Mười năm gần đây, thực tiễn kiến trúc Hà Nội đã đòi hỏi giới kiến trúc
có chất lượng nghềnghiệp đổi mới, và muốn hay không, càng sớm càng tốt,
phải tiếp xúc với kiến trúc các nước công nghiệp phát triển và các nước trong
khu vực. Kiến trúc Hà Nội đang đứng trước những biến động lớn của một thời
điểm then chốt, cần có một sự đột biến vềchất cũng nhưvềlượng, điều đó
khiến cho mỗi kiến trúc sưBắc Hà phải cùng suy nghĩvà đóng góp cho sự đột
biến đó. Tính xã hội và tính cộng đồng của kiến trúc Hà Nội đang đặt ra
những yêu cầu mới. Phấn đấu cho một nền kiến trúc bền vững, trật tự, thuần
khiết, nhân đạo, giàu hiệu quảthịgiác là trách nhiệm cao đẹp của mỗi người
chúng ta.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ sở hạ tầng và kiến chúc thượng tầng xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG..........................
KHOA……………………
TIỂU LUẬN
Đề tài
Cơ sở hạ tầng và kiến chúc thượng
tầng xã hội
TiÓu luËn triÕt häc
LỜI NÓI ĐẦU
Mười năm gần đây, thực tiễn kiến trúc Hà Nội đã đòi hỏi giới kiến trúc
có chất lượng nghề nghiệp đổi mới, và muốn hay không, càng sớm càng tốt,
phải tiếp xúc với kiến trúc các nước công nghiệp phát triển và các nước trong
khu vực. Kiến trúc Hà Nội đang đứng trước những biến động lớn của một thời
điểm then chốt, cần có một sự đột biến về chất cũng như về lượng, điều đó
khiến cho mỗi kiến trúc sư Bắc Hà phải cùng suy nghĩ và đóng góp cho sự đột
biến đó. Tính xã hội và tính cộng đồng của kiến trúc Hà Nội đang đặt ra
những yêu cầu mới. Phấn đấu cho một nền kiến trúc bền vững, trật tự, thuần
khiết, nhân đạo, giàu hiệu quả thị giác là trách nhiệm cao đẹp của mỗi người
chúng ta.
TiÓu luËn triÕt häc
NỘI DUNG
I. Kiến trúc Hà Nội sau 12 năm nhìn lại
1. Kiến trúc Hà Nội hiện nay
Những ai đã từng xa Hà Nội nhiều năm bây giờ khi trở lại cái đập vào
mắt trước tiên là tốc độ xây dung dồn dập và lượng người đông đảo. Nhà cửa
mọc lên như nấm sau cơn mưa và nhìn đâu cũng thấy toàn người là người. Đi
vào Hà Nội từ bất cứ ngả nào, đều nhìn thấy các tuyến đường mới mở, rộng
rãi, khang trang, nhưng nhà cửa hai bên lại chen choc, lồi ra thụt vào, hỗn
độn, kiểu thị trấn hơn là kiểu thành phố lớn, kéo dài hình như vô tận. Càng đi
sâu vào thành phố cái sinh động mà rối loạn đó cứ như nhân lên dần. Từ đê
Yên Phụ nhìn xuống, bờ Hồ Tây dày đặc nhà cửa, không còn đâu mảng cây
xanh mơ tưởng. Hồ Gươm thì có nguy cơ biến thành cái ao con khi nhà cao
tầng lan đến. Việc chúng phá vỡ cảnh quan Hà Nội là một hậu quả đương
nhiên, còn việc một vài công trình có đóng góp được cho bộ mặt thành phố
hình như chỉ là một sự tình cờ may mắn. Bằng chứng là chính những dự án
gặp nhiều thuận lợi và suôn sẻ nhất trong việc xét duyệt và cấp giấy phép xây
dựng đến khi được thực thi rồi lại làm xấu cảnh quan nhiều nhất, chẳng hạn
như cao ốc văn phòng 46 Lý Thường Kiệt với hình khối cục mịch và chất liệu
vô cảm, hay công trình Tung Shing Square dù nằm khá xa Hồ Gươm mà vẫn
nhô lên thô thiển bên cạnh ủy ban nhân dân thành phố. Trong khi đó, một vài
công trình khác đã từng là đề tài tranh cãi khá gay gắt thì nay lại tỏ ra đứng
được trong lòng Hà Nội. Ví dụ điển hình là Cao ốc văn phòng 53 Quang
Trung án ngữ tầm nhìn suốt dọc các trục đường Quang Trung và Khâm Thiên,
hoặc là Hà Nội Tower từ xa đã hiện diện một cách chững chạc trên đường
Điện Biên Phủ và Trần Bình Trọng. Cho dù còn đôi chỗ chưa thật thoả đáng
về chi tiết, song những đóng góp của chúng cho cảnh quan Hà Nội là rất ấn
tượng và tích cực. Có thể kể thêm khách sạn Sakura góc công viên Lênin hay
Lake View Hotel đầu dốc đường Thanh Niên. Rõ ràng việc xây dựng nhà cao
TiÓu luËn triÕt häc
tầng ở Hà Nội đang diễn ra một cách tự do mà chưa hề được quy hoạch.
Chúng ta có kinh nghiệm của khu vực Hồ Gươm nên đã tỏ ra thận trọng hơn
đối với khu vực Nhà hát lớn khi khống chế chiều cao xây dựng dưới 30m và
bắt buộc theo phong cách cổ điển. Song điều đó chỉ cần nhưng chưa đủ, vì hai
công trình office bld 63 Lý Thái Tổ và Opera Hotel từ lúc còn đang thi công
đã tỏ ra tranh chấp với Nhà hát lớn thành phố, tức là với chính công trình
được coi là chủ đạo của khu vực – một di sản kiến trúc hết sức tinh tế và quý
báu của Hà Nội.
Thành phố là một cơ thể sống. Xây dựng nhà cao tầng là một phương thức
phát triển đô thị vươn lên độ cao. Từ lâu chúng ta đều biết đến nhữn mô hình
đô thị dạng lòng chảo và dạng bát úp mà đối với Hà Nội cả hai mô hình này
đều tỏ ra chưa thật phù hợp. Về mặt lý thuyết, chúng ta mong muốn phát triển
khu vực cao tầng ra ngoại vi, nơi còn nhiều đất trống và có điều kiện tổ chức
mới các cấu trúc hạ tầng, nhằm bảo tồn trung tâm phố cổ như một di sản kiến
trúc tổng thể. Song trên thực tế các nhà đầu tư đểu chỉ nhắm đến khu vực
trung tâm này, và các đơn vị có quyền sử dụng đất tại đây vì mối lợi trước
mắt trong cuộc đua tìm đối tác đã tạo cơ hội cho nhà cao tầng mọc lên trong
vùng cấm địa đó một cách tràn lan và tự phát. Cho nên Hà Nội bây giờ, như
một kiến trúc sư đã nói vui, là một cái chảo thủng lỗ chỗ và bị gặm nhấm từng
mảng.
2. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến kiến
trúc Hà Nội:
Những tiếng kêu gào vang lên yếu ớt, lạc lõng và vô dụng trước thực tế
xây dựng ồ ạt, không thể chờ đợi. Người có chút kiến thức về thẩm mỹ cảm
thấy có một cái gì đó không ổn, nhưng chỉ bất lực, nhìn nhau lắc đầu ngao
ngán vì tiếng nói của họ như rơi vào giữa sa mạc! Các nhà làm kinh tế thì
chua chát: “Đẹp mà ăn được à! Thành phố phải có càng nhiều nhà cửa càng
tốt”. Họ chủ trương làm giàu lên đã, rồi hãy nói đến thẩm mỹ đô thị. Mà cũng
thật khó xử: Không để dân tự xây thì làm sao có thêm chỗ để ở các khu tập
TiÓu luËn triÕt häc
thể nay đã quá tải và xuống cấp nghiêm trọng, từng là nỗi kinh hoàng cho
nhiều người. Chính nguồn đầu tư nước ngoài cho xây dựng đang tạo nên bộ
mặt phồn vinh của Hà Nội. Không riêng gì Hà Nội mà nay thì cả nước đang
đối đầu với những mâu thuẫn thời kinh tế thị trường, triển khai trong một
nước nông nghiệp chưa có đầy đủ cơ sở, định chế, luật pháp làm nền tảng cho
phát triển kinh tế theo lối mới. Hà Nội làm sao thoát nổi số phận chung của
các thủ đô Đông – Nam Á khi buộc phải mở cửa ra làm ăn với thế giới, cái
được cái mất và các căn bệnh cố hữu kèm theo nhịp độ đô thị hóa: mất dần di
sản kiến trúc và cảnh quan, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, hố sâu
ngăn cách giàu nghèo, nạn nhà ổ chuột, kinh tế vỉa hè của khu vực phi chính
quy của người nông thôn nhập cư.
Cái gì rồi cũng có cái giá phải trả. Kiến trúc Hà Nội thời đổi mới được
nhiều thứ, nhưng cũng mất đi không ít. Trong thực tế, Hà Nội vẫn chưa
chuyển hẳn sang cơ chế thị trường, cả trong vấn đề ở. Gánh nặng bao cấp vẫn
còn duy trì cho khá nhiều giới, nhiều người. Thời mở cửa, người dân bung ra,
có cái sai, cái đúng. Nhưng ít ra nhiều người đã có chỗ kha khá. Nhà cửa chưa
đẹp, còn hỗn độn, nhưng đã tăng tiện nghi, khang trang hơn trước. Nhưng đó
chỉ là thiểu số, đa số người có đồng lương cố định vẫn còn rất vất vả vì nạn
nhà ở. Hà Nội đang là một công trường xây dựng lớn, với đủ dạng công trình
hiện đại, sử dụng nhiều kỹ thuật, vật liệu mới nhất. Phải nhìn nhận rằng đầu
tư nước ngoài cho xây dựng đang đem lại luồng sinh khí mới, làm sôi nổi hẳn
hoạt động xây dựng ở Thủ đô. Tuy vậy, bên cạnh đó còn rất nhiều cái “chưa
được”, thậm chí còn có thể gọi là mất mát, trầm trọng nhất là việc phá hủy
môi trường và sự hỗn loạn trong nghành xây dựng. Hà Nội còn nổi tiếng với
“nhà chóp”. Nó lan đến cả TP Hồ Chí Minh và các tỉnh. Tìm hiểu lý do mới
vỡ lẽ ra rằng khởi đầu là người đi lao động ở Đông Âu về, có tiền mà không
có chỗ ở bèn tậu một khoảnh đất còn rẻ ở ngoại thành hoặc quanh Hồ Tây để
xây nhà. Trong đầu họ chỉ có hình ảnh sang trọng của các lâu đài thời Trung
cổ Đông Âu, với mái nhọn, mái củ hành và cả lỗ châu mai. Cứ thế, họ ra kiểu
TiÓu luËn triÕt häc
cho nhà thầu xây dựng. Nay thì kiểu nhà này cũng ít dần, nhưng Hà Nội lại có
một dạng chóp khác do nước ngoài thiết kế, dựng lên nào mái chùa, đầu đao,
rồng phượng, úp lên nóc nhà cao tầng. Khách sạn Shareton còn làm cả khu
tiếp tân, sảnh lớn kiểu đình chùa, rõ ràng là không ăn nhập nổi với khối cao
tầng hiện đại đằng sau. Thẩm mỹ đô thị còn là một mảnh đất hoang vắng ở Hà
Nội, nói như kiểu KTS Nguyễn Luận.
Hà Nội đã từng đi đầu trong cơn biến động nhà đất vừa qua nên đã thấy
xuất hiện những làng đô thị nửa quê nửa tỉnh, với ngõ xóm ngoằn ngoèo, chạy
theo các trục lộ mới mở, hầu như chưa trang bị hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các
“xóm liều”, “chợ cóc”, “chợ người”, các hoạt động kinh tế vỉa hè có mặt khắp
nơi. Tốc độ xây dựng lại quá dồn dập, luật lệ nhà đất chưa đầy đủ, quy hoạch
chưa sẵn sàng. Đó mới chỉ là những cái rối rắm nhìn thấy từ bên ngoài. Nhìn
lại thực lực nhân sự quy hoạch đô thị của ta, phải công nhận rằng các cán bộ
quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng chưa qua thực hành bao nhiêu, chỉ
được đào tạo theo bài bản cũ rất lạc hậu so với tình hình phát triển mới, lại
chưa từng phụ trách công trình quy mô lớn – chiến tranh và cái nghèo trong
một thời gian dài đã hạn chế sự phát triển của ngành kiến trúc, quy hoạch của
chúng ta. Về mặt này ta còn tụt hậu so với các nước khu vực Đông – Nam Á.
Chuyển đột ngột từ nền kinh tế xã hộ chủ nghĩa sang kinh tế thị trường càng
làm ta lúng túng hơn.
3. Những tồn tại lớn của thành phố:
Kiến trúc là biểu hiện của văn hóa, lối sống qua nhà cửa, phố thị. Kiến
trúc Hà Nội nay thể hiện sự giằng co giữa cái cũ, truyền thống và cái mới,
quốc tế hóa. Một thành phố cổ như Hà Nội có lịch sử dài cả nghìn năm dễ dơi
vào sự phát triển hỗn loạn khi biến thành một trung tâm chính trị, kinh tế và
văn hóa của cả nước. Hà Nội có những đặc trưng cơ bản của các thủ đô ở
Đông – Nam Á:
- Quá trình hình thành khá nhanh quần cư đô thị lớn
TiÓu luËn triÕt häc
- Xuất hiện một khu đô thị tập trung với thành phố hạt nhân quá tải, bao
bọc bởi các thành phố vệ tinh còn mang nặng cơ cấu truyền thống văn hóa
xóm làng, văn minh nông nghiệp lúa nước, với mặt bằng dân trí còn thấp:
- Sự phồn vinh của đô thị thu hút dân nhập cư từ nông thôn tạo ra các
khu định cư tự phát, nghèo nàn. Có sự đối lập rõ nét giữa nhà cao tầng, khu ở
sang trọng và các xóm nhà lụp xụp nghèo nàn.
Nhiều căn bệnh đô thị xuất hiện, nhất là về mặt nhân văn:
- Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng sâu
- Môi trường xã hội dễ bị xấu đi, do người nhập cư thiếu việc làm, nghề
nghiệp không rõ rệt. Tệ nạn xã hội tăng nhanh ở các khu tạm cư đó
- Ô nhiễm, ách tắc giao thông sẽ ngày càng trầm trọng
- Di sản kiến trúc, cảnh quan đô thị ngày càng mất dần.
Từ lâu, đô thị hóa là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Đô thị hóa cũng đem lại sức mạnh và giàu có, đồng thời cũng là
nguyên nhân gây ra các căn bệnh đô thị. Hà Nội không nằm ngoài quy luật
đó. Trước mắt, Hà Nội đang đối phó với nạn bùng nổ dân số, tăng trưởng kinh
tế nhanh và hiện tượng xây dựng tự phát. Sự di chuyển lao động nông thôn
lên thành phố là tất yếu, nhất là khi đồng bằng sông Hồng dân đông và thiếu
đất canh tác.
Hà Nội có thể rút kinh nghiệm phát triển của bạn và tìm cách biến sự
phát triển chậm của mình thành thế mạnh và bảo vệ tương lai bằng cách phát
huy – chứ không nên làm lu mờ – những đặc điểm lịch sử, cảnh quan và di
sản kiến trúc của mình.
II. Để có một Thăng Long – Hà Nội 2000 năm lịch sử:
1.Hà Nội – một di sản kiến trúc chứa đựng đầy đủ đặc điểm của một
đô thị mang dấu ấn nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển:
Ngay từ những ngày đầu giải phóng miền Bắc đã dồn sức mình hàn gắn
vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế để bước đầu xây dựng cơ sở vật
chất cho chủ nghĩa xã hội. Đến nay, trong một chuỗi dài lâu của những diễn
TiÓu luËn triÕt häc
biến đó, các thế hệ kiến trúc sư của chúng ta luôn mang nỗi niềm say mê day
dứt, một khát vọng tột cùng, mong mỏi tìm ra một hướng đi, một phong cách
– phong cách kiến trúc xã hội chủ nghĩa mang đậm đà bản sắc dân tộc. Những
công trình mới mọc lên, đây đó có nhiều tranh cãi giữa cái “chưa được” và cái
“được”. Thật khó xác định cái “chưa được” khi mà người ta nhìn nó bằng một
cảm nhận, trên một nền quy hoạch của thành phố chưa hoàn chỉnh với đúng
nghĩa của nó. Đó là một đòi hỏi khách quan cần phân tích, đánh giá cho công
bằng, chính xác. Nhưng cái “được” thì thật có ý nghĩa, vì mỗi công trình được
xây dựng lên, được đánh dấu và qua thời gian nó sẽ trở thành chứng tích, là
hiện vật sống cho một thời kỳ “thịnh” “suy” của một dân tộc.
Sở dĩ ngày nay chúng ta còn phố cổ, la vì ông cha ta, những thế hệ
trước, biết gìn giữ nó, hoặc chưa để tâm đến nó thì sắp tới đây kỷ niệm 1000
năm Thăng Long – Hà Nội, chúng ta mới có cái mà nói, còn có cái mà tự hào.
Công bằng mà nói, ở đây ngoài một số di tích đã được xếp hạng và số công
trình có giá trị về kiến trúc thì đa phần còn lại chỉ có ý nghĩa về thời gian, mà
ít mang một giá trị nào khác. Thế thì, ý kiến cho là cần phải phá đi hoặc cải
tạo triệt để một số công trình nào đó đã xây dựng trong những năm gần đây bị
coi là “chưa được” là một điều cần được cân nhắc trước khi đi đến một giải
pháp tiết kiệm tiền của và công sức của Nhà nước và của nhân dân. Có lẽ hãy
để thời gian minh chứng và mách bảo chúng ta cần phải làm gì đối với những
công trình đó.
Để tránh tình trạng các công trình vừa mới xây xong lại bị “đòi” đập bỏ
đi, Hà Nội cần có một quy hoạch tổng thể của thành phố cho tương lai, đặc
biệt là quy hoạch chi tiết, phù hợp với nền kinh tế, chính sách của từng giai
đoạn và rất cần có một mô hình cụ thể cho từng khu vực để cho mỗi người
dân đều hiểu được và mỗi kiến trúc sư, mỗi Hội đồng kiến trúc có cơ sở để
thiết kế và phê duyệt phương án một cách khoa học, chính xác, tránh được
nhữ tốn kém không cần thiết.
2. Vấn đề bảo tồn phố cổ với du lịch thủ đô
TiÓu luËn triÕt häc
Hà Nội của chúng ta vào năm 2010 sẽ kỷ niệm lịch sử 1000 năm. Thế
nhưng phố cổ Hà Nội, một di sản cổ nhất của dân tộc đã bị biến dạng nhanh
chóng.
Hà Nội hình thành 36 phố cổ và mỗi phố đều có một nghề vừa sản xuất, vừa
buôn bán, lại là nơi ăn ở của ông chủ. Điều đó chứng tỏ việc bảo tồn phố cổ là
phải gắn lion với sự làm ăn sinh sống của người dân, chứ không đơn thuần là
đầu tư xây dựng và di bớt dân đi để trở thành một bảo tàng khô cứng. Phố cổ
phải là một bảo tàng sống động bằng không gian kiến trúc xưa cộng với cuộc
sống đời thường và hơn thế nữa là kế sinh nhai, là cách làm giàu mang đến
cho người dân từ chính việc bảo tồn khu phố cổ này. Đó mới là định hướng
hợp lòng dân mà chúng ta nên thực hiện. Một trong những cách làm giàu của
người dân và cũng nằm trong định hướng chung của Đảng và Nhà nước là
phát triển du lịch – một ngành công nghiệp không khói. Hướng đi ấy hoàn
toàn đúng, nhưng đáng tiếc là chúng ta vẫn chưa có những biện pháp để
ngành du lịch góp sức vào việc bảo tồn phố cổ, bởi phố cổ là một tiềm năng
hấp dẫn nhất đối với khách du lịch khi tới thăm Thủ đô. Nhiều du khách đều
có chung một nhận định rằng: Hà Nội phải là một thành phố du lịch có bản
sắc về văn hóa, về kiến trúc và đặc biệt là trong cuộc sống đời thường của con
người. Một minh chứng thực tế tại bản Lác – Mai Châu là khách rất thích
thoải mái thư giãn ở nhà sàn của người Thái, chứ không ở nhà mái bằng dù
đầy đủ tiện nghi, mặc dù giá như nhau. Vậy Mai Châu hấp dẫn du khách bởi
cái duyên của bản sắc từ những ngôi nhà truyền thống giữa một vùng rừng núi
thơ mộng. Từ dẫn chứng trên, ta hãy vận dụng vào một ô phố cổ của Hà Nội,
có sự kết hợp giữa du lịch với kiến trúc, và thực hiện theo phương châm “Nhà
nước và nhân dân cùng làm”. Chúng ta tin một điều rằng, sự hoạch định đúng
đắn sẽ tạo cho người dân một niềm hưng phấn, họ sẽ yên tâm cùng Nhà nước
đầu tư, cùng giữ gìn di sản văn hóa của thủ đô và khi nền kinh tế đã phát triển,
theo quy luật tự nhiên người dân sẽ thấy hết được giá trị của di sản ấy, mỗi tấc
TiÓu luËn triÕt häc
đất là một tấc vàng chỉ dùng cho kinh doanh, còn muốn có điều kiện ở tốt hơn
thì họ tự giảm mật độ cư trú, tách hộ đến ở nơi khác cho hợp lý hơn.
Thời gian không chờ đợi, chúng ta cần hoàn thiện quy hoạch tổng thể và
chi tiết các khu phố Hà Nội để công cuộc xây dựng Thủ đô từng bước được
cải thiện vững chắc, nhanh chóng để có thể hy vọng rằng những thế hệ mai
sau khi kỷ niệm 2000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ còn có cái để mà nói, mà
tự hào là Hà Nội của chúng ta còn có những khu phố như phố cổ hiện nay và
cũng để những người viết lịch sử kiến trúc Hà Nội, của Việt Nam còn có cái
để mà viết cho các đời sau, bởi lẽ mỗi công trình, mỗi ngôi nhà được xây
dựng lên đều mang dấu ấn lịch sử một giai đoạn phát triển của mỗi điểm dân
cư, của mỗi dân tộc.
TiÓu luËn triÕt häc
KẾT LUẬN
Quá trình phát triển đô thị là một sự vận động tất yếu, quá trình này sẽ
tác động đến cấu trúc đô thị làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa vấn đề
bảo tồn và phát triển. Quan niệm về các giá trị bảo tồn trong đó bao gồm cả
phương pháp và kỹ thuật xây dựng truyền thống phụ thuộc vào sự nhận biết
giá trị đó trong toàn bộ tiến trình lịch sử phát triển đô thị. Sẽ còn nhiều vấn đề
khác nảy sinh trên con đường phát triển của lịch sử, sẽ còn nhiều thách thức
khác trong việc gìn giữ các giá trị di sản dân tộc – những cái đã mất mát đi
nhiều trong chiến tranh, nhưng sẽ lại còn nguy hiểm hơn khi bị mất mát ngay
trong quá trình tái thiết thành phố. Vì vậy, ngay từ bây giờ Nhà nước nên có
những chính sách, những định hướng phát triển thích hợp để có một Thăng
Long – Hà Nội mang đậm bản sắc dân tộc.
TiÓu luËn triÕt häc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí kiến trúc – Hội kiến trúc sư Việt Nam
TiÓu luËn triÕt häc
MỤC LỤC
Lời nói đầu ....................................................................................................... 1
Nội dung ........................................................................................................... 2
I. Kiến trúc Hà Nội sau 12 năm nhìn lại ........................................................ 2
1. Kiến trúc Hà Nội hiện nay ............................................................................ 2
2. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến kiến trúc
Hà Nội ............................................................................................................... 3
3. Những tồn tại lớn của thành phố................................................................... 5
II. Để có một Thăng Long - Hà Nội 2000 năm lịch sử .................................. 6
1. Hà Nội - một di sản kiến trúc chứa đựng đầy đủ đặc điểm của một đô thị
mang dấu ấn của nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển ................................ 6
2. Vấn đề bảo tồn phố cổ với du lịch thủ đô ..................................................... 7
Kết luận .......................................................................................................... 10
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 11