Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam, là ngành sản xuất mũi nhọn, có tiềm lực phát triển khá.
Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may trong 9 tháng đã đạt trên 5,805 tỷ USD, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chính thức “qua mặt” dầu thô vươn lên vị trí đứng đầu trong danh mục 8 mặt hàng xuất chủ lực của Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm, dệt may tiếp tục bứt phá đạt mức 7,3-7,5 tỷ USD.
Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về dệt may. Với trên 80 triệu dân, đa số là dân số trẻ, giá nhân công rẻ, chi phí thấp, có nguồn nguyên liệu tại chỗ. là lợi thế cạnh tranh lớn so với các quốc gia khác. Việt Nam hiện có hàng ngàn nhà máy dệt may, thu hút hơn 50 vạn lao động, chiếm trên 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm đều tăng với tốc độ trên hai con số.
16 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chuyển giao chất lượng dệt may ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TrƯêng ®¹i häc ngo¹i th¬ng
BỘ MÔN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
----------------------------------------------
TIÓU LUËN chuYỂN GIAO C¤NG NGHÖ
§Ò tµi:
C¤NG NGHÖ DÖT MAY VIÖT NAM
Gi¸o viªn híng dÉn : §inh Hoµng Minh
Nhóm đề tài : Nhãm BAD BOY
Mai Thế Dũng-Anh3-CĐ2
Phạm Gia Minh-Anh3-CĐ2
Quản Thanh Dũng-Anh3-CĐ2
Nguyễn Đình Công-Anh3-CĐ2
Bùi Quang Hưng-Nhật-CĐ2
Phan Anh Vũ-Anh3-CĐ2
Lê Minh Tiến-Anh3-CĐ2
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ SẢN PHẨM
-----------O0O-------------
CHUYỂN GIAO CHẤT LƯỢNG DỆT MAY Ở VIỆT NAM
I. Tổng quan ngành dệt may Việt Nam1.1 Giới thiệu chung:
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam, là ngành sản xuất mũi nhọn, có tiềm lực phát triển khá. Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may trong 9 tháng đã đạt trên 5,805 tỷ USD, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chính thức “qua mặt” dầu thô vươn lên vị trí đứng đầu trong danh mục 8 mặt hàng xuất chủ lực của Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm, dệt may tiếp tục bứt phá đạt mức 7,3-7,5 tỷ USD. Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về dệt may. Với trên 80 triệu dân, đa số là dân số trẻ, giá nhân công rẻ, chi phí thấp, có nguồn nguyên liệu tại chỗ... là lợi thế cạnh tranh lớn so với các quốc gia khác. Việt Nam hiện có hàng ngàn nhà máy dệt may, thu hút hơn 50 vạn lao động, chiếm trên 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm đều tăng với tốc độ trên hai con số.
1.2 Thị trường trong nước và xâm nhập thị trường thế giới:
Mức tiêu thụ hàng dệt may ở thị trường nội địa năm 2007 đạt khoảng 2,8 tỷ Usd; trong đó vừa là hàng nhập khẩu, vừa là hàng trong nước sản xuất. Gần đây, xu thế sử dụng thu nhập cho nhu cầu mặc cũng tăng hơn từ 10-12%. Xu thế tiêu dùng hàng may sẵn cũng có xu hướng tăng lên do ngày càng tiện lợi cho người tiêu dùng, đáp ứng được thị hiếu và giá rẻ hơn. Vấn đề cần quan tâm hiện nay là khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Eu được thực hiện qua các khâu trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... Vì vậy, làm sao Việt Nam có thể tiếp cận và bán hàng trực tiếp sản phẩm dệt may, giảm bớt phụ thuộc vào các nhà đặt hàng trung gian, nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Trong các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào Eu, mới chỉ tập trung vào các mặt hàng dễ làm như áo jacket, sơ mi... còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như bộ complet hay các loại áo sơ mi cao cấp thì ít doanh nghiệp có thể sản xuất được. Do đó, trên thực tế, nhiều mặt hàng có hạn ngạch nhưng lại chưa có doanh nghiệp xuất khẩu. Có nhiều ý kiến lạc quan về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ sau khi có Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đạt 43 triệu Usd. Đến năm 2000, tuy hàng dệt may Việt Nam bán vào thị trường Mỹ vẫn bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn 2-3 lần so với hàng của các nước khác nhưng vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu Usd. Với những con số đã thực hiện khả quan này và một khi thuế nhập khẩu giảm xuống, ngành dệt may có thể đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 300 triệu Usd vào thị trường Mỹ trong năm 2001. Trong vòng 3-4 năm kể từ khi hai nước trao cho nhau quy chế thương mại bình thường (Ntr), ngành dệt may hoàn toàn có thể đạt kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ 1 tỷ Usd.
Ngành dệt may Việt Nam tuy đã có nhiều yếu tố thuận lợi để tạo đà có tiến trình hội nhập sắp tới như Quota thị trường Eu được tăng 30%, bước đầu mở được thị trường Mỹ và thị trường vùng Trung Cận Đông, châu Phi; kinh tế Nhật Bản đang hồi phục khiến cho thị trường này tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam tăng hơn trước. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may cũng gặp không ít khó khăn do giá sản phẩm giảm liên tục, giá cả ở thị trường Nhật từ năm 1998 giảm bình quân 12% mỗi năm do áp lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu lại tăng; đặc biệt thị trường phi quota, trong đó thị trường Đông Âu giảm mạnh.
1.3 Vấn đề và chiến lược khắc phục:
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đặc biệt sau khi gia nhập WTO thì ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Dệt may Việt phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn, đặc biệt từ phía Trung Quốc. Hạn ngạch dệt may của Trung Quốc vào thị trường EU hết hạn. Hàng rào bảo hộ tại thị trường nội địa sẽ không còn. Thuế XNK hàng dệt may từ các nước ASEAN vào Việt Nam cũng sẽ giảm từ 40-50% xuống tối đa còn 5% nên hàng dệt may Việt phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước trong khu vực ngay tại thị trường nội địa.
Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may quần âu, quần Jean, complet, hệ thống giặt là... nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao, nhưng chủ yếu làm gia công, ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều và nguyên liệu cho sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài...
Vấn đề bức xúc hiện nay là hàng vải sợi, may mặc từ nước ngoài tràn vào từ nhiều nguồn (hàng trốn lậu thuế, hàng cũ) giá rất rẻ đã làm cho sản xuất trong nước bị ảnh hưởng. Mặt khác, hệ thống bán buôn, bán lẻ hàng vải sợi may mặc trong nước chưa có tổ chức, để thả nổi cho một số tư thương làm giả nhãn mác một số công ty có uy tín. Bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại chưa tạo được các kênh tiêu thụ ngay ở thị trường trong nước. Do vậy, để các nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam làm chủ được thị trường nội địa không có biện pháp nào khác ngoài việc phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông, bán buôn và bán lẻ.
Trong Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt đến năm 2010, đã được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 10 tỷ đô la Mỹ, thu hút từ 4 đến 4,5 triệu lao động, tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên phụ liệu nội địa ở sản phẩm dệt may xuất khẩu đạt trên 75% là hoàn toàn có khả năng thực hiện được.Dự tính, trong 10 năm tới, số kỹ sư công nghệ cần có thêm là 50.000 người và số cán bộ quản lý doanh nghiệp là 5.000 người cho các chương trình đầu tư mở rộng dệt may. Ngoài ra, số cán bộ công nhân viên hiện có của ngành là khoảng 40.000 người và 3.000 cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng cần được cập nhật hóa kiến thức thường xuyên.
Ngành Dệt May Việt Nam đã đề ra 4 giải pháp lớn phải đồng bộ thực hiện, đó là: đổi mới công nghệ, ổn định chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất từ khâu may đến khâu sản xuất vải và phụ liệu may, bông xơ sợi cho sản xuất vải; trong đó, đầu tư cho các nhà máy may hiện đại may hàng Fob (xuất khẩu trực tiếp) ở trung tâm hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng mạng lưới may gia công ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Cùng với việc quy tụ các nhà máy mới vào 10 cụm công nghiệp dệt là phát triển mạnh vùng bông ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, ngành sẽ đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, xây dựng mạng lưới bán buôn bán lẻ trong nước và các đại diện thương mại quốc tế; áp dụng ngay phương thức kinh doanh mới như thương mại điện tử và cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực. Qua phân tích các thuận lợi khó khăn và thách thức thì vấn đề đổi mới công nghệ, nâng cao năng lục sản xuất từ đó nâng cao chất lưọng sản phẩm để các sản phẩm dệt may của Việt Nam có khả năng cạnh tranh với dệt may Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...
II.THỰC TRẠNG DỆT MAY VIỆT NAM:
_Trong ngành Dệt-May Việt Nam, cho đến nay, việc sản xuất các sản phẩm “xanh” chưa được quan tâm đúng mức. Một số nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu “xanh” đối với các sản phẩm dệt- may xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các công ty, xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm- hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Có thể nêu lên vài ví dụ nổi bật sau đây. Trong hồ sợi, ngày càng sử dụng nhiều PVA làm tăng tải lượng COD (nhu cầu oxy hoá học) trong nước thải và PVA khó xử lý vi sinh. Nước thải rũ hồ thông thường chứa 4000- 8000 mg/l COD. Kỹ thuật “giảm trọng” polieste bằng kiềm được áp dụng phổ biến làm sản sinh một lượng lớn terephtalat và glycol trong nước thải sau sử dụng 5-6 lần, đưa COD có thể lên tới 80.000 mg/l Trong thành phần nước thải của các công ty, nhà máy dệt – nhuộm hiện nay, có khoảng 300- 400 mg/l COD (đã vượt tiêu chuẩn nước thải loại B 3- 4 lần) dự đoán sẽ tăng lên mức 700- 800mg/l và có thể còn tăng hơn nữa trong tương lai.
Nếu như tình hình ô nhiễm môi trường, trước hết là ô nhiễm nước thải không được kiểm soát, thì các doanh nghiệp dệt- nhuộm phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc xử lý môi trường, mới đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định về môi trường, cũng như để phát triển sản xuất, xuất khẩu bền vững, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn “Eco friendly” về môi trường.
_Chi phí cho một đơn vị sản phẩm đều cao hơn từ 15-20% mặt hàng tương tự của Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan. Giới phân tích khẳng định, giá lao động Việt Nam rẻ nhất khu vực châu Á, từ 0,16-0,35 USD/giờ (Indonesia là 0,32 USD/giờ, Trung Quốc 0,70 USD/giờ, Ấn Độ 0,58 USD/giờ...). Tuy nhiên, năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam nói chung chỉ bằng 2/3 mức bình quân các nước ASEAN, chi phí nguyên phụ liệu (phần lớn phải nhập khẩu) và khâu trung gian cao làm sản phẩm thiếu tính cạnh tranh.
- Mỹ hạn chế bằng quota từ giữa 2003. Mức tăng trưởng cao của Việt Nam thời gian qua với trên 20 mã hàng vượt quá 1% tổng thị phần nhập khẩu khiến Mỹ đưa ra yêu cầu xúc tiến đàm phán và hiện đã ký Hiệp định dệt may với Việt Nam.
- EU là bạn hàng truyền thống, với khối lượng nhập khẩu hàng chỉ đứng sau Mỹ. Song hai năm gần đây có xu thế sụt giảm.Năm 2002 chỉ còn 550 triệu USD so với 660 triệu USD năm 2001. Riêng mặt hàng chủ lực là áo jacket, năm qua giảm tới 3 triệu sản phẩm (còn gần 17 triệu sản phẩm).
- Nhật Bản: Hàng dệt may Trung Quốc hiện đang tràn ngập thị trường. Trung Quốc chiếm gần 90% tổng trị giá hàng dệt may nhập khẩu vào Nhật trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm 3-5%.
- Australia: Doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa khai thác được hết tiềm năng, với mức xuất khẩu chỉ đạt 25 triệu USD (2002).
- Châu Á: Là thị trường lớn với GDP đạt trên 580 triệu và dân số là hơn 460 triệu người. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam vào các nước ASEAN thậm chí chưa vươn tới mức 100 triệu USD.
_Thực tế, trong những năm qua, ngành dệt may của ta chủ yếu là gia công hàng hóa và xuất khẩu qua nước thứ ba, nên hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp, thương hiệu sản phẩm dệt may chưa thực sự khẳng định được tên tuổi.Thực sự thì ngành dệt may Việt Nam ngày càng có tỷ lệ hàm lượng nội địa hóa cao. Nếu như năm 2003, tỷ lệ nội địa hóa mới đạt khoảng 30% thì năm 2006 đã đạt gần 40%, đặc biệt là khâu sản xuất vải và phụ liệu. Cách đây 2 năm, toàn bộ xơ sợi tổng hợp phải nhập khẩu 100%, nhưng từ năm nay, chúng ta đã tự cung ứng được 50% nhu cầu xơ sợi tổng hợp. Trong khi đó, chúng ta cũng đã có nhiều dự án sản xuất vải lớn, và có thể đáp ứng được 30% nhu cầu vải của ngành. Tuy nhiên, để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa thì cần có một thời gian dài hơn. Hiện nay, Chính phủ, Bộ Công thương cũng như Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang có những chủ trương kêu gọi đầu tư mạnh hơn vào việc sản xuất vải, phụ liệu tại Việt Nam.
_ Rào cản kỹ thuật vẫn đang là một vấn đề lớn đối với hàng dệt may xuất khẩu.
III.KINH NGHIỆM THẾ GIỚI:
_Một kinh nghiệm của Hàn Quốc: Ngành dệt tiến vào công nghệ cao
Một số công ty dệt của Hàn Quốc đang tìm cách xây dựng một mô hình phát triển mới bằng cách tập trung vào công nghệ cao thay vì cạnh tranh về giá với các công ty dệt từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Theo Giáo sư Seo Mun-ho (khoa dệt - Đại học Konkuk-Hàn Quốc), ngành dệt Hàn Quốc đang quan tâm đến vải dệt kỹ thuật, một sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tạo ra lợi nhuận cao hơn các sản phẩm cần nhiều lao động thủ công.
Ông cho rằng: Công nghệ là thứ không thể dễ dàng bắt chước được, đồng thời lao động giá rẻ cũng không thể thay thế cho công nghệ. Người Trung Quốc sẽ phải mất nhiều năm để có thể cạnh tranh với công nghệ hiện nay của Hàn Quốc. Do đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc cần đầu tư liên tục vào nghiên cứu và phát triển kỹ thuật dệt.
Phạm vi ứng dụng rộng rãi
Từ những năm 1970, vải dệt kỹ thuật đã được nghiên cứu và phát triển bởi chúng có nhiều ưu điểm như bền, thân thiện với môi trường và có phạm vi ứng dụng rộng rãi.
Hiện nay, quy mô thị trường của vải dệt kỹ thuật đang phát triển rất nhanh. Loại vải dệt này có thể được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm từ găng tay cho tới vỏ dây điện. Ngay cả trong kiến trúc, loại vải này cũng hứa hẹn sẽ đem lại nhiều tính năng hữu dụng. Nó có thể tạo ra một thị trường lớn hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn.
Một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực vải dệt kỹ thuật ở Hàn Quốc là Silverstar, thuộc Tập đoàn Guro-một tổ hợp công nghiệp chuyên sản xuất các loại sợi cực nhỏ (mỏng hơn 100 lần so với sợi tóc người) cho thị trường trong và ngoài nước. Nó có khả năng hút nước, làm ấm, nhẹ và thoáng khí và được dùng để sản xuất khăn lau các thiết bị sản xuất chất bán dẫn. Tháng 3-2004, công ty đã ký được hợp đồng cung cấp sản phẩm này cho hai doanh nghiệp là LG và Philips LCD. Sản phẩm này đang được kiểm tra chất lượng tại các công ty 3M, Toshiba, NEC và Intel.
Vừa qua, một công ty dệt may hàng đầu khác tại Hàn Quốc là Kolon Industries cũng đã quyết định sản xuất sợi Aramid. Theo Kolon, sợi Aramid có độ dai rất cao, chịu được nhiệt độ lên đến 500 độ C và có khả năng miễn nhiễm cao đối với hóa chất.
Nên hướng vào các thị trường đặc chủng
Hãng Kolon cho rằng: bằng cách tăng cường cấu trúc bên ngoài và giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ, sợi Aramid có khả năng thay thế thép trong sản xuất xe hơi, thuyền buồm và thậm chí cả máy bay. Nó có khả năng làm giảm mạnh năng lượng tiêu thụ cho ba loại phương tiện chuyên chở này.
Hiện nay, Công ty Dupont của Mỹ đang kiểm soát thị trường sợi Aramid. Nhưng Kolon hy vọng sẽ tăng doanh thu lên 50 tỷ won (49,4 triệu USD) vào năm 2006, 150 tỷ won vào năm 2008 và 300 tỷ won vào năm 2010.
Còn đối với Hyosung, công ty dệt may lớn nhất Hàn Quốc, sau 32 năm sản xuất sợi gia cường, vào năm 2000 đã trở thành công ty hàng đầu thế giới về sản phẩm dây nối-sản phẩm được dùng để chế tạo các loại vỏ xe. Công ty đang đầu tư nghiên cứu phát triển để đưa ra loại dây nối thế hệ mới là Lyocell và Poly Ethylene Naphtalate. Hai loại sản phẩm này thân thiện với môi trường, có khả năng kết dính tốt hơn so với cao su. Trong thực tế, các doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng quan tâm đến các công nghệ và sản phẩm thân thiện với môi trường.
Ngay từ năm 2003, Chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu ngành dệt may nước này tập trung vào vải dệt kỹ thuật bằng cách đưa ra kế hoạch 10 năm phát triển ngành công nghiệp dệt nhằm đón thời cơ khi Tổ chức Thương mại thế giới bãi bỏ hạn ngạch dệt may.
__Sau đây, xin nêu một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Dệt- May Việt Nam, để đối phó với những sức ép về sinh thái, môi trường.
Trước hết, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cần rà soát một cách kỹ lưỡng, cẩn thận những hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng (bao gồm cả hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước), phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng và cần có “hồ sơ” của từng loại hoá chất, chất trợ, từng mầu thuốc nhuộm. Đó là “Phiếu các số liệu an toàn” (safety data sheets) mà các hãng sản xuất hoá chất, thuốc nhuộm đều có.
Thay thế vào đó là những hoá chất, chất trợ thân thiện với môi trường, các thuốc nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, không độc hại và ít ô nhiễm môi trường.
Song song với hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm (dùng cả trong nhuộm và in hoa) là công nghệ áp dụng và máy móc thiết bị tương ứng. Những năm qua, trong chiến lược tăng tốc, ngành Dệt- May đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm- hoàn tất. Nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser ở hai Công ty Dệt- May thắng Lợi và Dệt 8- 3; các máy nhuộm “khí động lực” (Air- Jet) do được chế tạo ở Dệt kim Đông Xuân và Dệt 8-3; máy làm bóng trục mới của Công ty Dệt Nam Định, hệ thống máy xử lý trước- xử lý hoàn tất vải pha len của Công ty Dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng) v.v... Và gần đây nhất là dây chuyền thiết bị hiện đại của Công ty Nhuộm Yên Mỹ vừa đi vào sản xuất.
Song về tổng thể, ngành nhuộm- in hoa- xử lý hoàn tất Việt Nam vẫn còn đang áp dụng các công nghệ và máy móc thiết bị “truyền thống”. Do vậy năng suất chưa cao, chất lượng chưa thật tốt và sử dụng nhiều hoá chất, thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng, giá thành cao đã làm giảm tính cạnh tranh trên thương trường. Ngoài ra, còn để lại hậu quả là lượng nước thải nhiều và bị ô nhiễm nặng nề, rất tốn kém khi phải xử lý nước thải.
Để phát triển bền vững, tăng trưởng mạnh, cạnh tranh được với hàng dệt- may Trung Quốc và các nước khác vào các thị trường rộng lớn và “khó tính” như Mỹ, EU, Nhật Bản, đã đến lúc cần chuyển mạnh từ các công nghệ và thiết bị truyền thống sang loại hình sản xuất” thân thiện với môi trường”, sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hoá chất- chất trợ, thuốc nhuộm, hơi, điện, nước với các máy móc thiết bị phù hợp, nhất là các loại mới tiên tiến, hiện đại,
Vấn đề tiêu chuẩn hàng hoá và môi trường.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn và các yêu cầu sinh thái của hàng dệt- may nhập khẩu vào các thị trường EU, Nhật Bản và Bắc Mỹ, ngành Dệt-May Việt Nam cần xây dựng ngay những tiêu chuẩn cấp nhà nước hoặc ít ra là cấp Bộ, cấp ngành để làm cơ sở phấn đấu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, để nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng hoá chúng ta. Những tiêu chuẩn như thế sẽ tạo ra những sức ép “bên trong” nhằm tạo ra các sản phẩm “xanh” phù hợp.
Gần đây, Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Đơn cử như sau: Bắt đầu từ năm 2003, tiêu chuẩn quốc gia mới GB18401- 2001 đối với formanđêhit thoát ra từ các sản phẩm dệt-may chính thức có hiệu lực thi hành. Tiêu chuẩn mới này qui định các giới hạn formanđêhit phân giải như sau: 20mg/kg đối với những sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh (dưới 24 tháng); 75 mg/kg cho các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da và 300mg/kg đối với sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da và dùng trong nhà.
Các mức trong tiêu chuẩn này hoàn toàn đồng nhất với các ngưỡng giới hạn formanđêhit của “nhãn sinh thái” Oeko- tex standard 100 nổi tiếng ở Đức và châu Âu. Trung Quốc đã xây dựng bộ tiêu chuẩn “nhãn xanh” (standard for green labelling) từ năm 2001, với kinh phí 3 triệu nhân dân tệ (khoảng 362.000 đô la Mỹ), đồng thời lập tổng sơ đồ quốc gia thực hiện tiêu chuẩn, quản lý và giám sát thực hiện. Xia Qing, trưởng nhóm nghiên cứu tiêu chuẩn quốc gia ISO14020 cho biết, chương trình thực hiện tiêu chuẩn này sẽ hoàn thành trong năm 2004.
Còn ở Việt Nam cho đến nay chưa ban hành tiêu chuẩn về nước thải ngành Dệt-May. ý kiến cho rằng, không cần tiêu chuẩn ngành là phi thực tế, chính những ý kiến này đã làm cản trở việc ban hành tiêu chuẩn nước thải công nghiệp.
Ngành Dệt-Nhuộm thải ra môi trường loại nước thải có những đặc tính riêng mà trong tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp nói chung không đề cập đến. Nước thải nhuộm thường có mầu đậm, đặc trưng nhưng không có nghĩa là mức độc hại tỷ lệ thuận với mầu sắc để phải quy định độ mầu tính theo đơn vị Pt/Co tới 50, thậm chí giảm xuống 20 đơn vị là không cần thiết. Việc xử lý mầu nước thải theo tiêu chuẩn chung đó là rất tốn kém.
Chính vì vậy, việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia về nước thải ngành Dệt-Nhuộm với những chỉ tiêu ô nhiễm phù hợp, khả thi là hết sức cần thiết. Với những tiêu chuẩn như vậy cùng với các chế tài về thu phí nước thải, đồng thời có biện pháp giám sát, kiểm tra