Tiểu luận Cọc chịu tải trọng ngang, thi công móng giếng chìm hơi ép

Từ rất xa xưa, con người đã biết sử dụng cọc gỗ đóng xuống sâu để gánh đỡ công trình có tải trọng lớn hoặc các lớp đất bên trên mặt không đủ khả năng chịu tải trực tiếp. Thời tiền sử, cọc đã được sử dụng để gánh đỡ các nhà ở trong vùng hồ Lucerne và những công trình tương tự cũng tồn tại trong vùng Tân – Guine. Mặt khác người ta cũng ghi nhận được khi tháp Campanile sụp đổ năm 1902, những cọc gỗ gánh đỡ nó nằm dưới mực nước ngầm được tìm thấy vẫn còn ở trạng thái tốt và được sử dụng lại cho công trình tái tạo trên nền cũ. Thời xa xưa ấy con người đã đóng cọc bằng những chày vồ lớn, những chày vồ kéo tay, những bánh xe nước đóng cọc Quá trình phát triển các loại cọc cũng chính là sự phát triển phương pháp hạ cọc, ngay những năm gần kề trước chiến tranh thế giới thứ 2, 1936, kỹ sư Franki, người Ý, đã phát minh ra phương pháp cấu tạo cọc nhồi bê tông vào những lỗ khoan trong nền đất. Cho đến ngày nay, rất nhiều phương pháp tạo cọc nhồi bê tông tại chỗ, tiết diện tròn, chữ nhật, chữ I, chữ H bằng các lưỡi khoan hay là gầu đào có ống vách, hoặc giữ ổn định thành vách bằng dung dịch huyền phù bentonite. Đến cuối thế kỷ 20, kỷ lục về chiều sâu cọc nhồi là 125m dưới tòa tháp đôi ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.

doc109 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4693 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cọc chịu tải trọng ngang, thi công móng giếng chìm hơi ép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG BỘ MÔN ĐỊA CƠ NỀN MÓNG ----------------- TIỂU LUẬN CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG - THI CÔNG MÓNG GIẾNG CHÌM HƠI ÉP GVHD: Ts. Võ Phán HVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh (nhóm trưởng) Hà Nhựt Tân Lê Vinh Triều Lê Khánh Sơn Trần Văn Phúc Bùi Quang Thái Nguyễn Văn Thiện Nguyễn Ngọc Vinh Vương Hồng Sơn TP.HCM, 2010. MỤC LỤC PHẦN 1: CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CỌC NGANG 3 1.1 Phân loại cọc 3 1.2 Một số loại cọc chịu tải trọng ngang thường gặp 4 a. Cọc xiên 4 b. Cọc bản 5 c. Cọc đứng chịu tải ngang và moment 6 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG 7 2.1 Những nội dung cần tính toán khi cọc chịu tác dụng tải trọng ngang 7 2.2 Các phương pháp tính toán 7 a. Khả năng chịu tải ngang cực hạn 8 c. Mô hình nền Winkler: 17 2.3 Các vấn đề về sự làm việc của nhóm cọc khi chịu tải ngang: 26 Chương 3: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA CHUYỂN VỊ NGANG - GÓC XOAY ĐẦU CỌC THEO TCVN 205 : 1998 31 Chương 4: TƯỜNG VÂY – CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ CHUYỂN VỊ NGANG CHO TƯỜNG VÂY 51 4.1 Các dạng tường vây: 51 4.2. Giải pháp hạn chế chuyển vị ngang cho tường vây: 52 Chương 5: SỰ CỐ CÔNG TRÌNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 55 5.1. Sự cố cao ốc WASECO (Tháng 9/2010) 55 5. 2. Bài học kinh nghiệm 55 PHẦN 2: MÓNG GIẾNG CHÌM Chương 1: MỞ ĐẦU 58 1. Mục đích của đề tài nghiên cứu/ đặt vấn đề nghiên cứu: 58 2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài: 59 3. Phương pháp nghiên cứu: 59 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài : 59 Chương 2:TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG GIẾNG CHÌM 61 1. Tính giếng chìm dưới tải trọng thi công: 61 1.1 Kiểm tra trọng lượng tối thiểu của giếng để khắc phục lực ma sát: 61 1.2 Kiểm tra năng lực kéo đứt của giếng : 61 1.3 Kiểm toán ứng suất trong tường đoạn giếng dưới cùng: 62 1.4 Tính toán kiểm tra chân giếng: 64 1.5 Tính toán tường (thành/ vách) giếng: 69 1.6 Tính lớp bê tông bịt đáy: 71 2. Tính giếng chìm dưới tải trọng thi công: 71 2.1 Giả thiết tính toán: 71 2.2 Tính toán giếng chìm theo trạng thái giới hạn 1 72 2.3 Tính toán giếng chìm theo trạng thái giới hạn 2 73 Chương 3: THI CÔNG MÓNG GIẾNG CHÌM HƠI ÉP 75 1. Đặc điểm cấu tạo móng giếng chìm hơi ép 75 2. Kỹ thuật đúc và hạ đốt giếng đầu tiên 78 3. Cung cấp khí nén trong quá trình hạ giếng 82 4. Đào đất trong khoang và làm chìm giếng 84 5. Xử lý đáy và đổ lấp lòng giếng chìm hơi ép 86 6. Tổ chức thi công giếng chìm hơi ép 87 7. Những vấn đề an toàn lao động trong thi công giếng chìm hơi ép 88 8. Thi công móng trụ tháp cầu Bãi Cháy 89 PHẦN 1: CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CỌC NGANG Từ rất xa xưa, con người đã biết sử dụng cọc gỗ đóng xuống sâu để gánh đỡ công trình có tải trọng lớn hoặc các lớp đất bên trên mặt không đủ khả năng chịu tải trực tiếp. Thời tiền sử, cọc đã được sử dụng để gánh đỡ các nhà ở trong vùng hồ Lucerne và những công trình tương tự cũng tồn tại trong vùng Tân – Guine. Mặt khác người ta cũng ghi nhận được khi tháp Campanile sụp đổ năm 1902, những cọc gỗ gánh đỡ nó nằm dưới mực nước ngầm được tìm thấy vẫn còn ở trạng thái tốt và được sử dụng lại cho công trình tái tạo trên nền cũ. Thời xa xưa ấy con người đã đóng cọc bằng những chày vồ lớn, những chày vồ kéo tay, những bánh xe nước đóng cọc… Quá trình phát triển các loại cọc cũng chính là sự phát triển phương pháp hạ cọc, ngay những năm gần kề trước chiến tranh thế giới thứ 2, 1936, kỹ sư Franki, người Ý, đã phát minh ra phương pháp cấu tạo cọc nhồi bê tông vào những lỗ khoan trong nền đất. Cho đến ngày nay, rất nhiều phương pháp tạo cọc nhồi bê tông tại chỗ, tiết diện tròn, chữ nhật, chữ I, chữ H… bằng các lưỡi khoan hay là gầu đào… có ống vách, hoặc giữ ổn định thành vách bằng dung dịch huyền phù bentonite. Đến cuối thế kỷ 20, kỷ lục về chiều sâu cọc nhồi là 125m dưới tòa tháp đôi ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. 1.1 Phân loại cọc Theo vật liệu: cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông, cọc phối hợp giữa các vật liệu trên; Theo đặc tính chịu lực: cọc chịu mũi (cọc chống), cọc ma sát (cọc treo); Bên cạnh đó, các công trình chịu tải trọng ngang lớn như tường chắn đất, bến cảng, mố và trụ cầu, nhà cao tầng…, được xây dựng trong vùng nền đất yếu thường được sử dụng cọc để gánh đỡ vừa tải đứng lẫn tải ngang; Để gánh đỡ tải trọng ngang có thể sử dụng cọc đóng xiên, có thể neo vào các điểm tựa vững chắc như tường cọc bản có neo, hay sử dụng ngay cọc đứng có kích thước lớn. Xác định moment và chuyển vị ngang dọc theo trục của một cọc thẳng đứng chịu tác động một moment M0 và lực ngang H0 tại cao trình mặt đất đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Cũng như ổn định của nền đất xung quanh cọc này đã được Terzaghi đề cập tới trong các bài báo và giáo trình của ông trong những năm 1950. 1.2 Một số loại cọc chịu tải trọng ngang thường gặp a. Cọc xiên Khi có tải trọng ngang lớn mà cọc đóng đứng không đủ sức chịu tải ngang, có thể đóng cọc xiên. Khi tải ngang đổi chiều do gió, do lực thắng xe, do áp lực nước chảy trong vùng có ảnh hưởng thủy triều,…, có thể đóng cọc xiên hai chiều. Độ xiên của cọc có thể đạt đến 200 hoặc hơn tùy khả năng của thiết bị hạ cọc. Sức chịu tải cực hạn của cọc xiên có thể tính theo công thức sau:  Trong đó: fs – lực ma sát giữa đất và cọc ở độ sâu z có dạng:   - ứng suất pháp thẳng góc với mặt cọc ở độ sâu z. Tại độ sâu này, ta nhận thấy elipse ứng suất có ½ trục chiều dài là ứng suất chính cực đại , và ½ trục ngắn là ứng suất chính cực tiểu  nên  < bất chấp độ xiên của cọc là bao nhiêu. Do vậy để đơn giản tính toán và thiên về an toàn, cọc có thể sử dụng công thức tính fs như cọc thẳng đứng:  Tương tự cũng có thể sử dụng công thức tính sức chịu tải đơn vị của đất nền ở mũi cọc qp của cọc thẳng đứng để tính cho cọc xiên. b. Cọc bản Cọc bản thường được cấu tạo bằng thép và bê tông dự ứng lực có dạng bản, chữ Z hoặc hình cánh cung nhằm tăng moment kháng. Cọc bản thường được sử dụng làm tường chắn mỏng có neo hoặc không neo.  Với cọc bản thép được hạ vào đất bằng búa đóng hoặc búa rung, cọc bản bê tông cốt thép dự ứng lực được hạ bằng xói nước và hỗ trợ bằng búa rung.  Cọc bản thép dễ thi công bằng búa rung, chịu được lực ngang và lực neo lớn, nhưng dễ bị ăn mòn trong môi trường nước. Trong khi đó cọc bản bê tông cốt thép khó hạ vào nền đất, hoặc đào rảnh có ổn định vách bằng bùn khoan nếu cần, hoặc hạ bằng xói nước được hỗ trợ bằng búa rung vì ma sát giữa các cọc khá lớn. Do vậy nên cần liên kết đặc biệt như hình:  Chi tiết nối tường cọc bản bê tông dự ứng lực. Mặt khác do có hỗ trợ bằng búa rung nên bê tông cấu tạo cọc phải được dự ứng lực bằng căng trước vì cọc bản bê tông thường mỏng chịu tải rung động rất kém. Hiện nay cũng có một số cọc bản nhựa dầy dành cho các công trình tạm. c. Cọc đứng chịu tải ngang và moment Cọc đứng chịu tải trọng ngang yếu hơn cọc xiên, nhưng trong thực tế thi công, đặc biệt với công trình xây dựng dân dụng khó có điều kiện làm cọc nghiêng vì diện tích và điều kiện thi công không cho phép. Mặt khác tỷ số giữa tải đứng và tải ngang của loại công trình này không lớn, nên cọc thẳng đứng thường được chọn vừa chịu tải đứng lẫn tải ngang. Khi tiến hành thí nghiệm cọc chịu tải ngang có đo đạc cẩn thận với các đầu đo ứng suất – biến dạng dọc mặt bên cọc. Kết quả cho thấy cọc chịu tải ngang bị phá hoại dọc một đoạn cọc (ngàm trượt) khá gần với mặt đất, điều này cho thấy cọc đứng chịu tải trọng ngang có moment uốn cực đại nằm gần đầu cọc và phần đất gánh đỡ tải ngang chủ yếu là do lớp đất trên mặt. Nên khi tính toán cọc chịu tải ngang cần chú ý trước tiên các lớp đất trên mặt, nếu chúng quá yếu thì phải nghĩ đến thay hoặc chuyển sang cọc xiên. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG 2.1 Những nội dung cần tính toán khi cọc chịu tác dụng tải trọng ngang Chuyển vị ngang ∆n và góc xoay ψ của đầu cọc cần thỏa các điều kiện sau: ∆n ≤ Sgh ψ ≤ ψgh Trong đó: ∆n , ψ: những giá trị tính toán tương ứng chuyển vị ngang (m) và chuyển vị xoay (radian) của đầu cọc. Sgh, ψgh: những giá trị giới hạn cho phép được qui định từ nhiệm vụ thiết kế. Tính toán ổn định của đất nền xung quanh cọc. Tính toán moment và lực cắt trong cọc dưới tác dụng của ngoại lực 2.2 Các phương pháp tính toán Ta có thể phân làm 2 nhóm sau: Nhóm 1: Những phương pháp tính toán khả năng chịu tải ngang cực hạn gồm phương pháp Brich Hansen và Brom. Nhóm 2: Những phương pháp tính toán khả năng chịu tải ngang cực hạn ứng với chuyển vị cho phép gồm phương pháp hệ số nền và phương pháp đàn hồi. Khả năng chịu tải ngang cực hạn  Hình 2.1: Cọc tuyệt đối cứng chịu tải ngang Nội dung chủ yếu của phương pháp dựa trên lý thuyết về áp lực đất . Bằng cách giả thiết tâm quay thỏa hai điều kiện sau: ( các lực theo phương ngang = 0 Qu -  = 0 (1) ( Mômen đối với điểm đặt của tải trọng ngang tác dụng tại vị trí mặt đất =0 Qu.e +  = 0 (2) trong đó: B – chiều rộng của cọc; zr – độ sâu của điểm uốn so với mặt đất; e – khoảng cách từ tải trọng ngang nằm trên mặt đất đến mặt đất; L – Chiều dài đoạn cọc chôn trong đất; pzy – phản lực đất nền xung quanh cọc và theo chiều sâu cọc được xác định theo lý thuyết áp lực đất; Giải hệ phương trình (1) và (2) ta sẽ xác định được giá trị Qu và zr Dựa trên quan điểm này Brich Hansen và Brom đã đưa ra lời giải xác định sức chịu tải giới hạn của cọc khi chịu tải trọng ngang. i/ Phương pháp Brinch Hansen Đối với cọc ngắn cứng, phản lực đất nền xung quanh cọc theo chiều sâu cọc được xác định theo lý thuyết áp lực đất: pzy = (’vz . Kq + c. Kc (3) Kq ; Kc – hệ số phụ thuộc vào z/B và ( (’vz – ứng suất có hiệu theo phương thẳng đứng do trọng lượng bản thân đất nền.  Hình 2.2: Hệ số Kq và Kc (Brinch Hansen, 1961) Lời giải trên ta phải xem xét áp lực đất trong trường hợp tải trọng tác dụng ngắn hạn và trường hợp tải trọng tác dụng dài hạn ảnh hưởng đến các thông số của đất nền Đối với nền nhiều lớp: chia mặt cắt địa chất ra thành nhiều lớp đất . Sau đó xác định phản lực đất nền pzy tác dụng xung quanh cọc trên những lớp khác nhau thông qua các thông số của các lớp đất tương ứng. Bằng cách giả thiết điểm uốn zr và cách tính toán thực hiện tương tự như trong nền đất đồng nhất như trên. ii/ Phương pháp Brom Phương pháp này thừa nhận một số giả thiết đơn giản sau: Đất được xem đơn thuần là đất không rời (c = 0) hoặc đơn thuần là đất dính ((= 0) Xét cho từng loại cọc: Cọc ngắn và cứng:  hoặc  Cọc dài và mềm:  hoặc  trong đó: L – chiều dài đoạn cọc chôn trong đất; T =  R =  E – mômen đàn hồi của vật liệu làm cọc; I – momen quán tính của mặt cắt cọc; Czy – hệ số nền theo chiều sâu của cọc là một hàm tuyến tính theo chiều sâu cọc Czy = Ko .z Ko – hằng số hệ số nền Đối với cọc ngắn: đầu tự do sẽ bị quay xung quanh một tâm quay, còn cọc có đầu cố định lại bị dịch chuyển ngang Cọc ngắn trong đất cát: (c = 0) Giả thiết bỏ qua áp lực chủ động của đất tác dụng lên mặt sau của cọc. Phản lực của nền đất xung quanh cọc được xác định như sau: pzu = 3.B. (’vz . Kp (4) Kp = tg2 (450 +(/2) – hệ số áp lực bị động của Rankine của đất Đối với cọc ngắn có đầu tự do: Momen lớn nhất xảy ra ở độ sâu zo kể từ mặt đất. Tại điểm này lực cắt bằng 0  Lực ngang giới hạn Qu = 3.B. (’. zo2 . Kp / 2 = 1,5.B. (’. zo2 . Kp  Momen lớn nhất: Mmax = Qu (e+1,5zo) (5) Đối với cọc ngắn có đầu cố định (bị ràng buộc): Lực ngang giới hạn: Qu = 3.B. (’. L2 . Kp / 2 = 1,5.B. (’. L2 . Kp Momen lớn nhất: Mmax = B. (’. L3 . Kp (6)  Cọc ngắn trong đất dính: (( = 0) pzyu = 0 được giả thiết trong khoảng từ mặt đất đến độ sâu bằng 1,5B và dưới đó có giá trị không đổi bằng 9cuB (7) Đối với cọc ngắn có đầu tự do  Hình 2.3: momen lớn nhất tại vị trí cách mặt đất một khoảng 1,5B + zo Với  Mmax = 2,25 B.Cu (L - zo)2 Lực ngang giới hạn Qu =  (8) Đối với cọc ngắn có đầu cố định (bị ràng buộc):  Lực ngang giới hạn: Qu = 9Cu .B (L -1,5B) Momen lớn nhất Mmax = 4,5 B.Cu ( L2 –2,25B2 ) (9) Đối với cọc dài: khả năng chịu tải trọng ngang phụ thuộc trước hết vào moment chảy dẻo của cọc khác với cọc ngắn là khả năng chịu tải trọng ngang lại phụ thuộc vào sức kháng của đất nền xung quanh cọc. Cọc dài trong đất cát: (c = 0) pzu = 3.B. (’vz . Kp (10) Kp = tg2 (450 +(/2) – hệ số áp lực bị động của Rankine của đất Đối với cọc dài có đầu tự do:  Momen lớn nhất xảy ra ở độ sâu zo kể từ mặt đất. Tại điểm này lực cắt bằng 0  Momen lớn nhất: Mmax = Qu (e+0,67zo) Lực ngang giới hạn Qu =  (11) Trong đó: Mu – momen kháng uốn cực hạn của cọc Đối với cọc dài có đầu cố định (bị ràng buộc)  ực ngang giới hạn: Qu =   (12) Momen lớn nhất Mmax = Qu (e+0,67zo) Trong đó: Z0 – độ sâu từ mặt đất đến vị trí phản lực đất nền lớn nhất. Cọc dài trong đất dính: ( ( = 0) Đối với cọc dài có đầu tự do  Moment lớn nhất ở độ sâu cách mặt đất một đoạn (1,5B + Z0) Với :  Mmax = 2,25 B.Cu (L - zo)2 Lực ngang giới hạn Qu =  (13) Dựa vào đồ thị sau ta có thể xác định được giá trị Qu nếu biết được tỉ số từ đó xác định được   Đối với cọc dài có đầu cố định (bị ràng buộc) Lực ngang giới hạn Qu =  (13) Trong đó:  Đối với nền nhiều lớp: Chia mặt cắt địa chất ra thành nhiều lớp đất. Sau đó xác định phản lực đất nền pzy tác dụng xung quanh cọc trên những lớp khác nhau thông qua các thông số của các lớp đất tương ứng và cách tính toán thực hiện tương tự như trong nền đất đồng nhất như trên. Mô hình nền Winkler: Theo mô hình này đất nền xung quanh cọc được xem như môi trường đàn hồi tuyến tính trưng bằng hệ số nền Cy (Czy) (T/m3). Khi không có số liệu thí nghiệm thì lấy hệ số nền Cz của đất quanh cọc theo công thức: Czy = Ky Trong đó: K - hệ số tỷ lệ (T/m4), tra bảng; Z - độ sâu của vị trí tiết diện cọc (m) kể từ mặt đất đối với cọc đài cao, hoặc kể từ đáy đối với cọc đài thấp. Bảng tra hệ số tỷ lệ K Loại đất quanh cọc  Hệ số K (T/m4)    Cọc đóng  Cọc nhồi   Sét, á sét dẻo chảy, IL=[0,75 – 1]  65 – 250  50 – 200   Sét, á sét dẻo mềm, IL=[0,5 – 0,75]. Sét, á sét dẻo, IL=[0 – 1] Cát bụi, e = [0,6 – 0,8]  200 – 500  200 – 400   Sét, á sét dẻo và nửa cứng, IL=[0 – 0,5]. Á sét cứng, IL<0 Cát nhỏ e = [0,6 – 0,75 Cát hạt trung e = [0,55 – 0,7]  500 – 800  400 – 600   Sét, á sét cứng , IL<0 Cát hạt thô e = [0,55 – 0,7]  800 – 1300  600 – 1000   i/ Xác định các loại chiều sâu tính đổi le và ze: Tất cả các tính toán được thực hiện theo chiều sâu tính đổi của vị trí tiết diện cọc trong đất ze và chiều sâu tính đổi hạ cọc trong đất Le được xác định như sau: ze = αbdz Le = αbdL Z và L - chiều sâu thực tế tiết diện cọc trong đất và chiều sâu hạ cọc thực tế (mũi cọc trong đất tính từ mặt đất với cọc đài cao và từ đáy đài với cọc đài thấp (m)); αbd - hệ số biến dạng l/m, xác định theo công thức:  Trong đó: Eb – module đàn hồi ban đầu của bê tông cọc (T/m2); I – moment quán tính tiết diện ngang cọc (m4); bc – chiều rộng quy ước của cọc (m). Khi D ≥ 0,8m thì bc = D(m)+1m Khi D ≤ 0,8m thì bc =D(m)+0,5m. ii/ Sơ đồ tính toán cọc chịu tải trọng ngang Hình 3: Sơ đồ tải trọng tác dụng lên cọc  Hình 4: Cọc chịu tải trọng ngang và mô hình nền của Winkler iii/ Tính toán chuyển vị ngang của cọc ở mức đáy đài và góc xoay theo các công thức: Chuyển vị ngang đầu cọc:  Góc xoay:  Trong đó: M và H - giá trị tính toán của moment uốn (T.m) và lực cắt (T) tại đầu cọc; l0 - chiều dài đoạn cọc (m) bằng khoảng cách từ đáy đài cọc đến mặt đất. y0 và ψ0 - chuyển vị ngang (m) và góc xoay của tiết diện ngang của cọc (radian) ở mặt đất với cọc đài cao, ở mức đáy đài với cọc đài thấp, được xác định như sau:  Với: H0 - giá trị tính toán của lực cắt (T), lấy H0=H; M0 - moment uốn (T.m) , lấy M0 = M + Hl0; δHH - chuyển vị ngang của tiết diện cọc (m/T), bởi lực H0=l; δHM - chuyển vị ngang của tiết diện (l/T), bởi lực M0=l; δMH - góc xoay của tiết diện (l/T), bởi lực H0=1; δMM - góc xoay của tiết diện (l/T), bởi lực M0=1. Chuyển vị δHH, δHM = δMH, δMM được xác định theo công thức:  A0, B0, C0 - những hệ số không thứ nguyên (tra bảng) tùy thuộc vào chiều sâu tính đổi của phần cọc trong đất le. Chiều của các đại lượng như sau: Moment và lực ngang tại đầu cọc; moment theo chiều quay của kim đồng hồ và lực ngang hướng về phía bên phải; Moment uốn và lực cắt trong phần dưới của tiết diện cắt, moment theo chiều quay của kim đồng hồ và lực cắt hướng về phía bên phải; Góc xoay và chuyển vị ngang của tiết diện cọc, góc xoay theo chiều kim đồng hồ và chuyển vị ngang hướng về phía bên phải. Bảng giá trị các hệ số A0, B0, C0 le  Khi cọc tựa lên đất  Khi cọc tựa lên đá  Khi cọc ngàm trong đá    A0  B0  C0  A0  B0  C0  A0  B0    0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0  72.004 50.007 36.745 28.140 22.244 18.030  192.026 111.149 70.072 46.493 33.008 24.106  576.243 278.069 150.278 88.279 55.307 36.486  48.006 33.344 24.507 18.755 14.851 12.049  96.037 55.609 35.059 23.533 16.582 12.149  192.291 92.942 50.387 29.763 18.814 12.582  0.042 0.072 0.114 0.170 0.241 0.329  0.125 0.180 0.244 0.319 0.402 0.494  0.500 0.600 0.699 0.798 0.896 0.992   1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6  14.916 12.552 10.717 9.266 8.101 7.151  18.160 14.041 11.103 8.954 7.349 6.129  25.123 17.944 13.235 10.050 7.838 6.268  9.983 8.418 7.208 6.257 4.498 4.887  9.196 7.159 5.713 4.664 3.889 3.308  8.836 6.485 4.957 3.937 3.240 2.758  0.434 0.556 0.695 0.849 1.014 1.186  0.593 0.689 0.807 0.918 1.020 1.434  1.086 1.176 1.262 1.342 1.415 1.480   1.7 1.8 1.9 2.0 2.2 2.4  6.375 5.730 5.190 4.737 4.032 3.526  5.189 4.456 3.878 3.418 2.756 2.327  5.133 4.299 3.679 3.213 2.591 2.227  4.391 3.985 3.653 3.381 2.977 2.743  2.868 2.533 2.277 2.081 1.819 1.673  2.419 2.181 2.012 1.891 1.758 1.701  1.361 1.532 1.693 1.841 2.080 2.210  1.232 1.321 1.397 1.460 1.545 1.586  1.535 1.581 1.617 1.644 1.675 1.685   2.6 2.8 3.0 3.5 ≥4  3.163 2.905 2.727 2.502 2.441  2.048 1.869 1.758 1.641 1.621  2.018 1.889 1.818 1.757 1.751  2.548 2.458 2.406 2.394 2.419  1.600 1.572 1.568 1.597 1.618  1.687 1.693 1.707 1.739 1.750  2.330 2.371 2.385 2.389 2.401  1.596 1.593 1.586 1.584 1.600  1.687 1.687 1.681 1.711 1.722   4i/ Kiểm tra ổn định nền quanh cọc Tức là kiểm tra điều kiện hạn chế áp lực tính toán σyz lên đất ở mặt bên búa cọc theo công thức:  Trong đó: σyz - áp lực tính toán lên đất nền (T/m2) ở mặt bên cọc tại độ sâu z(m) kể từ mặt đất cho cọc đài cao và kể từ đáy đài cho cọc đài thấp; σ’v - ứng suất có hiệu theo phương thẳng đứng tại độ sâu z(m); φ1,c1 - góc ma sát (độ) và lực dính (T/m2) của đất; ξ - hệ số lấy bằng 0.6 cho cọc nhồi và bằng 0.3 cho các loại cọc khác; η1 - hệ số lấy bằng 1, trừ tính cho các công trình chắn lấy bằng 0.7; η2 - hệ số kể đến phần tải trọng thường xuyên trong tổng tải trọng tính theo công thức:  Mp - moment do tải trọng thường xuyên, tính toán ở tiết diện móng tại đầu cọc (Tm); Mv - moment do tải trọng tạm thời (Tm); n - hệ số, lấy bằng 2,5 trừ các trường hợp sau: Những công trình quan trọng: khi le ≤ 2,5 lấy n =4; khi le ≥ 5 lấy n = 2,5; khi le nằm giữa các giá trị trên thì nội suy n. Móng 1 hàng cột chịu tải trọng ngang lệch tâm thì lấy n = 4.  Các hệ số A1, B1, C1, D1 tra bảng. 5i/ Xác định moment và lực cắt trong cọc Khi tính toán cọc chịu tải ngang, đất xung quanh cọc