Bất kỳ quốc gia nào thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên
quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu quốc gia
khác hay các bên khác đưa vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục đã được trù
định ở Mục 1 của Phụ lục V, hay theo một thủ tục hòa giải khác.
-Khi yêu cầuđã được chấp nhận và nếu các bên đồng ý về thủ tục hòa giải
sẽ được áp dụng, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra vụ tranh chấp ra hòa
giải theo thủ tục đó.
- Khi yêu cầu không được chấp nhận hay nếu các bên không thỏa thuận
được về thủ tục hòa giải, thì coi như đã chấm dứt việc hòa giải.
-Khi một vụ tranh chấp đã được đưa ra hòa giải, thì chỉ kết thúc việc hòa
giải theo đúng thủ tục hòa giải đã thỏa thuận, trừ khi các bên có sự thỏa
thuận khác.
27 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4142 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ chế giải quyết tranh chấp theo công ước luật biển 1982, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Cơ chế giải quyết tranh chấp
theo Công ước Luật biển 1982
2
I, Cách vận hành của cơ chế giải quyết tranh chấp theo CƯ
1982
1, Các biện pháp được sử dụng:
a, Theo điều 284 ta có thể sử dụng biện pháp hòa giải.
- Bất kỳ quốc gia nào thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên
quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu quốc gia
khác hay các bên khác đưa vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục đã được trù
định ở Mục 1 của Phụ lục V, hay theo một thủ tục hòa giải khác.
- Khi yêu cầu đã được chấp nhận và nếu các bên đồng ý về thủ tục hòa giải
sẽ được áp dụng, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra vụ tranh chấp ra hòa
giải theo thủ tục đó.
- Khi yêu cầu không được chấp nhận hay nếu các bên không thỏa thuận
được về thủ tục hòa giải, thì coi như đã chấm dứt việc hòa giải.
- Khi một vụ tranh chấp đã được đưa ra hòa giải, thì chỉ kết thúc việc hòa
giải theo đúng thủ tục hòa giải đã thỏa thuận, trừ khi các bên có sự thỏa
thuận khác.
b, Theo như điều 287 của Công Ước Luật Biển năm 1982 thì
Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ
thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức
tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các
tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:
-Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII;
-Toà án quốc tế;
-Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII;
-Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải
quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó.
Ngoài ra thì:
- Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được
một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ tục
trọng tài đã trù định ở Phụ lục VII.
- Nếu các bên tranh chấp đã chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh
chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục đó,
trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
- Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết
tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ
3
tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận
khác.
- Một bản tuyên bố theo đúng khoản 1 vẫn còn hiệu lực trong vòng 3 tháng
sau khi đã gửi một thông báo hủy bỏ cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.
- Một tuyên bố mới, một thông báo hủy bỏ hay việc một tuyên bố hết hạn
không hề ảnh hưởng đến thủ tục đang tiến hành trước một toà án có thẩm
quyền theo điều này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
- Các tuyên bố và thông báo đã nêu ở điều này được gửi đến Tổng thư ký
Liên hợp quốc để lưu chuyển và Tổng thư ký Liên hợp quốc chuyển các bản
sao cho các quốc gia thành viên.
2, Các loại tranh chấp được xét xử:
a, Theo như điều 286 thì
Với điều kiện tuân thủ Mục 3, mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích
hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng các
quy định chung (Mục 1), theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa
ra trước tòa án có thẩm quyền theo mục này.
b, Ngoài ra thì điều 288 cũng nói rõ về thẩm quyền xét xử:
- Một tòa án đã nêu ở Điều 287 có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào
liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã được đưa ra cho mình
theo đúng phần này.
- Một tòa án nói ở Điều 287 cũng có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp
nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên
quan đến các mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho mình theo đúng
điều ước này.
- Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển được lập nên theo đúng
phụ lục VI và bất kỳ viện nào khác, hay tòa trọng tài nào khác, đã nêu ở Mục
5 của Phần XI, đều có thẩm quyền xét xử mọi vấn đề đã được đưa ra cho
mình theo đúng mục đó.
- Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một tòa án có thẩm quyền hay
không, thì vấn đề này do tòa án đó quyết định.
3, Trình tự, thủ tục:
Các thủ tục sơ bộ (theo như điều 294)
- Tòa án được trù định ở Điều 287 nhận được đơn yêu cầu xét xử một vụ
tranh chấp nói ở Điều 297 quyết định theo thỉnh cầu của một bên, hay có thể
quyết định theo ý mình, xem yêu cầu này có phải là một sự lạm dụng các
phương pháp tố tụng hay prima facie (hiển hiên) là có căn cứ. Nếu tòa án xét
4
thấy rằng, đó là một sự lạm dụng các phương pháp tố tụng hay prima facie
(hiển hiên) là không có căn cứ, thì tòa án thôi không xét đơn nữa.
- Lúc nhận được đơn, tòa án thông báo ngay cho bên kia hay các bên kia, và
qui định một thời hạn hợp lý, để các bên này có thể yêu cầu tòa quyết định
về các điểm đã nêu ở khoản 1.
- Điều này không hề đụng chạm đến các quyền của một bên tranh chấp nêu
lên những phản bác sơ bộ theo đúng các qui tắc tố tụng có thể áp dụng.
4, Ngoại lệ:
Trong điều 298 đã quy định rõ những ngoại lện không bắt buộc đối với việc
áp dụng Mục 2 là:
1. Khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia Công ước, hoặc ở vào bất kỳ thời
điểm nào sau đó, với điều kiện không phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh
từ Mục 1, một quốc gia có thể tuyên bố bằng văn bản rằng mình không chấp
nhận một hay nhiều thủ tục giải quyết các tranh chấp đã được trù định ở
Mục 2 có liên quan đến một hay nhiều loại tranh chấp sau đây:
a) i. Các vụ tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83
liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp
về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử, nghĩa là khi một tranh chấp như thế xảy
ra sau khi Công ước có hiệu lực và nếu các bên không đi đến một thỏa thuận
nào bằng con đường thương lượng trong một thời hạn hợp lý, thì quốc gia đã
tuyên bố, theo yêu cầu của một trong các bên, chấp nhận đưa vụ tranh chấp
đó ra hòa giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 2 của phụ lục V, và
đương nhiên không thể đưa ra xét theo thủ tục này một vụ tranh chấp nào
đòi hỏi nhất thiết phải xem xét đồng thời một vụ tranh chấp chưa được giải
quyết liên quan đến chủ quyền và các quyền khác trên một lãnh thổ đất liền
hay đảo;
ii. Một khi Ủy ban hòa giải đã trình bày báo cáo của mình, báo cáo phải nói
rõ được lý do, thì các bên thương lượng về một thỏa thuận trên cơ sở của
báo cáo này; nếu các cuộc thương lượng không thành, thì các bên, qua sự
thỏa thuận với nhau, đưa vấn đề ra theo các thủ tục đã được quy định ở Mục
2, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;
iii. Điểm nhỏ này không áp dụng đối với các vụ tranh chấp liên quan đến
việc hoạch định ranh giới các vùng biển đã được một thỏa thuận giữa các
bên giải quyết dứt khoát, cũng như đối với các vụ tranh chấp phải được giải
quyết theo đúng một bạn thỏa thuận hai bên hay nhiều bên có tính chất ràng
buộc các bên;
b) Các vụ tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động
quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của Nhà nước được sử dụng cho
một dịch vụ không có tính chất thương mại, và các vụ tranh chấp liên quan
5
đến các hành động bắt buộc chấp hành, đã được thực hiện trong việc thi
hành các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán mà Điều 297, khoản 2
và 3, đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một Tòa án;
c) Các vụ tranh chấp mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, trong khi thi hành
các chức năng của mình do Hiến chương Liên hợp quốc giao phó có
trách nhiệm giải quyết, trừ khi Hội đồng bảo an quyết định xóa vấn đề trong
chương trình nghị sự của mình hay yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết
tranh chấp của họ bằng các phương pháp đã qui định trong Công ước.
2. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì bất kỳ lúc
nào cũng có thể rút lui tuyên bố đó hay thỏa thuận đưa ra một vụ tranh chấp
mà tuyên bố này đã loại trừ, ra trước bất cứ thủ tục giải quyết nào đã được
trù định trong Công ước.
3. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì không thể
đưa ra một vụ tranh chấp, nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra
trước một thủ tục nào đó trong số các thủ tục đã được trù định trong Công
ước, nếu không có sự thỏa thuận của quốc gi thành viên đang tranh chấp với
mình.
4. Nếu một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, điểm a, thì
bất kỳ quốc gia thành viên nào khác cũng có thể đưa ra mọi tranh chấp giữa
quốc gia đó với quốc gia đã ra tuyên bố và nằm trong một loại tranh chấp đã
bị loại trừ, ra giải quyết theo thủ tục được định rõ trong tuyên bố này.
5. Một tuyên bố mới hay một thông báo rút lui một tuyên bố không hề có tác
động đến thủ tục đang áp dụng trước một toàn án xét xử theo đúng điều này,
trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
6. Các tuyên bố hay các thông báo rút lui các tuyên bố nói ở điều này phải
được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chuyển, Tổng thư ký Liên
hợp quốc chuyển các bản sao các văn kiện đó cho các quốc gia thành viên.
II) Vụ Barbados& Trinidad và Tobago
1.Vụ việc
Giải quyết tranh chấp giữa Barbados với Trinidad và Tobago về việc phân
định ranh giới Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa.
Biện pháp giải quyết tranh chấp và cơ sở xác định thẩm quyền xét xử
của tòa Trọng tài:
Những bất đồng giữa Barbados với Trinidad và Tobago trong việc phân định
ranh giới Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa vốn đã xuất hiện từ
trước khi xảy ra tranh chấp khoảng 3 thập kỷ. Hai nước đã tổ chức các cuộc
6
gặp gỡ ngoại giao cấp cap và tiến hành rất nhiều cuộc đàm phán song
phương về việc sử dụng tài nguyên trong vùng biển nhưng không đi đến kết
quả. Hai bên đã thỏa thuận với nhau rằng sau khi kết thúc vòng đàm phán
thứ 5 về đường biên giới trên biển vào tháng 11/2003 thì sẽ tiếp tục tổ chức
những vòng đàm phán xa hơn vào tháng 2/2004. Tuy nhiên, ngày 6/2/2004,
Trinidad và Tobago đã có hành động bắt giữ những ngư dân người Barbados
và buộc tội họ đánh bắt cá trái phép. Barbados cho rằng Trinidad và Tobago
đã có hành động và lời lẽ thách thức Barbados đưa vấn đề tranh chấp đường
biên giới trên biển giữa hai nước này ra Tòa trọng tài. Barbados đã thực hiện
điều này ngay sau đó. Tuy nhiên, phía Trinidad và Tobago lại không đồng ý
chấp thuận thẩm quyền xét xử của tòa trọng tài trong việc tranh chấp này.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Liệu Tòa án trọng tài có thẩm quyền giải quyết
những tranh chấp giữa Barbados với Trinidad và Tobago theo như yêu của
Barbados hay không? Và nếu có thì thẩm quyền ấy của tòa có bị giới hạn bởi
một điều khoản nào không?
Đứng trên lập trường của Barbados:
Barbados công nhận thẩm quyền của tòa trọng tài trong vụ việc này dựa
trên những quy định của Phần XV về giải quyết các tranh chấp, đặc biệt
là Điều 286, 287, 288 và Phụ lục 7 của Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật biển(UNCLOS). Barbados lập luận rằng những điều khoản này đã
xác định thẩm quyền xét xử của Tòa trọng tài là hiển nhiên bất kể theo đề
nghị của bên tranh chấp nào. Nếu không bên nào có một tuyên bố gì theo
Điều 298 của UNCLOS (về những phương án thay thế cho những biện
pháp giải quyết tranh chấp được liệt kê ở Phần XV) cũng như không bên
nào đưa ra một tuyên bố chính thức nào về việc chọn một hình thức đặc
biệt nào cho việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo Điều 287 của
UNCLOS thì việc giải quyết vụ việc theo thủ tục trọng tài là hoàn toàn có
cơ sở pháp lý.
Về mặt thực tiễn vụ việc, trach chấp giữa hai nước đã kéo dài suốt 5 năm
với 9 vòng đàm phán bất thành, Barbados cho rằng khả năng hai nước tự
hòa giải là rất ít và việc yêu cầu sự giải quyết của một toà trọng tài là
thực sự cần thiết. Barbados cũng lập luận rằng không một điều khoản nào
trong UNCLOS xác nhận rằng bất cứ một bên tranh chấp nào có quyền
đơn phương kéo dài những cuộc đàm phán không hạn định để tránh việc
phải chấp thuận sự giải quyết tranh chấp từ một bên thứ 3.
Trinidad và Tobago phản ứng lại những lập luận của Barbados, cho rằng
Barbados đang cố tình lòng vòng để tránh những điều kiện đầu tiên đề
thành lập một toàn trọng tài theo quy tắc được quy định bởi UNCLOS.
Trinidad và Tobago cho rằng sự nhất trí của cả hai bên là cần thiết trước
khi chuyển từ hình thức đàm phán theo Điều 74 và Điều 83 của
7
UNCLOS sang sử dụng những biện pháp giải quyết tranh chấp được đưa
ra trong Phần XV của UNCLOS. Barbados phản biện lại rằng điều đó sẽ
làm mất đi quyền lợi của một quốc gia viện dẫn điều khoản về trọng tài
phân xử khi mà quốc gia còn lại vẫn cứ muốn tiếp tục đàm phán.
Barbados cho rằng sự phản đối này của Trinidad và Tobago là thiếu cơ sở
pháp lý.
Đứng trên lập trường của Trinidad và Tobago:
Trinidad và Tobago cho rằng tòa trọng tài không có nghĩa vụ phải nghe
những yêu sách của Barbados bởi Barbados đã không thi hành đúng như
sự diễn giải của những điều khoản xác thực trong UNCLOS, cụ thể là
Điều 74, 83, 283, 286 và 298.
Trinidad và Tobago viện dẫn Điều 283 để chứng minh rằng hai bên chưa
thực hiện hết nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi quan điểm để giải
quyết tranh chấp bằng đàm phán và những biện pháp hòa bình khác nên
chưa cần đến việc phải có một tòa trọng tài đứng ra giải quyết tranh chấp.
Hơn nữa Trinidad và Tobago phủ nhận việc Barbados cho rằng Thủ
tướng của họ đã phát biểu là những cuộc đàm phán đã khó đi đến kết quả.
Tất cả những gì họ đã phát biểu chỉ thể hiện rằng đàm phán về việc phân
định biên giới đã tiến xa hơn những cuộc đàm phán về việc đánh bắt cá.
Trinidad và Tobago cũng không cho rằng những bất đồng trong thực tế
giữa hai nước đã và đang được giải quyết bằng đàm phán chưa căng
thẳng đến mức trở thành một tranh chấp và bản thân việc đàm phán giữa
hai nước cũng chưa đủ điều kiện để được coi là những cuộc trao đổi ý
kiến giữa các bên. Do vậy Điều 283, trong trường hợp này, chưa thể dẫn
đến việc hai nước phải chọn một trong những cách giải quyết được nêu ra
ở Phần XV của UNCLOS.
Trinidad và Tobago cũng đã viện dẫn Điều 287 của UNCLOS để chứng
minh rằng tòa trọng tài không có nghĩa vụ cũng như thẩm quyền nghe
những yêu sách của Barbados về việc đánh bắt cá của ngư dân Barbados
trong phạm vi khu vực đánh bắt cá nằm Vùng Đặc quyền kinh tế của
Trinidad và Tobago.
Tòa trọng tài xem xét thẩm quyền xét xử của mình
Tòa trọng tài xét thấy rằng những cuộc đàm phán kéo dài trong suốt một
khoảng thời gian đáng kể giữa hai bên đã không đi đến kết quả. Trong
điều kiện đó, nghĩa vụ của các bên là tuân theo những quy định tại Điều
74 (2) và 83 (2) nói rằng hai bên cần phải sử dụng đến những biện pháp
tranh chấp đã được nêu trong Phần XV của UNCLOS và Tòa trọng tài
hoàn toàn có đủ thẩm quyền để giải quyết tranh chấp giữa hai nước.
2.Thẩm quyền của tòa án
8
Trong vụ việc trên ,nội dung thẩm quyền của tòa án khi giải quyết tranh
chấp được nêu chi tiết như sau:
- Tòa xem xét những vấn đề có liên quan đến quyển tài phán của tòa để
nghe và xác định cuộc tranh cãi để xem vấn đề tồn tại giữa các bên đối lập.
- Barbados đệ trình rằng: Tòa án đã vượt quá thẩm quyền của mình trong
cuộc tranh cãi này, Barbados đã đưa ra để xem xét điều đó nhưng tòa án
là không có thẩm quyền vượt quá, những gì Barbados quan niệm như một
thành tố thêm vào được đưa vào áp dụng bởi Trinidad và Tobago, nó tập
trung vào đường biên giới thềm lục địa ở ngoài 200 hải lý .
- Trinidad và Tobago lại có cách nhìn khác, đưa ra để xem xét rằng Tribunal
không có quyền hạn để tham gia cuộc tranh cãi mà Barbados đưa ra để xem
xét phân xử, nhưng nước này ( Trinidad) cho rằng mình cũng sẽ có quyền
hạn trong vụ tranh cãi này bởi nó liên quan đến biên giới thềm lục địa và
biển cả giữa 2 nước.
-Trinibunal ở đây đã viện dẫn phần XV của công ước Luật biển 1982 trong
khía cạnh tranh cãi giữa họ có liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng
công ước. Theo mục 2 của phần XV có nói rằng các thủ tục bắt buộc dẫn tới
các quyết định bắt buộc cái mà được áp dụng khi việc giải thích hay áp dụng
công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng mục 1, ở đây các
quy định chung bao gồm hướng tới những thỏa thuận bằng đàm phán và các
phương pháp hòa bình khác.
Điều 287 của công ước Luật Biển 1982 cho phép các bên được quyền lựa
chọn thủ tục cho việc giải quyết tranh cãi của họ nhưng mà nước đó( party)
phải làm theo hình thức tuyên bố bằng văn bải ( a written declaration) chọn
một trong số những biện pháp đặc biệt để giải quyết những tranh cãi ( Điều
287, khổ 1). Theo khổ 3 của điều này đã nói rằng, cả 2 bên được coi là chấp
nhận theo trọng tài trong sự phù hợp với phụ lục VII của công ước Luật
biển.
- Điều 298 đưa ra những điều khỏan cho quốc gia để tùy chọn hình thức
tuyên bố bằng văn bản mà không thuộc sự điều khiển của những biện pháp
được cung cấp ở mục 2 với sự tôn trọng đến sự đa dạng của các hình thức
tranh cãi, nhưng 1 bên cũng không thể làm nên được một tuyên bố như vậy.
Nó phải theo sự đồng thuận của cả 2 bên để những tranh cãi của họ trong
việc giải thích và áp dụng công ước luật biển được giải quyết bởi những quy
định bắt buộc của tòa án trọng tài trong sự thỏa thuận ở phụ lục VII, không
nằm ngoài bất kỳ sự giới hạn (ràng buộc) hơn là những cái có sẵn trong điều
khỏan cảu phần XV và phụ lục VII.
- Trong trường hợp này, các bên tranh chấp về việc phân định thềm lục địa
và Vùng Đặc quyền Kinh tế trong vùng biển tiếp nối hay gần kề với bờ biển
9
của họ. Theo Điều 74(1) và Điều 83(1) của UNCLOS, họ buộc phải đưa ra
một sự phân định ranh giới “bằng một sự thỏa thuận dựa trên nền tảng là
Luật quốc tế” nhằm đạt được một giải pháp công bằng.
- Từ cuối những năm 1970, hai bên đã tổ chức những buổi thảo luận về việc
sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đánh bắt cá và
hydrocarbon trong vùng biển. Cho đến nay, đó vẫn là những vấn đề tranh cãi
giữa hai bên (xem Đoạn 46-48, 52 trên đây). Tháng 6/2000, hai bên bắt đầu
các vòng đàm phán chính thức. Từ đó đến tháng 11/2003, họ đã tổ chức 9
vòng đàm phán. Một số là để giải quyết vấn đề phân định ranh giới, còn lại
liên quan đến việc đánh bắt cá trong những vùng nước liên quan đến việc
phân định đường ranh giới. Một vòng đàm phán sâu hơn đã được tổ chức
vào tháng 12/2000 (xem Đoạn 53, 54 trên đây). Bất kể những nỗ lực của hai
bên, họ vẫn thất bại trong việc đi đến một thỏa thuận.
- Theo quan điểm của Tòa, hai bên đã đàm phán trong suốt một khoảng thời
gian hợp lý nhưng vẫn không đi đến một thỏa thuận nào, Điều 74(2) và Điều
83(2) của UNCLOS đã quy định cho họ nghĩa vụ phải dùng đến những biện
pháp được đưa ra tại Phần XV của UNCLOS.
- Căn cứ vào thực tế là những thất bại của họ trong việc đi đến một thỏa
thuận sau một khoảng thời gian hợp lý trong việc phân định ranh giới EEZ
và thềm lục địa, và những thất bại trong việc thỏa thuận về những quy phạm
pháp luật được vận dụng, đặc biệt là trong mối quan hệ về ECS, rõ ràng là
giữa hai bên đã xảy ra tranh chấp.
- Sự tranh chấp đó còn liên quan đến việc giải thích và vận dụng Điều 74 và
Điều 83 của UNCLOS. Đặc biệt, việc vận dụng những Điều khoản này sẽ
phải tuân thủ nguyên tắc là có sự nhất trí giữa hai bên trên cơ sở Luật quốc
tế. Tuy nhiên, hai bên đã không thể nhất trí với nhau về việc quyết định quy
phạm pháp luật nào được áp dụng.
- Sự thực rõ ràng rằng phạm vi của tranh chấp chưa hoàn toàn nối khớp với
nhau và sự hiện hữu của tranh chấp là sự khác biệt trong tầm hiểu biết của
các bên về phạm vi pháp luật của mình.Sự thực trong trường hợp này ,2 bên
không mong muốn vẽ một đường biên giới riếng biệt nào.( a fortiori ).Theo
đó, họ khăng khăng muốn vẽ một đường biên rành mạch ,rõ ràng mà được
quy định giữa các bên qua các phiên thương lượng .Trong các tình huống
thực tế mà bản báo cáo của tòa đề cập , các bên cho rằng sự giải quyết rõ
ràng cho tranh chấp còn nằm ở việc sử dụng những cơ sở luật pháp nào là
10
thích đáng ,và những cơ sở này phải tuân theo luật pháp quốc tế .Cuối
cùng,mới có thể vẽ được một đường biên thực tế.
- Tranh chấp của vụ việc trên luôn đi kèm với nhũng cuộc đàm phán .Với
nghĩ