Thấm thoát thời gian đã trôi qua kể từ lúc lá cờ cách mạng tung bay trên hang ổ nguỵ quyền, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cách mạng Việt Nam cho đến nay đã 28 năm nhưng không thể làm phai mờ được hồi ức mãi mãi trong mỗi con người chúng ta về một trang sử hào hùng, vẽ vang về một chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trước một đế quốc hùng mạnh nhất thế kỷ XX. Chiến thắng này càng khẳng định thêm sự lãnh đạo đúng đắng và tài tình của đảng, càng nâng cao uy tín của đảng trong lòng dân.
Kết quả của cuộc thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là sản phẩm tất yếu của toàn bộ quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do và CNXH. Nó bắt nguồn trước hết từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự lãnh đạo chiến lược và sách lược tài tình của Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị. Có thể tóm tắt thành công nổi bật của sự chỉ đạo chiến tranh chống Mỹ, cứu nước trong một câu: “biết mở đầu đúng, biết đánh lâu dài và biết kết thúc đúng”. Sau hai mươi mốt năm chiến đấu kiên cường với nhiều hi sinh, mất mát, nhân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, một cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất và ác liệt nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. “Thắng lợi này mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là thắng lợi có tính chất thời đại, mở ra một kỷ nguyên mới vô cùng thuận lợi cho phong trào cách mạng thế giới. Trong trận đối đầu lịch sử, một bên là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đại diện cho các lực lượng phản động nhất, một bên là nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giáng cho đế quốc Mỹ một đòn chí tử. Âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của chúng, chia cắt lâu dài nước ta đã bị đập tan.
Trong thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng. Chính sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đảng luôn đề ra những đường lối chính trị, đường lối quân sự, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo và độc lập, tự chủ.
Từ một đất nước bị chia cắt làm hai miền, có hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau, Đảng nhận thức đầy đủ những khó khăn cũng như thuận lợi mà nó tạo ra. Đồng thời hoạch định đúng đường lối, chiến lược, sách lược và phương pháp đấu tranh cho từng miền, để phối hợp sức mạnh Bắc-Nam hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nước. Bên cạnh nhiệm vụ chung là nhiệm vụ chiến lược của từng miền. Ngay từ sau hiệp nghị Giơnevơ và trong suốt quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng với tư cách là người lãnh đạo đã phân tích khách quan, khoa học, chính xác đặc điểm tình hình, chỉ ra nhiệm vụ cách mạng trực tiếp của từng miền và mối quan hệ biện chứng của hai nhiệm vụ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước và đưa đất nước đi theo quĩ đạo cách mạng XHCN. “Một Đảng thống nhất lãnh đạo một đất nước tạm thời bị chia cắt làm đôi, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, đó là đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975”. Trên thực tế, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở hai miền Nam-Bắc đã tạo nên sự hỗ trợ, thúc đẩy cách mạng hai miền cùng phát triển, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng hoàn toàn Đế Quốc Mỹ và tay sai.Đây là nét độc đáo của cách mạng Việt Nam mà trên thế giới chưa có nước nào làm được, mà nói đúng hơn là chưa xẫy ra trình trạng này đối với cách mạng thế giới.
13 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11054 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng ra đời cho đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN KHOA HỌC ỨNG DỤNG
_________(((((_________
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG
ĐỀ TÀI :
CHỨNG MINH SỰ LÀNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM KỂ TỪ KHI ĐẢNG RA ĐỜI CHO ĐẾN NAY
GVHD : NGÔ QUANG TY
SVTH : PHẠM THANH TÂM
MSSV : K003483
LỚP : K00A3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1 _ 2005
I- MỞ ĐẦU:
Thấm thoát thời gian đã trôi qua kể từ lúc lá cờ cách mạng tung bay trên hang ổ nguỵ quyền, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cách mạng Việt Nam cho đến nay đã 28 năm nhưng không thể làm phai mờ được hồi ức mãi mãi trong mỗi con người chúng ta về một trang sử hào hùng, vẽ vang về một chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trước một đế quốc hùng mạnh nhất thế kỷ XX. Chiến thắng này càng khẳng định thêm sự lãnh đạo đúng đắng và tài tình của đảng, càng nâng cao uy tín của đảng trong lòng dân.
Kết quả của cuộc thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là sản phẩm tất yếu của toàn bộ quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do và CNXH. Nó bắt nguồn trước hết từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự lãnh đạo chiến lược và sách lược tài tình của Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị. Có thể tóm tắt thành công nổi bật của sự chỉ đạo chiến tranh chống Mỹ, cứu nước trong một câu: “biết mở đầu đúng, biết đánh lâu dài và biết kết thúc đúng”. Sau hai mươi mốt năm chiến đấu kiên cường với nhiều hi sinh, mất mát, nhân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, một cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất và ác liệt nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. “Thắng lợi này mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là thắng lợi có tính chất thời đại, mở ra một kỷ nguyên mới vô cùng thuận lợi cho phong trào cách mạng thế giới. Trong trận đối đầu lịch sử, một bên là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đại diện cho các lực lượng phản động nhất, một bên là nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giáng cho đế quốc Mỹ một đòn chí tử. Âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của chúng, chia cắt lâu dài nước ta đã bị đập tan.
Trong thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng. Chính sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đảng luôn đề ra những đường lối chính trị, đường lối quân sự, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo và độc lập, tự chủ.
Từ một đất nước bị chia cắt làm hai miền, có hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau, Đảng nhận thức đầy đủ những khó khăn cũng như thuận lợi mà nó tạo ra. Đồng thời hoạch định đúng đường lối, chiến lược, sách lược và phương pháp đấu tranh cho từng miền, để phối hợp sức mạnh Bắc-Nam hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nước. Bên cạnh nhiệm vụ chung là nhiệm vụ chiến lược của từng miền. Ngay từ sau hiệp nghị Giơnevơ và trong suốt quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng với tư cách là người lãnh đạo đã phân tích khách quan, khoa học, chính xác đặc điểm tình hình, chỉ ra nhiệm vụ cách mạng trực tiếp của từng miền và mối quan hệ biện chứng của hai nhiệm vụ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước và đưa đất nước đi theo quĩ đạo cách mạng XHCN. “Một Đảng thống nhất lãnh đạo một đất nước tạm thời bị chia cắt làm đôi, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, đó là đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975”. Trên thực tế, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở hai miền Nam-Bắc đã tạo nên sự hỗ trợ, thúc đẩy cách mạng hai miền cùng phát triển, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng hoàn toàn Đế Quốc Mỹ và tay sai.Đây là nét độc đáo của cách mạng Việt Nam mà trên thế giới chưa có nước nào làm được, mà nói đúng hơn là chưa xẫy ra trình trạng này đối với cách mạng thế giới.
II- Nội dung chính :
1. Giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ :
Thế giới lúc này hình thành hai lực lượng đối đầu nhau. Một là lực lượng cách mạng thế giới, bao gồm hệ thống XHCN, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh cho dân sinh, dân chủ ở các nước TBCN. Lực lượng này từng bước lớn mạnh và giành quyền chủ động tiến công lực lượng phản cách mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam đã hòa vào trào lưu của ba dòng thác cách mạng thế giới. Nhờ vậy, cách mạng thế giới, đặc biệt là lực lượng XHCN thế giới gắn liền với miền Bắc XHCN của Việt Nam, đã trở thành hậu phương hùng hậu, tạo ra cơ hội chưa từng có cho cách mạng Việt Nam. Song nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới vẫn tồn tại. Toàn thế giới đứng trước sự đe doạ nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Trước tình hình này, Đảng và nhân dân ta đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa hòa bình và cách mạng, để tiến hành thắng lợi cách mạng giải phóng miền Nam. Bên cạnh đó, chủ nghĩa đế quốc đang lâm vào thế bị động, nhiều nước TBCN đang gặp nhiều khó khăn nhưng đế quốc Mỹ thì giàu mạnh lên sau chiến tranh thế giới thứ hai, âm mưu thực hiện quyền bá chủ thế giới. Mỹ lôi kéo đồng minh của mình tiến hành chống phá phong trào cách mạng thế giới.
Trong báo cáo chính trị tại hội nghị lần 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (7-1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra một phương hướng chiến lược được thực tiễn lịch sử chứng minh là vô cùng sáng suốt: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giơi và đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”.
Người còn phân tích, dự đoán tình hình chính xác và nêu định hướng chiến lược cho cách mạng nước ta: “Sau chiến dịch Điện biên Phủ, âm mưu và kế hoạch của Mỹ cũng thay đổi để kéo dài chiến tranh Đông Dương, quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương, phá hoại Hội nghị Giơnơve, tìm cách hất cẳng pháp để chiếm ba nước Việt, Miên, lào, biến nhân dân Việt, Miên, Lào thành nô lệ của Mỹ và gây thêm tình hình căng thẳng trên thế giới. Cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ. Bất kỳ người nào, nước nào không thân Mỹ đều có thể làm Mặt trận thống nhất (dù là tạm thời với ta). Đế quốc Mỹ cố tình phá hoại hóa bình, khả năng tiếp tục chiến tranh chưa hết, nhưng khả năng ký hiệp định Giơnơve đang trở thành hiện thực. Tại hội nghị này, Pháp đã chịu cam kết định kỳ rút quân khỏi ba nước Đông Dương”. Đồng thời Người còn nhận định: “Hiện nay tình hình đã đổi mới, nhiệm vụ ta do đó cũng thay đổi cho phù hợp với tình hình mới”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý chiến sĩ, đồng bào cả nước: “Tranh lấy hòa bình không phải là một việc dễ, nó là cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ phức tạp…”. Người nêu ra 3 nhiệm vụ, 10 công tác trước mắt:
- Tranh thủ và củng cố hòa bình, hoàn thành thống nhất, độc lập, dân chủ trong toàn quốc.
2 - Tăng cường lực lượng quân đội nhân dân, xây dựng một quân đội nhân dân mạnh mẽ và thích hợp với yêu cầu của tình thế mới.
3 - Tiếp tục thực hiện người cày có ruộng, ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà.
Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Trường Chinh phân tích rõ hơn nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang: “…một ngày nào mà quân đội ngoại quốc chưa rút hết khỏi Đông Dương thì hòa bình chưa củng cố. Hơn nữa, dù quân đội ngoại quốc rút khỏi Đông Dương mà trên thế giới vẫn còn bọn đế quốcthì hòa bình của nhân dân Đông Dương cũng chưa được bảo đảm. Vì vậy, phải luôn tăng cường lực lượng, củng cố quốc phòng, ngăn ngừa bọn can thiệp Mỹ và hiếu chiến Pháp dùng bọn tay sai của chúng mà phá hoại hiệp định đình chiến hoặc trực tiếp khiêu khích, xâm lược”.
Hội nghị lần 6 BCHTƯ Đảng lao động Việt Nam đã thảo luận và hoàn toàn nhất trí với chủ trương nói trên: “Ngày nay do tình hình và sách lược đấu tranh cốt để thực hiện một cách thuận lợi mục đích trước mắt. Đây là một sự thay đổi quan trọng về phương châm và sách lược cách mạng, nhưng mục đích của cách mạng vẫn là một”.
Ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi cán bộ, đồng bào và chiến sĩ cả nước: “…Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”. “Đồng bào miền Nam kháng chiến trướchết, giác ngộ rất cao. Tôi chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước lên trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài lên trên lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Đảng, chính phủ và tôi luôn luôn theo dõi sự cố gắng của đồng bào và tin chắc đồng bào sẽ thắng lợi”.
Ngày 5-9-1954, Bộ chính trị ra nghị quyết cụ thể hóa và bổ sung Nghị quyết hội nghị lần 6. Nghị quyết vạch ra 5 đặc điểm của giai đoạn mới, trong đó quan trọng nhất là “Nam Bắc tạm thời phân làm hai vùng”. Nghị quyết nhận định đế quốc Mỹ và tay sai đang mưu tính phá hoại hiệp nghị Giơnevơ, nhằm “biến Việt Nam thành Triều Tiên thứ hai”. Cách mạng Việt Nam chuyển hướng từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Do đó phương pháp hoạt động ở vùng địch tạm chiếm đóng là kết hợp chặt chẽ công tác hợp pháp và công tác không hợp pháp; trong đó lấy công tác không hợp pháp làm chính; đồng thời hết sức lợi dụng mọi khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp mà tuyên truyền giáo dục quần chúng đông đảo, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Cần mở rộng công tác ở thành thị. Phải làm cho cán bộ hiểu đúng mức những khó khăn ở vùng địch tạm chiếm đóng, đồng thời cũng nhận rõ những khả năng, thuận lợi mới. Thực hiện nghị quyết, các Đảng bộ đã chỉ đạo việc chuyển hướng, ổn định tổ chức, chôn giấu vũ khí, rút vào bí mật để ổn định lực lượng.
Dựa trên tinh thần nghị quyết này, Bộ chính trị ra chỉ thị “về tình hình mới và nhiệm vụ công tác mới của miền Nam”, nêu rõ những điều kiện thuận lợi của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, đồng thời dự kiến khả năng không thuận lợi cho cách mạng miền Nam là Mỹ và tay sai sẽ phá hoại cuộc tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Chỉ thị vạch rõ 3 nhiệm vụ cụ thể trước mắt của cách mạng miền Nam: Một là, đấu tranh đòi đối phương thi hành đúng hiệp định đình chiến. Hai là, chuyển hướng công tác cho thích hợp với điều kiện mới, nắm vững phương châm chính sách mới, sắp xếp cán bộ, bố trí lực lượng, vừa che dấu lực lượng, vừa lợi dụng các khả năng công khai hợp pháp đấu tranh với địch. Ba là, tập trung mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình, đấu tranh đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm thân Mỹ, lập ra một chính quyền tán thành hòa bình, thống nhất, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh.
Đến cuối năm 1954, ở miền Nam về cơ bản đã sắp xếp xong tổ chức lãnh đạo từ Xứ ủy đến cơ sở. Chi bộ được phân nhỏ để bám sát quần chúng và tránh địch khủng bố. Các tổ chức Đảng với gần 60.000 Đảng viên rút vào hoạt động bí mật.
Tháng 3-1955 và tháng 8-1955, BCHTƯ Đảng họp Hội nghị lần thứ 7 và thứ 8 nhận định, ở miền Nam thực dân Pháp đã bị đế quốc Mỹ hất cẳng, Mỹ và tay sai công khai chống lại hiệp nghị Giơnevơ. Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình và thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ thì “điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân…”. “Bất kể tình huống nào miền Bắc cũng phải được củng cố”.
Hội nghị đề ra đường lối củng cố miền Bắc là: “Củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần từng bước lên XHCN”. Hội nghị nêu ra cương lĩnh của Mặt trận dân tộc thống nhất mới, chủ trương thống nhhất từng bước nhằm tập hợp lực lượng toàn dân chống đế quốc Mỹ và tay sai.
Hội nghị Bộ chính trị tháng 6-1956 nhận định: khả năng giằng co, kéo dài, tình trạng chia cắt đang tồn tại ở miền Nam; hình thức đấu tranh trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải đấu tranh vũ trang. Nói như vậy không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong hoàn cảnh nhất định hoặc không tận dụng những lực lượng vũ trang của giáo phái chống Diệm, cần củng cố các lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ làm chỗ dựa. Nghị quyết hội nghị đã khẳng định một hướng mới: Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ. Nghị quyết đã xác nhận, từ khi Diệm tấn công vào các giáo phái ta lợi dụng giáo phái để tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng, bảo vệ cơ sở và các căn cứ cách mạng, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo. Đây là một bổ sung quan trọng về đường lối. Nhưng thực tiễn không dừng lại ở đó, Mỹ-Diệm đưa “lưỡi lê vào chương trình nghị sự” đàn áp một cách dã man phong trào cách mạng của ta. Tình hình này đòi hỏi Đảng phải tìm ra giải pháp ngăn chặn bàn tay khát máu của chúng.
Đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, đồng chí Lê Duẫn đã dự thảo bản Đề cương cách mạng miền Nam, trong đó phân tích tình hình chính trị, xã hội miền Nam, vạch rõ xu thế phát triển tất yếu của xã hội đó và nêu lên phương hướng của cách mạng miền Nam là dùng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm. Đề cương khẳng định: “Để chống lại Mỹ-Diệm, nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình, đó là con đường cách mạng… ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác”. Đề cương nêu ra phương hướng: “dựa vào lực lượng cách mạng chính trị của quần chúng làm căn bản” để đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 15 của trung ương (5-1959) khẳng định: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân… Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. Nghị quyết 15 đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, dẫn tới cuộc đồng khởi oanh liệt năm 1960, làm xoay chuyển tình thế ở miền Nam. Phong trào Đồng Khởi đánh dấu bước nhảy vọt quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của cách mạng miền Nam, đưa cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Thực tiễn những năm 1954-1960 và những năm sau đó của cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra cơ bản đúng dự kiến của trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong thời kỳ này ta có sai lầm trong chỉ đạo chiến lược, chậm chỉ đạo chuyển hướng đấu tranh, chỉ nhấn mạnh đấu tranh chính trị trong khi địch đã dùng bạo lực phản cách mạng thẳng tay giết hại cán bộ, nhân dân.
2. Giai đoạn 1961-1965 :
Tháng 9 năm 1960, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng họp xác định đường lối cho cách mạng hai miền Nam Bắc. Đại hội xác định cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược được tiến hành đồng thời: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó đều có vị trí quan trọng của nó, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể ở mỗi miền trong điều kiện đất nước tạm thời bị chia cắt. Song hai nhiệm vụ đó đều có mục tiêu chung trước mắt là giành độc lập thống nhất tổ quốc. Hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ mật thiết và thúc đẩy lẫn nhau.
Miền Bắc quá độ tiến lên XHCN nhằm củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thốn nhất nước nhà. “Tiến hành cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà”.
Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh…”. Sau Đại hội III của Đảng (1950) cách mạng miền Nam có bước tiến mới. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập (20-12-1960) bao gồm nhiều thành phần, Đảng phái chính trị tham gia, hình thành trên thực tế một tổ chức giải phóng đối lập với chính quyền Ngô Đình Diệm. Lực lượng vũ trang nhân dân ra đời từ lực lượng chính trị tại chỗ và được sự chi viện mọi mặt của miền Bắc, hậu phương lớn. Đảng bộ miền Nam được tổ chức vững mạnh, nhất là sau khi trung ương cục miền Nam được thành lập theo quyết định của bộ chính trị tháng 1-1961.
Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” hy vọng đè bẹp lực lượng cách mạng, bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
Tháng 1-1961, Bộ chính trị đề ra chủ trương tiếp tục giữ vững thế tiến công, phát triển lực lượng vũ trang và đưa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch trên ba vùng chiến lược: đô thị, nông thôn đồng bằng và nông thôn rừng núi; đánh địch bằng ba mũi giáp công: chính trị, quân sự và binh vận.
Bộ chính trị khẳng định khởi nghĩa của quần chúng kết hợp với chiến tranh cách mạng trở thành quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam. Con đường giành chính quyền của cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng bạo lực được thực hiện dưới hình thức tổng công kích kết hợp với tổng khởi nghĩa.
Thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị, cách mạng miền Nam đã giành được nhiều thắng lợi lớn, phá tan chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, buộc Mỹ phải “thay ngựa giữa dòng” bằng cuộc đảo chính quân sự lật đổ Diệm (11-1963).
Trước thắng lợi dồn dập và tình hình phát triển có lợi cho cách mạng, tháng 10-1963 hội nghị Bộ chính trị và hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ 9 (khóa III tháng 12-1963) đã họp, đánh giá tình hình và vạch ra chủ trương, biện pháp tích cực để vươn lên giành thắng lợi trong “chiến tranh đặc biệt”. Mặc khác, Trung ương Đảng dự định khả năng Mỹ sẽ đưa quân vào miền Nam hòng cứu vãn tình thế, cuộc chiến tranh của nhân dân miền Nam vì thế sẽ lâu dài, gian khổ hơn nhưng nhất định giành thắng lợi cuối cùng. Hiện tại chúng ta chủ trương kiên trì đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân theo hướng: giành thắng lợi từng phần, đẩy lùi địch từng bước; kiềm chế việc Mỹ tăng quân vào miền Nam; tiến tới tổng công kích, tổng khởi nghĩa để đi đến toàn thắng… Ra sức xây dựng thực lực chính trị và vũ trang, nhất là vũ trang, làm thay đổi mau chóng so sánh lực lượng theo chiều hướng có lợi cho ta; tích cực xây dựng và mở rộng căn cứ, đặc biệt là những địa bàn chiến lược và chủ động của quân chủ lực; đánh tiêu diệt và làm tan rã từng bộ phận quân địch; phá phần lớn ấp chiến lược làm chủ vùng rừng núi và phần lớn nông thôn đồng bằng, tạo điều kiện cho phong trào quần chúng ở đô thị nổi dậy mạnh mẽ, làm cho địch khủng hoảng sâu sắc, giành được chủ động về chiến lược, tạo thời cơ tốt giành thắng lợi quyết định”.
3. Giai đoạn 1965-1968 :
Đế quốc Mỹ đã ồ ạt đổ quân viễn chinh vào miền Nam với qui mô ngày càng lớn, tiến hành cuộc “chiến tranh cục bộ” để cứu nguy cho Ngụy quân, Ngụy quyền Sài Gòn đang trên đà sụp đổ. Chúng tăng cường ném bom, bắn phá miền Bắc, cắt đứt sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, buộc ta phải kết thúc chiến tranh theo điều kiện của chúng.
Hành động leo thang xâm lược của đế quốc Mỹ đã đặt nhân dân trong cả nước trước một thử thách nghiêm trọng. Trước tình hình ấy, Đảng cần phải quyết đoán nhanh chóng và chính xác. Trong năm 1965, Trung ương Đảng đã họp hội nghị trung ương XI (3-1965) và hội nghị trung ương XII (12-1965) nhằm xác định quyết tâm và đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trên cơ sở phân tích khoa học các yếu tố về thế và lực của hai bên, Đảng nhận định so sánh lực lượng giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn dù Mỹ đã đưa vào miền Nam hàng chục nghìn lính viễn chinh. Từ đó Trung ương Đảng xác định: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, quyết tâm giữ vững và phát triển thế tấn công, kiên quyết tấn công và tấn công lên tục.
Phương châm chiến lược chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh; cần phải cố gắng tập trung lực lượng cách mạng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyêt định trong th