Tiểu luận Cơ chế nhân quyền nói chung và cơ chế nhân quyền khu vực

Cơ chếnhân quyền LHQ nhìn chung chia làm 2 hệthống chính: - Một là, hệthống các cơ quan hình thành theo quy định trong hiến chương, bao gồm: Đại hội đồng, Hội đồng kinh tếxã hội, Hội đồng quản thác; ngoài ra còn các cơ quan liên quan gián tiếp: Hội đồng bảo an, Tòa tư pháp quốc tế. - Hai là, hệthống các cơ quan giám sát thực hiện điều ước quốc tế, hay còn gọi là cơ chếgiám sát dựa trên công ước. Nhìn chung, hệthống các cơ quan thuộc cơ chếnhân quyền dựa trên Hiến chương có chức năng khá rộng đối với các vấn đềnhân quyền, đóng vai trò giám sát việc thực hiện nhân quyền của các quốc gia, vừa hỗ trợ thúc đẩy quyền con người nói chung vừa trực tiếp bảo vệquyền con ngườitrong những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, có thể th ấy ngoài cơ chế phức tạp, có phần chồng chéo thì việc kham quá nhiều vấn đềcũng như tính chính trịkhá nặng nềđang làm cho sựvậ n hành của cơ chếnày tỏra không thực sựhiệu quả. Những vấn đềđó cộng với nhiề u nhân tốkhác như tính nhạy cảm của lĩnh vựcnhân quyền, đòi hỏi vềmột cơ quan chuyên trách thường trực ởnhiều khu vực trên thếgiới đã dẫn đến sựhình thành tất yếu của các cơ chếkhu vự

pdf50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1990 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ chế nhân quyền nói chung và cơ chế nhân quyền khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN NÓI CHUNG VÀ CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN KHU VỰC 2 Cơ chế quốc tế về quyền con người là hệ thống các cơ quan có nhiệm vụ giám sát và hỗ trợ thực hiện quyền con người trên phạm vi thế giới. Ở cấp độ quốc tế đó là cơ chế của LHQ, ở cấp độ hẹp hơn là cơ chế của các tổ chức khu vực mà hiện có là châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. 1. CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC Cơ chế nhân quyền LHQ nhìn chung chia làm 2 hệ thống chính: - Một là, hệ thống các cơ quan hình thành theo quy định trong hiến chương, bao gồm: Đại hội đồng, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng quản thác; ngoài ra còn các cơ quan liên quan gián tiếp: Hội đồng bảo an, Tòa tư pháp quốc tế. - Hai là, hệ thống các cơ quan giám sát thực hiện điều ước quốc tế, hay còn gọi là cơ chế giám sát dựa trên công ước. Nhìn chung, hệ thống các cơ quan thuộc cơ chế nhân quyền dựa trên Hiến chương có chức năng khá rộng đối với các vấn đề nhân quyền, đóng vai trò giám sát việc thực hiện nhân quyền của các quốc gia, vừa hỗ trợ thúc đẩy quyền con người nói chung vừa trực tiếp bảo vệ quyền con người trong những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, có thể thấy ngoài cơ chế phức tạp, có phần chồng chéo thì việc kham quá nhiều vấn đề cũng như tính chính trị khá nặng nề đang làm cho sự vận hành của cơ chế này tỏ ra không thực sự hiệu quả. Những vấn đề đó cộng với nhiều nhân tố khác như tính nhạy cảm của lĩnh vực nhân quyền, đòi hỏi về một cơ quan chuyên trách thường trực ở nhiều khu vực trên thế giới… đã dẫn đến sự hình thành tất yếu của các cơ chế khu vực. 2. CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN KHU VỰC 2.1 Cơ chế nhân quyền Châu Âu: Châu Âu là khu vực có những thành quả nhất định trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Việc thực thi quyền con người ở khu vực này chủ yếu được thực hiện thông qua các cơ quan chính: Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE); Liên minh Châu Âu (EU); Hội đồng Châu Âu (PACE)… 3 2.1.1 Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu - OSCE Tiền thân của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu là Uỷ ban An ninh và Hợp tác Châu Âu CSCE (The Commission on Security and Cooperation in Europe) thành lập vào ngày 3/7/1973. Năm 1970 Uỷ ban An ninh và Hợp tác châu Âu (CSCE) diễn ra một loạt đàm phán trong đó có sự tham gia của Mỹ, Ca-na-đa, Liên Xô và hầu hết các nước châu Âu. Các cuộc bàn thảo tập trung vào việc giải quyết các vấn đề giữa phương Đông cộng sản và phương Tây dân chủ. Cuối những năm 1980, Chiến tranh Lạnh kết thúc, CSCE ở thời điểm đó đã tổ chức các hội nghị và hội thảo nhưng vai trò của nó được nâng lên, theo dõi những thay đổi lịch sử đang diễn ra ở châu Âu, CSCE đã được đổi tên thành Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), OSCE được thành lập tại Helsinki (thủ đô Phần Lan) năm 1975. Hiện nay OSCE là tổ chức an ninh khu vực lớn nhất trên thế giới, với 56 nước thành viên ở châu Âu, Trung Á và Bắc Mỹ. OESC đã có những diễn đàn đàm phán đa phương đầu tiên đề cập đến an ninh dưới góc độ quyền con người. Văn bản đầu tiên của OSCE “The final Act”- Định ước cuối cùng được thông qua tại Hội nghị Helsinki, 8/1975 cùng với các văn kiện khác như văn kiện cuối cùng Copenhaghen 1990, Văn kiện cuối cùng Moscow 1991…Các cam kết về quyền con người được triển khai cụ thể hơn nhưng chủ yếu vẫn là các cam kết mang tính chính trị, chứ không có giá trị ràng buộc pháp lý. Cơ chế bảo vệ quyền con người trong tổ chức An ninh và hợp tác Châu Âu Trong những thập kỷ 70, 80 của cơ chế bảo vệ nhân quyền chỉ hạn chế trong phạm vi cuộc thảo luận. Đến Hôi nghị ở Vienna1989, và ở Budapest 1994, cơ chế này ổn định và chặt chẽ hơn. Human Dimension Mechanism: có nhiệm vụ đưa ra các bước giám sát việc thực hiện cam kết vê quyền con người. Nếu vấn đề chưa được giải quyết thông qua thoả thuận giữa các quốc gia thì các quốc gia này có thể thông báo với các quốc gia khác, đưa vấn đề vào chương trình nghị sự của các cuộc họp. Nếu vẫn không đạt kết quả, phái đoàn chuyên gia OSCE được triệu tập để điều tra, tìm hiểu sự thật, trung gian, hòa giải. 4 Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu là 1 tổ chức mang tính chính trị. Khuyến khích phát triển dân chủ ở các quốc gia mới độc lập đã thúc đẩy tổ chức này đặt nền móng bảo vệ quyền con người được công nhận rộng rãi và các quyền tự do cơ bản. 2.1.2 Liên minh Châu Âu (EU): Hoạt động của Liên minh Châu Âu về quyền con người: Liên minh châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu (European Union) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ, trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). Cộng đồng kinh tế Châu Âu lúc mới thành lập năm 1957 không quan tâm đến các vấn đề chính trị như quyền con người. Do xu hướng hoà nhập hướng đến một Liên minh Châu Âu thống nhất kể từ năm 80 của thế kỷ XX đã tạo điều kiện để dân chủ và quyền con người trở thành vấn đề cơ bản trong pháp lý Châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht . Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký ngày 7 tháng 2 năm 1992 tại Maastricht (Hà Lan), nhằm mục đích: Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập, Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp.  Hiệp ước Amsterdam: (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2 tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như: những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; tư pháp và đối nội; chính sách xã hội và việc làm; chính sách đối ngoại và an ninh chung.  Hiệp ước Nice (11 tháng 12 năm 2000): là văn bản đầu tiên của Liên minh trong đó một loạt các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã 5 hội của công dân Châu Âu cũng như bất cứ người nào sống ơ Châu Âu được ghi nhận. Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF).  Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh Châu Âu được Hội nghị thượng đỉnh Nice thông qua vào năm 2000. Hiến chương này đưa ra các quy định về các quyền kinh tế, chính trị, văn hoá Cơ chế bảo vệ quyền con người trong EU: Các điều khoản về quyền con người vẫn không được bảo đảm thực hiện bởi cơ chế riêng. Các cơ quan chính thực thi quyền con người:  Hội đồng Liên minh Châu Âu: Báo cáo hàng năm về quyền con người do Hội đồng Liên minh Châu Âu công bố, thể hiện vai trò của chính sách về quyền con người đối với EU. Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước, hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU. Hội đồng Bộ trưởng chính là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu.  Nghị Viện Châu Âu: đi đầu trong việc tiếp tục đề cao quyền con người trong chương trình nghị sự của EU và công bố báo cáo thường niên về quyền con người. Năm 1980, Nghị Viện Châu Âu lập ra nhóm làm việc về nhân quyền. Năm 1984 thành lập Tiểu ban nhân quyền; Ủy ban về các vấn đề dân sự và đối nội: Soạn thảo các báo cáo về nhân quyền trong nội bộ các nước trong và ngoài EU.  Hiệp ước Nice: ra đời 11 tháng năm 2000 tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF). 6  Tòa án EU: không phải là cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu kiện về nhân quyền, nhưng để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong khi giải thích và áp dụng các điều khoản trong Hiệp ước của Liên minh thì tòa án đôi khi phải giải quyết các vụ việc có ít nhiều liên quan đến quyền con người. Trong trường hợp này, Tòa án hay tham khảo các cơ chế khác trong khu vực Nhìn chung Cơ chế bảo vệ quyền con người trong EU chưa hoàn thiện và phát triển đầy đủ, Tòa án EU không phải là tòa chuyên trách giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên có hệ thống cưỡng chế mạnh mẽ trong việc đảm bảo các quyền xã hội, điều chỉnh quyền lợi của công nhân trong thị trường lao động, mặc dầu xuất phát điểm từ quyền lợi kinh tế, cộng đồng này đã phát triển thẩm quyền khu vực đối với các quyền xã hội. 2.1.3. Hội đồng Châu Âu – PACE (Parliamentary Assembly of the Council of Europe) Hoạt động của Hội đồng Châu Âu về quyền con người: Hội đồng Châu Âu là tổ chức chính trị lâu đời nhất của EU, được 10 nước Tây Âu thành lập vào ngày 5.5.1949; năm 1989, có thêm các nước Trung và Đông Âu. Nga trở thành thành viên của Tổ chức này vào năm 1996. Khác với Liên hiệp Châu Âu gồm 25 quốc gia thành viên Tây, Đông và Bắc Âu, Hội đồng Châu Âu có 46 quốc gia thành viên, trong đó có 21 quốc gia Trung và Đông Âu. Mục tiêu của Hội đồng Châu Âu: là kết hợp chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên nhằm mục đích bảo vệ an ninh dân chủ, nhân quyền và Nhà nước Pháp quyền. Kể từ năm 1989, Hội đồng Châu Âu thực hiện nhiệm vụ là giúp đỡ các quốc gia dân chủ hậu cộng sản ở Trung và Đông Âu tiến hành cải cách chính trị song song với cải cách kinh tế, và trao truyền kiến thức trên các lĩnh vực nhân quyền, dân chủ cơ sở, giáo dục, văn hóa, môi trường. Hội đồng Châu Âu là tổ chức đã ban hành nhiều điều ước về quyền con người Hiến Chương xã hội Châu Âu 1961, Công ước Châu Âu về ngăn ngừa tra tấn 1987 và 7 Công ước khung về bảo vệ người thiểu số 1994, Công ước Châu Âu về quyền con người 1952 chủ yếu đề cập đến quyền các quyền dân sự và chính trị. Cơ chế bảo vệ quyền con người trong Hội đồng Châu Âu Cơ chế bảo vệ quyền con người dựa trên Hiến Chương Xã Hội: Hiến chương Xã hội Châu Âu ra đời năm 1961 nhằm bổ sung thêm các quyền về kinh tế, xã hội. Những năm 80, cùng với sự quan tâm ngày càng nhiều về vấn đề kinh tế xã hội toàn cầu, Hiến chương Châu Âu đã được chú ý hơn và được sửa đổi hai lần vào năm 1988 và năm 1995. Theo Hiến chương xã hội EU: gồm 19 loại quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiến chương hoạt động dựa trên một hệ thống các báo cáo của các quốc gia, những văn bản này không mang tính ràng buộc pháp lý cao mà chủ yếu mang tính chất khuyến nghị. Do đó, tính hiệu quả của cơ chế đảm bảo thực hiện Hiến chương XHCA là thấp. Điều này có thể được lý giải là do Hiến chương Xã hội Châu Âu về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội nên việc đảm bảo thực hiện các quyền này còn gặp nhiều khó khăn do trình độ phát triển của các quốc gia thành viên khác nhau. Vì vậy, Hiến chương không thể đưa ra các điều khoản tạo ra sức ép về mặt pháp lý và chính trị đủ mạnh để buộc các quốc gia kí kết tuân theo. Cơ chế bảo vệ quyền con người do Công ước Châu Âu về nhân quyền lập ra Sau chiến tranh thế giới II, các nước Châu Âu bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước nhận thấy cần thiết phải thiết lập lại hoà bình và an ninh trong khu vực, và tôn trọng quyền con người. 5/5/1949 Hội đồng Châu Âu ra đời thông qua hội nghị được tổ chức ở Hague từ ngày 7-10 tháng 5 năm 1948 với sự tham nhiều đại diện của các phong trào khác nhau do Wiston Churchil làm chủ tịch danh dự. Mục tiêu hoạt động của Hội đồng Châu Âu là:  Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là một trong những mục đích cao nhất của HĐCA. 8  Điều 3, được coi là điều lệ của HĐCA: “mỗi thành viên phải chấp nhận các nguyên tắc pháp quyền và nguyên tắc các cá nhân thuộc phạm vi thẩm quyền tài phán của mình được hưởng các quyền tự do cơ bản của con người”.  Các văn bản pháp lý về quyền con người: Công ước Châu Âu về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản 1950 và 14 Nghị định thư bổ sung. Công ước Châu Âu về quyền con người: Công ước được thông qua ở Rome vào ngày 4/11/1950 và có hiệu lực vào ngày 3/9/1953. Hiện tại, số quốc gia tham gia công ước đã lên đến hơn 40, trong đó có cả Man- ta, Ai-xơ-len, Síp. Để tham gia công ước, quốc gia đó phải là thành viên của Hội đồng Châu Âu. Các quyền được nêu trong CƯ là các quyền dân sự, chính trị. Trong lời mở đầu của Công ước, các quốc gia khi tham gia vào đó đã thể hiện tinh thần chung: : “ các chính phủ Châu Âu có cùng ý tưởng và cùng truyền thống chính trị, đạo đức, luật pháp sẽ tiến hành những bước đi đầu tiên để cùng nhau đảm bảo việc thực hiện các quyền nhất định được nêu trong tuyên ngôn thế giới về quyền con người”. Theo Công ước các quốc gia phải bảo vệ các quyền cá nhân của thành viên của các dân tộc thiểu số, nhưng cũng cần tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số có thể duy trì và phát triển nền văn hoá bản sắc của họ. Các Nghị định thư bổ sung: Trải qua quá trình phát triển, người ta thấy cần thiết phải đưa thêm một số quyền vào Công ước và cần sửa đổi bổ sung để Công ước được thực thi ngày càng có hiệu quả hơn. 14 Nghị định thư đã được kí kết góp phần làm cho Công ước được hoàn chỉnh. Trong số 14 nghị định thư thì có hai loại chính đó là nghị định thư bổ sung các quyền và nghị định thư liên quan đến cải cách và cơ cầu tổ chức. Các cơ quan: Trong Công ước, một hệ thống đảm bảo việc thực hiện các quyền được ghi nhận trong CƯ được thành lập bao gồm:  UBCA về quyền con người (European Commission on HRs) 9  Tòa Án Châu Âu về quyền con người (European Court on HRs)  UB Bộ trưởng của HĐCA (Committee of Ministers) Liên quan đến các vấn đề về cơ chế bảo vệ quyền con người thì NDT 11 là quan trọng nhất. Từ NDT 11, vị trí pháp lí, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, cơ chế hoạt động của các cơ quan trong khuôn khổ CƯ, đặc biệt là Tòa Án nhân quyền Châu Âu có nhiều nét mới tiến bộ hơn. Với Nghị thư thứ 11, Uỷ ban Châu Âu về quyền con người và Toà án Châu Âu về quyền con người đã được thay thế bằng toà án thường trực Châu Âu về quyền con người. Như vậy UB bộ trưởng không còn chức năng tài phán nữa, chỉ có quyền giám sát việc thi hành phán quyết của Toà, và xin ý kiến tư vấn của Toà. Toà án nhân quyền Châu Ấu đã trở thành cơ quan duy nhất bảo đảm thực hiện công ước. Toàn bộ quá trình xử lý vụ việc đều do Toà đảm nhiệm, bao gồm từ khâu tiếp nhận đơn kiện đến khâu đưa ra phán quyết cuối cùng. Cơ cấu, thẩm quyền và thủ tục hoạt động của Toà án Châu Âu: Toà án quyền con người Châu Âu là công cụ chính bảo vệ quyền con người ở Châu Âu, đặt tại Strasbourg. Đến nay thẩm quyền bắt buộc của toà án này được tất cả các thành viên của Hội đồng Châu Âu ghi nhận. Toà có số lượng thẩm phán bằng số lượng của quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu. Trong mỗi vụ việc sẽ có một người nắm giữ vị trí thẩm phán quốc gia để tham gia hỗ trợ tìm hiểu pháp luật quốc gia. Để đơn kiện được chấp nhận cần đảm bảo bốn điều kiện:  Có được vi phạm một quyền đựơc ECHR và các nghị định thư bổ sung bảo vệ;  Người thưa kiện là nạn nhân của sự vi phạm này;  Không còn một biện pháp hữu hiệu trong nước nào nữa;  Đơn kiện được thực hiện dưới 6 tháng sau khi các biện pháp trong nước đã hết. Nếu được chấp nhận thì một Hội đồng gồm 7 thẩm phán sẽ xem xét nội dung của vụ việc. Nếu vụ việc không có vai trò quan trọng hay là vấn đề liên quan đến 10 quyền tài phán thì khi đó phán quyết cuả Hội đồng là phán quyết cuối cùng. Nếu Hội đồng thẩm phán không đưa ra được quyết định thì vụ việc sẽ được kháng cáo tại hội đồng mở rộng gồm 17 thẩm phán. Cơ cấu của Toà án mới: sau nghị định thư 11, vị trí pháp lý, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của Toà có nhiều tiến bộ. Toà vừa thực hiện chức năng của Uỷ ban nhân quyền, Toà án cũ, làm một phần chức năng của Uỷ ban Bộ trưởng, vừa là cơ quan điều tra, vừa đưa ra phán quyết cuối cùng. Toà án bao gồm các thẩm phán với số lượng bằng với số lượng quốc gia thành viên của công ước, đứng đầu là Chánh án và hai Phó chánh án. Ngoài ra, giúp việc cho Toà có ban thư ký, đứng đầu là thư ký trưởng. Hội đồng nghị viện Châu Âu bầu thẩm phán, nhiệm kỳ thẩm phán: 6 năm, và 3 năm bầu lại ½ số thẩm phán. (Đ 22-23). Các thẩm phán hoạt động độc lập và không đại diện cho quốc gia (Đ.21) Toà được tổ chức như sau: + Hội đồng Toà toàn thể; + 5 Hội đồng thẩm phán. Mỗi hội đồng có uỷ ban trực thuộc (mỗi uỷ ban gồm ba thẩm phán ) và Toà chuyên trách gồm 7 thẩm phán; + Toà Đại Tụng (gổm 17 thẩm phán ). Thẩm quyền xét xử của Toà án mới: Điều kiện để Toà án mới có thẩm quyền xét xử: các quốc gia không phải đưa ra tuyên bố công nhận thẩm quyền của Toà như trước đây mà quốc gia nào phê chuẩn Nghị định thứ số 11 thì đương nhiên đã công nhận thẩm quyền tài phán của Toà án mới. Phạm vi thẩm quyền xét xử của Toà: Thẩm quyền của Toà án mới được mở rộng đến tất cả các vấn đề liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước và các Nghị định thư bổ sung (điều 32 Nghị định thư số 11). Thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn  Chỉ được bổ sung trong NDT 2(1970) 11  Đưa ra ý kiến tư vấn về những vấn đề pháp lí có liên quan đến việc giải thích CƯ về quyền con người theo yêu cầu của UBBT (Đ 47) Chủ thể đưa vụ kiện ra Toà án và quy định thụ lý đơn kiện  Các quốc gia, cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức phi chính phủ đều có thể gửi đơn kiện trực tiếp ra Toà mà không cần qua một cơ quan nào cả và không cần phải có tuyên bố của quốc gia có liên quan chấp nhận thẩm quyền của Toà án.  Toá án mới sẽ thụ lý đơn kiện quốc gia và đơn kiện cá nhân nếu xét thấy tất cả các biện pháp trong nước đã được sử dụng hết theo những quy định của luật pháp quốc tế được thừa nhận rộng rãi và trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày có quyết định cuối cùng trong nước. Tuy nhiên, đơn kiện cá nhân muốn được thụ lý cần đáp ứng thêm các điều kiện sau: không phải đơn nặc danh, vấn đề khiếu kiện về cơ bản chưa được Toà án xem xét trước đó và chưa được gửi đến một cơ quan điểu tra hoặc hoà giải quốc tế nào khác và phải chứa đựng những thông tin mới có liên quan (điều 35 công ước sửa đổi). Thủ tục Trình tự giải quyết khiếu nại  Toà nhận đơn trực tiếp.  Đơn kiện cá nhân sẽ được giao cho các Hội đồng (section) giải quyết.  Đơn kiện cá nhân và đơn kiện quốc gia không bị từ chối được chuyển đến cho toà chuyên trách (chamber) gồm 7 thẩm phán. Toà chuyên trách sẽ quyết định việc thụ lý đơn kiện và xem xét cả nội dung của đơn kiện. Toà Đại Tụng (Grand Chamber ) gồm 17 thẩm phán được tòa chuyên trách yêu cầu xét xử vụ việc trong 2 trường hợp đặc biệt sau : Thứ nhất, Tòa chuyên trách nhường thẩm quyên xét xử: Giải pháp để giải quyết vấn đề trước Toà chuyên trách có thể gây ra hậu quả trái với phán quyết đã được đưa ra trước đây. Thứ hai, vụ việc làm phát sinh vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc giải thích và áp dụng công ước và các Nghị định thư có liên quan (điều 30 công ước) Kèm theo đk Điều 72 Điều lệ Toà án: các bên liên quan không phản đối trong vòng một tháng kể từ khi ý định này được thông báo. 12 Ngoài ra Toà Đại Tụng còn có thể xem xét lại phán quyết của Tòa chuyên trách khi có khiếu kiện trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Toà chuyên trách đưa ra phán quyết, khi vụ việc phát sinh 1 vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc giải thích và áp dụng công ước và các Nghị định thư có liên quan; Vụ việc gây ra tình hình nghiêm trọng ảnh hưởng đến đến tình hình chung (điều 43 Công ước sửa đổi). Khi đó một uỷ ban gồm 5 thẩm phán của Toà Đại Tụng sẽ xem xét việc chấp nhận yêu cầu và nếu chấp nhận thì Toà Đại Tụng sẽ có trách nhiệm đưa ra phán quyết cuối cùng. Phán quyết của tòa là phán quyết cuối cùng, các quốc gia liên quan phải tuân thủ. Thi hành phán quyết Phán quyết cuối cùng sẽ được chuyển tới Uỷ ban Bộ Trưởng. Uỷ ban Bộ trưởng sẽ giám sát việc thi hành phán quyết của Toà án. Việc t
Luận văn liên quan