Tiểu luận Cơ chế giải quyết tranh chấp của UN

Liên Hợp Quốc (LHQ) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1954 với mục đích chính nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Trên thực tế, những tranh chấp quốc tếcũng có thểlà một mối nguy h ại đe dọa việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Nhằm loại bỏmối nguy h ại trên, Liên Hợp Quốc đã thiết lập một cơ chếgiải quy ết tranh chấp bao gồm những cơ quan sau:  Đại hội đồng (ĐHĐ)  Hội đồng bảo an (HĐBA)  Tòa công lý quốc tế Ngoài ra, trong một sốtrường hợp, Tổng thư ký cũng đóng vai trò hòa giải tranh ch ấp giữa các bên.

pdf26 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ chế giải quyết tranh chấp của UN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ICJ + UN Page 1 Tiểu luận CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN ICJ + UN Page 2 Câu 1: Những cơ quan nào của UN có quyền giải quyết tranh chấp? Liên Hợp Quốc (LHQ) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1954 với mục đích chính nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Trên thực tế, những tranh chấp quốc tế cũng có thể là một mối nguy hại đe dọa việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Nhằm loại bỏ mối nguy hại trên, Liên Hợp Quốc đã thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp bao gồm những cơ quan sau:  Đại hội đồng (ĐHĐ)  Hội đồng bảo an (HĐBA)  Tòa công lý quốc tế Ngoài ra, trong một số trường hợp, Tổng thư ký cũng đóng vai trò hòa giải tranh chấp giữa các bên. 1. Đại hội đồng 1.1. Đại hội đồng có thẩm quyền đối với những tranh chấp nào?  ĐHĐ có thẩm quyền đối với các tranh chấp mà mọi quốc gia thành viên hay không phải thành viên của LHQ đưa ra trước ĐHĐ. Tuy nhiên, một quốc gia không phải là thành viên của LHQ chỉ có thể lưu ý ĐHĐ về các vụ tranh chấp mà họ là đương sự nếu họ thừa nhận nghĩa vụ hòa bình giải quyết tranh chấp theo như quy định trong HCLHQ. 1. Any Member of the United Nations may bring any dispute, or any situation of the nature referred to in Article 34, to the attention of the Security Council or of the General Assembly. 2. A state which is not a Member of the United Nations may bring to the attention of the Security Council or of the General Assembly any dispute to which it is a party if it accepts in advance, for the purposes of the dispute, the obligations of pacific settlement provided in the present Charter. Art. 35 – UN Charter  ĐHĐ có thẩm quyền đối với những tranh chấp mà HĐBA đưa ra trước ĐHĐ. ICJ + UN Page 3 “The General Assembly may diHĐBAuss any questions relating to the maintenance of international peace and security brought before it by any Member of the United Nations, or by the Security Council, or by a state which is not a Member of the United Nations in accordance with Article 35, paragraph 2, and, except as provided in Article 12, may make recommendations with reĐHĐrd to any such questions to the state or states concerned or to the Security Council or to both. Any such question on which action is necessary shall be referred to the Security Council by the General Assembly either before or after diHĐBAussion.” Art. 11(2) – UN Charter  ĐHĐ có thẩm quyền đối với những tranh chấp mà ĐHĐ xét thấy có thể phương hại đến lợi ích chung, hoặc làm tổn thương quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Subject to the provisions of Article 12, the General Assembly may recommend measures for the peaceful adjustment of any situation, reĐHĐrdless of origin, which it deems likely to impair the general welfare or friendly relations among nations, including situations resulting from a violation of the provisions of the present Charter setting forth the Purposes and Principles of the United Nations. Art. 14 – UN Charter 1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Đại hội đồng  ĐHĐ có quyền thảo luận mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế do bất cứ thành viên nào của LHQ, HĐBA hay một nước không phải thành viên của LHQ đưa ra trước trước ĐHĐ theo điều 35 khoản 2. ĐHĐ có thể đưa ra kiến nghị về mọi vấn đề thuộc loại này với một hoặc nhiều nước hữu quan, hoặc với HĐBA, hoặc với cả các nước hữu quan và HĐBA. Nếu vấn đề này đỏi hỏi phải có hành động thì ĐHĐ chuyển lại cho HĐBA, trước hay sau khi thảo luận. ICJ + UN Page 4 Tuy nhiên, ĐHĐ không được đưa ra một kiến nghị nào đối với các tranh chấp mà HĐBA đang xem xét trừ trường hợp HĐBA yêu cầu. The Secretary-General, with the consent of the Security Council, shall notify the General Assembly at each session of any matters relative to the maintenance of international peace and security which are being dealt with by the Security Council and shall similarly notify the General Assembly, or the Members of the United Nations if the General Assembly is not in session, immediately the Security Council ceases to deal with such matters. Art. 12(2) – UN Charter  Trên thực tế, những Nghị quyết và tuyên bố của ĐHĐ đã bao trùm rộng rãi nhiều lĩnh vực, từ các tranh chấp thuộc địa tới những cáo buộc về vi phạm nhân quyền và nhu cầu công lý trong các vấn đề kinh tế quốc tế. ĐHĐ cũng đã khẳng định quyền giải quyết các đe dọa tới hòa bình và an ninh quốc tế khi HĐBA không thể hoạt động do việc sử dụng quyền phủ quyết của thành viên thường trực. 2. Hội đồng Bảo an Theo điều 24 HCLHQ, các quốc gia thành viên LHQ trao cho HĐBA trách nhiệm chính trong việc duy trì và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Các quốc gia thành viên LHQ phải chấp nhận thực hiện theo những quyết định của HĐBA theo quy định tại điều 25 của HCLHQ. Thẩm quyền của HĐBA trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được quy định tập trung tại Chương VI và Chương VII HCLHQ. 2.1. Hội đồng bảo an có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nào?  Những tranh chấp mà tất cả các quốc gia là thành viên của LHQ hay không là thành viên của LHQ nhưng thừa nhận nghĩa vụ hòa bình giải quyết tranh chấp theo quy định tại HCLHQ quốc lưu ý đến HĐBA. ICJ + UN Page 5 1. Any Member of the United Nations may bring any dispute, or any situation of the nature referred to in Article 34, to the attention of the Security Council or of the General Assembly. 2. A state which is not a Member of the United Nations may bring to the attention of the Security Council or of the General Assembly any dispute to which it is a party if it accepts in advance, for the purposes of the dispute, the obliĐHĐtions of pacific settlement provided in the present Charter. Art. 35(1), (2) – UN Charter  Những tranh chấp mà các bên không giải quyết được bằng những biện pháp chỉ rõ trong điều 33. Should the parties to a dispute of the nature referred to in Article 33 fail to settle it by the means indicated in that Article, they shall refer it to the Security Council Art. 27(1) – UN Charter  Những tranh chấp có thể làm nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế mà ĐHĐ lưu ý đến HĐBA. 3. The General Assembly may call the attention of the Security Council to situations which are likely to endanger international peace and security. Art. 11(3) – Un Charter  Những tranh chấp mà Tổng thư kí LHQ lưu ý HĐBA. The Secretary-General may bring to the attention of the Security Council any matter which in his opinion may threaten the maintenance of international peace and security. Art. 99 – Un Charter  Những tranh chấp mà HĐBA xét thấy rằng sự kéo dài của tranh chấp đó có thể đe dọa việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. ICJ + UN Page 6 2. If the Security Council deems that the continuance of the dispute is in fact likely to endanger the maintenance of international peace and security, it shall decide whether to take action under Article 36 or to recommend such terms of settlement as it may consider appropriate. Art. 37(2) – UN Charter 2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng bảo an  Chương VI của HCLHQ quy định trách nhiệm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế của HĐBA. Chương VI nhấn mạnh trước hết vai trò các bên tham gia tranh chấp. HĐBA không có quyền cưỡng chế họ mà chỉ góp phần giải quyết tranh chấp với vai trò trung gian hòa giải theo yêu cầu của các bên tham gia hoặc đưa ra khuyến nghị nhằm giải quyết khủng hoảng. Cụ thể là: + HĐBA, trong trường hợp cần thiết, yêu cầu các bên đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng các biện pháp hoà bình được nêu ra tại khoản 1 điều 33. + HĐBA có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể dẫn đến bất đồng hoặc gây ra tranh chấp, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế không (điều 34). + HĐBA có thẩm quyền kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết phù hợp (khoản 1 điều 36). HĐBA có thể can thiệp, nếu muốn, vào bất kỳ giai đoạn nào của các cuộc tranh chấp mà nếu tiếp diễn có khả năng gây hại tới hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, khi đưa ra những khuyến nghị như vậy, HĐBA cần phải chú trọng mọi thủ tục mà các các đương sự đã áp dụng để giải quyết các tranh chấp ấy. Đồng thời, HĐBA cũng cần chú trọng đến một nguyên tắc chung là những tranh chấp pháp lý phải được các bên tranh chấp đưa lên Tòa án Công lý quốc tế. + Trong trường hợp các bên tranh chấp không thể giải quyết bằng các phương pháp nêu tại điều 33 thì theo điều 37, các bên này sẽ đưa vụ việc lên HĐBA. Nếu HĐBA nhận thấy việc kéo dài các vụ tranh chấp trên thực tế có thể đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế, HĐBA sẽ quyết định có nên hành động ICJ + UN Page 7 theo điều 36 hay không, hoặc kiến nghị các điều kiện giải quyết tranh chấp mà HĐBA cho là phù hợp (khoản 2 điều 37).  Theo chương VII HCLHQ, khi HĐBA nhận thấy những vụ tranh chấp có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, theo điều 39 HĐBA sẽ kiến nghị, quyết định những biện pháp phù hợp với các điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Việc áp dụng các biện pháp tại điều 41 và 42 là nhằm chống lại hành vi đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế chứ không phải hành vi giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp vẫn có toàn quyền giải quyết các tranh chấp theo đúng quy định của Luật quốc tế. Như vậy, thẩm quyền của HĐBA là độc lập, riêng biệt, không cần phải đợi đơn đệ trình của các thành viên. Tuy nhiên theo quy định của Hiến chương, các quốc gia có thể lưu ý HĐBA về những tranh chấp mà mình là đương sự. Theo quy định tại điều 34 của Hiến chương, một quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng có quyền này miễn là quốc gia đó đã thừa nhận trước đó những nghĩa vụ giải quyết hoà bình các tranh chấp như Hiến chương quy định. Tuy nhiên điều khoản này không nhằm mục đích gây ra sự chậm chễ và sự phụ thuộc của HĐBA vào các kiến nghị hay lưu ý của các quốc gia có liên quan. 3. Tòa án công lý quốc tế Tòa án công lý quốc tế là cơ quan tư pháp chính của LHQ, thành lập và hoạt động theo Quy chế Tòa án quốc tế. Theo điều 36(3) HCLHQ thì những tranh chấp pháp lý cần được các bên đưa lên Tòa án công lý quốc tế. In making recommendations under this Article the Security Council should also take into consideration that leĐHĐl disputes should as a general rule be referred by the parties to the International Court of Justice in accordance with the provisions of the Statute of the Court. Art. 36(3) – UN Charter ICJ + UN Page 8 Điều 36(1) Quy chế TAQT quy định Tòa có thẩm quyền xét xử tất cả vụ việc mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến Chương LHQ hoặc trong các hiệp ước, công ước quốc tế hiện hành. Tòa giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là các quốc gia, không phân biệt quốc gia đó có phải là thành viên Liên Hợp Quốc hay không (điều 35 Quy chế TAQT). Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của tòa được xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể đang tranh chấp (các bên tranh chấp). Điều này có nghĩa Tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu cả hai bên tranh chấp cùng đồng ý đưa vụ việc tranh chấp lên Tòa. Khi thẩm quyền của Tòa được xác lập thì thẩm quyền này là độc lập, dựa trên ý chí tự nguyện từ các bên hữu quan, mà không bị bất cứ sức ép chính trị hay kinh tế nào. Phán quyết của Tòa là bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Theo điều 94 HCLHQ, nếu một trong các bên tranh chấp không thi hành bản án thì bên kia có quyền yêu cầu HĐBA kiến nghị hoặc đưa ra các quyết định để phán quyết của Tòa được thực hiện. 4. Vai trò của Tổng thư kí LHQ trong giải quyết tranh chấp quốc tế Tổng thư kí Liên hợp quốc là viên chức cao cấp nhất của Liên hợp quốc, do Đại hội đồng bổ nhiệm theo kiến nghị của Hội đồng Bảo an. Tổng thư kí đứng đầu và điều hành hoạt động của Ban Thư kí Liên hợp quốc, hoạt động trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Thác quản và thực hiện mọi chức năng khác do các cơ quan này giao cho. Theo điều 99 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tổng thư kí có thể đề xuất với Hội đồng bảo an bất kì vấn đề nào mà theo ý kiến của ông có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế. Như vậy, nếu một tranh chấp quốc tế mà theo ông có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế thì Tổng thư kí có thể lưu ý Hội đồng bảo an. The Secretary-General may bring to the attention of the Security Council any matter which in his opinion may threaten the maintenance of international peace and security. Art. 99 – UN Charter ICJ + UN Page 9 Trên thực tế, Tổng thư kí Liên hợp quốc có vai trò như một nhà hòa giải các tranh chấp quốc tế. Tổng thư kí sử dụng “good offices” (được hiểu là uy tín của mình và sức ảnh hưởng của cộng đồng quốc tế mà ông đại diện) để gặp gỡ công khai hoặc riêng các nhà lãnh đạo trên thế giới nhằm ngăn chặn các tranh chấp quốc tế leo thang và lan rộng. Ví dụ, năm 1998, Tổng thư kí Kofi Anan đã dàn xếp tranh chấp giữa Iraq và Mỹ về vấn đề thanh sát vũ khí tại Iraq. Tổng thư kí cũng có thể cử các đại diện đặc biệt thực hiện sứ mệnh hòa giải tranh chấp quốc tế của mình. Việc lựa chọn các đại diện này rất hạn chế và có rất ít các sự hỗ trợ giúp họ trong việc thi hành sứ mệnh của mệnh. Họ chủ yếu phải dựa vào uy tín cá nhân và sức ép của công luận để hoàn thành sứ mệnh của mình. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo trên thế giới rất tôn trọng và tin tưởng Tổng thư kí. Do đó, những nỗ lực nhằm hòa giải hoặc ngăn chặn tranh chấp quốc tế của Tổng thư kí rất được các nhà lãnh đạo trên thế giới coi trọng. Nhờ có “good offices” mà rất nhiều Tổng thư kí đã thành công trong vai trò là một “nhà hòa giải thế giới”. Câu 2: Những biện pháp nào được sử dụng trong cơ chế giải quyết tranh chấp nào được sử dụng trong cơ chế giải quyết tranh chấp của UN? Hiến chương LHQ đã quy định những biện pháp giải quyết tranh chấp được sử dụng trong các cơ chế giải quyết tranh chấp của Liên Hiệp Quốc nhằm thực hiện nhiệm vụ chính của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các biện pháp này có thể được chia làm 3 loại: một là, nhóm biện pháp liên quan đến vai trò chính trị của LHQ trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế chủ yếu được quy định tại chương VI của Hiến chương LHQ; hai là, nhóm biện pháp cưỡng chế theo các quy định tại chương VII của Hiến chương LHQ; ba là, biện pháp liên quan đến việc thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ thường được xem là dựa trên “chương VI rưỡi” của Hiến chương vì không có cơ sở pháp lý quy định rõ ràng về lực lượng này trong Hiến chương nhưng nó đã hình thành trên thực tiễn và hoạt động của nó nằm giữa hai chương VI và VII của Hiến chương. 2. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế ICJ + UN Page 10 NĐHĐy tại khoản 1 điều 1 của Hiến chương LHQ đã đề cập đến một trong những mục đích thành lập Tổ chức này là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe doạ đến hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược hoặc phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể dẫn đến sự phá hoại hoà bình bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế: “To maintain international peace and security, and to that end: to take effective collective measures for the prevention and removal of threats to the peace, and for the suppression of acts of aggression or other breaches of the peace, and to bring about by peaceful means, and in conformity with the principles of justice and international law, adjustment or settlement of international disputes or situations which might lead to a breach of the peace” Art. 1(1) – UN Charter Khoản 3 và khoản 4 Điều 2 của Hiến chương đã đề cập đến những nghĩa vụ mà các thành viên của Liên Hiệp Quốc cần tuân thủ khi giải quyết các tranh chấp quốc tế, theo đó, các thành viên LHQ cần giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình và từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. 3. All Members shall settle their international disputes by peaceful means in such a manner that international peace and security, and justice, are not endangered. 4. All Members shall refrain in their international relations from the threat or use of force aĐHĐinst the territorial integrity or political independence of any state, or in any other manner inconsistent with the Purposes of the United Nations. Art. 2(3-4) – UN Charter Chương VI của Hiến chương đưa ra những quy định cụ thể nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp. Khoản 1 Điều 33 quy định về các biện pháp hoàn bình mà các bên tranh chấp có thể sử dụng, bao gồm: đàm phán, điều tra, trung ICJ + UN Page 11 gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tuỳ theo sự lựa chọn của các bên. “The parties to any dispute, the continuance of which is likely to endanger the maintenance of international peace and security, shall, first of all, seek a solution by negotiation, enquiry, mediation, conciliation, arbitration, judicial settlement, resort to regional agencies or arrangements, or other peaceful means of their own choice” Art. 33(1) – UN Charter Các điều khoản còn lại quy định vai trò của UNHĐBA đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp. Như vậy, có thể thấy rằng nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được thực hiện thông qua các biện pháp cơ bản sau:  Nhóm biện pháp ngoại giao o Đàm phán (negotiation): thường là biện pháp đầu tiên mà các quốc gia sử dụng nhằm giải quyết các bất đồng. Biện pháp này không những giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn thông qua sự dung hòa ý chí của các bên mà còn nhằm tránh việc phải sử dụng tới các biện pháp tư pháp (trọng tài, tòa án) có thể làm tổn hại tới lợi ích của một bên nào đó do buộc phải chấp nhận của một phán quyết nhất định. Đàm phán không những là biện pháp đầu tiên được sử dụng mà nó còn là biện pháp thường trực được các bên tiến hành nĐHĐy cả khi các biện pháp khác đã được viện tới. o Trung gian (mediation): là một biện pháp bổ trợ cho biện pháp đàm phán với sự tham gia của một bên thứ ba nhằm thúc đẩy quá trình thỏa thuận giữa các bên. Công việc của một bên trung gian không chỉ là cầu nối thông điệp giữa các bên mà còn có thể là người đưa ra các sáng kiến, đề nghị nhằm giải quyết những bất đồng. Tuy nhiên cần lưu ý là phương thức trung gian khác với hòa giải ở chỗ các kiến nghị được đưa ra thông qua sự tiếp nhận các ý kiến của các bên chứ không thông qua hoạt động tìm hiểu thực tế (fact-finding) như phương thức hòa giải. ICJ + UN Page 12 o Điều tra (Enquiry): là biện pháp đưa một tranh chấp lên một tòa án nào đó nhằm lấy ý kiến của bên thứ 3 đó sau khi thành lập một cơ quan và tiến hành một loạt các cuộc điều tra để tìm hiểu về các diễn biến thực tế. Ủy ban điều tra gồm các thành viên do các bên thỏa thuận làm nhiệm vụ điều tra và đưa ra khuyến nghị nhưng không có tính ràng buộc các bên. o Hòa giải (concilation): là biện pháp giải quyết các tranh chấp thông qua việc thiết lập nên một ủy ban (có thể là thường trực hoặc lâm thời) nhằm thực hiện các hoạt động điều tra một cách công tâm và đưa ra các khuyến nghị (nhưng không có tính ràng buộc) nhằm hòa giải các mâu thuẫn đó hoặc đưa ra những trợ giúp khác nếu các bên yêu cầu. Hoạt động hòa giải thường mang tính chính thức hơn là trung gian.  Nhóm biện pháp tư pháp o Trọng tài (abitration): thủ tục trọng tài thường được các bên lựa chọn hơn là thủ tục tòa án vì các bên có thể hạn chế được phạm vi các vấn đề cần giải quyết, trong khi nếu đưa một tranh chấp lên tòa thì tòa sẽ xem xét toàn bộ vụ việc và đưa
Luận văn liên quan