Tiểu luận Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp

Trong những năm gần đây thị trường chứng khoán cuả nước ta ngày càng phát triển, số lượng các công ty cổ phần mới liên tục tăng kéo theo đó vai trò của quản trị tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp luôn phải “đắn đo” rất nhiều trước khi đưa ra một chính sách tài chính vừa đảm bảo đủ nguồn lực đầu tư phát triển lại vừa tạo được hình ảnh của công ty trong cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây dựng cơ cấu vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu nhằm đảm bảo chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị tài chính. Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này Nhóm 3 – Lớp đại học quản trị 1A quyết định chọn đề tài tiểu luận cho bộ môn quản trị tài chính là: “ Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp”

doc63 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 13434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây thị trường chứng khoán cuả nước ta ngày càng phát triển, số lượng các công ty cổ phần mới liên tục tăng kéo theo đó vai trò của quản trị tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp luôn phải “đắn đo” rất nhiều trước khi đưa ra một chính sách tài chính vừa đảm bảo đủ nguồn lực đầu tư phát triển lại vừa tạo được hình ảnh của công ty trong cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây dựng cơ cấu vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu nhằm đảm bảo chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị tài chính. Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này Nhóm 3 – Lớp đại học quản trị 1A quyết định chọn đề tài tiểu luận cho bộ môn quản trị tài chính là: “ Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp” Chúng em xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến ThS. Trần Huế Chi đã hướng dẫn tận tình cho Nhóm cách tiếp cận đề tài này. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày vấn đề chắc hẳn không tránh khỏi được những thiếu sót chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giảng viên và các bạn để tiểu luận này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm 3- ĐHQT1A 1. CƠ CẤU VỐN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 1.1 L ý thuyết về cơ cấu nguồn vốn 1.1.1 Cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu Cấu trúc vốn là sự kết hợp số lượng nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Để đạt được cấu trúc vốn tối ưu thì cấu trúc vốn khi sử dụng nợ để tài trợ phải thỏa mãn được 3 mục đích cho nhà đầu tư là: (i) tối đa hóa EPS, (ii) tối thiểu hóa rủi ro, và (iii) tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Một công ty có thể có một cấu trúc vốn tối ưu bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính phù hợp. Như vậy Công ty có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thông qua việc gia tăng sử dụng nợ. Tuy nhiên khi tỷ lệ nợ gia tăng thì rủi ro cũng gia tăng do đó nhà đầu tư sẽ gia tăng tỷ lệ lợi nhuận đòi hỏi rE. Mặc dù sự gia tăng rE lúc đầu cũng không hoàn toàn xóa sạch lợi ích của việc sử dụng nợ như là một nguồn vốn rẻ hơn cho đến khi nào nhà đầu tư tiếp tục gia tăng lợi nhuận đòi hỏi khiến cho lợi ích của việc sử dụng nợ không còn nữa. Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất. Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp. Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “Lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư). Gánh nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp. Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp. Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý. 1.1.2 Cơ cấu vốn mục tiêu Cơ cấu vốn mục tiêu là sự phối hợp giữa vốn vay, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong kế hoạch vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn mục tiêu thay đổi theo thời gian và môi trưòng tài chính, song trong bất kì tình huống nào, các nhà quản lí cũng phải theo đuổi cơ cấu vốn mục tiêu đã đề ra. Các quyết định tài trợ vốn phải phù hợp với cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ vốn vay thực tế thấp hơn tỷ lê mục tiêu, việc tăng vốn sẽ đựơc phát hành bằng cách phát hành nợ (phát hành trái phiếu). Chính sách cơ cấu vốn của một doanh nghiệp là sự kết hợp chọn lựa giữa rủi ro và lợi nhuận: 1. Sử dụng vốn vay càng lớn sẽ làm tăng mức rủi ro dòng thu nhập doanh nghiệp. 2. Tỷ lệ vốn vay càng cao,thì suất sinh lợi của kì vọng cũng càng cao. Vốn vay càng lớn, dẫn đến giá chứng khoán sẽ giảm, nhưng suất sinh lời kì vọng lại tăng. Một cơ cấu vốn tối ưu là một cơ cấu có sự cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận sao cho thị giá chứng khoán đạt giá trị cao nhất. 1.1.3 Lý thuyết về cơ cấu vốn được phát triển theo 2 nhánh chính: thuyết cân đối và thuyết tín hiệu Về mặt định tính, kinh tế học tài chính có rất nhiều phân tích, nghiên cứu các quyết định về cấu trúc vốn. Tuy nhiên, các lý thuyết này cung cấp không nhiều các chỉ dẫn thực hành cụ thể. Không giống như sự chính xác được Black và Scholes trình bày trong mô hình định giá quyền chọn (1973) và các ứng dụng của mô hình này, các lý thuyết về cấu trúc vốn có độ sai lệch cao. Chính điều này đã hạn chế khả năng vận dụng kết quả nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vốn vào các quyết định của doanh nghiệp. Sự phát triển lý thuyết về cấu trúc vốn ghi nhận hai kết quả nghiên cứu có đóng góp quan trọng. Luận điểm của Modigliani và Miller (thường được viết tắt là M-M_thuyết cân đối), 1958 và 1963, cho rằng với các quyết định đầu tư nhất quán, các đối tác có quyền lợi liên quan nhưng không nằm trong doanh nghiệp phải đại diện cho cấu trúc vốn có tác động tới giá trị doanh nghiệp. Dư nợ tối ưu của doanh nghiệp cần cân bằng khoản thuế được giảm trừ nhờ việc thanh toán lãi vay với chi phí ngoại sinh của khả năng vỡ nợ. Luận điểm của Jensen và Meckling (thường viết tắt là J-M_thuyết tín hiệu), 1976, xem xét lại mô hình M-M với giả định các quyết định đầu tư độc lập với cấu trúc vốn. Ví dụ, cổ đông của một doanh nghiệp có vay nợ có thể bòn rút giá trị từ các chủ nợ bằng việc làm tăng rủi ro đầu tư sau khi đã nhận được các khoản vay. Đây là vấn đề “tài sản thay thế”. Hành vi lợi dụng này tạo ra các chi phí đại diện (agency costs). Cấu trúc vốn của doanh nghiệp cần nhận diện và kiểm soát tốt các chi phí này. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, lý thuyết và thực nghiệm, được thực hiện dựa trên hai luận điểm trên nhưng với cả giới học thuật và những người vận dụng thực tiễn, các kết quả này đều có hai hạn chế quan trọng. Thứ nhất, cả hai cách tiếp cận đều chưa thể bổ khuyết đầy đủ cho nhau. Khi rủi ro đầu tư lớn hơn có thể chuyển giá trị khỏi những người nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, nó đồng thời cũng hạn chế khả năng cắt giảm thuế thông qua huy động vốn vay của doanh nghiệp. Một lý thuyết tổng quát cần phải giải thích được cơ chế tác động giữa hai mô hình J-M và M-M để xác định lựa chọn cấu trúc vốn và rủi ro tối ưu. Thứ hai, các lý thuyết này không đưa ra các giải pháp định lượng như giá trị và thời gian vay nợ hợp lý với một doanh nghiệp trong các điều kiện khác nhau. Khó khăn cơ bản trong phát triển các mô hình định lượng nằm ở vấn đề xác định giá trị vay nợ của doanh nghiệp với rủi ro tín dụng. Định giá một khoản nợ rủi ro là điều kiện tiên quyết để xác định giá trị và thời hạn vay nợ tối ưu. Nhưng nợ rủi ro là công cụ rất phức tạp. Giá trị của khoản nợ này phụ thuộc vào khối lượng phát hành, thời hạn vay nợ, điều kiện bán, các điều kiện vỡ nợ, chi phí vỡ nợ, thuế, thanh toán cổ tức, và cấu trúc lãi suất phi rủi ro. Giá trị này còn phụ thuộc vào lựa chọn chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp, bản thân lựa chọn này lại liên quan tới số lượng và thời hạn của khoản nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. 1.2 Các yếu tố tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp: Chính sách cơ cấu vốn liên quan tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Việc tăng sử dụng nợ làm tăng rủi ro đối với thu nhập và tài sản của chủ sở hữu, do đó, các cổ đông sẽ có xu hướng đòi hỏi tỷ lệ lợi tức đền bù cao hơn. Điều này làm giảm giá của cổ phiếu. Nhằm đáp ứng mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, cơ cấu vốn tối ưu cần đạt được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Tuy nhiên cần nói thêm ở đây, một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng  nợ thay cho vốn chủ sỡ hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Trong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên. Một điều cần lưu ý, với những nước mà nhà đầu tư phải trả thuế thu nhập cá nhân với mức cao thì ưu điểm này của nợ sẽ bị giảm hay trở thành yếu điểm. Thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu, nói đơn giản là lãi suất ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều soi với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như gía trị của công ty. Vì tính chất này mà tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu còn được gọi là tỷ số đòn bẩy. Tuy vậy doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu. Khi đó công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chánh không lành mạnh, và dẫn đến những rủi ro khác. Còn đối với vốn chủ sở hữu thì một trong những điểm không thuận lợi của vốn chủ sỡ hữu đó là giá thành (hay chi phí) của nó cao hơn chi phí của nợ. Dĩ nhiên rồi, vì không người đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về họat động và kết quả kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn. Việc này này dẫn tới một điểm không thuận lợi khác, là khi vốn chủ sỡ hữu càng cao, số lượng người chủ sỡ hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty càng lớn. Tuy vậy vốn chủ sỡ hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạnh tài chánh lành mạnh. Một lý do để các nhà đầu tư tăng vốn nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại (overprice). Phát hành vốn trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chánh cho công ty, và thực chất là tăng phần lãi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu. Do đó, bốn nhân tố tác động đến cơ cấu vốn thì trong đó: Thứ nhất, rủi ro trong kinh doanh. Đây là loại rủi ro tiềm ẩn trong tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh càng lớn, tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp. Thứ hai, chính sách thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng đến chi phí nợ vay thông qua điều tiết phần tiết kiệm nhờ thuế. Thuế suất cao sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nợ do phần tiết kiệm nhờ thuế tăng lên. Thứ ba, khả năng tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng tăng vốn một cách hợp lý trong điều kiện có tác động xấu. Các nhà quản lý tài chính biết rằng tài trợ vốn vững chắc là một trong những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hoạt động ổn định và có hiệu quả. Họ cũng biết rằng khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong nền kinh tế hoặc khi một doanh nghiệp đang trải qua những khó khăn trong hoạt động, những nhà cung ứng vốn muốn tăng cường tài trợ cho những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh. Như vậy, nhu cầu vốn tương lai và những hậu quả thiếu vốn có ảnh hưởng quan trọng đối với mục tiêu cơ cấu vốn. Thứ tư, sự "bảo thủ" hay "phóng khoáng" của nhà quản lý. Một số nhà quản lý sẵn sàng sử dụng nhiều nợ hơn, trong khi đó, một số khác lại muốn sử dụng vốn chủ sở hữu. Bốn yến tố trên tác động rất lớn đến mục tiêu cơ cấu vốn. Với mỗi doanh nghiệp, cơ cấu vốn tối ưu tại mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xác định và đảm bảo kết cấu vốn tối ưu. 2. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CỦA CÔNG TY ĐƯỜNG BIÊN HÒA NĂM 2008 2.1 Giới thiệu sơ nét về công ty đường Biên Hòa 2.1.1 Giới thiệu về công ty: Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa Tên tiếng Anh: Bien Hoa Sugar Joint Stock Company Tên viết tắt: BSJC Logo: Trụ sở: Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Điện thoại: (061) 3 836 199 Fax: (061) 3 836 213 Web site: www.bienhoasugar.com.vn Email: bsc@hcm.vnn.vn Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa hiện nay: 162.000.000.000 VND 2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh chính: Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty bao gồm:  Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành mía đường.  Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành mía đường.  Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường.  Thi công các công trình xây dựng và công nghiệp.  Mua bán, đại lý, ký gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư ngành mía đường.  Dịch vụ vận tải  Dịch vụ ăn uống  Cho thuê kho bãi Sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu các loại. 2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa được xây dựng từ năm 1969 với tiền thân là Nhà máy đường 400 tấn, sản phẩm chính lúc bấy giờ là đường ngà, rượu mùi, bao đay. Đến năm 1971-1972, đầu tư Nhà máy đường tinh luyện. Năm 1994, nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên Hòa. Năm 1995, để mở rộng sản xuất Công ty Đường Biên Hòa tiến hành đầu tư mở rộng công suất sản xuất đường luyện tại Biên Hòa từ 200 tấn/ngày lên 300 tấn/ngày và khởi công xây dựng nhà máy Đường Tây Ninh (hiện nay là Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh). Sau hơn hai năm thiết kế, thi công và lắp đặt, Nhà máy Đường Tây Ninh đã chính thức đi vào hoạt động ngày 26/03/1998 với công suất chế biến là 2.500 tấn mía/ngày, đến năm 2001 đã đầu tư nâng công suất chế biến lên 3.500 tấn mía/ngày. Ngày 27/03/2001, theo Quyết định số 44/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Đường Biên Hòa thành Công ty cổ phần, quá trình cổ phần hóa Công ty đã diễn ra và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 16/05/2001. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa ra đời. Ngày 30/08/2006, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành số 51/UBCK-ĐKPH. Công ty đã phát hành bổ sung cổ phần để huy động vốn, vốn điều lệ của Công ty tăng từ 81.000.000.000 đồng lên 162.000.000.000 đồng. 2.1.4 Những thành tích đạt được: Trải qua một quá trình phấn đấu đầy gian khổ và thử thách, Công ty đã tự khẳng định, đứng vững và phát triển. Ý chí quyết tâm cao của toàn thể Cán bộ CNV và Ban lãnh đạo Công ty đã được đáp lại bằng những thành quả sau:  Công ty được tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào ngày 03/02/2000.  Công ty được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới” vào ngày 07/11/2000.  Công ty là đơn vị duy nhất trong toàn ngành đường có sản phẩm được bình chọn liên tục trong 10 năm liền là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” (1997-2006). Riêng năm 2006 nằm trong TOP 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam được người tiêu dùng bình chọn do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.  Năm 2004, 2005, Công ty được bình chọn và được trao cúp vàng “Top Ten Thương Hiệu Việt” do Hội Sở hữu Công nghiệp Việt Nam - Mạng thương hiệu Việt bình chọn.  Năm 2005, nhận danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng” do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin bình chọn.  Gần đây nhất Công ty đã đạt Cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững”. 2.1.5 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty: Trụ sở chính : Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa Trụ sở : Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Điện thoại : (061) 3 836 199 Fax : (061) 3 836 213 Web site : www.bienhoasugar.com.vn Email : bsc@hcm.vnn.vn 2.1.5.1 Đơn vị trực thuộc: Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh Địa chỉ : Xã Tân Bình, Thị Xã Tây Ninh - Tỉnh Tây Ninh Điện thoại : (066) 821 995 Fax : (066) 823 602 Chức năng:  Thực hiện công tác tổ chức, quản lý nhân sự của Nhà máy;  Tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại Nhà máy;  Thực hiện công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính của Nhà máy;  Quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu; quản lý vốn đầu tư nông nghiệp, huy động nguyên liệu, phát triển và áp dụng khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp;  Vận chuyển nguyên liệu mía phục vụ cho sản xuất của Nhà máy, vận chuyển đường về Công ty;  Nghiên cứu sản xuất mía giống để cung cấp Nông dân vùng trồng mía;  Thực hiện các hoạt động khuyến nông đối với Nông dân vùng nguyên liệu;  Thực hiện công tác sửa chữa lớn, bảo trì máy móc thiết bị, xây dựng công trình kiến trúc;  Đại diện cho Công ty làm việc với các cơ quan, chính quyền địa phương;  Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Công ty tại Nhà máy. 2.1.5.2 Các chi nhánh của công ty: Chức năng  Xây dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt các hoạt động kinh doanh sản phẩm của Công ty và ngoài Công ty theo đúng qui chế hoạt động của Công ty và của Chi nhánh;  Quản lý sử dụng hiệu quả tài sản và vốn do Công ty cấp. Thực hiện dịch vụ hành chính của Công ty tại khu vực;  Tổ chức hoạt động Marketing nghiên cứu thị trường, tham mưu cho phòng Kinh Doanh, Ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh;  Thực hiện các công tác cung ứng huy động vật tư, nguyên liệu theo các yêu cầu của Công ty. a) Chi nhánh Hà Nội Địa chỉ : 87B Lĩnh Nam - Q. Hoàng Mai - Hà Nội Điện thoại : (04) 8 621 785 Fax : (04) 8 624 359 b) Chi nhánh TP. HCM Địa chỉ : 34 - 35 Bến Vân Đồn - Q. 4 - TP. HCM Điện thoại : (08) 8 269 717 Fax : (08) 8 264 873 c) Chi nhánh Đà Nẵng Địa chỉ : 120 Ông Ích Khiêm - Q. Thanh Khê - Tp. Đà Nẵng Điện thoại : (0511) 744 622 Fax : (0511) 744 623 d) Chi nhánh Cần Thơ Địa chỉ : 550 CMT8 - P. An Thới - Q. Bình Thủy - Tp. Cần Thơ Điện thoại : (071) 761 488 Fax : (071) 761 489 2.1.5.3 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty: Công ty cổ phần Đường Biên Hòa được tổ chức và điều hành theo mô hình Công ty Cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. a) Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và có nhiệm vụ:  Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty;  Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;  Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định. b) Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất trong Công ty có nhiệm vụ:  Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của Công ty; Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc;  Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của Công ty;  Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông;  Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đường Biên Hòa hiện có 9 thành viên bao gồm: Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 7 uỷ viên. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý, có quá trình hoạt động lâu năm trong ngành mía đường. c) Ban kiểm soát Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. d) Ban Giám đốc Ban Giám đốc bao gồm 5 thành viên: Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám Đốc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn n
Luận văn liên quan