Tiểu luận Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế

Chuyển giá là thuật ngữ ám chỉ hành vi đặt giá của các công ty đa quốc gia khác với giá cả theo nguyên tắc thị trường nhằm thực hiện mục đích nào đó. Công ty đa quốc gia có thể chuyển giá nhằm tránh thuế, chiếm lĩnh thị phần, biến liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài

pdf65 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2966 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 1 Tiểu luận CHUYỂN GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 2 I. TỔNG QUAN CHUYỂN GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1. Khái niệm “chuyển giá” (transfering pricing) 1.1 Quan điểm 1 Chuyển giá là thuật ngữ ám chỉ hành vi đặt giá của các công ty đa quốc gia khác với giá cả theo nguyên tắc thị trường nhằm thực hiện mục đích nào đó. Công ty đa quốc gia có thể chuyển giá nhằm tránh thuế, chiếm lĩnh thị phần, biến liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài… 1.2 Quan điểm 2 Là hoạt động mang tính chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách ấn định giá mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu… giữa các công ty trong cùng một tập đoàn, không theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất 1.3 Quan điểm 3 Là một hành vi thông đồng giữa các công ty của cùng một tập đoàn để thực hiện dàn xếp áp đặt về mặt giá cả giữa các công ty không dựa trên giá thị trường nhằm chuyển lợi nhuận từ nước này sang nước khác, tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của cả tập đoàn. 1.4 Quan điểm 4 Chuyển giá là việc định giá hàng hóa dịch vụ chuyển giao giữa các công ty liên kết đóng ở các quốc gia khác nhau nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của tập đoàn. 2. Đặc điểm Cho đến nay, tồn tại rất nhiều khái niệm về chuyển giá, tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì để kết luận một hành vi có phải là chuyển giá hay không, thì nó phải bao gồm 3 đặc điểm đặc trưng sau đây: GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 3 2.1 Giá cả: giá mua bán hàng hóa, tài sản hữu hình, vô hình, các hoạt động vay, tài trợ…đều dựa trên sự tính toán chủ quan của các nhá quản lý tập đoàn đa quốc gia, giá này có thể cao hơn, hoặc thấp hơn giá thị trường. 2.2 Định giá chuyển giao: (price tranfering) là việc sử dụng các phương pháp để xác định giá cả của các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong một công ty đa quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế và được chấp nhận bởi các quốc gia nơi mà các công ty con của công ty đa quốc gia đang hoạt động. 2.3 Mối quan hệ của các công ty: các công ty liên quan trong hoạt động chuyển giá này đều có mối quan hệ đặc biệt với nhau, như quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con, giữa các công ty liên kết,…. Có thể nói đây là mối quan hệ cộng sinh về quyền lợi tài chính và tổ chức. 3. Phân biệt các hoạt động: giá chuyển giao - gian lận giá - chuyển giá Chuyển giao, hay cụ thể là chuyển giao nội bộ là những hoạt động mua bán qua lại giữa công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các công ty con của MNCs với nhau. Các công ty con của MNCs hoạt động trên phạm vi của nhiều quốc gia khác nhau do đó các giao dịch nội bộ của các MNCs diễn ra rất đa dạng và phức tạp với số lượng ngày càng nhiều và giá trị ngày càng lớn. Các hoạt động này được thực hiện thông qua các giao dịch như: giao dịch chuyển giao nội bộ tài sản cố định hữu hình hay tài sản cố định vô hình; chuyển giao nguyên vật liệu, thành phẩm, thông qua sự dịch chuyển nguồn vốn như cho vay và đi vay nội bộ; qua việc tài trợ và nhận tài trợ về các nguồn lực như tài lực và nhân lực, qua sự cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn quản lý; qua các chi phí cho việc quảng cáo và chi phí nghiên cứu phát triển. Giá chuyển giao là giá của các loại hàng hóa hữu hình và vô hình hay giá của việc cung cấp dịch vụ của một công ty chuyển giao cho một công ty liên kết. Giá chuyển giao của các hàng hóa hữu hình và dịch vụ là các khoản thanh toán về phí dịch vụ và tiền bản quyền cho công ty mẹ, hay là tiền lãi trả cho công ty mẹ. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 4 Gian lận giá là hành vi doanh nghiệp khai giá thấp hơn giá thực tế để trốn thuế hoặc thực bán hàng giá cao nhưng lập hoá đơn, hạch toán theo mức giá thấp hơn để trốn thuế giá trị gia tăng (GTGT), trốn thế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)…. Tình trạng khá phổ biến hiện nay trong kinh doanh ô tô, xe máy là người mua phải trả theo mức giá thực tế cao hơn rất nhiều so với giá ghi trên hóa đơn, phần chênh lệch ngoài hóa đơn được nhiều người giải thích rằng sẽ dùng để rải cho nhiều khâu gian lận từ nhập khẩu, khai hải quan đến các khâu luân chuyển trong nội địa. Gian lận giá thường có phạm vi rộng hơn hành vi chuyển giá bởi vì hành vi chuyển giá chỉ có thể được thực hiện bởi cả 2 bên mua và bán hoặc cùng với cả bên thứ 3. Trong khi gian lận giá có thể đồng thời được thực hiện bởi cả 2 hoặc nhiều bên trong giao dịch mua/bán hàng hoá, dịch vụ (cùng thông đồng giữa các bên) nhưng cũng không ít trường hợp gian lận giá được thực hiện ngay tại ở một bên bằng những thủ đoạn nghiệp vụ.  Tóm lại, khi giá chuyển giao nội bộ cao hơn hay thấp hơn giá thị trường thì xảy ra hoạt động chuyển giá. Hoạt động chuyển giao là hợp pháp nếu giá chuyển giao phù hợp với giá thị trường, còn chuyển giá và gian lận giá đều là những hoạt động phạm pháp, và bị cấm. 4. Nguyên nhân của hiện tượng chuyển giá Hành vi chuyển giá thông qua việc các tập đoàn,các công ty mẹ tại nước ngoài ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh, dịch vụ với các nước với đơn giá cao, sau đó giao lại cho các công ty con tại Việt Nam với giá rất thấp và ngược lại một phần là do các nguyên nhân sau đây: 4.1 Động cơ tối đa hoá lợi nhuận: DN nói chung, các tập đoàn đa quốc gia nói riêng, không bao giờ từ bỏ các cơ hội, các biện pháp nhằm tối đa hoá lợi nhuận, kể cả các hành vi chuyển giá, gian lận giá, gian lận thương mại,… Chuyển giá thông qua các giao dịch hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư qua biên giới sẽ khó bị phát hiện hơn so với các gian lận GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 5 khác và kể cả trong trường hợp bị phát hiện thì việc xử lý cũng không hề đơn giản bởi chính phủ của mỗi nước thường có thiên hướng bảo vệ DN của mình vì lợi ích quốc gia. 4.2 Quyền tự do định đoạt trong kinh doanh thương mại và đầu tư: đã tạo cơ hội cho các DN được quyền quyết định giá trong các giao dịch. Do đó, trong quan hệ với các bên liên kết, các DN được toàn quyền định mua, bán, trao đổi những hàng hoá hoặc dịch vụ theo mức giá họ mong muốn và được thể hiện trong các văn kiện, hợp đồng được luật pháp quốc tế bảo hộ. 4.3 Mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa các nhóm liên kết: vừa thuận lợi trong điều hành trong phạm vi rộng lớn, vừa có được lợi ích kinh tế nhiều hơn. Sự khác biệt về mức giá giao dịch được thực hiện giữa các bên so với giá chung của thị trường sẽ đưa đến kết quả là một bên có thể được lợi ít hơn hoặc thiệt hại, trong khi bên kia được lợi nhiều hơn nhưng xét về tổng thể lợi ích của toàn cục họ sẽ được nhiều. Chuyển giá mang lại lợi ích toàn cục được nhiều hơn do “né thuế”, do đó, các DN có mối quan hệ liên kết không thể bỏ qua hành vi này. 4.4 Sự khác biệt về môi trường đầu tư, kinh doanh; sự khác biệt về chính sách, pháp luật, thể chế giữa các quốc gia,… cũng vừa tạo ra động cơ, đồng thời cũng tạo ra những điều kiện để các tập đoàn đa quốc gia xây dựng và triển khai thực hiện được chiến lược chuyển giá của họ. Sự khác biệt trong chính sách thuế, đặc biệt là các ưu đãi thuế là bức tranh phổ biến và rõ nét trong thời gian vừa qua, có thể nói rất nhiều, gần như đại đa số các nước đang phát triển đều sử dụng các chính sách ưu đãi thuế là một trong những công cụ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, các yếu tố về chính trị, về chính sách đối ngoại của những nơi, những khu vực bị “lép vế” hơn so với các khu vực khác cũng làm nảy sinh hành vi chuyển giá và nó được triển khai thực hiện vòng vèo hơn, qua các nước trung gian khác. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 6 5. Các hình thức chuyển giá Trên thực tế, các hình thức chuyển giá quốc tế rất đa dạng, phong phú. Tuỳ vào hoàn cảnh kinh doanh khác nhau mà các MNCs sử dụng các biện pháp khác nhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Bằng cách nhóm các hình thức theo đặc điểm chung, ta có thể chia thành các dạng hình thức chuyển giá như sau: 5.1 Định giá các yếu tố đầu vào cao hơn giá thị trường Các yếu tố đầu vào được định giá cao từ trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư (như kê khai vốn góp bằng tài sản vô hình cũng như vô hình để góp vốn kinh doanh) đến khi dự án trong giai đoạn triển khai (như chi phí nhập nguyên phụ liệu, chi phí tư vấn, làm quảng cáo ở nước ngoài…).  Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn: là nhà đầu tư, bất cứ ai cũng muốn phần vốn của mình chiếm giá trị lớn trong tổng số vốn pháp định, nên dù đầu tư bằng hình thức liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài, đều tìm mọi cách để nâng cao trị giá phần vốn góp của mình. Việc làm này mang lại lợi ích to lớn và cụ thể, như đầu tư dưới dạng liên doanh, sẽ giúp gia tăng quyền chi phối các quyết định liên quan đến hoạt động của dự án, tăng mức lợi nhuận được chia, tỷ lệ trị giá tài sản được chia sau khi kết thúc dự án cũng được tăng. Hoặc đối với công ty 1oo% vồn nước ngoài, việc tăng tài sản góp vốn ảnh hưởng đến việc khấu hao tài sản cố định. Chủ đầu tư sẽ mau hoàn vốn, giảm rủi ro và giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp do chi cao.  Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu…: quản lý, sở hữu và sử dụng tài sản vô hình đã khó, việc định giá các tài sản vô hình này lại còn phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, mặc dù lợi ích của việc chuyển giao/ góp vốn bằng tài sản vô hình dễ dàng nhận thấy cho nhà tiếp nhận, nhưng đây cũng là một kẽ hở mà các nhà đầu tư thường hay lợi dụng, bằng cách định giá cao phần vốn góp này.  Nhập khẩu nguyên phụ liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài hoặc từ công ty đối tác trong liên doanh với giá cao: Hành động này nhằm hai mục đích, một là thông qua việc GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 7 thanh toán tiền hàng nhập khẩu, vô hình chung đã chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài. Hai là, khi mua hàng nhập khẩu với giá đắt, chi phí được hạch toán tăng lên, thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp giảm xuống, làm cho tổng lợi nhuận sau thuế tăng.  Làm quảng cáo ở nước ngoài với chi phí cao: tương tự, việc thuê các công ty nước ngoài (hầu hết các trường hợp, công ty này là công ty con con trong cùng một tập đoàn) với chi phí quảng cáo rất cao, thậm chí là cao ở mức bất thường cũng là một hình thức chuyển lợi nhuận sang cho tập đoàn mẹ. Việc này đồng thời gây thất thu nguồn thuế đáng kể cho quốc gia tiếp nhận đầu tư, do chi phí quảng cáo nằm trong khoản mục chi phí kinh doanh, chi phí tăng cao kéo theo lợi nhuận chịu thuế giảm.  Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý: thông qua các hợp đồng tư vấn, thuê chuyên gia, thuê quản lý từ công ty mẹ hoặc công ty con khác trong cùng một tập đoàn; hoặc cử chuyên viên, công nhân sang thực tập, tham gia các khóa huấn luyện tại công ty mẹ với chi phí cao, các công ty có vốn FDI đã thực hiện hành vi chuyển giá để chuyển lợi nhuận về nước. 5.2 Định giá các yếu tố đầu ra thấp hơn giá thị trường Một số doanh nghiệp FDI (chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) khi xuất hàng ra khỏi lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư thường xuất về công ty mẹ hoặc công ty con khác tại các nước có thuế suất thuế thu nhập công ty thấp, với hóa đơn xuất bán thấp hơn nhiều so với giá thành; hoặc có tình trạng một số dịch vụ thu tiền ở nước ngoài không được phản ánh đúng doanh thu để giảm số thuế phải nộp tại các nước này. Việc này nhằm mục đích giảm đi lợi tức phải kê khai ở nước tiếp nhận đầu tư, trong khi số lợi tức này trên sổ sách của đơn vị được hiểu ngầm rằng đã được bù trừ bởi số “lãi đầu vào” thu được từ việc khai khống các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI được thành lập từ một công ty mẹ ở chính quốc, hoạt động trên thị trường nội địa cũng có chính sách tương tự như trên: tiêu thụ hàng hóa với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 8 5.3 Chuyển giá thông qua hoạt động tài trợ Hoạt động tài trợ gồm có tài trợ bằng nghiệp vụ vay và tài trợ bằng cách cung cấp thiết bị, máy móc, dịch vụ tư vấn… cho nước được tài trợ vốn (ODA). Công ty mẹ tài trợ vốn cho công ty con nhưng không phải với mục đích tăng vốn góp chủ sở hữu, mà tài trợ cho các tài sản cố định làm cho chi phí hoạt động tài chính tăng cao như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi vay và chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau. Bên cạnh đó, khi tài trợ cung cấp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, dịch vụ tư vấn cho nước được tài trợ vốn, nhiều nhà cung cấp ở nước tài trợ nâng giá thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ lên cao đẩy giá đầu tư lên cao có lợi cho nước tài trợ. 5.4 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất Lợi dụng sự chênh lệch về thuế suất thuế lợi tức và thuế quan giữa hai quốc gia mà các công ty MNCs thực hiện hành vi chuyển giá. Cụ thể là về thuế lợi tức, nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế lợi tức hay thuế quan phải nộp, một MNCs sẽ tối đa hóa chi phí tại một nước có thuế suất cao và tối đa hóa thu nhập ở nước có thuế suất thấp. Thủ thuật của hành vi chuyển giá của MNCs tại một nước có thuế suất cao là định giá cao ở các đầu vào nhập khẩu và định giá thấp ở các đầu ra xuất khẩu. Mặt khác, sự khác biệt về thuế quan cũng là động cơ của chuyển giá. Nếu thuế suất nhập khẩu ở nước tiếp nhận đầu tư cao hơn, công ty mẹ ở nước ngoài sẽ định giá thấp hàng nhập khẩu vào công ty con để giảm thuế phải nộp. Tương tự, nếu thuế suất thuế xuất khẩu ở nước tiếp nhận đầu tư thấp hơn, các công ty con này sẽ định giá thấp hàng xuất khẩu cho công ty mẹ. 6. Vai trò và hậu quả của chuyển giá 6.1 Đối với quốc gia xuất khẩu vốn đầu tư a. Vai trò Thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế. Sự hoạt động của các công ty mẹ tốt hơn về hình thức cũng tác động GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 9 tốt hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội: đóng góp nhiều thuế hơn cho nhà nước, tác động tốt tới tăng trưởng GNP của nước xuất khẩu vốn đầu tư. b. Hậu quả Thất thu một khoản thuế nhất định: khoản thuế thất thu này bắt nguồn từ việc chênh lệch thuế suất giữa nước xuất khẩu vốn và nước tiếp nhận vốn. Khi các khoản thuế này ở nước xuất khẩu vốn cao hơn nước tiếp nhận thì các khoản lợi nhuận núp bóng dưới nhiều hình thức sẽ chạy từ công ty mẹ ra nước ngoài sang các công ty con, để công ty mẹ có thể tối thiểu hóa số thuế phải nộp. Từ đó, quốc gia xuất khẩu vốn thất thu một khoản thuế do hoạt động chuyển giá của các tập đoàn có trụ sở tại nước mình gây ra. 6.2 Đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư a. Vai trò Quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư thường có mức thuế thu nhập thấp để thu hút đầu tư, do đó xảy ra hoạt động chuyển giá ngược, tức là thông qua hình thức trả các chi phí cao, như chi phí mua hàng, chi phí tư vấn…lợi nhuận sẽ được chuyển từ công ty mẹ sang công ty con. Việc làm này giúp cho công ty mẹ tránh được các mức thuế thu nhập cao tại nước mình, đồng thời làm cho quốc gia tiếp nhận đầu tư tăng thu nhập ngoại tệ. b. Hậu quả  Cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay đổi do việc thực hiện hành vi chuyển giá của các MNCs làm các luồng vốn chảy vào nhanh mạnh, sau đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn. Hậu quả là tạo ra một bức tranh kinh tế bị sai lệch ở các quốc gia này trong các thời kì khác nhau.  Đối với các quốc gia được coi là thiên đường về thuế, họ là những người hưởng lợi từ hoạt động chuyển giá trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, họ phải đương đầu với các khó khăn tài chính khi các MNC thoái vốn do các thu nhập không bên vững trước đây trong ngắn hạn không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 10  Với việc thực hiện hành vi chuyển giá và thao túm thị trường, chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô.  Hoạt động chuyển giá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế hoạch kinh tế của các quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính vì thế nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới lệ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc, về lâu dài có thể dẫn tới lệ thuộc về chính trị  Tạo ra một sự độc quyền về nhãn hiệu sản phẩm từ chính sách bán hạ giá sản phẩm đầu ra. Đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh trong nước vào thế bất lợi, quốc gia tiếp nhận đầu tư khó khăn trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.  Ngoài ra hoạt động chuyển giá, trong ngắn hạn, người tiêu dùng tại quốc gia này được hưởng lợi khi mua hàng giá rẻ ví các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn đầu có thể hạ giá để giành thị phần và bóp chết các doanh nghiệp nội địa cạnh tranh với mình. Nhưng về lâu dài, khi họ thành công và chiếm lĩnh thị trường và thị phần, người tiêu dùng buộc phải tuân theo luật chơi, mà chính xác hơn là phụ thuộc vào sản phẩm và giá cả mà các doanh nghiệp này đưa ra. 6.3 Nhìn dưới góc độ MNCs a. Tác động tích cực Được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư (như thuế suất, lĩnh vực đầu tư…) tạo điều kiện cho các MNC dễ dàng trong việc thực hiện giảm thiểu trách nhiệm ở quốc gia MNC đang đầu tư. Thực hiện chuyển giá, các MNC sẽ bảo toàn được nguồn vốn đầu tư, nhanh chóng cóđược dòng ngân lưu cho các cơ hội đầu tư khác.Thực hiện chuyển giá sẽ giúp các MNC nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở các nước đang đầu tư. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 11 b. Tác động tiêu cực Nếu bị các quốc gia phát hiện và thực hiện chế tài thì các MNC phải chịu một khoản phạt rất lớn, bị rút giấy phép kinh doanh tại quốc gia đó hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng trên thương trường quốc tế dẫn tới sự chú ý nhiều và chặt chẽ hơn của các cơ quan thuế ở những nước MNC đi đầu tư sau đó. 7. Vai trò và hậu quả của chống chuyển giá 7.1 Vai trò Nếu việc hoạt động chống chuyển giá được kiểm soát chặt chẽ, cả quốc gia tiếp nhận và quốc gia xuất khẩu vốn đầu tư đều có thể hạn chế tối đa sự thất thu vế thuế do các MNC gây ra. Đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư, chống chuyển giá sẽ giúp quốc gia này ít khó khăn hơn trong việc kiểm soát được luồng vốn chảy vào trong nước và trong việc thực hiện hoạch định chính sách để điều tiết nên kinh tế vĩ mô. Từ đó, quốc gia tiếp nhận vốn có thể chủ động hơn trong các kế hoạch kinh tế của ḿnh. Môi trường cạnh tranh trở nên lành mạnh hơn, giúp các ngành sản xuất trong nước phát triển một cách công bằng, dưới sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng trong nước cũng được bảo vệ và có nhiều sản phẩm thay thế hơn để lựa chọn. 7.2 Hậu quả Chống chuyển giá quá gắt gao sẽ dẫn đến tình trạng các tập đoàn không còn thấy hấp dẫn đối với môi trường đầu tư, và tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một quốc gia khác có chính sách thông thoáng và mức thuế suất thấp hơn, hậu quả là quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ không có nhiều cơ hội nhận được vốn từ các tập đoàn này, thiếu hụt một lượng thu nhập ngoại tệ đáng kể để phát triển kinh tế xã hội trong nước. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2
Luận văn liên quan