Tiểu luận Cơ cấu nghề nghiệp và sự thay đổi định hướng giá trị ở Việt Nam

Để phát triển, các quốc gia phải dựa vào các nguồn lực cơ bản: nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn,. Trong đó, nguồn nhân lực luôn luôn là nguồn lực cơ bản và chủ yếu quyết định đến sự phát triển. Chúng ta đang trong thời kỳ chuyển từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp tiên tiến. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chú trọng phát triển vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế nên đòi hỏi đặt ra phải chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động tham gia vào các ngành kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong nghành nông nghiệp. Vậy, thực trạng cơ cấu nghề nghiệp ở Việt Nam như thế nào? Việc phải chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp như thế nào là phù hợp với hiện nay? Cơ cấu nghề nghiệp tác động đến sự thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp hay không và mối quan hệ của chúng? Đó là những lý do mà nhóm chọn đề tài “ Cơ cấu nghề nghiệp và sự thay đổi định hướng giá trị ở Việt Nam” để có thể hiểu rõ được nội dung trên.

doc14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ cấu nghề nghiệp và sự thay đổi định hướng giá trị ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Cơ cấu nghề nghiệp và sự thay đổi định hướng giá trị ở Việt Nam A. LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................ B. NỘI DUNG..................................................................................................... I. CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM..................................................... 1. Khái niệm...................................................................................................... 2. Thực trạng....................................................................................................... 2.1. Trước đổi mới năm 1986.............................................................................. 2.2. Sau đổi mới (từ năm 1986 đến nay)............................................................... II. SỰ THAY ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ Ở VIỆT NAM.......................... 1. Khái niệm....................................................................................................... 2. Thực trạng....................................................................................................... 2.1. Trước đổi mới năm 1986................................................................................ 2.2. Sau đổi mới (từ năm 1986 đến nay)............................................................... III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP VÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ.................................................................................. IV. CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP VÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ANH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................................................... C. KẾT LUẬN D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Để phát triển, các quốc gia phải dựa vào các nguồn lực cơ bản: nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn,.... Trong đó, nguồn nhân lực luôn luôn là nguồn lực cơ bản và chủ yếu quyết định đến sự phát triển. Chúng ta đang trong thời kỳ chuyển từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp tiên tiến. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chú trọng phát triển vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế nên đòi hỏi đặt ra phải chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động tham gia vào các ngành kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong nghành nông nghiệp. Vậy, thực trạng cơ cấu nghề nghiệp ở Việt Nam như thế nào? Việc phải chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp như thế nào là phù hợp với hiện nay? Cơ cấu nghề nghiệp tác động đến sự thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp hay không và mối quan hệ của chúng? Đó là những lý do mà nhóm chọn đề tài “ Cơ cấu nghề nghiệp và sự thay đổi định hướng giá trị ở Việt Nam” để có thể hiểu rõ được nội dung trên. Trong quá trình nghiên cứu, không thể tránh được những sai sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của cô để bài được hoàn thiện hơn. NỘI DUNG I. CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm - “Cơ cấu” theo Từ điển tiếng Việt, do Viện Ngôn ngữ biên soạn, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học phối hợp xuất bản năm 2000, đó là ''cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng chung tổng thể” (tr 214). - Trong cuốn ''Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới'', PGS.TSKH Lê Du Phong và PGS.TS Nguyễn Thành Độ chủ biên, cho rằng ''Là một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu là một thuộc tính của hệ thống''. Cơ cấu lao động: là một phạm trù kinh tế, thể hiện tỷ trọng của từng yếu tố lao động theo các tiêu thức khác nhau trong tổng thể hoặc tỷ lệ của từng yếu tố so với một yếu tố khác được tính bằng phần trăm. Cơ cấu lao động thường thể hiện là: Cơ cấu lao động theo thành thị, nông thôn; Cơ cấu lao động chia theo giới tính, độ tuổi; Cơ cấu lao động chia theo vùng kinh tế; Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế; Cơ cấu lao động chia theo trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật; Cơ cấu lao động chia theo tình trạng có việc làm, thất nghiệp ở thành thị; Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu laọ động là sự thay đổi qua thời gian về tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng số lao động theo một không gian, thời gian nào đó và diễn ra theo một xu hướng nào đó (tăng lên, giảm đi…) Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một khái niệm trong một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi số lượng và chất lượng lao động. Thực chất và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động: Thực chất của chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình tổ chức và phân công lại lực lượng lao động qua đó làm thay đổi quan hệ tỷ trọng giữa các bộ phận của tổng thể. Do đặc điểm của nguồn lao động ở Việt Nam, nên chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta chủ yếu theo hướng chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn sang lao động công nghiệp, dịch vụ ở các thành thị và khu công nghiệp cũng như ở ngay tại khu vực nông thôn. Có thể xảy ra các dạng sau: + Nếu theo mức độ tích tụ, tập trung của các nguồn lực, thì trước tiên, chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra từ chỗ lấy việc tập trung lao động làm chính, chuyển sang chủ yếu lấy việc tập trung vốn làm yếu tố kích thích sản xuất, rồi sau đó tiếp tục chuyển sang một giai đoạn mới cao hơn là lấy việc tập trung kỹ thuật làm nội dung cơ bản để chuyển dịch lao động. + Nếu theo khả năng tiếp nhận thành quả của cách mạng khoa học kỹ thuật thì chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra trước tiên từ chỗ lấy khả năng giải quyết việc làm cho lao động là chính, sang giai đoạn lấy việc nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng làm việc cho lao động làm mục tiêu cơ bản. + Nếu theo mức độ gia tăng của giá trị đầu ra, chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra từ chỗ ban đầu có giá trị đầu ra thấp đến các giai đoạn sau có giá trị đầu ra cao. + Nếu căn cứ vào không gian di chuyển của lao động thì chuyển dịch cơ cấu lao động có thể diễn ra theo hai phương thức: Một là: chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ, đây là sự chuyển dịch của lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác ngay trong địa bàn nông thôn. Đặc điểm cơ bản của sự dịch chuyển này là không có sự di chuyển nơi sinh sống, nên không làm thay đổi cơ cấu, cũng như mật độ dân cư sinh sống ở nông thôn, nhưng cơ cấu lao động ở đây lại có sự thay đổi rõ rệt. Đây chính là phương thức chuyển dịch cơ cấu lao động tích cực nhất, đảm bảo được mục tiêu “Ly nông bất ly hương'' mà nhiều quốc gia đang phát triển đã đặt ra. Hai là: chuyển dịch cơ cấu lao động kèm theo sự di cư, đây là sự chuyển dịch lao động về mặt không gian. Hậu quả là tạo ra các dòng di chuyển dân cư và lao động từ nông thôn ra thành thị, nông thôn - nông thôn, từ vùng này, nơi này qua vùng khác, nơi khác hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đặc điểm của sự dịch chuyển này là sẽ làm giảm quy mô cũng như cơ cấu của nguồn lao động nơi ra đi, nhưng lại làm tăng quy mô cũng như cơ cấu của nguồn lao động nơi đến. Để lý giải cho quá trình chuyển dịch phức tạp này, các nhà kinh tế đã đưa ra lý thuyết về ''lực hút và lực đẩy”, đối với lao động. Theo lý thuyết trên, một trong những yếu tố cơ bản tạo ra lực hút đối với lao động nơi ra đi chính là do mức thu nhập dự kiến ở khu vực họ sẽ chuyển đến. Vì vậy, để giảm bớt áp lực về đời sống, việc làm do hậu quả của việc di dân và lao động gây ra, cần phải có các giải pháp tích cực để xoá bỏ sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng và trong nội bộ vùng; từng bước làm giảm và đi đến triệt tiêu được những lực hút và lực đẩy tiêu cực nói trên đối với lao động nông nghiệp, nông thôn. 2. Thực trạng 2.1. Trước đổi mới năm 1986 Nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế Việt Nam chỉ có nông nghiệp và một số ít công nghiệp. Không có dịch vụ hoặc có nhưng được gắn kết với sản xuất. Vì vậy người lao động chủ yếu tham gia vào ngành nông nghiệp, chiếm 1 tỷ trọng rất lớn còn số người lao động tham gia vào ngành công nghiệp và dịchvụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. 2.2. Sau đổi mới (từ năm 1986 đến nay) Bước vào giai đoạn đổi mới , thực hiện chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra nhiều việc làm và nhiều cơ hội mới cho sự phát triển. Nền kinh tế Việt Nam sẽ có sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. cùng với mục tiêu đó cơ cấu lao động tham gia vào các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực. Hiện nay cơ cấu của thị trường lao động Việt Nam chuyển dịch từ những lao động trong ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp sang các ngành công nghiệp và dich vụ có giá trị tăng cao hơn, được đầu tư công nghệ và tài chính nhiều. Trong những năm vừa qua từ 1986 dến năm 2009 cơ cấu lao động théo ngành kinh tế ở Vn chuyển biến theo hướng tích cực, Nhưng sự chuyển dịch còn chậm chạp và chất lượng chưa cao, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm trên 50%. Cụ thể : - Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 72,91% năm 1986 xuống còn 51,92% năm 2009.Tổng số lao động trong ngành nông nghiệp năm 2004 đến năm 2009 tăng từ 24508,5 nghìn người lên 24788,5 nghìn người. - Trong khi tỷ trong lao động ngành công nghiệp tăng từ 13,87% năm 1986 lên 21,54% năm 2009. Tổng số lao động ngành công nghiệp tăng 2918,7 nghìn người từ 7365,3 nghìn người năm 2004 lên 10284 nghìn người năm 2009. - Ngành dịch vụ tăng từ 13,22 % năm 1986 lên 26,54% năm 2009. Tổng số lao động ngành dịch vụ tăng từ 10455,3 nghìn người năm 2004 lên 12671,1 nghìn người năm 2009 tăng 2215,8 nghìn người. Dưới đây là bảng số liệu cụ thể: Bảng: Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2009 ( đơn vị :%) Ngành năm Nông nghiệp Công nghiệp Dich vụ 1986 72,91 13,87 13,22 1987 73,01 13,84 13,15 1988 72,96 13,85 13,19 1989 71,08 13,95 14,97 1996 69,80 10,55 19,65 1997 63,49 11,93 24,58 1998 63,49 11,93 24,58 1999 63,60 12,45 23,94 2000 62,61 13,10 24,29 2001 63,26 14,41 22,13 2002 62,03 15,13 23,23 2003 59,65 16,41 23,94 2004 57,89 17,35 24,76 2005 56,74 17,91 25,35 2006 55,4 19,2 25,4 2007 53,91 19,98 26,11 2008 52,62 20,83 26,55 2009 51,92 21,54 26,54 (Nguồn :Theo số liệu đưa ra trong báo cáo “ Xu hướng việc làm VN 2010) Bảng: Phân bố lao động theo ngành kinh tế từ năm 2004- 2009 (đơn vị: nghìn người). năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nông nghiệp 24508,5 24424 243949,9 24369,4 24447,7 24788,5 Công nghiệp 7365,3 7785,2 8459,1 9032,3 9677,8 10284 Dịch vụ 10455,3 10565,8 11171,3 11086,3 12335,3 12671,1 Tổng 42329,1 42775 43980,3 45208 46460,8 47743,6 ( Nguồn : Theo số liệu thống kê lao động có việc làm ở VN giai đoạn 2004-2009) II. SỰ THAY ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm - Giá trị là một phạm trù triết học, giờ đây được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, cũng như các ngành khoa học khác. Thông thường khi nói đến ích lợi, tính có ý nghĩa của các đối tượng liên quan trong hiện thực khách quan. Tính ích lợi, tính có ý nghĩa của nó có thể bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Song quan niệm chung về giá trị vẫn luôn khẳng định mặt chính diện của nó. - Định hướng hiểu theo cách đơn giản là chỉ cho ta cái mà ta sẽ tiếp cận. - Định hướng giá trị là việc ta xác định trước về một giá trị nào đó để từ đó có bước đi cho mình. - Nghề nghiệp là khái niệm chung dành để chỉ những công việc sẽ gắn với bản thân của mỗi người trong hầu hết phần lớn khoảng thời gian quan trọng của họ => Từ đó, ta có thể hiểu khái niệm: sự thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp là sự thay đổi lựa chọn nghề nghiệp qua từng thời kì và quan niệm của con người về giá trị của mỗi loại nghề nghiệp đó. 2. Thực trạng 2.1. Trước đổi mới năm 1986 Trước đổi mới, tư tưởng “an nông” ăn sâu bén rễ vào mỗi cá nhân. Suy cho cùng con người cũng không có sự lựa chọn nào khác trong một bối cảnh kinh tế đất nước thời kì tập trung quan liêu bao cấp, phân phối từng chút mắm, lạng đường… Bởi vậy, con người không có sự lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Mặt khác, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, lao động tập thể nên giá trị tập thể được đề cao. Tuy vậy, một số nghề được cho là “hot” thời bấy giờ có thể kể đến: + Nghề bán lương thực: luôn mua được 100% gạo và gạo ngon + Nghề bán thực phẩm: chủ động mua được những thực phẩm tươi nhất, ngon nhất. + Nghề bán hàng chất đốt: luôn chủ động với chất đốt. + Nghề bán hàng bách hóa: có cuộc sông vật chất tốt hơn vì dễ mua được những hàng hóa thiết yếu như vải vóc, xoong nồi… 2.2. Sau đổi mới (từ năm 1986 đến nay) Sau đổi mới, Giá trị tập thể không còn được coi trọng, mọi người được lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và sở thích. Nghề nghiệp phong phú nên sự lựa chọn nghề nghiệp cũng rất phong phú. Mỗi cá nhân đề có sự định hướng riêng về nghề nghiệp của mình và tạo nên những xu hướng lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội. Cũng từ đó, mỗi cá nhân có sự nhìn nhận, đánh giá riêng về từng ngành nghề trong xã hội. Xu hướng lựa chọn nghề hiện nay tập trung vào các ngành liên quan đến kinh doanh như quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính…. Tiếp theo đó là các ngành tiếp thị - quảng cáo, du lịch. Một sự thu hút mới khác trong lĩnh vực kỹ thuật là các ngành nguyên vật liệu (công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu xây dựng), điện - điện tử, cơ khí, viễn thông, kiến trúc dân dụng, thiết kế đồ họa, thời trang, nội thất. Như vậy, cùng với sự phát triển của sản xuất, sự đa dạng trong các loại hình kinh tế đã tạo nên sự phong phú của ngành nghề, các loại hình đào tạo nghề và kéo theo sự lựa chọn nghề nghiệp phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Cũng từ đó mà sự định hướng giá trị nghề nghiệp thay đổi theo sự phát triển của xã hội, sự đòi hỏi của các ngành nghề trong sản xuất. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP VÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ Mối quan hệ giữa cơ cấu nghề nghiệp và sự thay đổi định hướng giá trị: Biện chứng, tác động qua lại với nhau; Sự thay đổi định hướng giá trị tác động tới cơ cấu nghề nghiệp: Khi định hướng giá trị nghề nghiệp của xã hội thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của cơ cấu nghề nghiệp. Có nghĩa là khi một nghề nào đó được số đông đánh giá cao về nó (theo những tiêu chí cụ thể tùy từng hoàn cảnh nhất định) sẽ dẫn đến sự di chuyển lao động về ngành nghề đấy. Và khi sự di chuyển đó lớn sẽ tạo nên sự dịch chuyển chung cho cơ cấu lao động trong toàn nền kinh tế. Ngược lại, cơ cấu nghề nghiệp tác động trở lại sự định hướng giá trị: Sự phân bố lao động tập trung vào một nhóm ngành nghề nào đó sẽ tạo cho con người suy nghĩ đó là một ngành nghề có sức hút và từ đó hình thành tư tưởng hướng giá trị vào nó, tiếp tục duy trì hoặc tạo nên định hướng giá trị mới trong xã hội. IV. CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP VÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY Trong mỗi giai đoạn, sẽ có những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Và chúng ta phải điều chỉnh thế nào cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đấy. Nếu như điều kiện đó có nhiều mặt thuận lợi thì ta phải phát huy, thúc đẩy nó phát triển hơn nữa. Và nếu như điều kiện, hoàn cảnh đó không được thuận lợi thì điều tất yếu là ta phải thích ứng rồi tìm cách thay đổi nó. Nước ta từ trước tới nay vẫn coi là một nước nông nghiệp, kinh tế kém phát triển, tư tưởng của người dân trong giai đoạn này mang tính cào bằng, thích sự ổn định không thích mạo hiểm. Con người làm lụng vất vả nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao bằng việc mà các nước khác phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, xã hội, con người Việt Nam trong xu thế hội nhập, chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại, tăng cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa nông nghiệp trong ý thức, tác phong làm việc, giờ giấc... làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế. Đó là một số mặt tiêu cực của cơ cấu nghề nghiệp, định hướng giá trị ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ của nước ta đang đang có xu hướng tăng dần, phù hợp với đường lối chiến lược của Đảng, nhà nước và xu thế chung của thế giới. Công nghiệp và dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nông nghiệp, đang có sự đóng vào GDP của đất nước ngày càng tăng. Và nó cũng giải quyết được nhiều vấn đề về việc làm, thuận lợi cho con người về sử dụng hàng hóa, đời sống được cải thiện, mức độ vất vả cũng ít hơn nông nghiệp. Vì vậy, việc thúc đẩy tạo điều kiện đưa công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh hơn nữa là điều cần thiết để nền kinh tế nước ta trở thành một nước có nền kinh tế công nghiệp hiện đại, và tiến lên nền kinh tế tri thức sẽ thức đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ hơn. Trong từng giai đoạn thì cũng sẽ hình thành nên một số ngành nghề được xã hội ưa chuộng, học coi trọng ngành nghề đó hay lay về một giá trị lợi ích nào đó. Khi đó, chính giá trị của nghề đó được xã hội nâng lên cao hơn các nghề khác. Cong người cố gắng để được làm công việc đó, nếu biết phát triển một cách ổn định có kiểm soát thì ngành nghề đó sẽ phát triển góp phần vào phát triển chung của nền kinh tế, nhưng khi mọi người tập trung mà không có sự kiểm soát thì sẽ dẫn đến những hệ hậu quả là phát triển mất cân đối, thừa nguồn lực ở nghàn nghề này, nhưng một số ngành nghề lại thiếu. Ở nước ta đang tồn tại hiện trạng là tâm lý của người dân,cứ phải vào đại học mới có cơ hội phát triển. Họ quá đề cao giá trị của bậc đại học. Dẫn đến việc ai cũng cố gắng để đi học đại học làm mất cân đối lực lượng lao động “thừa thầy thiếu thợ”. Theo cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của các nước phát triển thì tỷ lệ lao động “vàng” là 1 đại học/4 cao đẳng/10 trung cấp; trong khi cơ cấu trình độ lao động Việt Nam hiện nay đang là 5,7 đại học/1,7 cao đẳng và 3,5 trung cấp. Việc mất cân đối đó đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta như phần trên đã trình bày. KẾT LUẬN Cơ cấu nghề nghiệp và sự thay đổi dịnh hướng gia trị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự thay đổi định hướng giá trị tác động và làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp. Ngược lại cơ cấu nghề nghiệp tác động đến tâm lý lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân dẫn đến thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp trong xã hội. Đây là hai yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phân công lao động xã hội. Quyết định sự cân bằng lao động trong các ngành kinh tế và kéo theo hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, ổn định xã hội. Mõi cá nhân cần nắm bắt rõ trong cơ cấu nghề nghiệp và “sự thay đổi định hướng giá trị” cũng như mối quan hệ của nó để có cái nhìn toàn diện và hướng đi đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khae năng, sở thích của mình và nhu cầu của xã hội. Đối với nhà nước phải nắm bắt được thực tế để có thể kịp thời điều chỉnh, có biện pháp cân bằng lao động giữa các ngành nghề kinh tế thông qua các chính sách định hướng giá trị nghề nghiệp cho lao động cũng như việc lựa chọn nghề cho học sinh, ổn định và phát triển xã hội. DANH MỤC THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực – Trường đại học kinh tế quốc dân. 2. Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội – Học viện Hành chính. 3. Báo cáo chiến lược việc làm 2010. 4. Giáo trình Nguồn nhân lực xã hội – Trường đại học lao động xã hội. 5. Giáo trình tổ chức lao động – Trường đại học lao động xã hội. 6. Từ điển tiếng Việt, do Viện Ngôn ngữ biên soạn - Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học phối hợp xuất bản năm 2000. 7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới - PGS.TSKH Lê Du Phong và PGS.TS Nguyễn Thành Độ chủ biên. 8. Tạp chí: bài “Xu hướng việc làm Việt Nam 2010”.
Luận văn liên quan