Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại có giá trị đặc biệt quan trọng về phương pháp luận đối
với quá trình hoạch định chính sách, và giá trị soi sáng rất lớn đối với việc đánh giá t ình hình cục
diện thế giới một cách có khoa học và khách quan. Tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ
phương pháp tiếp cận và thế giới quan Mác xít cũng như chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đồng
thời có nhiều điểm tương đồng với các trào lưu tư tưởng của nhân loại về tiếp cận quan hệ quốc
tế và chiến lược đối ngoại, do đó nó có giá trị nền tản đối với chính sách đối ngoại các giai đoạn
sau. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi sáng cho việc đánh giá tình hình thế giới khi nhấn mạnh vào
các khía cạnh chính bao gồm: Các trung tâm quyền lực lớn, các nước lớn với điểm nhấn vào so
sánh lực lượng chiến lược các nước lớn; Các trào lưu lớn trong quan hệ quốc tế, các lực lượng
mới trong quan hệ quốc tế, các xu thế vận động chính của chính trị quốc tế và quan hệ quốc tế
hình thành chủ yếu bởi các yếu tố khách quan và tương tác quan hệ giữa các nước lớn; Tính chất
đan xen trong quan hệ quốc tế, trong đó có khả năng tác động của các yếu tố nước nhỏ và ngoại
vi.
22 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4131 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại về hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại về hội
nhập kinh tế quốc tế
2
Mục lục
I. Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại về hội nhập kinh tế quốc tế .............................................. 3
1. Cơ sở lý luận............................................................................................................................ 3
2. Cơ sở thực tiễn để hoạch định chính sách hội nhập kinh tế .................................................... 5
I. Đề xuất chính sách hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá đến 2020 .... 9
1. Mục tiêu, bản sắc, nguyên tắc, phương châm đối ngoại ......................................................... 9
2. Cụ thể hóa nội dung đề xuất đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa
phương hóa, đa dạng hóa ............................................................................................................. 10
3
I. Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại về hội nhập kinh tế quốc tế
1. Cơ sở lý luận
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại có giá trị đặc biệt quan trọng về phương pháp luận đối
với quá trình hoạch định chính sách, và giá trị soi sáng rất lớn đối với việc đánh giá tình hình cục
diện thế giới một cách có khoa học và khách quan. Tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ
phương pháp tiếp cận và thế giới quan Mác xít cũng như chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đồng
thời có nhiều điểm tương đồng với các trào lưu tư tưởng của nhân loại về tiếp cận quan hệ quốc
tế và chiến lược đối ngoại, do đó nó có giá trị nền tản đối với chính sách đối ngoại các giai đoạn
sau. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi sáng cho việc đánh giá tình hình thế giới khi nhấn mạnh vào
các khía cạnh chính bao gồm: Các trung tâm quyền lực lớn, các nước lớn với điểm nhấn vào so
sánh lực lượng chiến lược các nước lớn; Các trào lưu lớn trong quan hệ quốc tế, các lực lượng
mới trong quan hệ quốc tế, các xu thế vận động chính của chính trị quốc tế và quan hệ quốc tế
hình thành chủ yếu bởi các yếu tố khách quan và tương tác quan hệ giữa các nước lớn; Tính chất
đan xen trong quan hệ quốc tế, trong đó có khả năng tác động của các yếu tố nước nhỏ và ngoại
vi.
Những nội dung cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh bao gồm: Độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH; nêu cao các quyền dân tộc cơ bản như độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn
vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước; đề cao đạo lý, chính nghĩa và nhân nghĩa trong quan hệ
quốc tế; bảo vệ hòa bình và chống chiến tranh xâm lược; độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn liền
với đoàn kết và hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại (mở rộng tập
hợp lực lượng quốc tế, thêm bạn, bớt thù); quan hệ đối ngoại rộng mở, cùng có lợi, làm bạn với
mọi nước dân chủ, không thù oán với một ai; quan tâm xây dựng, phát triển quan hệ hữu nghị,
hợp tác lâu bền với các nước láng giềng; coi trọng xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn; và
ngoại giao là một mặt trận.
Một số điểm chính về phương pháp, nghệ thuật ngoại giao và phương châm đối ngoại bao
gồm: Vấn đề xác định thời có; Ngoại giao tâm công; Tư duy độc lập, sáng tạo đi cùng ứng xử
linh hoạt; Vận dụng nhuần nhuyễn “ngũ tri” (biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết
biến); Nhân nhượng có nguyên tắc; Tận dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương; Phong cách
giản dị, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
4
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa đặt ra những vấn đề nguyên tắc trong cách tiếp cận, vừa mở ra
các khả năng vận dụng sáng tạo, thích hợp với từng hoàn cảnh phức tạp và những chuyển biến
nhanh chóng trong quan hệ quốc tế theo tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
b. Nền tảng cho định hướng chính sách đối ngoại về hội nhập kinh tế quốc tế
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), Việt Nam đã đề ra đường lối đối ngoại rộng
mở, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Kể từ đó, chính sách đối ngoại rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa liên tục được bổ sung, hoàn chỉnh, được thực hiện nhất quán, linh hoạt
với tinh thần “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế
trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,
tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”.
Đại hội lần thứ VIII (1996) nêu phương châm tích cực và chủ động hội nhập và mở rộng thi
trường quốc tế, tiến hành khẩn trương và vững chắc đàm phán Hiệp định Thương mại với Mỹ,
gia nhập APEC, WTO; có kế hoạch cụ thể chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ
AFTA.
Đại hội lần thứ IX (2001) tổng kết và nêu một cách hoàn chỉnh chủ trương, chính sách hội
nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo
tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc, bảo vệ môi trường.”
Đại hội lần thứ X (2006) đã thông qua phương hướng hội nhập kinh tế của Việt Nam giâi
đoạn 2006-2010 như sau: “Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại”, “chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế, “sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song
phương”, “lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất và là nguyên tắc chủ đạo; đồng
thời linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thông lệ quốc tế.”
Tính đến nay, trên bình diện song phương, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 179
nước, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó,
chúng ta có quan hệ hữu nghị và hợp tác ngày càng thực chất với tất cả các nước lớn, các trung
tâm kinh tế chính trị lớn trên thế giới. Quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng khu
vực, các nước bạn bè ở khắp năm châu ngày càng được củng cố và phát triển. Trên bình diện đa
5
phương, chúng ta đang là thành viên tích cực của gần 70 tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó có
những tổ chức quan trọng như Liên Hợp Quốc, Phong trào Không liên kết, Tổ chức Thương mại
Thế giới, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Cộng đồng Pháp ngữ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á-Thái Bình Dương, Diễn đàn Á - Âu... Đặc biệt, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai
trò Ủy viên không thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và hiện đang đảm
nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN và AIPA với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm. Vị
thế quốc tế của đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.
2. Cơ sở thực tiễn để hoạch định chính sách hội nhập kinh tế
a. Cục diện thế giới đến 2020
Cục diện là bức tranh toàn cảnh, phản ánh tương quan lực lượng và quan hệ giữa các chủ thể
chính của quan hệ quốc tế trước hết là các cường quốc, các trung tâm quyền lực lớn trong một
phạm vi không gian và ở một khung thời gian nhất định.
Sự vận động của cục diện thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, trong vài thập kỷ tới sẽ
chịu tác động của các nhân tố cơ bản: cuộc chạy đua về khoa học công nghệ (KHCN); sự phát
triển và mở rộng của toàn cầu hoá; sự thay đổi tư duy về phaá triển; các vấn đề toàn cầu và thay
đổi trong so sánh lực lượng.
Chạy đua về khoa học công nghệ
Cách mạng KHCN tiếp tục phát triển và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Các
lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ nano, năng lượng mới, công nghệ vi sinh, công nghệ
thong tin-tin học, tự động hoá robot… sẽ có những bước tiến lớn. Sự phát triển của KHCN sẽ
giúp cho các nước đang phát triển rút ngắn thời gian phát triển so với các nước đi trước đồng
thời nó cũng tạo ra nguy cơ lạc hậu đối với những nước này. Vì vậy chạy đua về KHCN đã, đang
và sẽ diễn ra một cách quyết liệt, gay gắt.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa quan cùng với các cuộc khủng hoảng về môi trường,
năng lượng và lượng thực sẽ là động lực thúc đẩy cuộc cách mạng KHCN phát triển nhanh theo
những hướng đi mới. Nhu cầu đột phá về KHCN để tăng lợi thế so sánh trong cuộc chạy đua
giành vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế thế giới cũng như để sớm thoát khỏi khủng hoảng cũng như
nhu cầu giảm lệ thuộc vào năng lượng và lương thực nhập khẩu đã tăng lên. Ngoài ra, các vấn đề
môi trường cũng đòi hỏi sự đột phá về công nghệ. Chính vì vậy, các nước lớn đang đầu tư những
6
khoản tiền lớn vào việc phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lượng sạch,
năng lượng thay thế và vật liệu mới.
Toàn cầu hoá
Trong thập kỷ tới, toàn cầu hoá vẫn sẽ tiếp tục với những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, các nền kinh tế trên thế giới sẽ tiếp tục gắn kết hơn nữa. Trong điều kiện toàn cầu
hoá, lợi ích của các quốc gia đan xen với nhau và ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau. Từ đó, nhận
thức về tình hình thế giới, tư duy về đối ngoại cũng thay đổi mạnh mẽ theo hướng giảm đối đầu,
tăng hợp tác-đối thoại.
Thứ hai, sự chững lại của các vòng đàm phán quốc tế thúc đẩy các nước đẩy mạnh lien kết
khu vực và song phương thông qua các Thoả thuận tự do hoá thương mại song phương (FTA).
Thứ ba, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay làm cho các nước nhận thức rõ hơn
những rủi ro mà toàn cầu hoá mang lại cũng như tốc độ phát tán nhanh chóng những rủi ro đó.
Vì vậy, quan điểm về vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế ngày càng được ủng hộ
nhiều hơn.
Sự thay đổi tư duy về phát triển
Phát triển bền vững - sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại nhưng không làm tổn hại tới
khả năng tiếp tục phát triển của tương lai- trở thành mục tiêu của các quốc gia trên thế giới. Việc
chuyển hướng từ phát triển không bền vững sang phát triển bền vững một mặt tác động lên chính
sách, chiến lược phát triển của các quốc gia, mặt khác tác động đến quan hệ giữa các quốc gia,
các khía cạnh hợp tác, đấu tranh của cục diện thế giới. Mục tiêu phát triển bền vững làm cho các
vấn đề bảo vệ môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên trở than chủ đề nóng bỏng trong các hội
nghị quốc tế và giải quyết các vấn đề này cũng là một cuộc đấu tranh lẫn hợp tác giữa các nước.
Phát triển kinh tế tri thức - nền kinh tế sử dụng một cách hiệu quả tri thức cho sự phát triển
kinh tế, xã hội- sẽ là mô hình phát triển được ngày càng nhiều quốc gia thực hiện. Trong nền
kinh tế này, nguồn lực chính cho phát triển là vốn con người (tri thức) và vốn xã hội (văn hoá,
tập quán…). Sự chuyển hướng vào nền kinh tế tri thức thúc đẩy mạnh mẽ cuộc chạy đua về
KHCN. Cuộc chạy đua về kinh tế tri thức sẽ tác động rất lớn đến tương quan lực lượng giữa các
quốc gia từ nay đến 2020.
7
Một số vấn đề toàn cầu
Biến đổi khí hậu là một vấn đề được tâấ cả các quốc gia quan tâm. Đối phó với biến đổi khí
hậu vẫn sẽ là một chủ đề đấu tranh-hợp tác giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển,
giữa các nước công nghiệp và các nước mới nổi và trong nội bộ từng nhóm nước này.
Biến động dân số toàn cầu trở thành một vấn đề lớn trong quan hệ quốc tế. Với toàn thế giới,
sự gia tăng dân số nhanh chóng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường, lương thực và các vấn đề xã
hội. Với từng quốc gia, sự biến động dân số có tác động đáng kể đến tiềm năng phát triển của đất
nước.
Sự khan hiếm của các nguồn năng lượng cộng với yêu cầu phát triển kinh tế nhất là giai
đoạn sau khủng hoảng sẽ khiến cho các nước chú ý phát triển ngoai giao năng lượng. Cuộc chạy
đua về kiểm soát tài nguyên giữa các cường quốc sẽ làm cho môi trường an ninh-chiín trị quốc tế
thêm căng thẳng.
Thay đổi trong tương quan so sánh lực lượng
Tuy vẫn giữ được vị trí vượt trội về sức mạnh so với các nước lớn khác nhưng vị trí của Mỹ
đang suy giảm tương đối. Mỹ tiếp tục phải giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội lớn trong nước
như: thâm hụt ngân sách, an ninh năng lượng, tái cơ cấu nền kinh tế… và các vấn đề quân sự như
vấn đề chiến tranh Iraq, Afghanistan.
Cùng với sự suy giảm của Mỹ là sự nổi lên của các nước khác sẽ tác động mạnh tới quá
trinh biến chuyển của cục diện thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn sẽ là hiện
tượng đáng chú ý trong những năm tới. Hai nước này vẫn có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao đồng thời hai nước sẽ cs những bước tiến về khoa học kĩ thuật đặc biệt trong lĩnh vực
công nghệ mới. Ngoài ra, Liên minh Châu Âu (EU) đang tái khẳng định vị thế của mình trên
trường quốc tế. Về kinh tế, EU có khả năng cạnh tranh ngang hang với Mỹ. Hơn nữa, khu vực
này sẽ tiếp tục quá trình nhất thể hoá và mở rộng số lượng thành viên. Ngoài ra còn phải kể đến
sức mạnh của Nga và Nhật Bản. Hiện tại Nga vẫn là cường quốc quân sự và trong tương lai vẫn
sẽ là yếu tố quan trọng mà Mỹ phải tính đến. Còn về phía Nhật Bản, bên cạnh sức mạnh kinh tế
nằm trong tốp dẫn đầu thế giới, Nhật Bản đang tập trung nâng cao vai trò chính trị của mình ở
khu vực và thế giới.
8
b. Cục diện khu vực tới năm 2020
Châu Á với hai ứng cử viên Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục là khu vực phát triển năng động
nhất thế giới. Trong những thập kỉ tới, các nhà nghiên cứu đã dự báo rằng trung tâm của nền
kinh tế thế giới sẽ chuyển dần sang Châu Á-Thái Bình Dương.
Các nước trong khu vực này đẩy mạnh đầu tư, thương mại khiến cho liên kết kinh tế khu
vực gia tăng, củng cố các thể chế hợp tác khu vực. Khác với mô hình phát triển của EU, hợp tác
khu vực tại Châu Á-Thái Bình Dương linh hoạt, dựa trên cơ sở xây dựng lòng tin, không đóng
cửa, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng hoà bình. Hợp
tác khu vực có thể trong tương lai sẽ phát huy vai trò trong việc giải quyết các điểm tranh chấp
tại khu vực.
Đặc biệt, có nhiều khả năng ASEAN sẽ có vai trò lớn hơn trong khu vực. Từ những thành
công trong phát triển kinh tế của các nước thành viên ASEAN, sự phát triển của cơ chế hợp tác
ASEAN, tổ chức này sẽ đóng vai trò đầu tàu trong việc đẩy mạnh hợp tác khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương.
Đối với khu vực này, các cường quốc có những điều chỉnh chiến lược quan trọng. Trước sự
trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ sẽ tăng cường quan hệ với các nước đồng minh trong khu vực
(Nhật Bản, Hàn Quốc); đồng thời lôi kéo các nước khác. Mỹ sẽ tiếp tục coi trọng quan hệ với
Châu Á-Thái Bình Dương, duy trì lợi ích chiến lược kinh tế-chính trị và kiềm chế các nước khác
thách thức vai trò vượt trội của mình.
Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc tại khu vực là “vững chân ở Châu Á, vươn ra thế giới”.
Trung Quốc ra sức tranh thủ các nước ASEAN nhằm giành giật ảnh hưởng với Mỹ và chủ động
tham gia các cơ chế hợp tác đa phương.
Nga coi trọng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hơn và tích cực tham gia các tổ chức khu
vực, tích cực quan hệ với các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc, trong chiến lược xây
dựng một thế giới đa cực.
Ấn Độ đẩy mạnh thực hiện chính sách “hướng Đông”, coi trong hợp tác với các nước khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Còn về phần mình, Nhật Bản muốn tiếp tục khẳng định mình là cường quốc kinh tế và có
ảnh hưởng chính trị tại Châu Á. Ngoài tăng viện trợ, đầu tư cho các nước Đông Nam Á, Nhật
9
naàg càng tích cực ủng hộ vị trí, vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực để qua đó
phát huy vai trò của mình cũng như hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong cục diện mới của thế giới và khu vực
Cơ hội
Xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển tạo môi trường tốt cho Việt Nam có cơ hội phát
triển kinh tế, nâng cai vị thế của mình. Ngoài ra, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phát triển
năng động, thu hút sự chú ý của các nước lớn trên thế giới đồng thời liên kết chặt chẽ trong
ASEAN tạo thuận lợi cho ta đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ và phát
triển quan hệ với các đối tác lớn ngoài khu vực.
Thách thức
Việt Nam có nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế, KHCN do những điểm yếu trong chất lượng
nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, công tác quản lý cũng như thiếu biện pháp đối phó với các vấn
đề: cạn kiệt tài nguyên, năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… Một khó khăn khác
được đặt ra đối với Việt Nam là việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế trong khuôn khổ
ASEAN, WTO… và sự cạnh tranh trên trường quốc tế.
I. Đề xuất chính sách hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá đến
2020
1. Mục tiêu, bản sắc, nguyên tắc, phương châm đối ngoại
Về mục tiêu đối ngoại, theo cương lĩnh 1991 xác định hai mục tiêu của đối ngoại: Tạo
điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội; góp
phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Bên cạnh đó trong tương lai định hướng đối ngoại cần có những bổ sung,
thay đổi phù hợp với những chuyển biến của tình hình quốc tế.
Lợi ích dân tộc phải được coi là mục tiêu cao nhất, bao trùm nhất của đối ngoại. Trong đó
nhiệm vụ giữ vững toàn vẹn lãnh thổ là mục tiêu tối quan trọng. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản
của quan hệ quốc tế mà Việt Nam ủng hộ và bảo vệ. Ngoài ra độc lập dân tộc và chủ quyền cũng
cần được nêu đậm.
Không những tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi mà phải là “tranh thủ tối đa các nguồn
lực quốc tế để phát triển”. Mục tiêu kinh tế trong đối ngoại cần được nâng cao, không chỉ tạo
10
môi trường mà còn phải trực tiếp mang lại cho đất nước những lợi ích kinh tế cụ thể. Ta đã
hội nhập trở thành một bộ phận của thế giới kết nối, chúng ta không thể đứng bên ngoài thế giới
ấy và thế giới ấy không chỉ là khách thể với ta.
Việt Nam cần tích cực trong quá trình hợp tác quốc tế thể hiện tinh thần hội nhập, phấn đấu
cho mục tiêu chung của toàn nhân loại.
Về bản sắc đối ngoại mà Việt Nam sẽ theo đuổi chúng ta cần xác định, Việt Nam là một
nước định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu hòa bình, hợp tác, công tác và dân chủ trong khu
vực và trên thế giới; một nước Đông Nam Á, một thành viên tích cực của ASEAN, một chủ
thể chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng thế giới.
Về nguyên tắc đối ngoại, bên cạnh nguyên tắc “độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội”,
“ bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính”, “độc lập, tự chủ”(NQTW 3- khóa VII, NQTW 8 IX), lợi
ích dân tộc là tối thượng, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là hai
nguyên tắc cần được bổ sung.
Về phương châm đối ngoại: từ cương lĩnh 1991 chúng ta có đường lối đối ngoại “đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ”; “đa dạng hóa theo phương châm thêm bạn bớt thù”; “sáng tạo,
năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể”; “nắm vững hai mặt hợp
tác và đấu tranh”; “phát triển quan hệ với các nước lớn và láng giềng khu vực”. Trong bối cảnh
thế giới và khu vực hiện nay cần bổ sung hai phương châm: “độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ, là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước”; “chủ động, tích cực, có
trách nhiệm”
2. Cụ thể hóa nội dung đề xuất đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng
đa phương hóa, đa dạng hóa
a. Xây dựng uy tín, thể hiện vai trò thành viên có trách nhiệm
Hội nhập từ bên trong
Để hội nhập, cơ sở đầu tiên là phát huy nội lực đất nước để xây dựng uy tín, thể hiện vai trò
thành viên có trách nhiệm, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư cũng như làm nền tảng vững chắc để
kinh tế Việt Nam có thể vươn ra thế giới. Hội nhập phải xuất phát từ bên trong, bắt nguồn từ
những nhu cầu của đất nước, do đó cũng phải lấy những cải cách bên trong về cả chính trị, kinh
tế, pháp lý làm trụ cột. Tiến trình hội nhập của Việt Nam đã chứng minh vị thế đối ngoại không
thể cao và vững nếu nội lực kinh tế - chính trị yếu kém. Vị thế không thể thay cho nội lực mà chỉ
11
có thể bổ sung, phát huy nội lực. Ngược lại, nội lực thiếu, vị thế hội nhập sẽ bị giới hạn, không
phát huy hết tiềm năng, khả năng. Đây là mối quan hệ biện chứng, đồng thời cũng chứng minh
tầm quan trọng của hội nhập từ bên trong. Chúng ta có thể tăng cường sự vững vàng của nền
tảng đó khi thực hiện các cải cách tăng cường nội lực:
Trong nền kinh tế hội nhập, cần xác định lại vai trò và phương thức c