Bộ máy hành chính nhà nước (BMHCNN) của mỗi quốc gia là yếu tố
trung tâm nhất của nền hành chính nhà nước. BMHCNN được tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc nhất định, hình thức tổ chức bộ máy phải tuân
theo các chức năng của nó, lệ thuộc vào hiến pháp và hệ thống chính trị của
quốc gia đó.
Vấn đề tổ chức BMHCNN tự bản thân nó không phải là mục đích mà là
phương tiện, biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu của một quốc gia. Mục
đích của việc tổ chức là nhằm phân bổ các nhiệm vụ để chúng có thể thực
hiện một cách có hiệu quả, giảm thiểu sự chống chéo. Do vậy, điều quan
trọng nhất xác định lĩnh vực thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức trong
cơ cấu đó. Hơn nữa, trong cơ cấu tổ chức bộ máy, vấn đề phần chia công việc
được phân công theo 4 nguyên tắc: lĩnh vực quản lý, đối tượng liên quan, quy
trình áp dụng và chức năng (mục đích) được thực hiện.
9 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ cấu tổ chức của chính quyền Trung Ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn học: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước
Họ và tên: Lê Chí Quốc Minh Lớp: Cao học HCC 16M tại Huế 1
Tiểu luận
Cơ cấu tổ chức của chính
quyền Trung ương
Tiểu luận môn học: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước
Họ và tên: Lê Chí Quốc Minh Lớp: Cao học HCC 16M tại Huế 2
Qua nghiên cứu hai nội dung: “Cơ cấu tổ chức của chính quyền Trung
ương” và “Cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới và chính quyền địa
phương”, đã rút ra một số vấn đề sau:
Bộ máy hành chính nhà nước (BMHCNN) của mỗi quốc gia là yếu tố
trung tâm nhất của nền hành chính nhà nước. BMHCNN được tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc nhất định, hình thức tổ chức bộ máy phải tuân
theo các chức năng của nó, lệ thuộc vào hiến pháp và hệ thống chính trị của
quốc gia đó.
Vấn đề tổ chức BMHCNN tự bản thân nó không phải là mục đích mà là
phương tiện, biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu của một quốc gia. Mục
đích của việc tổ chức là nhằm phân bổ các nhiệm vụ để chúng có thể thực
hiện một cách có hiệu quả, giảm thiểu sự chống chéo. Do vậy, điều quan
trọng nhất xác định lĩnh vực thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức trong
cơ cấu đó. Hơn nữa, trong cơ cấu tổ chức bộ máy, vấn đề phần chia công việc
được phân công theo 4 nguyên tắc: lĩnh vực quản lý, đối tượng liên quan, quy
trình áp dụng và chức năng (mục đích) được thực hiện.
Bộ máy của Nhà nước ta được tổ chức và hoạt động tuân theo những
nguyên tắc nhất định để đảm bảo tuân thủ pháp luật và giữ vững thiết chế dân
chủ. Qua thực tế cho thấy, bộ máy Nhà nước ta có nhiều thay đổi từ ngày
thành lập cho đến nay, theo đó về kỹ thuật, thẩm quyền, quan hệ giữa các cơ
quan ở Trung ương hay giữa các cấp đều có những biến chuyển, những
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước vẫn đảm bảo theo
những nguyên tắc cơ bản đó là: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tập
trung dân chủ, Đảng lãnh đạo (được cụ thể hóa qua Hiến pháp), pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trong quá trình vận động và thực hiện chức năng của mình
còn sử dụng một số nguyên tắc khác nhằm phù hợp với xu thế, tình hình thực
Tiểu luận môn học: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước
Họ và tên: Lê Chí Quốc Minh Lớp: Cao học HCC 16M tại Huế 3
tiễn của đất nước, cũng như phải luôn bám sát các quan điểm chỉ đạo của
Đảng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước ta. Trong
BMHCNN ta, các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức để quản lý đất
nước vừa theo ngành, vừa theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Như đã trình bày
ở trên, trong phân công công việc phải theo 4 nguyên tắc để từ đó hình thành
các nhóm chức năng tạo lập các nhóm cơ quan, tổ chức nhằm đảm bảo tính
thông suốt trong quản lý đất nước từ Trung ương đến địa phương.
Thực tiễn cho thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước luôn có sự thay
đổi qua từng thời kỳ, đến nay gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ và phân chia
công việc cũng đã dựa vào 4 nguyên tắc: lĩnh vực, đối tượng, quy trình và
chức năng song vẫn còn tồn tại sự chồng chéo, nhẫm đạp lên nhau trong điều
hành quản lý, trong xử lý mối quan hệ với chính quyền địa phương hoặc gây
ách tách trong mối quan hệ với các cơ quan ngành dọc (các sở) trong hệ thống
ở các địa phương.
Do vậy, trong phân công công việc ở các cơ quan Trung ương cần bám
sát vào nguyên tắc chức năng (mục đích) để làm cơ sở hình thành tổ chức bộ
máy, tức là nhóm theo chức năng hoặc mục đích và theo mức độ để có thể
quan sát, kiểm soát đầu ra hoặc kết quả đạt được, lúc đó hình bốn nhóm cơ
quan Trung ương như sau: các tổ chức sản xuất, các tổ chức mang tính thủ
tục, các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức mô phỏng. Song khi phân chia
như vậy phải đảm bảo 4 tiêu chuẩn là: không phân mảng, không chồng lấn,
tầm kiểm soát và tính thuần nhất. Từ vấn đề này, cho thấy cơ cấu tổ chức bộ
máy của Nhà nước vẫn phần nào chưa đảm bảo triệt để theo 4 tiêu chuẩn này.
Ví dụ về tiêu chuẩn không chồng lấn: Vấn đề ma túy, người nghèo, … trong
quản lý và điều hành cũng còn có sự chồng lấn giữa Bộ Y tế và Lao động
Thương binh&Xã hội.
Cho nên với tình hình thực tiễn đất nước hiện nay và với xu thế hội nhập,
chúng ta nên lập ra một cơ quan độc lập hoặc một bộ phận hoặc một trung
Tiểu luận môn học: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước
Họ và tên: Lê Chí Quốc Minh Lớp: Cao học HCC 16M tại Huế 4
tâm đánh giá lại đầu ra hoặc kết quả hoạt động của các cơ quan trung ương
(các bộ) nhằm qua đó phân bổ lại chức năng của các cơ quan đó phù hợp, hiệu
quả hơn để từ đó hình thành cơ cấu số lượng bộ, qua đó giải quyết các mối
quan hệ với địa phương nhanh hơn, thiết thực hơn.
Mặt khác, trong quá trình phân bổ các chức năng cho các bộ, chứng ta
cần quan tâm đến các vấn đề: Chức năng đó quan trọng như thế nào? Làm thế
nào để nhóm các chức năng đó? Và nên có hình thức kiểm soát nào?.
Gần đây, trong Phiên trả lời chất vấn của Quốc hội nước ta, Tổng Thanh
tra Chính phủ có kiến nghị thành lập một Vụ mới để thanh tra, kiểm soát việc
thực hiện nội dung kết luận của Thanh tra Nhà nước. Thiết nghĩ, việc này là
tốt, đúng nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả quyết định Nhà nước. Song
nếu làm như vậy, thì khi nào gặp khó khăn cần tháo gỡ chúng ta lại lập ra một
đơn vị mới, lúc đó cơ cấu sẽto dần ra, số lượng ngày một tăng lên.
Qua những vấn đề đã phần tích và đề cập ở trên, cho thấy xã hội ngày
càng một phát triển, nhu cầu ngày càng tăng, đồng thời những vấn đề nảy sinh
ở xã hội ngày càng tăng như các tệ nạn xã hội, ma tuy; sự phân hóa giữa giàu
nghèo, thành thị, nông thôn, ... Do vậy, Chính phủ cần phải lập ra các cơ quan
điều tiết nhằm giúp chính phủ kiểm soát những vấn đề phát sinh, đầu vào, đầu
ra hoặc kết quả của đầu ra. Các cơ quan này đảm bảo hoạt động độc lập,
không lệ thuộc vào các bộ nhưng chịu sự kiểm soát của Chính phủ, cũng từ
các cơ quan điều tiết này hình thành các quy trình, tiêu chuẩn để điều tiết,
kiểm soát quản lý, điều hành của các bộ và có thể trực tiếp giúp Chính phủ
điều tiết trực tiếp đến các vấn đề xã hôi nảy sinh ở các chính quyền địa
phương nhanh hơn, hiệu quả hơn. Mặt khác, cùng với sự có mặt của các cơ
quan điều tiết giúp Chính phủ điều chỉnh, kiểm soát được các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế tránh sự độc quyền trong lĩnh vực mà các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế đó hoạt động.
Tiểu luận môn học: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước
Họ và tên: Lê Chí Quốc Minh Lớp: Cao học HCC 16M tại Huế 5
Ở tất cả các nước trên thế giới, tiếp ngay bên dưới chính quyền trung
ương là chính quyền cấp dưới với những thẩm quyền về pháp lý và hành
chính khác nhau cùng những nguồn lực khác nhau để thực hiện những thẩm
quyền đó. Các cơ quan chính quyền này có thể có nhiều cấp tỉnh, vùng (cấp
cao); cấp quận, huyện, thị xã hoặc thành phố (cấp thấp); cấp xã hay các cộng
đồng ở thị trấn là cấp thấp nhất. Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp
dưới có thể do hiến pháp hoặc do các văn bản của chính quyền trung ương
quy định. Mặt khác, thuật ngữ chính quyền địa phương thường được hiểu là
những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các công dân tại
cấp thấp và thấp nhất.
Đối với Việt Nam chúng ta, theo Hiến pháp và Luật Tổ chức
HĐN&UBND các cấp, cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền nước ta được xây
dựng theo bốn cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn (cấp cơ sở). Từ đây
cho thấy cấp cơ sở là cấp thấp trong hệ thống phân cấp ở nước ta và đây là
cấp chính quyền không có cấp dưới.
Mặt khác, khi nói đến chính quyền trung ương (cơ quan hành chính
trung ương) ở nước ta để chỉ các cơ quan quản lý hành chính mà thẩm quyền
của chúng có hiệu lực trên phạm vi cả nước, kể cả cơ quan thẩm quyền chung
và thẩm quyền riêng.
Như vậy, ở nước ta khi nói đến chính quyền địa phương tức là chính các
cơ quan hành chính ở địa phương (hay UBND các cấp); nó thuộc cơ cấu của
bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng. Đồng
thời, do chế độ phân cấp trong quản lý theo phạm vi lãnh thổ mà các quyết
của cơ quan hành chính Trung ương sẽ có hiệu lực trong phạm vi cả nước và
quyết định của các cơ quan hành chính địa phương có hiệu lực trong phạm vi
địa phương.
Tiểu luận môn học: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước
Họ và tên: Lê Chí Quốc Minh Lớp: Cao học HCC 16M tại Huế 6
Khi nói đến cơ quan hành chính địa phương hay chính quyền địa phương
ở nước ta, chúng ta thường đề cập đến UBND và HĐND các cấp, nhưng thực
chất chỉ có UBND các cấp mới thuộc phạm trù cơ quan hành chính và có
chức năng là quản lý hành chính nhà nước. Còn HĐND là hệ thống các cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Với tư cách là cơ quan quyền lực,
HĐND có những mặt hoạt động liên quan đến quản lý ở địa phương, nhưng
không phải là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Qua đó, cho thấy
HĐND thuộc về hành pháp hay lập pháp. Thực tế đã quy định, HĐND vừa
chịu sự “hướng dẫn, kiểm tra” của Chính phủ, vừa chịu sự “giám sát và
hướng dẫn” của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), mặt khác Hiến
pháp còn quy định, UBTVQH có quyền giải tán HĐND cấp tỉnh. Những quy
định này đã dẫn đến sự chồng chéo, không minh bạch về thẩm quyền và trách
nhiệm của UBTVQH và Chính phủ đối với HĐND. Đồng thời, tính chất và
hoạt động của HĐND không phải là lập pháp, UBTVQH không phải là một
cơ quan quản lý, do vậy, nó không thể giám sát, hướng dẫn hoạt động đối với
HĐND. Cho nên, đối với vấn đề này chúng ta cần phân định rõ HĐND thuộc
hệ thống cơ quan nào cơ quan lập pháp hay hành pháp, cũng qua sự xác định
này sẽ làm rõ hơn cơ quan hành chính (UBND) ở các cấp chính quyền: cấp
tỉnh; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn cần có
HĐND.
Có thể thấy từ cơ quan hành chính trung ương đến cấp cơ sở của chúng
ta phải qua nhiều tầng nấc quản lý, giám sát khác nhau. Do vậy, nhằm giảm
tải số lượng các tầng nấc trung gian và do đặc thù các cơ quan hành chính
nhà nước được tổ chức để quản lý đất nước vừa theo ngành vừa theo đơn vị
hành chính lãnh thổ, chúng ta cần phân định chính quyền đô thị và chính
quyền nông thôn. Từ đó, chúng ta quy định loại chính quyền nào có HĐND
hay không có HĐND hoặc phân cấp mạnh cho các chính quyền địa phương
dưới hình thức tự quản nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc cơ bản về tổ chức
và hoạt động bộ máy nhà nước.
Tiểu luận môn học: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước
Họ và tên: Lê Chí Quốc Minh Lớp: Cao học HCC 16M tại Huế 7
Ở trên, chúng ta đã đề cập đến chính quyền trung ương và chính quyền
địa phương, qua sự phân tích trên cho thấy giữa chính quyền trung ương và
địa phương luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi quan hệ này còn được
thể hiện giữa bộ với các bộ, cơ quan thuộc chính phủ, với chính quyền địa
phương, mà trong đó bộ quan hệ trực tiếp với chính phủ.
Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương mà trực tiếp là Chính phủ với
chính quyền địa phương còn được thể hiện ở khía cạnh quyền lực. Theo
nguyên tắc tổ chức nhà nước theo kiểu đơn nhất, chính quyền địa phương là
bộ phận thuộc hành pháp có chức năng tổ chức thực thi pháp luật để quản lý
nhà nước ở địa phương, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành
chính. Tuy nhiên, theo Hiến pháp quy định về Hội đồng nhân dân (HĐND) và
Ủy ban nhân dân với các quy định về cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương và cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực này. Nhưng thực tiễn thi
hành các quy định này đều cho thấy rõ, có sự phân biệt và tách rời rất rõ giữa
quyền hành pháp của Chính phủ với quyền lực của chính quyền địa phương,
rõ nhất là việc Hiến pháp không trao cho Thủ tướng quyền bổ nhiệm người
đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh. Do vậy, nếu chúng ta thành lập các
chính quyền địa phương tự quản hoặc tránh cục bộ địa phương, nên trao thêm
quyền cho Chính phủ bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh.
Mặt khác, trong Hiến pháp chỉ khẳng định các nguyên tắc về mối quan hệ
hành chính giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với chính quyền địa
phương. Nhưng do tách rời quyền hành pháp của Chính phủ, nên mối quan hệ
hành chính này trở nên hình thức, lỏng lẻo.
Cho nên, cần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo
hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững
mạnh, có hiệu lực, hiệu quả; tổ chức tinh gọn và hợp lý; tăng tính dân chủ và
pháp quyền trong điều hành của Chính phủ; nâng cao năng lực dự báo, ứng
phó và giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh. Tổng kết, đánh giá
Tiểu luận môn học: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước
Họ và tên: Lê Chí Quốc Minh Lớp: Cao học HCC 16M tại Huế 8
việc thực hiện chủ trương sắp xếp các bộ, sở, ban, ngành quản lý đa ngành, đa
lĩnh vực để có chủ trương, giải pháp phù hợp.
Cùng với đó là tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa
phương. Đặc biệt là nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và
uỷ ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong
việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được
phân cấp.
Cũng như nhiều nước khác, ở nước ta, Chính phủ được Hiến pháp phân
công thực hiện quyền hành pháp. Khi nói đến hành pháp tức là nói đến việc tổ
chức thi hành luật và chủ động khởi thảo, hoạch định chính sách đối nội, đối
ngoại và tổ chức thực thi các chính sách đó. Do vậy, chúng ta cần làm rõ tính
chất của Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất hay vẫn là Chính phủ là cơ
quan chấp hành của Quốc hội. Nếu dùng “Chính phủ là cơ quan hành pháp
cao nhất” thì sẽ bảo đảm tính độc lập tương đối của Chính phủ, tạo cơ sở phát
huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của Chính phủ trong thực thi quyền hành
pháp, lúc đó Chính phủ chủ động hơn trong việc phân công, phân cấp, phân
quyền từ các thành viên của Chính phủ cho đến chính quyền địa phương;
đồng thời tạo tiền đề để Chính phủ trở thành cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất và nhằm khẳng định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của đất nước là đề cao hành pháp, đề cao tính tập trung, thống nhất,
thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của
Chính phủ đối với mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Tóm lại, trong tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương là
một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nó được thể hiện mối quan hệ giữa chính quyền
trung ương và địa phương, nó còn thể hiện qua sự phân định qua các nguyên
tắc phân chia công việc của các cấp chính quyền. Đối với nhà nước ta cũng
vậy, nếu mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy chính phủ, giữa mối
quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương hoặc giữa
Tiểu luận môn học: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước
Họ và tên: Lê Chí Quốc Minh Lớp: Cao học HCC 16M tại Huế 9
chính quyền địa phương này với địa phương khác luôn đảm tính thông suốt
thì mối quan hệ về quyền lực của chính phủ với chính quyền địa phương ngày
càng một đảm bảo. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định là xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
và đây cũng chính là bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
chúng ta để làm được đều này chúng ta cần phân công công việc giữa các cơ
quan của chính phủ ngày càng một rõ hơn, rạch ròi hơn, tránh chồng lấp công
việc của cơ quan này với cơ quan khác, đồng thời phải nắm bắt kịp thời
những xu thế phát triển chung của thế giới, cũng như sự phát triển đất nước để
sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy hành chính nhà nước ngày càng một tinh gọn hơn,
năng động-chủ động hơn, đồng thời phát huy cao độ “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý và nhân dân làm chủ” qua đó góp phần xây dựng thành công
“một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”./.