Là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp(từ điển bách khoa Việt Nam. NXB Hà Nội,1995)
Đô thị là nơi tập trung dân cư.chủ yếu lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ,chủ yếu là lao động nông nghiệp,cơ sở hạ tầng thích hợp,là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên nghành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước,của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện(thông tư 31/ttld,ngày 20/11/1990 của liên bộ xây dựng và ban tổ chức cán bộ chính phủ
52 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ sở quy hoạch và kiến trúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
" CƠ SỞ QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC"
SV: Ngô Văn Đại
TTIỂU LUẬN CƠ SỞ QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC
Câu 1:theo cách hiểu ngày nay đô thị là gì?
Trình bày vài nét sự khác nhau cơ bản giữa thành thị và nông thôn
Câu 2 : Đô thị hóa là gì? Trình bày vài nét cơ bản về tình hình đô thị hóa ở Việt Nam và trên thế giới.
Câu 3: Em có nhận xét gì về thành phố Hà Nội.
Bài làm:
Câu 1:theo cách hiểu ngày nay đô thị là gì?
Trình bày vài nét sự khác nhau cơ bản giữa thành thị và nông thôn
1.Đô thị
Là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp(từ điển bách khoa Việt Nam. NXB Hà Nội,1995)
Đô thị là nơi tập trung dân cư.chủ yếu lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ,chủ yếu là lao động nông nghiệp,cơ sở hạ tầng thích hợp,là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên nghành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước,của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện(thông tư 31/ttld,ngày 20/11/1990 của liên bộ xây dựng và ban tổ chức cán bộ chính phủ
Như vật, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ ca,chủ yếu là lao động phi nông nghiệp có hạ tầng cơ sở tích hợp là trung tâm tổng hợp hay chuyên nghành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước,của cả một miền đô thị,một huyện hoặc một đô thị trong huyện
ở nước ta một địa bàn hay khu vực nào đó được gọi là đô thị phải đáp ứng một số tiêu chuẩn trong đó có 3 yếu tố hàng đầu:
-Quy mô dân số tối thiểu 4000 người.
-Lao động phi nông nghiệp :60%
-Mật độ dân cư tối thiểu 6000 người/km2
Ở nước ta.dân cư đô thị thường được tính là những người sống và làm việc ở nội thành,phần ngoại thành thường là không tính là dân cư đô thị.Nếu phân chia theo nghề nghiệp thì những người làm nông nghiệp không tính vào dân cư đô thị,mà xếp vào nông thôn.Ở thành phố Hồ Chí Minh trong 7 triệu dân hiện nay,dân cư đô thị chiếm 85%,nông thôn là 15% Hay ngoại thành,có thể thị trấn,thị tứ khi có cơ hội đô thị hóa,từ đô thị mở rộng không gian và diện tích cũng như
thu hút luồng di cư của dân không nhất thiết từ đô thị trung tâm mà cả những vùng khác nhất là nông thôn trong cả nước
1.1 Những đặc điểm kinh tế xã hội của đô thị
Thứ nhất,đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề có tính toàn cầu:
-vấn đề môi trường:tốc độ tăng quá nhanh về công nghiệp hóa và đô thị hóa dẫn đến phá hủy một phần môi trường sinh thái về công nghiệp hóa và đô thị hóa dẫn đến phá hủy một phần môi trường sinh thái,gây ô nhiễm môi trường…trong khi khắc phục các sự cố rất chậm chạp,không đầy đủ vì nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là tài chính hạn chế,nhận thức chưa đầy đủ
- vấn đề dân số: tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số và dân số đô thị,hai hướng chuyển dịch dân cư là chuyển dịch theo chiều rộng và theo chiều sâu diễn ra song song.
-vấn đề tổ chức không gian và môi trường:quy mô dân số đô thị tập trung quá lớn so với trình độ quản lý,dẫn đến không điểu hòa gây bế tắc trong tổ chức môi trường sống đô thị.
-Thứ hai,quan hệ thành thị và nông thôn luôn tồn tạo,ngày càng trở nên quan trọng. -Thứ ba, hệ thống thị trường đô thị với những đặc trưng riêng biệt:
-thị trường đô thị là một hệ thống hoặc địa điểm,ở đó diễn ra việc mua bán,trao đổi hang hóa và dịch vụ.
-những thị trường chủ yếu của đô thị bao gồm:thị trường lao động,thị trường đất và bất động sản,thị trường giao thông,thị trường hạ tầng đô thị,thị trường dịch vụ,thị trường tài chính.
Thứ tư,đô thị như một nền kinh tế quốc dân:vì đô thị cũng được giới hạn về mặt hành chính,hoạt động của nó có tính độc lập tương đối.
Thứ năm,đô thị mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất.kinh tế và văn hóa.nền văn hóa được kế thừa và phát triển với bản sắc dân tộc Việt Nam
2.Sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn
Về quy mô dân số: Quy mô dân số của đô thị lớn hơn, mật độ dân cư đông đúc hơn so với nông thôn. Ở nước ta theo quy định tại nghị định 72/2001/NĐ – CP ngày 5/10/2001 các đô thị chia thành 5 loại, lớn nhất là đô thị đặc biệt quy mô dân số từ 1,5 triệu trở lên, mật độ dân số 15.000 người/km2 trở lên, nhỏ nhất là đô thị loại 5, dân số từ 4.000 người trở lên, mật độ dân số từ 2.000ng/km2 trở lên. Hiện nay ở nước ta thủ đô HN và TPHCM là 2 đô thị đặc biệt có quy mô và mật độ dân số cao nhất. Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội thì ở đô thị đặc trưng chủ yếu là giai cấp công nhân, ngoài ra còn có các tầng lớp giai cấp khác như tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức, v.v... Còn đối với nông thôn thì đặc trưng chủ yếu ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp như địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, v.v...
1 góc thành phố hà nội
Nông thôn đông bằng bắc bộ
+ Về cơ cấu lao động và lĩnh vực sản xuất: chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp; ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp, sản xuất tinh thần, v.v... Còn đối với nông thôn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp; ngoài ra, còn phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
+ Về cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng ở đô thị nhiều và tốt hơn ở nông thôn
+ Về lối sống, văn hóa: thì đối với nông thôn thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã mà được phân biệt rất rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đô thị.
Cuộc sống thường ngày ở nông thôn
Cuộc sống thường ngày ở 1 góc phố hà nội
Đặc trưng này có rất nhiều khía cạnh để chỉ ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn: từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi,... đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế,... ngay cả đến hệ thống đường xá, năng lượng, nhà ở đều nói lên đây là hai cộng đồng có các khía cạnh văn hóa, lối sống tách biệt nhau. Đây là đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học khi phân tích sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn. Chính đặc trưng này đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho ta phân biệt rõ nét hơn giữa hai hệ thống xã hội đô thị và nông thôn.
Câu 2 : Đô thị hóa là gì? Trình bày vài nét cơ bản về tình hình đô . thị hóa ở Việt Nam và trên thế giới
2.1 Đô thị hóa là gì?
- Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,...
Các nước phát triển (như tại châu Âu,Mĩ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc) (khoảng ~30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển.
Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm).
2.2 tình hình đô thị hóa ở Việt Nam và trên thế giới
a.Đô thị hóa ở 1 số nước trên thế giới
Cùng với sự khác biệt về trình độ phát triển về kinh tế là sự khác biệt về mức độ đô thị hóa giữua các nước. Ở châu Âu có thể nhận ra sự khác biệt về mức độ đô thị hóa dễ dàng, sự thay đổi mức độ đô thị hóa trung bình đến mức độ đô thị hóa cao, ngay trong cùng quốc gia cũng có sự biến đổi theo từng vùng lãnh thổ.
Trong số các nước châu Âu có 12 nước có tỉ lệ dân số đô thị hơn 75% là các nước kinh tế phát triển. các nước đô thị hóa cao trong số các nước đang phát triển là bỉ 97%, Lucxambua 91%, Hà Lan 90%, Anh 89%, Đan Mạch 72% và CHLB Đức 88%. Như vây, các nước đô thị hóa cao là các nước ở ven vành đai biển Bắcgồm 4 nước: Bỉ, Hà Lan, CHLB Đức và Đan Mạch, thêm vào đó là Anh- đất nước trải dài trên Đại Tâu Dương. Trong khi một số nước nhỏ ở châu Âu như: Monaco 100% dân số sống ở đô thị, Malta 91% dân số đô thị, Lucxambua 91%, các nước châu Âu khác: Aixolen 94% có mức độ đô thi hóa cao cũng như những đảo ở biển Bắc.
23 nước có tỉ lệ dân số đô thị từ 50%- 75% ví dụ: Bộ Đầu Nha 54%
3 nước và quần đảo Chenen có tỉ lệ dân số đô thị dưới 50% như: Anbani 42%, Bosnia Herzegovinia 43%, Mondova 45%, quần đảo Chenen là 31% là khu vực kinh tế kém phát triển hơn.
Đô thị hóa ở các nước châu đại dương
Số dân đô thị ở châu Đại Dương chiếm 72% như tỉ lệ dân số đô thị lại tập trung cao nhất vào một số nước trong khu vực như: Nauru 100%, Ruam 93%, Úc 91%, Niudilan86%, Tân calê đônia 71%, Palau 70%, các nước này có tỉ lệ dân số đô thị cao. Ngược lại trên các đảo Melanêsia và Polinêsia có mức đô thị hóa thấp: Papua Niu ghi ne 13%, quần đảo Xalomon 16%, lien bang Micôronexia 22%, Tây Xoa na 22%, Tonga 33%.
Châu Đại Dương chỉ có Úc là có 5 thành phố với quy mô dân số trên 1 triệu. thành phố lớn nhất là Xitni- thành phố cảng trung tâm kinh tế văn hóa, thương mại lớn nhất của úc với dân số là 3,7 triệu dân chiếm 25% số dân đô thị của toàn quốc.
Men buốc là trung tâm văn hóa lớn có 3,1 triệu dân chiếm 21% dân số thành thị của cả nước. Brisbane là cảng biển quan trọng; Perth là cảng biển phía tây, Canberra là thủ đô của Úc nhưng là thành phố có quy mô dân số nhỏ. Các thành phố ở phía Đông Nam và có sự rang buột chặc chẽ với chính quốc (Anh). Phần lớn người dân châu Đại Dương là người châu Âu 96% dân số, riêng người Anh và người Ailen chiếm 77% và người dân các nước khác di cư đến châu Đại Dương qua các thời kì đặc biệt là “cơ sốt vàng” giữua thế kỉ 19. cùng với công nghiệp khai thác vàng và khai thác khoáng sản là sự phát triển các ngành công nghiệp điện lực, luyện kim, chế tạo máy phát triển mạnh. Công nghiệp của Úc đứng vị trí thứ 10 trên thế giới làm cho dân số đô thị của nước này tăng lên nhanh chóng.
Đô thị hóa ở khu vực Tây Âu
Khu vực đô thị hóa cao, đã ở giai đoạn kết.
Là khu vực diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, công nghiệp hóa cao là điều kiện để tiến hành quá trình đô thị hóa.
Nước Anh:là nước có trình độ đô thị hóa cao, lịch đô thị hóa lâu dài, chiếm 89% dân số đô thị và là một nước duy nhất ở Tây Âu có nhiều thành phố có hơn 1 triệu dân như: Luân Đôn, Birminham, Manchester Và Leed. Trong đó thủ đô Luân Đôn dân số hơn 7 triệu ngừời. quá trình đô thị hóa ở Anh gắn liền với quá trình phát triển cuộc cách mạng công nghiệp. sự phát triển công nghiệp đa xlàm thay đổi nhanh chóng sau sắc kinh tế -xã hội của nước Anh, những nơi đông dân nhất của Anh tập trung vào vùng Tay Bắc nơi xuất hiện hàng loạt các trung tâm công nghiệp mới: Manchester, Birminham, Liperpoon. ở Anh có 60 thành phố hơn 10000 dân và có 25 thành phố 25.000 dân.
Quá trình đô thị hóa ở anh diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ vào đầu thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, hiện nay đô thị hóa ở Anh đã vào giai đoạn kết tỉ lệ dân số đô thị đạt tới 89% dân số cả nước. Xu hướng phát triển ở Anh cũng như ở các nước phát triển là di cư từ thành phố vào nông thôn.
Thành phố London (vương quốc anh)
-Áo là nước nhỏ ở Tây Âu, có diện tích 838km2 với 8,1 triệu dân năm 1995 và hầu như giữ nguyên dân số đến năm 2005 (8,2 triệu dân). Áo là nước có dân số đô thị tập trung và thủ đô Viên với mức cao nhất 1,8 triệu dân. Áo là quốc gia có hơn một nữa dân số song ở đô thị nhưng là nước có dân số đo thị thấp ở Tây Âu.
-Pháp với số dân 58,1 triệu năm 1995; 60,7 triệu năm 2005. pháp có quá trình đô thị hóa lâu dài, tốc độ gia tăng dân số đô thị rất nhanh, giữua thế kỉ 19 có ¾ dân số là sống ở nông thôn. Nhưng đến 1901 có đến 40% dân số sống ở đô thị; 2005 Pháp có 76% dân số đô thị. Trong đó tập trung vào những vùng kinh tế ở phía Đông và phía Bắc có nhiều siêu đô thị sầm uất.
Pải là siêu đô thị lớn nhất nước Pháp với 10 triệu dân chiếm 23% dân số đô thị và chiếm khoảng 17% dân số cả nước.
Macxay có số dân là 798,43 ngàn người, là thành phố lớn thứ hai về dân số.
-Đức
Có trình độ đô thị hóa cao, lịch sử đô thị hóa lâu dài với tỉ lệ dân số thành thị là 88% dân số toàn quốc, trong đó có 20% dân số tập trung vào các thành phố lớn trên 100000 dân
Khu vực đô thị hóa lớn nhất là Essen chỉ chiếm 9% dân số đô thị, sau đó là 3 thành phố lớn: Franfuot, Béclin, và Colonho, tổng cộng 3 tnành phố này chiếm 14% dân số toàn quốc.
-Đô thị hóa ở khu vực Bắc Mĩ
ở lục địa Bắc Mĩ cả 2 nước Canada và Mĩ đều có mức đô thị hóa cao những không có đô thị lớn đứng đầu thế giới.
-Canada: đất nước có tỉ lệ đô thị hóa cao 79% dân số đô thị. Có 4 thành phố lớn trên 1 triệu dân: Tôronto, Montreal, vancuvo, Ottawa.
-Hoa kì: một siêu cường quốc về kinh tế, có trình độ công nghiệp hóa cao, tỉ lệ dân cư đô thị chiếm tới 795 dân số toàn quốc. các thành phố lớn tập trung thành một dãi từ boxton đến Oasinton, dãi đô thị này tập trung đến 45 triệu dân kéo dài trên 750 km, rộng từ 100 đến 200 km. Các thành phố lớn của Hoa kì chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Bắc và khu vực quanh ngủ hồ. Đó cũng là những trung tâm công nghiệp nổi tiếng của Hoa Kì.
Thành phố newyork (Mỹ)
- Ở Việt Nam, đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ cao, đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Quá trình này vốn đã có từ lâu trong lịch sử nhưng thật sự tăng tốc từ những năm đổi mới, 1986 đến nay. Tốc độ đô thị hoá càng về sau càng lớn. Tuy vậy, việc nghiên cứu về đô thị hoá chưa thực sự quan tâm đúng mức. Trong những công trình đã có thường ít nghiên cứu lý thuyết mà đa số mô tả, tổng kết thực trạng đô thị hoá ở một số thành phố. Một số nghiên cứu cụ thể, công phu của Viện Nghiên cứu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh rất đáng chú ý. Tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, khái niệm đô thị hoá được đề cập có thể chưa giống nhau nhưng thống nhất ở chỗ, có hai thành tố luôn được nhắc tới.
- Một là, đô thị hoá là sự tăng lên của cư dân đô thị. Sự tăng lên này theo 3 dòng chính: sự tăng dân số tự nhiên của cư dân đô thị, dòng di dân từ nông thôn ra thành thị và điều
chỉnh về biên giới lãnh thổ hành chính của đô thị. Ba dòng này có vai trò và vị trí khác nhau
theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
-Ở Malayxia, từ 1957 đến 1970, mức tăng dân số tự nhiên chiếm tới 61% trong tổng mức dân số đô thị, các yếu tố di cư và phân loại mỗi yếu tố chỉ đóng góp 20%. Mười năm sau, 1980, tăng dân số tự nhiên chỉ còn 40%, hai yếu tố di cư và phân loại đã tăng lên mỗi yếu tố 30%. Giai đoạn (1991-2000) tăng dân số tự nhiên vẫn là yếu tố quan trọng nhất làm tăng dân số đô thị, đóng góp tới 46%, trong khi mức tăng do phân loại đô thị chỉ chiếm 21% và mức tăng dân số do di cư là 33%. -Ở Trung Quốc, theo Guoming Wen, giai đoạn từ năm 1971-1978 dân số đô thị tăng thêm 12,92 triệu người, trong đó 49% từ nguồn tăng dân số tự nhiên, 41% từ nguồn di cư vào đô thị và chỉ có 10% là nguồn dân bổ sung do thay đổi địa giới hành chính. Giai đoạn từ 1978 đến 2000, dòng di cư chủ đạo từ nông thôn ra thành thị ở giai đoạn này ngoài sự thu hút của đô thị với nông thôn, còn có việc Chính phủ Trung Quốc thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình làm cho mức sinh giảm mạnh, nên dân số tăng theo mức sinh tự nhiên giảm xuống. Người ta tính hai nguồn tăng dân số tự nhiên và nhập cư chiếm tới 3/4 những thay đổi hành chính lãnh thổ là 1/4 lượng dân số bổ sung của đô thị . -Ở Hàn Quốc, theo Jung Duk nguồn gia tăng dân số ở các đô thị chủ yếu là do di dân từ các khu vực nông thôn lên thành phố, đây là nguyên nhân chính làm tăng cư dân đô thị. Trong khi dân số quốc gia Hàn Quốc gia tăng gấp 2 đến 3 lần trong vòng nửa cuối thế kỷ XX, thì dân số 6 thành phố lớn nhất tăng bình quân 8,4 lần
. -ở Hà Nội -Ở thành phố Hồ Chí Minh, dân số đô thị tăng lên vẫn theo 3 nguồn trên. Sự biến động của từng giai đoạn có khác nhau. Do Nhà nước thực hiện kế hoạch hoá gia đình và nhận thức của người dân nên tỷ lệ dân số tự nhiên giảm dần:
- 1979-1989: 1,61%
- 1990-1995: 1,75%
- 1996-2000: 1,52%
- 2001 - 2005: 1,38%
Trong khi đó, tỷ lệ dân số tăng cơ học tăng dần:
- 1979-1989: 0,02%
- 1989-1999: 0,84%
- 2000 đến nay: 2,33% . Để nhìn nhận vấn đề đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua nguồn tăng dân số rõ hơn, nhóm nghiên cứu đưa ra sơ đồ so sánh sự tăng dân số tự nhiên và cơ học từng năm như sau: Từ năm 1979 đến 1999, dân nhập cư luôn luôn ít hơn dân số tăng tự nhiên. Nhưng từ năm 2001 đến nay dân số nhập cư tăng đột biến gần 2 lần dân số tăng tự nhiên. Đồng thời ta cũng thấy dân số đô thị từ 1979 đến 2006 luôn luôn tăng, càng về sau càng đột biến. Năm 1979 dân số thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3.293.146 người, năm 2006, đã 7 triệu người. Tuy nhiên qua từng giai đoạn, đô thị hoá có khác nhau.
Quy hoạch tphcm Hai là, đô thị hoá mở rộng không gian đô thị, không gian kiến trúc. Mở rộng không gian đô thị là một tất yếu đối với các đô thị trên thế giới trong quá trình đô thị hoá. Đó cũng có thể, đô thị sát nhập vào đô thị hoặc đô thị hoá mở rộng đô thị ra ngoại thành hoặc lân cận. Mở rộng không gian đô thị cũng mang tính lịch sử, tuỳ từng quan niệm của mỗi quốc gia. Quá trình tập trung dân cư cao và yêu cầu phát triển của đô thị trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều lần phải mở rộng không gian đô thị, đáp ứng yêu cầu đô thị hoá và phát triển. Sau ngày 30/4/1975, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 1.295,56km2 dân số 3.498.120 người, được chia gồm nội đô Sài Gòn - Chợ Lớn. Vùng ven đô, ngoại
Thành phố
Diện diện tích (km2)
Dân số dân số (triệu người)
GDP GDP
(2004)
New York (Mỹ)
780
7,0
284,7
Seoul (Hàn Quốc
605
10,3
198,0
Los Angeles (Mỹ)
1.200
196,0
Osaka (Nhật Bản)
204
3
191
Hồng Kông (Trung Quốc
1.103
6,8
164
Toronto (Canada)
632
4,3
141,9
Thành phố Hồ Chí Minh
2.095,01
7,0
10,0
thành (gồm các huyện thuộc tỉnh Gia Đình trước đây). Dưới thời Mỹ - Ngụy, có 11 quận nội thành. Sau năm 1975 thay đổi địa giới còn 8 quận, đồng thời lập thêm 4 quận vùng ven mới. Đó là Gò Vấp, Phú Nhuận, bảng diện tích dân số, tổng thu nhập một số thành phố trên giới thế
Theo ngày 21/6/06
Bình Thạnh, Tân Bình. Diện tích nội thành và vùng ven là 142,7 km2 chia ra 267 phường. Vùng ngoại thành gồm 5 huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè. Với diện tích: 1.152,8km2 chia ra 77 xã. Năm 1978, thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận thêm 2 huyện duyên hải (nay là Cần gìơ) của tỉnh Đồng Nai. Với diện tích 714km2, có bờ biển 15 km. Năm 1997, 4 quận vùng ven đô thị hoá đã ổn định. Không gian đô thị lại mở rộng lần nữa. Lần này nội thành có 12 quận và 05 quận ven là: Quận 12, 7, 2, 9 và Thủ Đức. Quá trình đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh với tốc độ chóng mặt, 5 quận mới này sau chưa đầy 10 năm, nhiều quận đất nông nghiệp đã hết, quá trình đô thị hoá vẫn tiếp diễn. Năm 2003, thành phố lại mở địa giới đô thị lần nữa, quận Tân Bình trở thành quận vùng ven thứ 6. Theo tốc độ đô thị hoá như hiện nay, khu vực đô thị lại tiếp tục mở rộng trong thời gian không xa và các quận vùng ven lại tiếp tục xuất hiện. Diện tích toàn thành phố liên tục tăng, năm 199012 chỉ 11km2, nhưng sau năm 1975 diện tích thành phố đã tăng hơn 100 lần. Và đến nay đã tăng hơn 300 lần. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có áp lực đô thị hoá trong lịch sử. Với diện tích như hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị có diện tích lớn hơn nhiều thủ đô, thành phố nổi tiếng trên thế giới.
1 góc thành phố busand (Hàn Quốc)
Như vậy, đô thị hoá biểu hiện dễ thấy là sự mở rộng không gian đô thị, không gian kiến trúc và sự tăng lên của dân nhập cư từ nhiều luồng khác nhau tạo nên sự tập trung dân cư lớn trong m ột th ời gian nh ất đ ịnh . Dân cư vùng đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh trước hết là cư dân vùng được đô thị hoá, hai là dân cư di chuyển từ nội thành ra vùng ven do vùng nội thành quá tải hoặc đến vùng ven lập nghiệp phát triển kinh tế. Một luồng dân cư rất lớn chảy về từ nông thôn tất cả các vùng trong cả nước . Do đó, về mặt dân cư có thể