Giúp cho việc kiểm tra trong doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng và thuận lợi
Tạo điều kiện và cơ hội cho sự thăng tiến, phát huy năng lực cho mọi thành viên
Giúp cho các thành viên và các nhà quản trị hiều được nhau hơn
Có khả năng nâng cao chất lượng công tác quản trị và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Thời gian để xây dựng các mục tiêu thường bị kéo dài do phải họp bàn trao đổi ý kiến..
Trong một số trường hợp và một số doang nghiệp việc tự đề ra mục tiêu của các cá nhân khó thực hiện được vì thiếu sự hướng dẫn, giải thích cụ thể của nhà quản trị cấp cao trong tổ chức.
Mọi người trong doanh nghiệp thường có khuynh hướng tập trung vào các công việc hoặc các vấn đề trước mắt, ngắn hạn tại chỗ. Những kế hoạch mang tính dài hạn và chiến lược thường ít quan tâm đúng mức.
Vai trò của hoạch định:
Hoạch định có những vai trò sau:
Cho biết hướng đi của tổ chức
Là công cụ phối hợp nỗ lực của các thành viên trong tổ chức
Tập trung phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong các thời kỳ khác nhau
Chủ động thích nghi và ứng phó với các yếu tố bất định trong tương lai
Là khâu nối và nền tảng cho các chức năng còn lại
Là thước đo năng lực của nhà quản trị
Nội dung chính:
Đôi nét về Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam:
Khái niệm:
Có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, đa phần các định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa đều sử dụng số lượng lao động thường xuyên như là một tiêu chí ưu tiên, ngoài ra còn sử dụng quy mô vốn, quy mô doanh thu v.v… Đối với đa phần các quốc gia phát triển (Mỹ, Pháp, Nhật), những doanh nghiệp có số lao động từ 500 trở xuống thì được coi là có quy mô vừa và nhỏ, trong số đó những doanh nghiệp có số lao động 200 trở xuống được coi là doanh nghiệp nhỏ. Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định tại Nghị định 91/2001/CP-NĐ của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2001 thì những doanh nghiệp có số lao động nhỏ hơn 300 và có số vốn pháp định nhỏ hơn 10 tỷ đồng được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó không phân biệt doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Ở mỗi nền kinh tế của mỗi quốc gia khác nhau thì vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng khác nhau:
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
Thực trạng hệ thống Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay:
Tình hình phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay:
Quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam diễn ra rừ khá lâu, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố lịch sử xã hội. Giai đoạn trước năm 1945, khi Việt Nam thuộc ách thống trị của thực dân Pháp thì đã tồn tại một số luonwngj đáng kể doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp thủ công truyền thống. Trong giai đoạn từ cách mạng tháng 8 thành công và cả nước bước vào giai đoạn kháng chiến chống pháp thì doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại khắp cả nước, cả vùng ta và vùng địch, trong giai đoạn này doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu thời chiến. cho đến nay thì doanh nghiệp tư nhân ngày càng tăng và ngày càng thể hiện được tầm quan trọng, những đóng gớp của mình trong GDP. Sau đây là số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 1996 đến năm 2000
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Số lượng
20,272
21,032
20,078
22,767
29,519
Theo Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công Thương, tính trong 5 năm gần đây, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và doanh nghiệp công nghiệp dân doanh nói riêng đã phát triển mạnh về số lượng nhưng chỉ cải thiện một phần về chất.
Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ doanh nghiệp dân doanh tăng một cách nhanh chóng qua các năm, năm 2002 đến năm 2006, số doanh nghiệp dân doanh tăng gần 22%/năm làm tăng số vốn lên 45%/năm. Năm 2006 cả nước có khoảng 245 nghìn Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên mọi lĩnh vực nghành nghề.Ở năm 2007 là khoảng 310 nghìn doanh nghiệp, năm 2008 là khoảng 335 nghìn doanh nghiệp gần 3 triệu hộ kinh doanh cá thể và gần 20 nghìn hợp tác xã. Đến cuối năm 2009 có khoảng 420 nghìn doanh nghiệp đăng kí kinh doanh trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97% . Tuy nhiên, số liệu này chỉ màng tính tương đối vì một số doanh nghiệp vừa và nhỏ không đăng kí kinh doanh nên không thể thống kê hết
(Nguồn:
Việc tăng lên về số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống cho người lao động góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế xã của của đất nước. Theo Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Ngọc Phúc, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN hiện tại chiếm khoảng 97% trong tổng số khoảng 200.000 doanh nghiệp đã thành lập trên toàn quốc. Các doanh nghiệp này đang đóng góp khoảng 26% GDP, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, và 26% lực lượng lao động trong cả nước.
Tuy nhiên sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng không đồng nghĩa với việc cải thiện chất lượng ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang gặp phải những khó khăn nhất định
Những thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải hiện nay:
Thuận lợi:
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường do vốn ít lao động không đòi hỏi chuyên môn cao, dễ hoạt động cũng như dễ rút lui ra khỏi lĩnh vực kinh doanh. Tổ chức quản lý của các doanh ghiệp vừa và nhỏ rất gọn nhẹ, vì vậy khi gặp khó khăn nội bộ doanh nghiệp có thể dễ dàng bàn bạc đi đến thống nhất.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng thu hút lao động với chi phí thấp do đó tăng hiệu suất sử dụng vốn vì vậy mà doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt thất nghiệp cho xã hội.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính năng động, linh hoạt sáng tạo trong kinh doanh
Khó khăn:
Tiềm lực kinh tế yếu, hiệu quả hoạt động còn thấp. Trong khi trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh chưa chuyên nghiệp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Doanh nghiệp dân doanh thường thiếu vốn để hoạt động và đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh và đầu tư chiều sâu. Hơn nữa, trình độ hạch toán, quản lý tài chính còn thấp, chưa có khả năng xây dựng phương án kinh doanh thuyết phục khi vay vốn, chủ doanh nghiệp thiếu năng lực huy động vốn và quan hệ tín dụng. Ngoài ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn phải chịu những tác động từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế, lạm phát… làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, kém phát triển. Bên cạnh đó còn những khó khăn như thiếu vốn, khó tiếp cận đất đai làm mặt bằng kinh doanh, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh yếu, khó khăn trong tiếp cận thị trường... đang cản trở các DN vừa và nhỏ Việt Nam bứt phá, xứng đáng là lực lượng sức mạnh của dân tộc trên con đường phát triển mới.
Thực trạng công tác hoạch định ở các Doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Hoạch định chiến lược:
Hoạch định chiến lược là một quy trình xác định các định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện và củng cố vị thế cạnh tranh của mình tuy nhiên thực trạng hiện nay là công tác hoạch định chỉ được chú trọng ở những doanh nghiệp lớn, còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vẫn chưa được chú trọng nhiều. Dường như việc ứng dụng quy trình hoạch định cho đến nay vẫn chỉ là mảnh đất riêng cho các doanh nghiệp lớn. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là gì? Tại sao hoạch định góp phần hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không áp dụng quy trình này vào hoạt động kinh doanh. Điều đó được giải thích bởi nhiều lí do như sau:
Do không có thời gian:
Ở các doanh nghiệp nhỏ, người chủ doanh nghiệp thường là người điều hành trực tiếp, do đó thời gian của họ chủ yếu được giành cho việc giải quyết những vấn đề tác nghiệp hàng ngày và hầu như không còn thời gian để quan tâm tới việc hoạch định dài hạn.
Do không quen với việc hoạch định chiến lược :
Có nhiều chủ doanh nghiệp chưa nhận thức được công dụng của hoạch định chiến lược hoặc họ cho rằng chiến lược không có liên quan nhiều đến tình trạng kinh doanh của họ.
Do thiếu kỹ năng:
Các chủ doanh nghiệp nhỏ, do hạn chế về trình độ nên thường thiếu những kỹ năng cần thiết để bắt đầu hoạch định một chiến lược, ngoài ra họ cũng không muốn tốn tiền để thuê tư vấn. Nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay khá dồi dào nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác , còn nhiều người chưa được đào tạo. Trình độ lao động còn kém
Do thiếu niềm tin:
Có nhiều chủ doanh nghiệp vốn rất nhạy cảm với những thông tin quan trọng liên quan đến công việc kinh doanh của họ và họ thấy không thoải mái khi phải chia sẻ những tính toán chiến lược của mình cho nhân viên hoặc người ngoài.
Ngoài ra hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ doanh nghiệp gia đình hay từ ý tưởng của nhóm bạn bè vì vậy ngoài khó khăn về vốn, doanh nghiệp thường gặp những khó khăn như:
Thường bị những yếu tố tình cảm chi phối ngắn hạn.
Do yếu tố kĩ luật và tính hệ thống đều yếu nên khi giải quyết công việc thường mang tính mệnh lệnh, thiếu sự sáng tạo, tận dụng hết nguồn trí lực của nhân viên. Cấp trên quản lí theo kiểu độc quyền, cấp dưới không dám đưa ra ý kiến riêng của cá nhân. Điều này làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp.
Hoạch định nguồn nhân lực:
Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình quản trị bao gồm việc phân tích các nhu cầu nhân sự của một tổ chức dưới những điều kiện thay đổi và triển khai các chính sách, biện pháp thực hiện để đáp ứng nhu cầu đó.
Nguồn nhân lực ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, được xuất phát từ nhiều tầng lớp khác nhau, với trình độ học vấn khác nhau. Tuy nhiên nguồn nhân lực này còn chưa được khai thác phù hợp, chưa được tổ chức quản lý vì vậy mà năng suất lao động không cao. Nhất là trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vấn đề nhân lực càng gặp nhiều khó khăn, theo số liệu thống kê thì có khoảng 63% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng người giỏi, 55% gặp khó khăn trong việc sử dụng và giữ nhân tài, làm thế nào để tuyển chọn và giữ được nhân tài là việc không hề dễ dàng. Vì vậy mà công tác hoạch định nguồn nhân lực càng có vai trò quan trọng hơn.
Về kỹ thuật và công nghệ, dưới 10% số doanh nghiệp có công nghệ, thiết bị tiên tiến, còn lại trên 90% đang sử dụng công nghệ trung bình hoặc lạc hậu, mức độ đầu tư đổi mới công nghệ thấp, do đó sức cạnh tranh sản phẩm yếu, ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên (nguyên vật liệu, năng lượng…) và bảo vệ môi trường. Sự tham gia và thụ hưởng về quản trị, tư vấn tài chính, kế toán, thuế, tư vấn quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin… còn rất hạn chế. Năng lực tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường, nhất là những thị trường khó tính ngoài nước cũng hạn chế đáng kể.
Các nhà hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng việc hoạch định trong các doanh nghiệp lớn thuận lợi hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì cách suy nghi đó mà học chưa thấy được những điều kiện thuận lợi trong công tác hoạch định ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau đây là một số điều kiện thuận lợi mà chắc chắn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ làm tốt công tác hoạch định hơn là các doanh nghiệp lớn:
Thứ nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện giao tiếp tốt hơn, đặc biệt giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp, và điều này cho phép tránh các nguy cơ sai lệch do thông tin không phải truyền đi qua các kênh "chính thức và quan liêu" thường thấy trong các doanh nghiệp lớn.
Thứ hai, do đặc trưng về quy mô nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tính linh hoạt cao hơn, đặc biệt là trong việc ra quyết định. Nhờ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh một cách nhanh chóng mục đích hay chiến lược và chuyển nhanh từ quyết định sang hành động.
Thứ ba, là thị trường thường phản ứng ít quyết liệt hơn (thậm chí không có phản ứng) trước những thay đổi chiến lược của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do tác động của những thay đổi này đến thị trường là không đáng kể (một doanh nghiệp nhỏ tăng gấp đôi thị phần từ 1% lên 2% sẽ ít gây chú ý hơn là một doanh nghiệp lớn tăng 10% thị phần của họ, chẳng hạn từ 30% lên 33%).
(Nguồn: )
Sự cần thiết phải hoạch định chiến lược trong các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay:
Với những thuận lợi trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xem hoạch định chiến lược là công tác được ưu ti